intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

57
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản như: Chăn nuôi gà, cách phối trộn thức ăn cho gà, quy trình nuôi gà thịt, kỹ thuật nuôi gà đẻ, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc gà, ấp trứng nhân tạo,... Hy vọng tài liệu này sẽ có ích và thiết thực cho người chăn nuôi gà. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà Và Ấp trứng (Biên soạn: TS. Bùi Hữu Đoàn) Hà nội - 2008 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  2. Phần thứ nhất Chăn nuôi gà Mục đích Giúp cho nông dân: -Biết cách làm chuồng nuôi gà khoa học, hợp lý... - Biết cách chọn và mua giống gà phù hợp với hoàn cảnh và trình độ chăn nuôi. - Biết cách chế biến thức ăn, cho ăn hợp lý. -Biết cách chăm sóc khoa học để gà chóng lớn, có tỷ lệ sống cao, khoẻ, chóng lớn để xuất chuồng nhanh... Chuồng nuôi Vị trí: càng xa nhà ở càng tốt. Cách ly: xa dân, đường đi, chợ, trường học… Chỉ nuôi một loại gia cầm, không nuôi bất cứ con vật nào khác: chó, mèo, vịt, lợn, bồ câu… Quản lý được nhiệt độ, không để gà bị rét hay nóng quá Thông thoáng là quan trọng nhất Không xây tường, chỉ che lưới và bạt để dễ nâng lên, hạ xuống Có đệm lót bằng trấu hay dăm bào, dày 15-17 cm Yêu cầu khô, sạch, khử trùng trước khi sử dụng; Sau khi bán gà mới thay đệm chuồng. Không được để nền ẩm ướt, chống bệnh cầu trùng (đi ngoài ra máu). Chống nóng khó hơn chống rét: hướng bắc nam, mái kép (4 mái), có hệ thống phun mưa…), trồng nhiều cây tán rộng. Tốt nhất là chăn thả dưới tán cây- gà thả đồi… Chọn giống gà Có 2 loại gà thịt: gà ta và gà công nghiệp 1- Gà ta: Ưu điểm Nhược điểm Chịu đựng kham khổ Chậm đẻ, khó nhân đàn Chống bệnh tốt (ít bị bệnh) Chậm lớn – nuôi lâu, chậm thu hồi vốn Chống đói tốt, thức ăn không cầu kỳ ít thịt, trứng bé Chất lượng sản phẩm thơm ngon, được giá Tốn nhiều thức ăn Đầu tư thâp Khó mua giống Dễ nuôI, kỹ thuật thâp Khó nuôi quy mô lớn Dân tự nhân giống được Không nuôi công nghiệp lớn được Chăn thả rất tốt 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  3. 2. Gà công nghiệp Ưu điểm Nhược điểm Lớn nhanh, chóng bán, quay vòng Không chịu được khổ, khó nuôi, dễ nhanh, chóng thu hồi vốn ốm, đòi hỏi kỹ thuật cao Đẻ nhiều, dễ mua giống Không chịu được đói, thức ăn chất lượng cao Dễ nuôi công nghiệp quy mô lớn Chất lượng sản phẩm thấp, giá rẻ Tốn ít thòi gian, thức ăn Đầu tư cao Kinh tế Không chờ giá được nên dễ bị ép giá Dân không tự nhân giống được, khó mua được giống tốt, đắt Có 2 loại gà thịt công nghiệp: -Gà siêu thịt: gà trắng: AA, BE, Rot 308, cob… -Gà thả vườn, lông màu giống gà thả vườn chính: Gà ngoại: Lương phượng; Tam Hoàng, Sac - sô; Ka bia… và gà lai nội - ngoại. Tuỳ điều kiện kinh tế, kỹ thuật của gia đình mà chọn giống gà cho thích hợp. Nếu có chuyên môn, kinh tế khá giả thì nuôi gà ngoại hay gà lai, nếu bình thường thì nuôi gà nội. Chú ý: gà ngoại hay gà lai dân không tự sản xuất được và rất đắt cho nên phải mua con giống từ các cơ sở có uy tín và trách nhiệm cao. Chọn gà: Có nguồn gốc rõ ràng, biết rõ bố, mẹ: giống, tuổi, chế độ nuôi… Thuần chủng: đều, to, cùng một màu lông, đặc trưng Lông tơi, xốp Mới nở (không quá 24 g – 1 ngày tuổi) Khoẻ mạnh, mắt sang, chân to, bóng, ấm, hồng hào, mỏ và chân thẳng Bụng thon, rốn kín, hậu môn khô, sạch Chuẩn bị thức ăn cho gà thịt Ý nghĩa của thức ăn: -Quyết định lỗ, lãi vì chiếm 70 % giá thành chăn nuôi Quyết định tốc độ lớn, do đó, quyết định thời gian nuôi dài, ngắn Quyết định sức khoẻ của đàn gà Quyết định chất lượng thịt Gà nào thì ăn cám đó (thức ăn phù hợp với tuổi gà, hướng trứng, thịt, giai đoạn nuôi…) Nên sử dụng nguyên liệu có sẵn xung quanh địa phương để tự chế thức ăn hỗn hợp có giá rẻ. Phân loại các loại nguyên liệu thức ăn: 4 loại -Bổ sung năng lượng (tinh bột) -Bổ sung đạm: bột cá, đỗ tương, khô dầu -Bổ sung vitamin: rau xanh 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  4. -Bổ sung khoáng (trong thực tế hay sử dụng premix để bổ sung vitamin và khoáng) Cách phối trộn thức ăn cho gà Mục đích yêu cầu: Biết cách xây dựng khẩu phần thức ăn cho các loại gà một cách khoa học (đủ chất cho loại gà đang nuôi) và rẻ nhất. Cách làm a/. Xác định tiêu chuẩn ăn: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt Chỉ tiêu Giai đoạn 0-6 tuần 7-8 tuần 9 tuần- xuất bán NL trao đổi Kcal/kg 2900 3000 3100 Đạm (%) 20 18 16 Ca (%) 1,1 1,1 1,1 P (%) 0,6 0,6 0,6 b/. Biết được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số N.liệu thức ăn (tra bảng). Ví dụ một số loại: Thức ăn N.lượng đạm (%) Ca (%) P (%) (Kcal) Tấm gạo 2860 12 0.04 0.16 Cám 2579 13 0.12 0.21 Sắn 2970 1.8 0.3 0.12 Ngô vàng 3430 8.7 0.02 0.1 Khô dầu lạc 2818 45 0.2 0.2 KD đậu tương 2420 42 0.2 0.6 Bột cá 2948 57 7.7 3.9 c/. Phối hợp các nguyên liệu: Theo nguyên tắc hình ô vuông - Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt có 18 % đạm Nguyên liệu gồm có: Ngô, đậu tương rang, Premix. 