TÀI LIỆU KHUNG VỀ<br />
ĐO LƯỜNG, BÁO CÁO &<br />
THẨM ĐỊNH (MRV)<br />
CÓ ĐỀ CẬP TỚI CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ GIÁM SÁT CÁC<br />
CHÍNH SÁCH & GIẢI PHÁP<br />
<br />
Thuộc<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH REDD+ QUỐC GIA<br />
VIỆT NAM<br />
Phiên bản 1<br />
Dự thảo 2 / Tháng 6 năm 2011<br />
<br />
Tài liệu này là Dự thảo 2 (Phiên bản 1) mà sẽ được hoàn thiện<br />
thông qua tham vấn với các bên liên quan chính. Kế hoạch<br />
tham vấn các bên liên quan cho Tài liệu này được cung cấp<br />
trong Phụ lục 1<br />
<br />
[TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1]<br />
<br />
CONTENTS<br />
1<br />
<br />
BỐI CẢNH .............................................................................................................................................................................. 6<br />
<br />
1.1 REDD+ VÀ MRV THEO UNFCCC............................................................................................................................ 6<br />
1.2 BỐI CẢNH CỦA VIỆT NAM ...................................................................................................................................... 8<br />
1.3 MỤC TIÊU & CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ DẪN ......................................................................................................... 9<br />
1.4 PHẠM VI CỦA TÀI LIỆU ........................................................................................................................................ 11<br />
2 CÁCH TIẾP CẬN THEO PHA CHO REDD+............................................................................................................... 12<br />
2.1 PHA I CỦA REDD+: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC & CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................... 12<br />
2.2 PHA II CỦA REDD+: VẬN HÀNH Ở MỨC HOẠT ĐỘNG TRÌNH DIỄN ................................................... 13<br />
2.3 PHA III CỦA REDD+: VẬN HÀNH ĐẦY ĐỦ ..................................................................................................... 14<br />
3 HỆ THỐNG MRV............................................................................................................................................................... 16<br />
3.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG MRV...................................................................................................... 16<br />
3.1.1 Tạo ra Dữ liệu Hoạt động (AD) ................................................................................................................. 17<br />
3.1.2 Ước tính Hệ số Phát thải (EF) .................................................................................................................... 21<br />
3.1.3 Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+ ............................................................................................................ 22<br />
3.2 NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ KHOẢNG TRỐNG NĂNG LỰC TRONG HỆ THỐNG MRV ......................... 25<br />
3.2.1 Tạo ra Dữ liệu Hoạt động (AD) ................................................................................................................. 25<br />
3.2.2 Ước tính Hệ số Phát thải (EF) .................................................................................................................... 29<br />
3.2.3 Điều tra Khí nhà kính cho REDD+ ............................................................................................................ 31<br />
3.3 PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG MRV ................................................................................................................ 32<br />
3.3.1 Đơn vị Phối hợp .............................................................................................................................................. 32<br />
3.3.2 Nền tảng Chia sẻ Thông tin ......................................................................................................................... 32<br />
4 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH & GIẢI PHÁP (PaM) ...................................................... 34<br />
