Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9
lượt xem 46
download
Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9 với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi và hình thành kĩ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên và phụ huynh, để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình chống chịu với BĐKH tại quận Cẩm Lệ (đơn vị thí điểm) cũng như các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN (THỬ NGHIỆM) GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8, 9 Đà Nẵng, tháng 9 năm 2013
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục về BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục các cấp học nhận thức từ rất sớm. Nhưng để cụ thể hóa thành những hoạt động giáo dục và chương trình dạy học nội khóa cũng như ngoại khóa thì hầu như chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ, chưa nội dung, tài liệu, phương pháp rõ ràng. Ngày 12/10/2010, Bộ GDĐT đã có Quyết định số 4620/QĐ-BGDDT về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015. Được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành triển khai dự án Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị thông qua giáo dục lồng ghép. Dự án được thực hiện tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn quận Cẩm Lệ, do quỹ Rockefeller tài trợ thông qua Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015. Mục tiêu của Dự án này nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi và hình thành kĩ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên và phụ huynh, để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình chống chịu với BĐKH tại quận Cẩm Lệ (đơn vị thí điểm) cũng như các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để đạt được mục tiêu mong đợi đó, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo chuyên môn và các nhà trường là xây dựng các mô hình, nội dung, hoạt động giáo dục lồng ghép về chống chịu với BĐKH ở đô thị vào chương trình đối với một số môn học ở các khối lớp (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông); trong đó, việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu giáo dục tích hợp BĐKH qua các môn học là điều hết sức cần thiết. Tài liệu hướng dẫn giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu (thử nghiệm) gồm 09 cuốn: - Giáo dục tiểu học (03 cuốn): Lịch sử và Địa lý lớp 4 (phần Địa lí); Tự nhiên - Xã hội lớp 3; Khoa học lớp 4. Trang 1
- - Giáo dục trung học (06 cuốn): Giáo dục công dân lớp 6, 7; Địa lý lớp 8, 9; Sinh học lớp 9; Giáo dục công dân lớp lớp 10, 11; Địa lí lớp 12; Sinh học lớp 12. Sách được dùng làm tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và cán bộ chỉ đạo chuyên môn về giáo dục tích hợp BĐKH vào trong chương trình học của từng môn học (chính khóa và ngoại khóa), của các bậc học tại các trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; từ đó nhân rộng ra các trường khác trên địa bàn thành phố và khu vực. Sách được trình bày, gồm 2 phần: - Phần 1: Giới thiệu chung và hướng dẫn phương pháp tích hợp nội dung BĐKH bao gồm việc cung cấp thông tin chung, biểu hiện và kế hoạch ứng phó với BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng nhằm định hướng việc giáo dục tích hợp BĐKH; đưa ra cách biên soạn tài liệu, phương pháp dạy học tích hợp; gợi ý nội dung, chủ đề, địa chỉ tích hợp về giáo dục BĐKH ở các cấp học, qua một số môn học liên quan. - Phần 2: Thiết kế mẫu một số nội dung giáo dục tích hợp BĐKH qua các môn học bao gồm việc trình bày địa chỉ, nội dung, thiết kế bài giảng, thiết kế hoạt động ngoại khóa. Sách được dùng như một tài liệu nguồn để cán bộ, giáo viên thực hiện các họat động giáo dục tích hợp BĐKH ở trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Sách trong giai đoạn triển khai thí điểm, sẽ được điều chỉnh, bổ sung hợp lí và hiệu quả hơn trong quá trình triển khai, đúc rút kinh nghiệm. Ban biên soạn tài liệu rất mong nhận được những góp ý kịp thời từ các chuyên gia, giảng viên, giáo viên và hết sức quan tâm đến những phản hồi từ phía đối tượng quan trọng nhất của bộ tài liệu này: học sinh của chúng ta./. Trang 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khi hậu Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo GDCD Giáo dục công dân PTBV Phát triển bền vững TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNXH Tự nhiên xã hội GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh Trang 3