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  5. Loại giàu đạm Bột đậu tương rang 39 % đạm Phần bột đậu tương rang (18- 8 = 10 phần) 18 + Loại giàu năng lượng Ngô 8 % đạm Phần ngô (39-18=21phần) ---------- Cộng: 10 +21 = 31 phần Nghĩa là: cứ đem 10 phần đậu tương rang, trộn với 21 phần ngô, sẽ có thức ăn cho gà thịt có 18% đạm 10 Tính % từng loại: Đậu tương là ----------- x 100 = 32,3 % 31 Ngô là 100 – 32,3 = 67,7% Sau đó, trộn thêm 0,5% premix Trộn thật đều: loại nhiều đổ trước, rải loại ít lên sau, Riêng premix, phải trộn tăng dần với thức ăn Xác định giá của 1 kg thức ăn để hạch toán lỗ lãi Giả sử: Giá đậu tương là 12 000 đ/kg x 0,323 = 3 876 đ Giá ngô 6 000 đ/kg x 0,677 = 4 062 đ Giá premix 40 000 đ/kg x 0,005 = 200 đ Cộng = 8 138 đ Như vậy, giá của 1 kg thức ăn tự phối là 8138 đ Một số chú ý: - Khi mua nguyên liệu, phải mua nguyên liệu thô - Khi trộn thức ăn, phải trộn thật đều và không được để quá 5 ngày. 4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  6. Gîi ý một số c«ng thøc TAHH cho gµ thịt Tªn nguyªn liÖu 0-3 tuÇn tuæi 4-6 tuÇn tuæi Sau 6 tuÇn (kg hay%) tuæi CT1. CT1. CT2. CT2. CT3. CT3.2 1 2 1 2 1 Ng« vµng (®á) 51,9 47,0 61,50 50,20 66,0 55,56 C¸m g¹o tèt - 15,0 - 15,0 - 10,6 S¾n kh« nghiÒn - - - - - 10,0 Kh« l¹c nhËn (hoÆc ng« ®Ëu 25 14,0 17,0 10,0 20,0 9,0 t­¬ng) - 5,0 - 6,0 - 5,0 Kh« l¹c vá 10,0 10,0 10,0 10,0 5,0 2 §Ëu t­¬ng rang 10 6 8 5 6,0 4,0 Bét c¸> 55% protein 2,5 3,0 2,7 3,0 2,0 3,0 premix 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Tæng céng 100,0 Một số cách chế biến thức ăn cho gà - Kinh nghiệm nhiều hộ chăn nuôi gà ta tự chế biến thức ăn cho gà ăn thêm như sau: (bình quân cho 1 gà dò): 0,1 kg (1 lạng) tinh bột (nửa ngô, nửa cám hoặc sắn). 0,02 kg (1/5 lạng) bột cá hoặc giun tép. 0,050 kg (1/2 lạng) rau xanh băm nhỏ. Trộn đều cho gà ăn vào buổi sáng và buổi chiều (trước khi gà vào chuồng). Nếu được ăn như vậy, gà lớn nhanh. Một số cách tạo thức ăn đạm cho gà - Tự tạo thức ăn protein động vật bằng cách nuôi giun, có 3 cách nuôi giun. + Cách đơn giản là đào xung quanh vườn các hố sâu khoảng 50 cm, rộng hẹp tuỳ ý, thường dài khoảng 1,0 - 1,2 m, rộng khoảng 0,4 – 0,5 m; cách nhau khoảng 1,5- 2,0 m (có người cẩn thận thì xây các hố này băngd ximăng, xung quanh đục nhiều lỗ thủng cho giun giống chui vào để sinh sản); đổ vào hố 3 phần phân hoai (đó là phân trâu, bò, lợn hay phân gà đã ủ yếm khí cho hoai mục), một phần đất vụn, sau đó thả vào hố một số giun đất (loại giun hồng hay giun quế) thỉnh thoảng tưới nước đủ ẩm, trên mặt hố phủ lớp rơm, lá chuối hay thân chuối, sao cho không có ánh sáng chiếu vào hố. Cần lưu ý là phải luôn đủ độ ẩm và không có ánh sáng, không có kiến vào ăn giun và trứng giun. Khoảng 30 ngày nuôi, giun đã sinh sản và phát triển nhiều, bắt giun lớn cho gà vịt ăn (hoặc đưa gà, vịt, ngan đến, xới đất lên cho chúng ăn giun trực tiếp (những giun to), sau đó cho thêm phân và tưới nước để cho giun con và trứng giun nở phát triển cho đợt giun kế tiếp... Cho ăn luân phiên từng hố một, cứ ăn xong hố này, vài ba ngày lại cho gà bới hố tiếp theo. 5 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  7. + Nếu chăn nuôi nhiều gà vịt thì nuôi theo phương pháp thâm canh - chọn giống giun đẻ nhiều, lớn nhanh (giun kế có bán giống tại trung tâm chuyển giao kỹ thuật của trường ĐHNN Hà Nội). Nuôi giun trong thùng gỗ hoặc xây gạch kích thước dài 50, rộng 35, sâu 30 cm, đáy thùng dùi một số lỗ nhỏ để thoát nước và thông khí, đổ phân mục và đất (như cách trên) vào thùng rồi tưới nước ẩm. Sau đó ghả giun vào, mỗi thùng 350 - 400 con có thể dùng nước gạo tưới cho giun rất tốt. Sau 30 ngày nuôi ta thu hoạch giun bằng cách đổ giun trong thùng lên mặt sàng dưới ánh nắng hoặc ánh điện, giun sợ ánh sáng mạnh chui qua mắt sàng hoặc lưới mắt nhỏ rơi xuống dưới. Đất, phân còn lẫn trứng giun và giun nhỏ trên sàng ta lại đổ vào thùng và trộn với phân bổ sung, đồng thời nhặt khoảng 200 - 250 giun ta thả vào thùng làm giống. Nuôi trong thùng tiết kiệm được diện tích, thuận tiện cho việc tưới nước. Nuôi giun ở nơi tối mát, ẩm nhưng phải thoáng khí thì giun mới phát triển tốt. Chú ý: Các loại phân gà, phân lợn, phân trâu phải ủ 25 - 30 ngày, sau đó tãi ra cho bay hết mùi hôi mới dùng nuôi giun. Không được tưới đẫm, không được tưới nước xà phòng, nước bẩn. Tự chế biến bột cá từ cá tươi có sẵn ở địa phương: mua cá tươi, rửa sạch, cho vào chảo ngoáy đều trên ngọn lửa, khi đã cạn nước thì cho nhỏ lửa đi, đảo đều cho đến khi thành bột cá nhạt, để nguội hoàn toàn, đóng vào túi ni lông, dùng dần. Quy trình nuôi gà thịt Gồm 2 giai đoạn: gà con và gà dò Nuôi gà con: 1-4 tuần tuổi a- Đặc điểm - Gà bé, yếu, sợ rét, dễ ốm. - Lớn nhanh, tốn ít thức ăn cho 1 kg thịt hơi. - Đòi hỏi thức ăn tốt, đủ chất, ăn tự do theo nhu cầu. b-Phương thức nuôi gà con Úm gà (tách mẹ ngay sau khi nở hoặc nuôi gà con mua từ trạm ấp) Công tác trước khi nhận gà con Trước khi nuôi gà tập trung, cần xác định thời điểm bán gà có lợi nhất trong năm (sau 3 - 3,5 tháng thì bán) Nuôi vào mùa thu dễ nhất: không nóng, không rét, không ẩm quá. - Chuẩn bị chuồng trại : Trước khi đưa gà về chuồng: + Vệ sinh tẩy uế chuồng trại: tháo gỡ máng ăn, lau bụi, bẩn, phân, rửa sạch, khử trùng formon 2% hoặc thuốc tím, tráng qua nước lã, đem phơi nắng. Tiến hành tương tự với chụp sưởi và các vật dùng trong chuồng, hót hết lớp lót chuồng cũ, quét sàn nhà, lưới, tường, trần nhà rửa bằng vòi nước áp suất, khử trùng sàn nhà bằng: NaOH 10% 1m2/2,5l. Hoặc quét vôi đặc, formon, crefin 3%, phun dipterex xung quanh chuồng khử: chuột, vi trùng... 