4.1 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CỦA REDD+ ......................................................................................................... 34<br />
4.2 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP (PaM) ......................................................................................................... 35<br />
4.3 NỀN TẢNG CHIA SẺ THÔNG TIN ....................................................................................................................... 36<br />
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................................. 37<br />
PHỤ LỤC 1: Kế hoạch Tham vấn cho Phiên bản 1 của Tài liệu Khung MRV.<br />
ANNEX 2: Năng lực hiện có của FIPI cho Hệ thống MRV<br />
ANNEX 3: Các nghiên cứu đã có về các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng<br />
<br />
2<br />
<br />
[TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1]<br />
<br />
VIẾT TẮT<br />
5MHRP<br />
AD<br />
AWGLCA<br />
CPC<br />
CFIC<br />
CLRIA<br />
CLAI<br />
COP<br />
DPC<br />
EF<br />
FAO<br />
FIPI<br />
FL<br />
FORMIS<br />
FREC<br />
FSIV<br />
LMS<br />
FPD<br />
GDLA<br />
GHG-I<br />
GoV<br />
GPG<br />
GSO<br />
GIZ<br />
HPPMG<br />
ICD<br />
ICRAF<br />
IPCC<br />
LULUCF<br />
MARD<br />
MONRE<br />
MRV<br />
NC<br />
NCI<br />
NFA<br />
NFIMAP<br />
NFL<br />
NGHGEI<br />
NOCCOP<br />
<br />
Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (hay chương trình 661)<br />
Dữ liệu Hoạt động<br />
Nhóm Làm việc Chuyên trách về Hành động Hợp tác Dài hạn (của UNFCCC)<br />
Ủy ban Nhân dân Xã<br />
Trung tâm Tư vấn và Thông tin Lâm nghiệp<br />
Trung tâm Điều tra, Đánh giá Tài nguyên đất<br />
Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai<br />
Hội nghị các Bên<br />
Ủy ban Nhân dân Huyện<br />
Hệ số phát thải<br />
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc<br />
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng<br />
Đất Lâm nghiệp<br />
Hệ thống Thông tin Quản lý Lâm nghiệp<br />
Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp<br />
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
Hệ thống Giám sát Đất đai<br />
Cục Kiểm Lâm<br />
Tổng Cục Quản lý Đất đai<br />
Kiểm kê Khí nhà kính<br />
Chính phủ Việt Nam<br />
Hướng dẫn Thực hành Giỏi<br />
Tổng Cục Thống kê<br />
Hợp tác Quốc tế Đức<br />
Hướng dẫn Quản lý Dự án và Chương trình Hài hòa<br />
Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN & PTNT)<br />
Trung tâm Nông lâm Thế giới<br />
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu<br />
Sử dụng đất, Thay đổi Sử dụng đất và Lâm nghiệp<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
Đo lường, Báo cáo và Thẩm định<br />
Thông báo Quốc gia<br />
Điều tra Các bon Toàn quốc<br />
Đánh giá Rừng Toàn quốc<br />
Chương trình Điều tra, Theo dõi và Đánh giá Rừng Toàn quốc<br />
Đất Ngoài Lâm nghiệp<br />
Điều tra Phát thải Khí nhà kính Quốc gia<br />
Văn phòng Quốc gia về Biến đổi Khí hậu và Bảo vệ tầng Ô zôn<br />
3<br />
<br />
[TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1]<br />
<br />
PaM<br />
PPC<br />
QA/QC<br />
REDD+<br />
RS<br />
SBSTA<br />
UNFCCC<br />
STI VN<br />
STWG-MRV<br />
UN-REDD<br />
VFDS<br />
VNFOREST<br />
<br />
Chính sách và Giải pháp<br />
Ủy ban Nhân dân Tỉnh<br />
Đánh giá Chất lượng/Kiểm soát Chất lượng<br />
Giảm thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng; và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng<br />
bền vững và tăng cường trữ lượng các bon của rừng<br />
Viễn thám<br />
Cơ quan Chi nhánh về Tư vấn Khoa học và Công nghệ<br />
Công ước Khung Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu<br />
Viện công nghệ Vũ trụ Việt Nam<br />
Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về MRV<br />
Chương trình Hợp tác Liên hợp quốc về Giảm Phát thải Khí nhà kính từ Mất rừng và Suy<br />
thoái rừng ở các Nước đang Phát triển<br />
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020<br />
Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam<br />
<br />
4<br />
<br />
[TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1]<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Xây dựng và thực thi các cơ chế nhằm giảm thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng; và vai trò của<br />
bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các bon của rừng (REDD+) đã trở thành một ưu<br />
tiên quốc gia của Chính phủ Việt Nam như là một phần trong các chiến lược quốc gia về thích ứng và giảm<br />
thiểu biến đổi khí hậu. Các nỗ lực REDD+ của Việt Nam đang cố gắng hướng tới những tiêu chuẩn và thẩm<br />
định được quốc tế công nhận theo Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).<br />
Tài liệu này nhằm tạo ra một khuôn khổ cho việc xây dựng, thực thi và vận hành Hệ thống MRV của Việt<br />
Nam, đồng thời đưa ra những hưởng ứng ban đầu đối với nhu cầu phát triển hệ thống Thông tin về các<br />
Biện pháp an toàn và hệ thống giám sát các Chính sách và Giải pháp (PaM) như đã nêu trong Quyết định<br />
1/CP.16 của UNFCCC (Hiệp định Cancun), tuân theo một số quyết định được quốc tế nhất trí gần đây nhất<br />
của UNFCCC và các hướng dẫn về mặt phương pháp luận của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu<br />
(IPCC) khi thích hợp.<br />
Tài liệu Khung này tập trung vào việc mô tả Hệ thống MRV và các thành phần của nó. Các Biện pháp an<br />
toàn và giám sát các PaM cũng được thảo luận trong bối cảnh của việc giám sát/thu thập và cung cấp thông<br />
tin, mối liên hệ qua lại giữa chúng, và mối liên hệ của chúng với Hệ thống MRV. MRV ở đây đề cập đến cam<br />
kết trong Công ước (Điều 4) để “đánh giá lượng khí nhà kính nhân tạo phát thải từ các nguồn và hấp thụ<br />
bởi các bồn có liên quan tới đất rừng”. Hệ thống này phải cho phép nhận dạng và theo dõi các hành động<br />
và quá trình liên quan đến 5 hoạt động đã được xác định của REDD+, tuân theo các cách tiếp cận về mặt<br />
phương pháp luận đã được thông qua hoặc khuyến khích gần đây nhất của IPCC (Quyết định 4/CP.15).<br />
Thông tin về các Biện pháp an toàn ở đây đề cập đến yêu cầu của UNFCCC đối với các Bên nhằm triển khai<br />
các hoạt động của REDD+ để phát triển một hệ thống cung cấp thông tin về cách các Biện pháp an toàn của<br />
REDD+ được giải quyết và tôn trọng trong suốt quá trình thực hiện REDD+ trên nguyên tắc tôn trọng chủ<br />
quyền. Giám sát các PaM là nhu cầu của một quốc gia để tuân theo tất cả các hành động có liên quan đến<br />
việc thực thi các PaM cấp quốc gia về REDD+ và để thu được các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện<br />
các PaM này. Tài liệu Khung này được phát triển để đưa trực tiếp vào tài liệu Chương trình REDD+ Quốc<br />
gia, cho các phần liên quan tới MRV, Thông tin về các Biện pháp an toàn, và giám sát các PaM.<br />
Việc xây dựng và thực thi các hệ thống tương ứng này cùng với các khuôn khổ giám sát khác của REDD+ sẽ<br />
tuân theo cách tiếp cận theo pha được nêu trong khoản 73 của Hiệp định Cancun. Việt Nam hiện đang ở<br />
trong Pha I, xây dựng năng lực quốc gia cho REDD+ dựa trên các sáng kiến và đối tác quốc tế. Trong Pha I<br />
này Việt Nam cũng được yêu cầu định hình cơ cấu tổ chức cho MRV của mình, cũng như cho việc xây dựng<br />
và thực thi một Hệ thống Thông tin về các Biện pháp an toàn và giám sát các PaM. Tài liệu Khung này nhằm<br />
khuyến khích các cuộc thảo luận, để từ đó sẽ đề ra cơ cấu tổ chức và các nhu cầu tăng cường năng lực để<br />
xây dựng và thực thi các thành phần này.<br />
Trong Pha II, Việt Nam sẽ cần bắt đầu thực hiện các chính sách quốc gia và các hoạt động trình diễn, nhằm<br />
đảm bảo rằng chúng là dựa trên kết quả thông qua một hệ thống giám sát rừng quốc gia, và phát triển một<br />
hệ thống để cung cấp thông tin về các Biện pháp an toàn cho REDD+ như UNFCCC quy định.<br />
Ở Pha III, REDD+ sẽ được lồng ghép một cách toàn diện với các cơ chế giảm thiểu khác của UNFCCC, có<br />
nghĩa là các hoạt động REDD+ sẽ cần được đo lường, báo cáo và thẩm định một cách đầy đủ. Điều này sẽ<br />
đòi hỏi một Hệ thống Giám sát Đất đai đang hoạt động để cung cấp các dữ liệu hoạt động về diện tích rừng<br />
và thay đổi diện tích rừng, và một Kiểm kê Các bon Quốc gia cho REDD+ để định lượng lượng phát thải<br />
hoặc hấp thụ cho mỗi hoạt động. Dữ liệu từ hai hệ thống này sẽ được kết hợp lại trong một Kiểm kê Khí<br />
nhà kính cho REDD+ để đệ trình lên UNFCCC.<br />
5<br />
<br />