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 3 MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRONG NHÀ TRƯỜNG ............................ 7 PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 8 I. VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................................................... 8 1. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam ...................................................................... 8 2. Biểu hiện BĐKH tại thành phố Đà Nẵng ............................................................. 8 3. Kế hoạch ứng phó với BĐKH ............................................................................ 10 II. GIÁO DỤC BĐKH TRONG TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG ............................ 12 1. Giáo dục – chìa khóa để ứng phó với BĐKH ..................................................... 12 2. Quan điểm và nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH .................................... 13 3. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học ................................ 15 a. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa ........... 16 b. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa ........... 18 4. Một số gợi ý về các nội dung của BĐKH ........................................................... 20 III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ BÀI MẪU ..................................................................................................................... 21 1. Xác định địa chỉ tích hợp .................................................................................... 22 2. Thiết kế mẫu mô-đun giáo dục BĐKH ............................................................... 24 3. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung BĐKH ............................ 26 4. Thiết kế mẫu hoạt động ngoại khóa .................................................................... 28 Trang 4
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 29 PHẦN THỨ II: GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................... 30 I. Mục tiêu: ................................................................................................................ 30 II. XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ MẪU.................................... 32 1. Xác định địa chỉ tích hợp .................................................................................... 32 Bảng 2. Thiết kế địa chỉ tích hợp theo bài học ở môn Địa lý lớp 8 và 9 ................... 33 MÔN ĐỊA LÍ 8 ....................................................................................................... 33 MÔN ĐỊA LÍ 9 ....................................................................................................... 34 2. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học .......................................................................... 42 MÔN ĐỊA LÝ, LỚP 8 ................................................................................... 42 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 42 BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM .......................................................... 47 BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH .................................................. 52 BÀI 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM ........................................................... 58 BÀI 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA ............................... 64 BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM ...................................................... 71 BÀI 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM .................................................................... 76 Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM ...................................... 82 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 ................................................................................................. 88 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ ............................................................... 88 Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ .............................. 93 Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP ........................................................................................................... 99 Trang 5
- Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM............................ 103 NGHIỆP, THUỶ SẢN ............................................................................................ 103 Bài 18: VÙNG NÚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tt) ........................... 108 Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) .................................... 113 Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ ....................................................................... 117 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ........................................... 121 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN ......................................................................... 