6 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  8. Khô sàn nhà thì rải lớp đệm lót mới vào: phoi bào, trấu, rơm chặt nhỏ... bảo đảm: khô, hút ẩm tốt, sạch, được khử trùng trước khi đưa vào. Trải dày 15 - 17 cm. Đưa máng ăn, uống vào chuồng. + Chuẩn bị chụp sưởi: - Bóng điện: bóng 60 W → 100W/chụp. - Có thể dùng bếp dầu, than củi (chú ý thông khí độc). Chụp sưởi có thể điều chỉnh độ cao, trước khi sử dụng phải sát trùng. Trước khi đưa gà về phải bật thử trước vài giờ. + Bố trí rèm che ở hai bên sườn chuồng gà: bạt, bao tải, cót... + Chuẩn bị sẵn quây gà: lưới thép, tôn, phên cứng, cót... đường kính bằng 2,5m, h = 60 - 70 cm có thể mở rộng được. + Chuẩn bị thức ăn, nước uống. Có thể nuôi trên lồng, sàn - Ưu điểm: vệ sinh, ít khí độc, gà hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, do không nằm trên phân. - Không phụ thuộc vào chất độn chuồng, giảm chi phí chất độn. - Chất lượng sản phẩm thịt tốt, độ đồng đều ở gà cao. - Giảm khấu hao chuồng trại, tăng quay vòng chuồng nuôi do thời gian trống chuồng ngắn. Nhược điểm: đầu tư vốn xây dựng lớn, gấp 2 lần so với xây dựng chuồng thông thường. Tuy vậy khấu hao không cao và kéo dài so với chuồng nuôi nền. - Chuồng lồng hoặc sàn: ở gia đình có thể nuôi gà trên lồng bằng tre. Kiểu chuồng lều: kiểu chuồng này nhỏ, nguyên liệu sơ sài bằng tranh, tre, nứa, lá, có sàn hoặc sào đậu, có chỗ đặt thức ăn, nước uống trong chuồng. Chuồng làm trong vườn, hoặc ngoài đồng cỏ với diện tích 10 - 50m2, tuỳ theo khả năng đất vườn. Kiểu này chỉ dùng cho gà ban ngày ra ngoài vườn, đồng cỏ; ban đêm vào chuồng. Máng ăn uống có thể đặt ngoài vườn, có thể để trong lều. Ưu điểm: Phù hợp với chăn nuôi gia đình. Vệ sinh môi trường tốt. Đỡ tốn kém xây dựng. Nhược điểm: Khó khống chế nhiễm bệnh từ bên ngoài vào. Mật độ nuôi Nuôi thông thoáng tự Tuần tuổi nhiên (con/m2 nền) 0 -3 (úm) 20 - 25 4 - 7 (hoặc 8) 8 - 10 Mật độ máng ăn Tuần tuổi Máng ăn thủ công (tròn, dài) Máng ăn tự động 0-3 100 gà/1 khay 100 gà/khay 4 kết thúc 15 - 18 cm/gà hoặc 50 gà 1 máng tự (7 hoặc 8) 30 - 35 gà/máng tròn P50 động hình chảo 7 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  9. ở 0 - 3 tuần đầu máng đựng thức ăn làm bằng tôn hoặc nhựa. ở gia đình có thể dùng mẹt. Tốt nhất trong 3 ngày đầu rải thức ăn trên giấy để gà dễ ăn và kích thích gà khách ăn, nhờ nghe tiếng kêu "bộp "bộp" của con khác mổ thức ăn. Thức ăn ở khay không dày quá 2cm. Hàng ngày phải sàng thức ăn để loại phân lẫn trong thức ăn, đảm bảo vệ sinh. Thực hiện quy trình nuôi gà: Gà con phải mua ở cơ sở có uy tín và trách nhiệm. - Chọn xong, gà được đựng trong hộp, xung quanh và trên nóc hộp có khoan nhiều lỗ để thông khí và để gà vào nơi ấm và thoáng khí. - Vận chuyển gà con: cần có khung vững để đặt các hộp gà trên xe sao cho có độ thông khí. Mùa đông vận chuyển lúc trời ấm và che phía hút gió. Mùa hè tốt nhất vận chuyển vào lúc rời mát, che phía hút gió. Trong khi vận chuyển, không được dừng xe giải lao trên đường. Trược khi gà về, ở nhà đã bật điện, sưởi ấm chuồng Khi về chuồng, nhanh chóng thả gà trong quây dưới chụp sưởi, tránh gà bị lạnh dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp. Cho gà uống nước sạch, trong có pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%). Cho gà uống nước hết lượt mới cho gà ăn, nếu không dễ bị bội thực. Cho gà ăn ngô nghiền trong 1 - 2 ngày đầu, để sạch ruột. Vì 1 - 2 ngày đầu gà còn dự trữ nhiều chất dinh dưỡng ở lòng đỏ còn lại trong bụng. Cho gà ăn đủ chất, đủ lượng. Để giảm bớt lượng thức ăn giàu đạm, đắt tiền (như bột cá) người ta đã hỗn hợp nhiều loại phụ phẩm của công nghiệp ép dầu (các loại khô dầu cây họ đậu),. Để chăn nuôi gà thả vườn có hiệu quả, chúng ta phải cho gà ăn như sau: - Ăn tự do, cả ngày lẫn đêm đến 4 tuần tuổi. - Còn sau 4 tuần tuổi chỉ ăn ban ngày, ban đêm tắt điện và không cho ăn. Đối với gà thả ở vườn, đồi,… gà tự kiếm ăn thêm, thì chi phí thức ăn giảm, phẩm chất thịt khá hơn. Nên áp dụng phương pháp chăn thả hoàn toàn, bán chăn thả tự nhiên với điều kiện vườn, đồi, ruộng rộng; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh tốt thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả cao. Chế độ nhiệt trong chuồng Chụp sưởi để cách mặt nền 45cm. Điều chỉnh độ cao chụp sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Kinh nghiệm cho thấy: nếu gà tụm lại dưới chụp sưởi là gà bị lạnh, cần phải hạ chụp hoặc tăng công suất điện. Nếu gà tản mạn xa chụp sưởi là gà bị nóng, cần nâng chụp sưởi hoặc giảm công suất điện sưởi, Nếu gà nằm quanh rìa chụp sưởi là gà đủ nhiệt (ấm), không cần điều chỉnh chụp sưởi. Chú ý che chắn chuồng nuôi, không để gió lùa vào đàn gà, nhưng chú ý phải để lưu thông không khí, nếu không gà bị ướt lông và kém ăn (do tích tụ hơi nước trong quây, trong chuồng). 8 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  10. Chế độ nhiệt Tuần tuổi ToC dưới chụp sưởi (nuôi ToC trong chuồng (nhà kín, tự thông thoáng có quây gà) động điều hoà tiểu khí hậu) 1 37 - 33 35 - 32 2 32 - 30 31 - 30 3 29 - 27 29 - 27 4 26 - 25 26 - 25 5 23 - 22 23 - 22 6-8 21 - 18 20 - 18 Chế độ chiếu sáng Đối với gà thịt, không chiếu sáng bằng bóng đèn công suất cao hơn 45W. Lý do gà nuôi lấy thịt, tăng trọng nhanh, nếu ánh sáng mạnh gà bị kích thích, chạy nhảy, mổ nhau nhiều, ăn ít, chậm lớn. Chỉ đủ ánh sáng để gà nhận thức ăn, nước uống là đủ. Sau 2 tuần tuổi dùng đèn chiếu sáng công suất 25 - 30W. Gà thịt ăn tự do cả ngày đêm, cần có ánh sáng. Tuần đầu: 24 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 4: 23 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 3 trở đi: 23 - 22 giờ/ngày/đêm. Công suất chiếu sáng: 1 - 3 tuần: 3,5 - 4 W/m2 nền chuồng 4 - 5 tuần tuổi 2 W/m 2 Sau 5 tuần 0,2 - 0,5 W/m2 Độ thông thoáng khí Như ta đã biết gà thịt có cường độ trao đổi chất nhanh, thải ra một số lượng khí độc lớn, cho nên phải có thiết bị làm thông khí: đẩy khí độc, bẩn ra ngoài đồng thời hút khí trong lành vào chuồng. Nuôi gà dò (4 tuần tuổi đến xuất bán) Chỉ cho ăn ban ngày. Ban đêm nhốt trong chuóng. Mật độ lúc đầu 10-12 con/m2; sau gà lớn thì giảm xuống 8 con/m2. Cho gà ăn thức ăn gà thịt (có 15-16 % đạm), ăn theo nhu cầu (ăn tự do) Ban ngày có thể chăn thả ngoài vườn dưới tán cây. Chăn trên đồi là tốt nhất vì khô, sạch, thoát nước. Không để gà bị mưa, ướt. Trời rét không nên nhốt sớm, thả muộn. Nhất là tránh sương muối. Cho gà ăn xong, nhớ thu dọn thức ăn rơi vãi thật sạch (lót tấm ni lông to để hứng thức ăn rơi vãi), tránh để chuột, chim hoang đến ăn thức ăn thừa, lây bệnh cho gà. Chú ý chống nóng cho gà như sau: Chăm sóc sức khoẻ gia cầm trong điều kiện trời quá nóng Gà có lông che phủ, thân nhiệt cao, không có tuyến mồ hôi nên rất sợ nóng. 9 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  11. Trước hết, vị chí của trại, hướng và sự thông thoáng của chuồng phải đạt yêu cầuNgoài việc cải thiện tiểu môi trường, người ta có thể giảm hơn nữa ảnh hưởng bất lợi của khí hậu bằng các cách sau đây: Cung cấp nhiều nước uống sạch mát, tốt hơn là dùng máng uống có núm. Cho gà ăn trước bình minh, khi trời còn tối và tương đối mát. Thức ăn phải được tươi và giàu vitamin, chất khoáng. Cung cấp 1,5 - 3,0 gam vitanim C vào 1 lít nước uống Lặp lại nhiều lần việc gà hậu bị tiếp xúc với nóng ở mức nhất đinh để gà làm quen với khí hậu nóng Trước và trong thời gian dự đoán có thể xảy ra đợt nóng, cần cung cấp cho gà các chất vitamin qua nước uống. Đủ số lượng máng ăn, máng uống và diện tích cho gà đi lại và hoạt động. Với tất cả những biện pháp đề phòng nói trên có thể giảm được stress do nóng và ẩm đối với gà, kết quả là dễ duy trì sức tốt cho đàn gà trong những khu vực nóng ẩm. Có sổ ghi chép Ngày đầu gà gà vac thức ăn CB chi phí ghi chú sống chết xin hoặc khác sử mua vào dụng Kết quả mong đợi: Nếu nuôi 3 tháng tuổi, gà có khối lượng 2,5 -3 kg đối với gà ngoại, gà lai hoặc 1,5 --1,8 kg đối với gà ri, tỷ lệ nuôi sống 95 -97 % là đạt yêu cầu. II - Kỹ thuật nuôi gà đẻ 1- Mục tiêu Đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao Đàn gà có sức khoẻ tốt, không gầy quá và nhất là không béo quá. Phương châm chính: nuôi hạn chế để gà có thân hình thanh mảnh, sẽ đẻ vào 24 - 25 tuần tuổi (6 tháng) là tốt nhất. Nuôi riêng trống mái (nếu là gà ngoại), tỷ lệ 1trống/10 mái. Nếu nuôi hạn chế tốt, gà sẽ đẻ khoẻ về sau 2-Các giai đoạn nuôi gà đẻ 3 giai đoạn: gà con: 1-3 tuần tuổi, nuôi như gà thịt từ 1-3 tuần tuổi Giai đoạn hậu bị: 4-20 tuần tuổi Giai đoạn gà đẻ: từ khi đẻ trở đi Nuôi gà hậu bị Đặc điểm gà hậu bị - Sau khi gà con nuôi được 2 tháng tuổi, đã phân biệt được trống mái, con trống sinh trưởng nhanh hơn con mái rõ rệt, tiến hành chọn lọc giữ lại những con mái và trống phát triển tốt với tỷ lệ 8 - 10 mái/trống để xây dựng đàn gà hậu bị đến 10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  12. 5 tháng tuổi. Nuôi tác riêng trống mái để có chế độ cho ăn hợp lý. Những con trống khác không được giữ lại làm giống chuyển sang để nuôi thịt. - Gà hậu bị nếu quá béo hoặc quá gầy sau này đều đẻ kém, do đó trong giai đoạn hậu bị cần duy trì khối lượng cơ thể gà vừa phải. - Gà hậu bị dễ nhiễm bệnh ký sinh trùng. Nếu đàn gà lúc này hoàn toàn được chăn thả ngoài vườn lại càng dễ nhiễm bệnh. Cần phòng bệnh định kỳ bằng các loại thuốc tẩy giun sán như piperazin. - Chuồng nuôi cần thiết cho gà ngủ ban đêm và ăn uống khi trời mưa, thời tiết xấu và cho ăn thêm vào buổi chiều. Các khâu chuẩn bị, sát trùng, vệ sinh chuồng trại tiến hành giống như đối với gà con, nhưng không cần cót quây. Chất độn chuồng khô ráo (trấu, phoi bào) rải dầy 15 - 20cm. Mật độ 8 - 10 con/1 m2 chuồng. Chuồng nuôi thoáng mát và sáng sủa. 3-Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc Nếu thể trạng đàn gà trong giai đoạn này (trung bình 5 tháng tuổi) béo quá hoặc gầy quá đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản của chúng ở giai đoạn sau. Nuôi tách riêng trống và mái. Một số yếu tố kỹ thuật cần chú ý: * Chuồng nuôi: có chuồng nuôi riêng, hoặc nhà có nhiều gian có ngăn riêng (tuỳ điều kiện riêng của mỗi gia đình) cho nuôi gà hậu bị. Nền chuồng có chất độn chuồng và giàn cho gà đậu ban đêm, ngoài chuồng có mái hiên và sân chơi riêng biệt để cho gà ăn thêm thức ăn vào buổi sáng và buổi chiều. - Vườn chăn thả: có rào hoặc lưới vây xung quanh để đàn gà không lẫn với đàn khác, diện tích chăn thả tối thiểu 5 - 10 m2/1 con. Trong vườn thả có thảm cỏ và cây bóng mát. Máng uống nước treo rải rác dưới các gốc cây cho gà uống tự do, nhằm hạn chế gà xuống uống nước bẩn ở các mương, ổ nước đọng trong vườn. Để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên nên thiết kế trong vườn các hố ủ rơm rác nuôi giun, dế tăng nguồn thức ăn đạm cho gà. * Thức ăn và nuôi dưỡng: chăn nuôi gà gia đình từ giai đoạn gà dò trở đi chủ yếu là chăn thả ngoài vườn để tận dụng mọi nguồn thức ăn trong thiên nhiên, do vậy diện tích vườn chăn thả càng rộng, gà càng tìm kiếm được nhiều thức ăn tự nhiên, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Thời gian nuôi gà hậu bị là 3 tháng (từ 61 đến 140 - 150 ngày tuổi). Trong giai đoạn này, cần phải khống chế thức ăn để thể trạng gà không quá béo hoặc quá gầy. Có 2 cách để khống chế thức ăn: + Cách thứ nhất: cho gà ăn hàng ngày. Lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống còn 1/2 so với nhu cầu của gà. Để đảm bảo đàn già được ăn đều và không xô đẩy nhau, yêu cầu số lượng máng ăn phải đầy đủ và rải đều thức ăn vào các máng cùng lúc bằng cách treo máng lên trước khi cho thức ăn vào máng. + Cách thứ hai: cho gà ăn theo chế độ 2 ngày ăn, 1 ngày nghỉ, lượng thức ăn của ngày nhịn được chia đều cho 2 ngày ăn. Ngày nhịn, dùng ít thóc, ngô hạt rải đều trên nền chuồng cho gà nhặt, nhằm tránh hiện tượng mổ cắn nhau. 11 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  13. Để có đàn gà đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu rất quan trọng đối với gà hậu bị), cứ 2 tuần cân kiểm tra khoảng 10% số gà trong ô, so sánh khối lượng bình quân thu được đối với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng (do hãng cung cấp giống quy định). Nếu khối lượng gà bình quân nhỏ hoặc lớn hơn 10% khối lượng chuẩn thì lượng thức ăn dùng cho đàn gà vẫn theo bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng gà thấp hơn hoặc vượt quá 10% thì phải chia đàn gà ra thành 3 nhóm: nhỏ, trung bình và to, vẫn cho các nhóm này ăn đúng tiêu chuẩn quy định, sau một thời gian, chúng sẽ có khối lượng đồng đều hơn và xấp xỉ khối lượng chuẩn. - Đối với gà ta, do phương thức nuôi thả là chủ yếu, nên thực chất đã làm cho ăn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của gà và cho gà ăn thêm thức ăn khi cần thiết. Thức ăn thêm có thể là thóc (49 - 51%), ngô (34 - 36%), khô dầu đậu tương (14 - 16%) đảm bảo được 2800 - 2900 Kcal ; 13 - 14% đạm thô. Trong trường hợp này tỷ lệ thóc 82 - 84% và khô dầu đậu tương 16 -18%. Cần tăng cường cho gà ăn thêm rau xanh thái nhỏ. Đối với các giống gà như gà Tam Hoàng, gà Sasso, thức ăn cho gà ăn thêm cần được quan tâm, vì những giống gà này trong chăn thả không xông xáo như gà nhà - thả vườn. Tiêu chuẩn ăn đảm bảo chất lượng cao hơn, và cơ cấu thành phần thức ăn cũng phong phú hơn. Nếu dùng thức ăn hỗn hợp do các hàng sản xuất như CP313, Proconco thì có thể phối hợp thêm ngô xay, thóc theo tỷ lệ sau đây: - Cám hỗn hợp CP313: 80% - Ngô xay: 10% - Thóc hạt: 10% Nếu nuôi gà ngoại thì hàng tháng phải cân gà và so sánh với tài liệu hướng dẫn để cho gà có khối lượng chuẩn, mức ăn đúng như hướng dẫn đã ghi. Các biện pháp tăng độ đồng đều của gà là: + Rải thức ăn vào các máng ăn nhanh, các máng ăn có thể nâng lên, hạ xuống cùng một lúc qua hệ thống ròng rọc. + Hạn chế số lượng hoặc thức ăn từ 4 tuần tuổi (đã nói ở phần thức ăn gà đẻ). + Tăng số lượng máng ăn để đảm bảo 100% số gà có chỗ đứng ăn. + Phân loại gà theo khối lượng lúc 10 tuần tuổi và 20 tuần tuổi để đạt độ đồng đều 80 ± 10%. Độ đồng đều cao, gà đẻ cao và đúng lịch. Trường hợp gà được chăn thả ngoài vườn và gà tự tìm kiếm thức ăn, thì lượng thức ăn cho ăn hàng ngày có thể giảm 20 - 30% hoặc nhiều hơn, hoặc ít hơn tuỳ theo trạng thái sinh trưởng của gà. Tốt hơn hết là nên định kỳ (1 tuần 1 lần) cân kiểm tra khối lượng, nếu khối lượng của gà cao hơn khối lượng chuẩn phải giảm bớt lượng thức ăn cho ăn thêm, ngược