125 Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ................................................................ 130 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................... 134 PHỤ LỤC: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............. 140 I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ? .......................................................................... 139 II. NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH ...................................................................... 143 III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH Ở THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ......................... 146 IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................... 151 ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ....................................... 159 Trang 6
- ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRONG NHÀ TRƯỜNG Sách được dùng làm tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động về giáo dục tích hợp BĐKH vào chương trình học phổ thông (bao gồm chính khóa và ngoại khóa). Mục đích của tài liệu này nhằm cung cấp cơ sở và hướng dẫn chi tiết cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tích hợp BĐKH trong các bài học cụ thể của các môn học ở các bậc học khác nhau. Sách được sử dụng theo trình tự được trình bày, gồm 2 phần: Phần 1- Giới thiệu chung và hướng dẫn phương pháp tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học, bao gồm: cung cấp những thông tin chung về BĐKH, biểu hiện của BĐKH và kế hoạch ứng phó với BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng; nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện giáo dục tích hợp BĐKH thông qua khái niệm và nguyên tắc của giáo dục BĐKH; đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cách biên soạn tài liệu và phương pháp giảng dạy tích hợp BĐKH trong nhà trường phổ thông; đề xuất một số gợi ý cho nội dung và chủ đề của BĐKH ở các cấp bậc học khác nhau; đề xuất phương pháp xác định địa chỉ tích hợp và thiết kế bài mẫu. Phần 2- Thiết kế mẫu một số nội dung giáo dục tích hợp BĐKH ở môn Địa lí cấp THCS (lớp 8, 9), bao gồm: trình bày địa chỉ, nội dung tích hợp BĐKH vào môn Địa lí lớp 8 và 9; thiết kế mẫu bài giảng cho từng bài học bao gồm mục tiêu, nội dung, hoạt động dạy – học và phương pháp giảng dạy; thiết kế chương trình ngoại khóa dựa trên nội dung chương trình chính khóa. Sách được dùng như một tài liệu nguồn để cán bộ, giáo viên thực hiện các họat động giáo dục tích hợp BĐKH ở trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Trang 7
- Phần thứ nhất GIỚI THIỆU CHUNG I. VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một vấn đề thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Việt Nam có bờ biển dài 3,260 km, với diện tích các vùng biển khoảng hơn một triệu km2, gần 3,000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp của các tỉnh ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (Bộ Tài nguyên Môi trường, tháng 6 năm 2009) các biểu hiện chính của BĐKH bao gồm sự tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi về lượng mưa, nước biển dâng và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những thay đổi này sẽ dẫn đến hàng loạt các tác động trực tiếp và gián tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là: làm suy giảm quỹ đất, tăng nguy cơ ngập lụt và thiệt hại về người, phá hủy các công trình bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng ven bờ, tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, phá hủy các tài nguyên và giá trị văn hóa phi vật thể… 2. Biểu hiện BĐKH tại thành phố Đà Nẵng Theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam đến năm 2100, ở vùng Nam Trung Bộ, nhiệt độ không khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ 0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng đang được xem là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả Việt Nam. Với mục tiêu trở thành Thành phố môi trường vào năm 2020, Đà Nẵng đang triển khai rất nhiều hoạt động thân Trang 8
- thiện với môi trường trong công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, quản lý đô thị; đồng thời quan tâm sâu sắc tới những diễn biến phức tạp của BĐKH lên khu vực và thành phố. Theo Kế hoạch ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, BĐKH đã có những biểu hiện rõ rệt tại thành phố Đà Nẵng như sau: Nhiệt độ không khí trung bình có sự gia tăng đáng kể và biến trình nhiệt độ trượt 5 năm từ 1976 – 2006 tại Đà Nẵng. Từ năm 1996-2006, mức biến đổi tốc độ gió cao hơn so với giai đoạn từ năm 1976 – 1996. Hàng năm, có một đến hai cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6 trở lên ảnh hưởng đến Đà Nẵng. Đường đi của các cơn bão trong những năm gần đây rất khó dự đoán. Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận lũ xảy ra trên các đoạn sông ở khu vực Tây Nam của thành phố. Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Vào mùa mưa, các trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0.4- 1.0m giữa đỉnh triều với mực nước sông cao nhất. BĐKH với những biểu hiện và diễn biến phức tạp trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống của người dân thành phố, cụ thể: Trong khu vực nội thành, nhiều đường phố bị ngập úng khi có mưa to hay bão lụt, gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành. Một số cơn bão, mưa lớn ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương, gây thiệt hại rất nhiều về nuôi trồng thủy sản, hoa màu, đường xá, ghe tàu, nhà cửa. Các hộ nghèo trong thành phố chủ yếu là nông dân, ngư dân và người dân sống ở các quận, huyện ven biển, thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Trang 9
- Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp với triều cường đã làm xói lở bờ biển, ăn sâu vào đất liền đến 50m, làm sạt lở các đường giao thông và ảnh hưởng đến việc canh tác, đất sinh hoạt của người dân ở nhiều quận như Liên Chiểu, Thanh Khê và Sơn Trà. Kết quả nghiên cứu và dự đoán ngập lụt do BĐKH tại Đà Nẵng theo kịch bản nước biển dâng lên 100 cm kết hợp với mức ngập lụt do lũ lớn như vào năm 1988 được trình bày theo hình 1. Hình 1: Bản đồ nền (trái) và sau ngập lụt (phải) do lũ kết hợp với nước biển dâng 1m. (Nguồn: Dasgupta và cộng sự, 2007) 3. Kế hoạch ứng phó với BĐKH Xuất phát từ những dự báo về các tác động của BĐKH tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các dự án được triển khai nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. Đồng thời, Chính phủ nước ta cũng đã nỗ lực xây dựng khung pháp lý về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, trong đó nổi bật là chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 2/12/2008. Chương trình này được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: Khởi động (2009 - 2010), triển khai (2011 - 2015) và Phát triển (sau 2015). Mục tiêu chiến lược của chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng ít cácbon và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm Trang 10
- nhẹ BĐKH. Trong 7 nhóm nhiệm vụ đề ra, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 nhấn mạnh việc đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục và đào tạo, đồng thời xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về BĐKH là một trong những chiến lược quan trọng để ứng phó BĐKH. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm. Bên cạnh đó, kịch bản BĐKH ra đời năm 2009 và được cập nhật vào năm 2012 là cơ sở quan trọng để mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng nhằm đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch ứng phó BĐKH đối cụ thể cho mình. Nhìn chung, ứng phó với BĐKH ở nước ta tập trung vào các nhóm hoạt động chính như sau: Các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH; Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với BĐKH; Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương; Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH; Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ GDĐT đã phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu chính là đưa được các nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc Trang 11
- dân. Cụ thể là đến năm 2013 sẽ hoàn thành giáo trình và tài liệu giảng dạy và học tập để ứng phó với BĐKH. Đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, nội dung về BĐKH sẽ được tích hợp vào các môn học phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo. Bên cạnh đó có nhiều hoạt động như xây dựng các tài liệu tham khảo, băng hình cho giáo viên và học sinh, và các modun về ứng phó với BĐKH cho hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc thù của các vùng miền. Ở địa phương, UBND TP Đà Nẵng đã xây dựng Kế hoạch chống chịu với BĐKH trong đó nhấn mạnh nhu cầu nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng như một trong những hành động ưu tiên hàng đầu cho hoạt động ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Sở GDĐT Đà Nẵng mặc dù chưa xây dựng chiến lược riêng cho ngành giáo dục ứng phó với BĐKH nhưng đã lồng ghép nhiều nội dung và hoạt động ứng phó BĐKH trong các hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cho mỗi năm học. Trên cơ sở đó, phòng GDĐT quận Cẩm Lệ đã có kế hoạch hướng dẫn cụ thể cho các trường học trên địa bàn trong ứng phó các vấn đề liên quan đến BĐKH, trong đó tích hợp và lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình học rất được quan tâm. II. GIÁO DỤC BĐKH TRONG TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Giáo dục – chìa khóa để ứng phó với BĐKH Giáo dục ứng phó với BĐKH là một trong những nội dung của Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (PTBV), giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH. Việc tăng cường giáo dục được xem là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của BĐKH hiện tại và trong tương lai. Để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả tác động đến công tác ứng phó BĐKH, Giáo dục BĐKH phải được đặt trong bối cảnh toàn diện, gắn kết chặt chẽ với các hình thức giáo dục khác. Giáo dục BĐKH nên được phát triển dựa trên Giáo dục bảo vệ môi trường, bao hàm Giáo dục giảm thiểu rủi ro thiên tai, song hành với Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp và tuân theo nguyên tắc của Giáo dục cho mọi người và Học tập suốt đời. Nhà trường là một tổ chức chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo cơ bản, đảm bảo thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục theo quy định chặt chẽ, với cơ sở vật chất được trang bị ngày càng tốt hơn. Thêm vào đó, thông tin được truyền Trang 12
- đạt từ trường học sẽ được chia sẻ đến cộng đồng một cách thường xuyên thông qua học sinh, ở một mức độ nào đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức chung của người dân về vấn đề BĐKH. Học sinh với vai trò là “kênh truyền đạt thông tin” sẽ giúp nhân rộng tác động và hiệu quả của giáo dục BĐKH. Mặt khác, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động tổ chức trong trường học sẽ giúp đảm bảo tính thực tiễn và tính bền vững của giáo dục BĐKH. Mối quan hệ trường học-gia đình-cộng đồng là nền tảng vững chắc thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục BĐKH hướng tới sự phát triển bền vững. Hình 2. Mối quan hệ giữa trường học-gia đình-cộng đồng 2. Quan điểm và nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hiện đại đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung và xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Trong công tác dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đời sống ở đô thị, có rất nhiều vấn đề cần phải được đưa vào chương trình dạy học như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục pháp luật, phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông v.v… Tuy nhiên, với quỹ thời gian và nguồn lực Trang 13
- có hạn thì việc lồng ghép nội dung một số môn học là giải pháp khả thi đối với nhiệm vụ giáo dục đa ngành cho học sinh mà không gây áp lực quá tải trong chương trình dạy học. Tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo không còn là một khái niệm mới mà đã được nghiên cứu và ứng dụng từ nhiều thập kỷ trước. Giáo dục BĐKH không chỉ đơn thuần là việc dạy và học về nội dung BĐKH mà thông qua các hoạt động đa dạng để phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH, đồng thời giúp người học có được những hành vi thái độ tích cực trong ứng phó với BĐKH. Do đó, giáo dục tích hợp BĐKH có ba nhiệm vụ chính: một là, cung cấp kiến thức, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến BĐKH cũng như nguyên nhân và tác động của BĐKH đến đời sống con người; hai là, hình thành kỹ năng cần thiết để ứng phó với tác động do BĐKH gây ra; ba là, giáo dục cho học sinh ý thức đạo đức công dân trong việc hợp tác, giúp đỡ cộng đồng cùng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra. Quá trình tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tính phù hợp: việc cung cấp kiến thức, nội dung về BĐKH cần phải phù hợp với mục tiêu của từng cấp, bậc học để góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Trong lồng ghép vào môn học, việc lựa chọn kiến thức và nội dung tích hợp phải dựa trên cơ sở kiến thức sẵn có trong bài học, và không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học. Kiến thức được chọn lọc đưa vào bài giảng phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí, góp phần làm phong phú nội dung bài học. Bên cạnh đó, phải bảo đảm tính phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức và tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. - Tính thực tiễn: nội dung của giáo dục BĐKH cần phải nhấn mạnh đến các vấn đề và tác động của BĐKH đến thực tiễn ở địa phương. Tác động của BĐKH không giống nhau ở các vùng khác nhau, do đó cần phải lưu ý đến đặc tính riêng của vùng miền. Bên cạnh đó, giáo dục BĐKH không chỉ cung cấp kiến thức mà cần phải tạo cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức đã được học nhằm phát triển các kỹ năng thực tế trong việc giảm thiểu các tác động do BĐKH gây ra tại địa phương. Trên cơ sở đó, phát huy cao độ tính tích cực của học sinh, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề về BĐKH, từ đó đưa ra được các biện pháp ứng phó với BĐKH từ cấp độ cá nhân và cộng đồng. Trang 14