lại, nếu khối lượng của gà thấp hơn khối lượng quy định, phải tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Cần cho gà ăn thêm rau xanh thái nhỏ. 12 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  14. L­îng thøc ¨n vµ khèi l­îng c¬ thÓ (KLCT) cña gµ con hËu bÞ (®¬n vÞ g) C¸c gièng gµ nhËp néi (VN)* Gµ AA (Mü) Gµ ISA dßng lïn ch©n (Ph¸p) TuÇn Trèng M¸i Trèng M¸i Trèng M¸i tuæi KLC TA/con/ KLC TA/con/ KLC TA/con/ TA/co KLC TA/co KLC TA/con/ KLCT T ngµy T ngµy T ngµy n/ngµy T n/ngµy T ngµy 1 100 Tù do 90 - 114 - 91 - 130 - 110 - 2 270 Tù do 190 - 259 - 180 - 250 35 230 - 3 410 Tù do 320 - 450 36 318 28 380 39 320 36 4 605 44 410 42 613 44 409 31 500 43 420 39 5 740 48 510 46 744 48 499 34 620 46 520 40 6 860 54 600 50 864 52 590 37 750 48 620 42 Chế độ chiếu sáng Nếu đàn gà hậi bị được nuôi thả vườn hàng ngày hoặc nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng thông thoáng tự nhiên thì không cần phải bổ sung ánh sáng nhân tạo. Kết thúc 19 - 20 tuần tuổi (tuỳ theo giống) tiến hành chọn lọc gà trống gà mái trước lúc ghép đàn. Cần loại thải những cá thể không đạt tiêu chuẩn chuẩn giống như đã giới thiệu ở phần kỹ thuật chọn giống. Kết quả mong đợi: Nếu gà nội có khối lượng gà mái 1,4 - 1,5 kg; gà trống 1,7 - 1,9 kg; gà ngoại mái 1,7 - 1,9 kg, trống 2,1 - 2,3 kg là tốt, gà đẻ lúc 6 đến 6,5 tháng tuổi là ta đã nuôi hợp lý. Nếu đẻ sớm thì phải hãm lại (nhốt và cho ăn ít nữa đi), nếu đẻ muộn hơn thì phải thúc đẻ: cho ăn tự do và tăng cường chiếu sáng 4- Chăn nuôi gà đẻ, từ 24 - 66 tuần tuổi Mục đích: Làm cho học viên biết nuôi gà - Đẻ nhiều - Tiết kiệm - Có tỷ lệ ấp nở, nuôi sống cao - Biết cách cho ăn, chăm sóc gà khoa học, hợp lý. Chuẩn bị điều kiện để chăn nuôi Yêu cầu cơ bản về chuồng trại - Chuồng trại phù hợp đặc điểm sinh lý gia cầm: sợ nóng, cần thông thoáng… - Chuồng phải thuận lợi cho công việc hàng ngày: dễ chăm sóc, thu nhặt trứng, ghép ổ, tiêm phòng…. - áp dụng hiệu quả nhất quy trình vệ sinh phòng bệnh: dễ lấy phân để ủ. - Đảm bảo kinh tế, không quá tốn kém. Yêu cầu về thức ăn: nắm vững phần đã học Thực hiện quy trình chăn nuôi gà đẻ 5-Nuôi gà nội: Nên nuôi tối thiểu 6 -8 gà trở lên để dễ ghép đàn, ghép ổ ấp 13 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  15. Tỷ lệ trống mái: 1/10 - 12 nếu là nuôi gà ri. Gà Đông Tảo, Hồ, Mía : 1/ 6- 8 Ban ngày: chăn thả hoàn toàn. Ban đêm nhốt, không cần chiếu sáng thêm. Mức ăn: khi đẻ: 1 kg cho 10 gà/ ngày; ổ ấp nên xa ổ đẻ, tốt nhất là ở khu vực khác để gà đẻ và gà ấp không tranh nhau ổ, làm vỡ trứng. Số lượng ổ đẻ 1 ổ/ 3 mái. Chú ý : chống mò, mạt cho ổ trứng. Thu trứng ngày 2 lần sáng, chiều. Để trứng vào khay phẳng, có đệm trấu hoặc rơm, chèn chặt, ngày đảo 2 lần bằng cách nhiêng khay trứng khác vị trí ban đầu. Loại bỏ những trứng xấu: quá nhỏ, dị hình, vỏ mỏng, quá bẩn. Bảo quản trứng không nên quá 7 ngày tại nơi thoáng, mát, tiện chăm sóc, đảo trứng (tránh để nơi tối , khó quan sát, hay quên đảo). Mỗi gà nên cho ấp 15 - 20 trứng. Soi trứng vào các ngày: 6, 11, 18 để loại những trứng hỏng, không làm ảnh hưởng đến trứng tốt. Với những gà mái đòi ấp mà không cho ấp: cho ăn đủ, nhốt nơi thoáng, nhiều ánh sáng, gần lối đi để gà không thể ngủ yên, nhốt chung với gà trống có tính hăng… làm như vậy, gà mái chóng quên ấp, mau đẻ lại. Với gà nuôi con: Nên ghép đàn, tối thiểu 15 gà con/ mẹ. Khi ghép đàn nên thực hiện vào buổi tối, nếu gà mẹ dữ quá thì che tối cả ngày hôm sau để tránh hiện tượng gà mẹ mổ gà ghép. Chọn gà khéo nuôi con để nuôi gà con. - Tuần đầu : nhốt chung cả mẹ và con trong lồng tre; có đệm rơm. - Tuần 2: nhốt mẹ, nghiêng lồng cho gà con tập đi chơi . - Tuần 3: thả dần cả mẹ và con đi kiếm ăn. Chú ý khi thời tiết xấu thì nhốt gà lại, tránh hao hụt do gà chết rét. Thức ăn: cho gà mẹ ăn thức ăn bình thường: cám, thóc, ngô… còn gà con cho ăn thức ăn đặc biệt , cao đạm, (có cả bột cá, khô dầu, rau thái nhỏ, để ở ngoài lồng), cho ăn tự do theo nhu cầu. - Sau 4 - 5 tuần (tuỳ thời tiết), tách con để gà mẹ đẻ sớm, tăng năng xuất của gà mái. Từ đây, cho gà con tự do kiếm mồi; ngày cho ăn 3 bữa: Sáng: ăn nhẹ để gà đói, ham kiếm mồi. Trưa: cho ăn tương đối no. Tối: ăn thật no để tiêu hoá cả đêm Các giống gà ta gà Ri, gà Mía... chỉ cần cho ăn thêm 30% TAHH so với tổng lượng thức ăn mà gà yêu cầu, và hàm lượng NLTĐ: 2800 - 2900 Kcal/kg, hàm lượng đạm 14 - 15% ở giai đoạn gà trưởng thành và gà đẻ, nếu nuôi chăn thả tự nhiên ở vườn bãi rộng. Tuy nhiên ở nông thôn, vùng đồng bằng nhà chật, vườn hẹp, gọi là "vườn" nhưng thực chất chỉ là sân chơi, không kiếm ăn được thì phải nuôi theo phương thức nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp và phải cung cấp số lượng thức ăn vào khoảng 1 lạng/ gà/ ngày với chất lượng thức tốt. 14 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  16. Đối với gà ta, kể cả gà thả vườn nhập nội (Tam Hoàng) phải áp dụng phương pháp chăn thả hoàn toàn, bán chăn thả tự nhiên với điều kiện vườn, đồi, ruộng rộng áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh tốt thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả cao. - ở những vùng sâu vùng xa không có bán TAHH (thức ăn chế sẵn) mọi gia đình có thể tự tạo thức ăn cho gà trên cơ sở có đủ một số nguyên liệu cơ bản sẵn có ở địa phương như: ngô, sắn, cám gạo, lạc, đậu tương, bột cá, premix, vitamin, khoáng. - Kinh nghiệm nhiều hộ chăn nuôi gà ta tự chế biến thức ăn cho gà ăn thêm như sau: (bình quân cho 1 gà dò, gà đẻ). 0,1 kg (1 lạng) tinh bột (nửa ngô, nửa cám hoặc sắn). 0,02 kg (1/5 lạng) bột cá hoặc giun tép. 0,050 kg (1/2 lạng) rau xanh băm nhỏ. Trộn đều cho gà ăn vào buổi trưa và buổi chiều (trước khi gà vào chuồng). Nếu được ăn như vậy, gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng to, ấp nở tốt. 6-Nuôi gà ngoại Thường nuôi hàng trăm con trở lên Chú ý: trong giai đoạn nuôi gà hậu bị, gà phải được nuôi đúng quy trình: - Khi chọn gà con lên gây đàn gà đẻ, phải cho ăn hạn chế, chọn gà đồng đều, hoặc phân loại theo khối lượng cơ thể. + Cắt mỏ gà lúc 7 - 10 ngày tuổi, có thể cắt lúc 1 ngày tuổi để mỏ gà không mọc lại và đỡ sợ. Cắt mỏ bằng dao sắc, nung đỏ hoặc bằng máy cắt, mục đích là để gà không mổ cắn nhau gây chết khi cho gà ăn, không nên cắt bỏ mỏ gà trống. + 2 tuần (tốt nhất là 1 tuần) cân khối lượng cơ thể 1 lần để kiểm tra xem có đạt khối lượng cơ thể chuẩn không - không đạt phải cho ăn tăng, quá tiêu chuẩn phải giảm thức ăn. Tách những gà khối lượng cơ thể quá thấp so với tiêu chuẩn để nuôi chế độ riêng. Gà đạt tiêu chuẩn sẽ đẻ tốt. Đây là việc làm quan trọng quyết định tăng năng suất đẻ trứng của gà. + Chỉ dùng vaccin phòng bệnh lúc đàn gà khoẻ mạnh. Sau khi dùng vaccin cho gà uống nước pha vitamin C . + Nếu nhiệt độ trong chuồng lạnh dưới 16oC với gà dò 6 - 7 tuần tuổi vẫn phải bật đèn sưởi. + Cho uống nước hạn chế theo thức ăn. Mùa đông xuân lượng nước uống gấp 2 lần thức ăn, còn mùa hè gấp 3 - 4 lần (1 lít nước nặng bằng 1 kg thức ăn). Mục đích của hạn chế gà uống nước là để tăng sức khoẻ và tiêu hoá cho chúng, chống ỉa loãng và ướt nền nhà. Chú ý: không để gà uống nước ao tù, nước bẩn. - Bảo đảm mật độ máng ăn, máng uống, mật độ nuôi, ổ đẻ, theo chỉ dẫn ở hai bảng dưới, để tránh sốc và chen lấn nhau. - Chuẩn bị chuồng, ổ đẻ, hệ thống chiếu sáng, các điều kiện chăn nuôi (máng ăn, uống, thức ăn, nước uống...) cho đủ quy mô đàn gà định nuôi. 15 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  17. Thực hiện quy trình - Chuyển gà dò sau khi chọn lọc đạt ngoại hình và khối lượng sang chuồng gà đẻ lúc 20 - 21 tuần tuổi giúp cho gà quen với môi trường mới trước khi đẻ bói. - Tốt nhất khi gà đạt 24 tuần tuổi hãy thả gà trống lẫn mái (ghép trống mái) có thể ghép trống mái lúc 20 - 21 tuần tuổi. - Khi cân gà và chuyển chuồng gà bị sốc, giảm cân, nên khi chuyển sang chuồng gà đẻ cần cho gà ăn tự do 2 - 3 ngày để phục hồi sức khoẻ, sau đó cho gà ăn tăng từ từ (đã nói từ phần thức ăn cho gà đẻ). - Thu trứng 2h / lần, phân loại và bảo quản trứng như gà nội. ấp trứng: cho gà nội ấp hộ hoặc thuê trạm áp gần nhất. Vận chuyển trứng nên vào lúc trời mát. Chương trình chiếu sáng: Ban ngày chăn thả hoàn toàn. Ban đêm chiếu sáng thêm từ 2 -4 giờ, với công xuất 3 w/ 1 mét vuông. - Đệm lót ở ổ đẻ phải thay thường xuyên 1 lần/tuần, để tránh làm bẩn trứng giống. * Giai đoạn đẻ 23 - 40 TT (pha I) Đặc điểm: tỷ lệ đẻ tăng nhanh từ 5 % lên 80 % lúc 35 -40 tuần tuổi, gà không ấp nên năng xuất trứng cao. Số lượng thức ăn phải tăng dần từ 120 - 165g/ngày (lúc đẻ cao nhất). Gà trống ăn tách riêng với số lượng thức ăn và đạm thấp hơn so với gà mái bằng hệ thống máng ăn treo cao, còn máng ăn của gà mái có chụp chắn để gà trống không chui đầu vào ăn được. Nên bố trí máng khoáng: bột xương, bột vỏ trứng, bột sò, bột đá để gà tự bổ xung khoáng. * Giai đoạn đẻ fa II: 41 - 66 TT - Đặc điểm của gà giai đoạn này là tích luỹ mỡ, đặc biệt là mỡ bụng rất nhanh, tăng cân là do tăng mỡ, hơn nữa gà đẻ giảm dần từ trên dưới 80% xuống còn 45 - 50% cho nên giảm dần số lượng thức ăn từ 165g còn 145 - 149 g ở những TT 56 - 64. - Hàng tuần loại thải những gà không đẻ (căn cứ vào ngoại hình, thường gà không đẻ thì béo và có ngoại hình bóng mượt) Chú ý: Vì gà đẻ trứng liên tục nên không được để đứt bữa và thiếu nước uống Tiªu chuÈn thøc ¨n, s¶n l­îng trøng vµ gµ con cña gµ Tam Hoµng nu«i nhèt (Tµi liÖu Trung Quèc 1977) TuÇ Tû lÖ Sè trøng Sè trøng chän Sè gµ con TA/1 TuÇ Tû lÖ Êp n ®Î ®Î/1 gµ m¸i gièng céng céng dån gµ/ngµy n ®Î në (%) tuæi (%) (qu¶/tuÇn) dån (qu¶) (con) (g) 25 1 7 0,49 0,00 0,00 0,00 120 26 2 18 1,26 0,50 60 0,25 125 27 3 30 2,10 1,97 70 1,25 135 16 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  18. 28 4 50 3,50 4,77 75 3,38 145 29 5 65 4,55 8,77 78 6,58 155 30 6 78 6,46 14,11 83 10,93 155 31 7 78 6,46 19,35 83 15,28 155 32 8 77 5,19 24,53 83 19,54 155 33 9 76 5,32 29,63 82 23,76 155 34 10 75 5,25 34,67 82 27,89 155 35 11 74 5,18 39,65 81 34,92 150 36 12 72 5,04 44,49 81 35,84 150 37 13 71 4,97 49,26 81 39,70 150 38 14 70 4,90 53,96 80 43,47 145 39 15 68 4,76 58,53 80 47,12 145 40 16 66 4,62 62,97 80 50,67 145 41 17 65 4,55 67,33 80 54,16 145 42 18 64 4,48 71,63 79 57,56 145 43 19 63 4,41 75,87 79 60,91 145 44 20 62 4,34 80,03 79 64,20 145 45 21 61 4,27 84,13 79 67,44 145 46 22 60 4,20 88,12 78 70,55 145 47 23 59 4,13 92,05 78 73,61 140 48 24 58 4,06 95,90 78 76,62 140 49 25 57 3,99 99,69 77 79,54 140 50 26 56 3,92 103,42 77 83,40 140 51 27 55 3,85 107,08 77 85,22 140 52 28 54 3,78 112,67 77 87,99 140 53 29 53 3,71 114,90 76 90,66 140 54 30 52 3,64 117,65 76 93,29 140 55 31 52 3,64 121,11 76 95,92 140 56 32 51 3,57 124,50 76 98,50 135 57 33 51 3,57 127,89 75 101,01 135 58 34 50 3,50 131,21 75 103,53 135 59 35 49 3,43 134,42 75 105,98 135 60 36 48 3,36 137,67 75 108,37 135 Sè trøng Tû Sè trøng ®Î/1 gµ Sè gµ con TA/1 TuÇn TuÇ lÖ chän gièng Tû lÖ Êp m¸i céng dån gµ/ngµy tuæi n ®Î ®Î céng dån në (%) (qu¶/tuÇn (con) (g) (%) (qu¶) ) 61 37 48 3,36 140,86 75 110,77 135 62 38 47 3,29 143,98 75 113,11 135 17 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  19. 63 39 46 3,22 147,04 75 115,41 135 64 40 45 3,15 150,03 75 117,65 130 65 41 44 3,08 152,96 75 119,81 130 66 42 44 3,08 166,89 75 122,01 130 67 43 43 3,01 168,75 75 124,18 130 68 44 42 2,94 161,54 75 126,28 130 69 45 41 2,87 164,22 75 128,29 125 70 46 40 2,80 166,85 75 130,26 125 Tæng 46 179 39,65167 130 45150 céng 7- Những điều kiện thực hiện khi nuôi gà trống giống - Nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi đến kết thúc 140 ngày tuổi. - Gà trống cùng tuổi với gà mái. - Mật độ nuôi gà không quá 4con/m2 nền khi gà được 4 - 5 tuần tuổi. Cho ăn hạn chế từ sau 4 tuần tuổi, hàng tuần cân để điều chỉnh mức ăn - làm sao đạt trọng lượng chuẩn đề ra. Không được để gà trống béo. - Gà trống ăn tách riêng gà mái với số lượng và chất lượng thức ăn thấp với số lượng thức ăn 110 - 130g/ngày/con. Trong đó năng lượng trao đổi là 2800 - 2850 Kcal/kg, đạm thô 12 - 13%, - Gà trống được bổ sung vitamin C và B1, gà ngoài 6 tuần tuổi cho ăn hạt ngũ thóc mầm 5 - 10 g/con/ngày, tốt nhất rải ra nền chuồng, để gà dãi bới làm chân gà cứng và khoẻ, sau đạp mới tốt. - Gà trống sau 16 tuần, mào dựng đỏ mới là gà trống khoẻ và thành thục tốt. - Gà trống được 14 - 15 tuần tuổi được cắt móng ngón nhân thứ 3 về phía lườn gà để tránh khi đạp làm rách lưng gà mái. Lúc 30 tuần tuổi, loại những gà trống không có khả năng đạp mái. - Gà trống rất quý vì một trống ghép 8 - 10 mái, nếu trống chết, hoặc bị loại không đảm bảo tỷ lệ trống/mái nêu trên, sẽ làm giảm tỷ lệ có phôi của trứng giống. Để phòng ngừa, cần phải nuôi trống dự trữ để bổ sung khi trống bị chết, bị loại. - Khi trống đạp mái, phải thường xuyên cho uống nước, hoặc trộn vào thức ăn thóc mầm, giá đỗ. Công tác theo dõi sản xuất và sức khoẻ gà. Mỗi chuồng nuôi có sách ghi chép các chỉ tiêu sản xuất, diễn biến hàng ngày của đàn gà đẻ như: gà chết, loại, thức ăn cung cấp, số trứng đẻ các loại, theo mẫu sau đây: Ngà Số Hao hụt Số Số trứng đẻ (quả) Thức y con (chết, loại) con ăn thán đầu (con) cuối (kg) 18 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  20. g kỳ Trốn Mái kỳ Trứn g Tổng Dập g Loại số vỏ giốn g 30/4 1000 0 3 997 800 10 50 740 124 01/5 997 1 0 996 ... ... ... ... ... - Mổ khám gà chết, gà bị bệnh để xác định nguyên nhân. Kết quả khám nghiệm được ghi vào sổ theo dõi thú y riêng và có biện pháp can thiệp đàn gà bị bệnh. - Cần dùng các loại vaccin, thuốc kháng sinh, thuốc bổ dưỡng, phải dùng đúng lịch, đúng thuốc, đúng đủ liều lượng. Yêu cầu chế độ không khí và thông thoáng: như trong chuồng nuôi gà con, gà dò. Gia cầm nói chung và gà sinh sản nói riêng có cường độ trao đổi chất nhanh, đồng thời thải ra một lượng khí độc lớn cho nên phải có thiết bị làm thông khí: đẩy khí độc , bẩn ra ngoài, hút khi trong lành vào chuồng. Kết quả mong đợi: Gà nội đẻ 1 năm 100 - 120 trứng; gà ngoại đẻ 150 -170 trứng, tỷ lệ ấp nở, nuôi sống đạt 80 % so với số trứng đẻ ra là đạt yêu cầu. I Lịch tiêm phòng cho đàn gà sinh sản Ngày tuổi thuốc và vacxin cách dùng Trạm ấp Marec-HVT-FC chủng 126 tiêm cơ 1-3 Phòng bệnh hô hấp:Farmasin 1g/1l H20+vitamin bổ xung uống 7 vacxin đậu C chủng cánh lasota lần 1 nhỏ mắt, mũi, miệng 7 - 10 Phòng bệnh t.hoá: Nitrofurazolidon 125 g/1tấn hay trộn vào TĂ, nước uống cloramfenicol 0,5 g/1lít nứơc 10 vacxin gumboro CT hoặc D78 vào lúc 14 ngày theo chỉ dẫn 21 Lasota lần 2 nt 25 Vacxin Gumboro - CT nt 27 - 28 Parmasin 1g/ 1lít nước uống 35 - 39 Thức ăn tăng sức đề kháng Tetracilin 200g Trộn vào thức ăn Nitrofurazonlidon 150g/1 tấn thức ăn Vitamin bổ sung Kiểm tra HI Kiểm tra bạch lỵ - CRD 50 Tiêm Newcastle hệ I Tiêm dưới da Kiểm tra hàm lượng kháng thể HI 80 - 81 Farmasin 1g/1lít nước Pha trong nước 112 Farmasin 1g/1lít nước Chủng đậu lần II Kiểm tra ký sinh trùng - Nếu có KST thì dùng: 19 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2