- - Tính đa dạng và tương tác: BĐKH có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh do đó nội dung dạy và học cần phải đa dạng, không nên chỉ chú trọng đến một loại hình thiên tai hay một khía cạnh đơn lẻ của BĐKH. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cần phải đặt giáo dục BĐKH trong một bối cảnh rộng lớn hơn để tương tác, bổ sung và phối hợp chặt chẽ cùng với các nội dung giáo dục khác như giáo dục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp... Bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là nền tảng tạo nên tính bền vững của quá trình dạy và học lồng ghép BĐKH. - Tính liên tục và cập nhật: giáo dục về BĐKH phải được tiến hành liên tục từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học. BĐKH là một vấn đề toàn cầu và không ổn định, do đó cần phải có kế hoạch cập nhật, chỉnh sửa chương trình dạy và học phù hợp với từng kịch bản, từng giai đoạn của BĐKH thì mới có thể mang lại tính hiệu quả trong giảm thiểu tác động do BĐKH gây ra. Hình 3. Các nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH 3. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học Trong tài liệu này, giáo dục tích hợp BĐKH được tiến hành trong chương trình chính khóa và ngoại khóa. Việc dạy học chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa là hai bộ phận hữu cơ hợp thành một thể thống nhất trong quá trình GDĐT. Do đó để việc Trang 15
- dạy và học về BĐKH có hiệu quả, cần phải phối hợp một cách khéo léo giữa các hoạt động chính khoá và ngoại khoá, một mặt đảm bảo kiến thức cơ bản và tính logic của nội dung môn học mà không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, mặt khác tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng để có thể ứng phó một cách chủ động và tích cực đối với các vấn đề do BĐKH gây ra. Phần hướng dẫn dưới đây sẽ đưa ra các bước tiến hành cụ thể đối với tích hợp vào chương trình chính khóa và ngoại khóa: a. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa Để tiến hành giảng dạy tích hợp các nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa, cần thực hiện 5 bước như sau: Bước 1: Tiến hành tập huấn cho cán bộ và giáo viên về các kiến thức liên quan đến BĐKH, từ đó định hướng cho việc biên soạn và lồng ghép nội dung BĐKH vào các bài học ở các môn học, cấp học khác nhau. Mục tiêu của việc tập huấn là nâng cao năng lực cho cán bộ và giáo viên trong lĩnh vực BĐKH đồng thời tạo cho cán bộ và giáo viên sự chủ động trong quá trình biên soạn cũng như giảng dạy các nội dung BĐKH. Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp BĐKH trong các bài học, môn học ở các cấp lớp khác nhau. Để làm được điều này, cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ từ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ phụ trách trong lĩnh vực BĐKH của ngành giáo dục, các chuyên gia về BĐKH, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan. Việc xác định địa chỉ tích hợp là một trong những bước cơ bản tạo nên sự thành công của hoạt động giảng dạy tích hợp BĐKH. Xác định địa chỉ tích hợp đúng và chính xác không những tránh được tình trạng quá tải chương trình học mà còn giúp làm phong phú thêm nội dung của môn học. Một bảng địa chỉ đa dạng và bao quát sẽ giúp cho hoạt động giảng dạy lồng ghép được linh hoạt, mềm dẻo, thích ứng với nhiều điều kiện giáo dục cũng như tác động BĐKH ở các vùng khác nhau. Nói cách khác, có thể xem việc xác định địa chỉ tích hợp như một quá trình hình thành nên các con đường, các giải pháp khác nhau cho hoạt động giáo dục BĐKH, nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ mức độ tích hợp cho từng nội dung BĐKH đối với mỗi địa chỉ cụ thể trong chương trình học. Có 3 mức độ tích hợp như sau: Lồng ghép toàn phần: đối với các bài học có nội dung phù hợp hoàn toàn với một nội dung hay một chủ đề của BĐKH Trang 16
- Lồng ghép bộ phận: đối với các bài học có một phần nội dung phù hợp với một nội dung hay một chủ đề của BĐKH Liên hệ: đối với các bài học có nội dung liên quan đến các vấn đề của BĐKH. Nhiều nghiên cứu và thực tiễn dạy học tích hợp BĐKH đã cho thấy việc giảng dạy ở mức độ liên hệ trực tiếp hay gián tiếp có thể được tiến hành ở hầu hết các bài học của các môn học ở cấp bậc học khác nhau. Bước 3: Xây dựng mô đun hoặc bài giảng tích hợp nội dung BĐKH. Dựa vào địa chỉ đã xác định, giáo viên tiến hành chi tiết hóa các nội dung BĐKH vào bài học hoặc đưa ra các mô đun riêng lẽ theo chủ đề của BĐKH. Khi thực hiện bước này, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc của giáo dục tích hợp để tránh việc lồng ghép khiêng cưỡng hoặc nội dung lồng ghép lặp lại, thời lượng phân bố không hợp lý, … Bước 4: Tổ chức dạy học thử nghiệm. Đây là bước quan trọng nhằm giúp giáo viên đánh giá tính chính xác và phù hợp của nội dung, thời lượng tích hợp thông qua việc đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh và hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Bước 5: Điểu chỉnh và cập nhật bài giảng. Dựa vào các nhận xét và đánh giá trong quá trình thử nghiệm, giáo viên tiến hành điều chỉnh nội dung bài giảng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Để đảm bảo tính chính xác của bài giảng, giáo viên cần phải có kế hoạch cập nhật và chỉnh sửa nội dung phù hợp với từng giai đoạn, từng kịch BĐKH. Trang 17
- Hình 4. Các bước tiến hành lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa b. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa Chương trình ngoại khoá các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh. Phương pháp này mang đến cho học sinh một môi trường học tập mang tính cộng tác nhằm cung cấp kiến thức thực tế và phát triển các kỹ năng thích hợp để chống chịu với tác động của BĐKH. Đồng thời, thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp nhà trường gắn kết với các lực lượng xă hội và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Điều 24.2 trong Luật Giáo dục của Việt Nam nêu rõ ngoại khoá bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa có thể được tiến hành theo các bước như sau: Trang 18
- Hình 5. Các bước tiến hành lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa Bước 1: Lựa chọn nội dung, mục tiêu cần hình thành cho học về các vấn đề liên quan đến BĐKH. Để xác định nội dung này, giáo viên cần trả lời cho các câu hỏi: Hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích gì? HS sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ đạt được những gì? Bước 2: Xác định các hoạt động mà bạn muốn tổ chức cho học sinh: Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục BĐKH, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như: đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với BĐKH, thi tìm hiểu về BĐKH toàn cầu, thi hùng biện có nội dung về BĐKH, thi vẽ tranh cổ động, ... Các hoạt động này được thực hiện ngoài giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực. Tùy vào từng nội dung về BĐKH, điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khóa cho phù hợp. Bước 3: Xác định phương tiện hỗ trợ: Tùy vào từng loại hình của buổi ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn phương tiện phù hợp. Ví dụ nếu chương trình ngoại khóa tìm hiểu các kiến thức về BĐKH thông qua trò chơi tập thể, cần có loa đài, kịch bản trò chơi, phương tiện của trò chơi, phần thưởng… Bước 4: Dự trù kinh phí: Các hoạt động ngoại khóa thường bao gồm các trò chơi có phần thưởng để gây hứng thú cho người tham gia, các dụng cụ phương tiên tổ chức đòi hỏi phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Nguồn tài trợ có thể được trích từ ngân sách của trường hoặc kêu gọi tài trợ từ phụ huynh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bước 5: Lập bảng kế hoạch bao gồm: thời gian, nguồn nhân lực, vật lực...Vì số lượng các buổi ngoại khóa trong 1 năm học là hạn chế, do đó cần đăng ký trong lịch công tác của trường để huy động tối đa sự tham gia chủ động của trường. Ngoài ra, có thể kết hợp với các câu lạc bộ, đơn vị tình nguyện để phối hợp tổ chức ngoại khóa cho học sinh. Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu thi môn Giáo Dục Quốc Phòng ĐH Kinh tế KTCN 2010
14 p | 3206 | 897
-
Đề cương chuẩn ôn thi cao học Quản lý giáo dục môn Giáo dục học
31 p | 637 | 87
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn Luật hình sự
27 p | 235 | 49
-
Giáo án Giáo dục quốc phòng, an ninh: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - GV. Phương Bá Thiết
24 p | 195 | 24
-
Báo cáo: Tài liệu chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội
22 p | 258 | 21
-
Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực
78 p | 107 | 17
-
Tham luận: Vận dụng phương pháp định hướng hành động theo lý thuyết của P.I.A Galperin vào dạy học giáo dục học theo hình thức đào tạo tín chỉ
17 p | 282 | 14
-
Tài liệu hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ Cha mẹ nuôi dạy con tốt - 12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
185 p | 22 | 10
-
Tài liệu Hướng dẫn đào tạo dành cho tập huấn viên
59 p | 106 | 9
-
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Tin học (Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018)
67 p | 112 | 9
-
Hướng dẫn quy triển khai quy chế chương trình BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Sở GD & ĐT Lâm Đồng
14 p | 145 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm khảo thí Vitest
117 p | 142 | 6
-
Hướng dẫn đổi mới cách dạy và học môn Giáo dục công dân (Tài liệu dành cho giáo viên)
45 p | 53 | 6
-
Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)
57 p | 105 | 4
-
Tài liệu tập huấn: Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Toán
69 p | 50 | 4
-
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân: Ấn bản đa ngành
191 p | 64 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục phòng tránh đuối nước học sinh
104 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn