Tài liệu ôn tập môn GDQP&AN lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 4
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Tài liệu ôn tập môn GDQP&AN lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn GDQP&AN lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY TÀI LIỆU MÔN GDQP&AN KHỐI LỚP 11 (tài liệu dành cho học sinh dùng để ôn tập/ học tập môn GDQP&AN) Tổ : Thể dục – Quốc Phòng NĂM HỌC 2022 – 2023
- BÀI 1: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 1/. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1 trang 43 GDQP 11: Trình bày khái niệm lãnh thổ quốc gia, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Lãnh thổ quốc gia. a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia: Lãnh thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Ban đầu lãnh thổ quốc gia chỉ được xác định trên đất liền dần dần mở rộng ra trên biển , trên trời và trong lòng đất. Lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định. b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Gồm: Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối...(kể cả tự nhiên hay nhân tạo). Vùng nước biên giới : gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối... trên khu vực biên giới giữa các quốc gia . Vùng nước nội thuỷ: được xác định một bên là bời biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vươt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất. Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia. Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền ,máy bay ,các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cưc, khoảng không vũ trụ... ngoài phạm vi lãnh thổ qốc gia minh được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Câu 2 trang 43 GDQP 11: Khái niệm và nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Khái niệm: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp li đối với lãnh thổ.Nhà nước có quyền chiếm hữu,sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của nhà nước nhự lập pháp và tư pháp. b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài. Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó. Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ. Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình. Quốc gia thực hiện quyền tài phán(xét xử) đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình( trừ những trường hợp pháp luật quốc gia , hoặc điều ước quốc tế ma quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác). Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình. Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế,có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh Câu 3 trang 43 GDQP 11: Trình bày khái niệm, các bộ phận cấu thành, nguyên tắc và cách xác định biên giới quốc gia 1. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam. Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện. Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1306 km; Biên giới Việt Nam – Lào dài 2067 km; Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137 km, Việt Nam đã thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở, đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ ngày 25/12/2000, Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. Khái niệm biên giới quốc gia a. Khái niệm : Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo ( Hoàng Sa và Trường Sa ) vùng biển, lòng đất, vùng trời nước CHXHCNVN. b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: Bốn bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không. -Biên giới quốc gia trên đất liền: là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác. -Biên giới quốc gia trên biển: có thể có hai phần:
- +Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau +Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển -Biên giới lòng đất của quốc gia:là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. -Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần: Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. Phần thứ hai, là phần giới quốc trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của giới quốc và khoảng không gian vũ trụ phía trên. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam. a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia: Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau: + Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. + Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam. b. Cách xác định biên giới quốc gia: Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm: + Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (toạ độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi). + Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào. Phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia: -Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới -Đặt mốc quốc giới: -Dùng đường phát quang ( Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu) Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới
- Xác định biên giới quốc gia trên biển: Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan. Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan. Xác định biên giới quốc gia trên không: Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Câu 4 trang 43 GDQP 11: Các quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ biên giới quốc gia. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. -Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm: Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ,biên giới quốc gia đồng thời xác định bảo vệ biên giới quốc gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ bảo vệ tổ quốc. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng bất khả xâm phạmcủa toàn đảng toàn quân toàn dân nhằm bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc. -Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: -Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của đảng nhà nước toàn dân toàn quân trước hết là chính quyền nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang trong đó bộ đội biên phòng làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. -Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới:Nước ta có đường biên giới dài, đi qua địa hình phức tạp hiểm trở có vùng biển rộng.Lực lượng chuyên trách không thể bố trí khép kín trên các tuyến biên giới vì vậy việc quản lý bảo vệ phải dựa vào dân mà trực tiếp là các dân tộc ở vùng biên giới, đậy là lực lượng tại chỗ rất quan trọng. -Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình.Đó vừa là mong muốn vừa là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
- Mọi bất đồng trong quan hệ biên giới Đảng và Nhà nước ta chủ động đàm phán thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. -Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. -Đảng và nhà nước ta xác định bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang của đảng và nhà nước làm nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh trât tự biên giới quốc gia. Nhà nước xây dựng bộ đội biên phòng theo hướng cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại có chất lượng cao, quân số và tổ chức hợp lý. Câu 5 trang 43 GDQP 11: Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia...xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ giới quốc gia: Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới , vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực giới. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ giới quốc gia Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới , biển, đảo của Tổ quốc Câu 6 trang 43 GDQP 11: Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân: Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Trách nhiệm của học sinh
- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng –an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng. Tích cực tham gia các phong của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. 2/. TRẮC NGHIỆM BÀI CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA: 1.Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào? a. Lãnh thổ; dân cư; nhà nước b. Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật c. Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp d. Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc 2. Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, quyết định nhất? a. Dân cư b. Lãnh thổ c. Nhà nước d. Hiến pháp, pháp luật 3.Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào? a. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân b. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội c. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân d. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội 4.Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao gồm những bộ phận nào? a. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng b. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng c. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng d. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng 5.Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào? a. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải b. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa c. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế d. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất 6. Vùng lòng đất quốc gia là: a. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia b. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia c. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia d. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia 7. Vùng trời quốc gia là:
- a. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia b. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia c. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia d. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia 8.Vùng nước quốc gia bao gồm: a. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải b. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới c. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải d. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải 9. Vùng lãnh hải là vùng biển a. Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia b. Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia c. Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia d. Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia 10. Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu? a. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải b. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải c. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế d. 12 hải lí tính từ đường bờ biển 11.Vùng nội thủy là vùng nước: a. Nằm ngoài đường cơ sở b. Bên trong đường cơ sở c. Nằm trong vùng lãnh hải d. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải 12.Vùng đất của quốc gia bao gồm: a. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia b. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia c. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia d. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia 13.Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm: a. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới b. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển c. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền 14.Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm: a. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia b. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia c. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia 15.Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn a. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải b. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải c. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
- d. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải 16.Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào? a. Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau b. Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao c. Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia d. Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất 17.Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì? a. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó b. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó c. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó d. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó 18.Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là a. Văn hóa, là ý chí của dân tộc b. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc c. Truyền thống của quốc gia, dân tộc d. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia 19.Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào? a. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối b. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới c. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới d. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ 20.Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải còn có những vùng biển nào? a. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa b. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa c. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa d. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 21. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển? a. Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí b. Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí c. Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí d. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí 22. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển? a. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lí là vùng lãnh hải b. Từ mép ngoài lãnh hải ra ngoài 12 hải lí là vùng tiếp giáp lãnh hải c. Từ mép ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển là vùng đặc quyền kinh tế cách 200 hải lí so với đường cơ sở d. Tính từ vùng lãnh hải ra biển 200 hải lí lãnh hải là vùng thềm lục địa 23.Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là: a. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế
- b. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế c. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ d. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực 24.Đường biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam dài bao nhiêu km? a. 4540 km b. 4530 km c. 4520 km d. 4510 km 25.Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những quốc gia nào? a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma b. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia c. Trung Quốc, Lào, Campuchia d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia 26.Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào? a. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin b. Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia d. Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài loan 27.Biến Đông được bao bọc bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin b. Việt Nam, Trung Quốc ( bao gồm cả Đài Loan), Campuchia, Thái Lan, Singgapo, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin, c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Đài Loan d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin 28.Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì? a. Là đường lãnh thổ của một quốc gia b. Là giới hạn ngoài của mặt đất quốc gia c. Là mặt phẳng giới hạn không gian của một quốc gia d. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia 29.Một trong những nội dung về chủ quyền biên giới quốc gia là gì? a. Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đối với lãnh thổ b. Chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ c. Là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ d. Thuộc chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ 30.Tên gọi nào sau đây không chuẩn về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia? a. Đường biên giới trên bộ b. Biên giới trên không c. Biên giới trên biển d. Biên giới quốc gia trên đất liền 31. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền theo cách nào? a. Theo các bản làng vùng biên b. Theo độ cao, thấp của mặt đất trong khu vực c. Theo các điểm, đường, vật chuẩn
- d. Theo ranh giới khu vực biên giới 32.Phương pháp cố định đường biên giới quốc gia không có nội dung nào sau đây? a. Dùng đường phát quang b. Đặt mốc quốc giới c. Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới d. Cử lực lượng canh gác giữ quốc giới 33.Một trong các phương pháp cố định đường biên giới quốc gia là gì? a. Xây dựng làng biên giới b. Xây tường mốc biên giới c. Đặt mốc quốc giới d. Xây dựng ranh giới quốc giới 34.Với quốc gia ven biển, đường ranh giới ngoài vùng lãnh hải của đất liền, của đảo và quần đảo gọi là gì? a. Là thềm lục địa quốc gia trên biển b. Là mốc biên giới quốc gia trên biển c. Là đường biên giới quốc gia trên biển d. Là khu vực biên giới quốc gia trên biển 35.Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng nội thủy của quốc gia ven biển? a. Chỉ được vào vùng nội thủy khi được phép của quốc gia ven biển b. Không được quốc gia ven biển cho phép với bất kì lí do nào c. Tự do vào vùng nội thủy dù không có sự đồng ý của quốc gia ven biển d. Đi qua không gây hại như vùng lãnh hải 36.Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng lãnh hải của quốc gia ven biển? a. Tự do hàng hải b. Đi qua không gây hại c. Không được phép đi qua d. Được phép, nhưng hạn chế việc đi qua 37.Một trong những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia là gì? a. Phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới b. Tăng cường hơn nữa sức mạnh quốc phòng khu vực biên giới c. Tăng cường lực lượng quân đội d. Xây dựng nhiều công trình quốc phòng nơi biên giới 38.Chế độ pháp lí của vùng nội thủy theo Công ước quốc tế về luật biển như thế nào? a. Thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển b. Thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia c. Thuộc quyền xét xử đầy đủ của quốc gia ven biển d. Thuộc quyền chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển 39.Một trong những nội dung về vị trí, ý nghĩa xây dựng, quản lí khu vực biên giới quốc gia là gì? a. Luôn tăng cường sức mạnh về quốc phòng b. Để phát triển nền ngoại giao của đất nước c. Nhằm tăng cường sức mạnh trong quan hệ đối ngoạ
- d. Ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài 40.Chế độ pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khác với chế độ pháp lí của vùng lãnh hải như thế nào? a. Hai vùng này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia b. Vùng này vẫn thuộc chủ quyền đầy đủ của quốc gia c. Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối với hai vùng d. Quốc gia có chủ quyền với hai vùng như vùng Lãnh hải 41.Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào? a. Được hoạch định phân giới cắm mốc theo ý đồ của nước lớn b. Phân giới cắm mốc thông qua hành động quân sự c. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua tranh chấp d. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng 42.Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện gồm nội dung gì? a. Vững mạnh về văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch và dịch vụ b. Vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh c. Mạnh về tư tưởng - văn hóa, trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế d. Mạnh về quân sự - an ninh, văn hóa, du lịch 43.Vận động quần chúng tham gia quản lí, bảo vệ biên giới có nội dung gì? a. Tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân cho khu vực biên giới b. Thường xuyên nắm chắc tình hình biên giới c. Giáo dục về ý thức độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước cho nhân dân d. Tăng cường vũ trang cho quần chúng nhân dân 44.Nội dung nào sau đây không đúng với những quan điểm của Đảng nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia? a. Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm b. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân c. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình d. Phải tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng bảo vệ biên giới 46.Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định đường biên giới quốc gia? a. Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới b. Phát quang đường biên giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới c. Đặt mốc quốc giới và phát quang đường biên giới d. Đánh dấu bằng các tọa độ và phát quang đường biên giới 47.Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là: a. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ phụ thuộc vào bên ngoài b. Tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia c. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ phụ thuộc vào quốc tế d. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ không được xác định 49.Quốc gia có quyền áp dụng trên lãnh thổ của mình a. Các biện pháp cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản với mọi hoạt động
- b. Biện pháp tịch thu tài sản của nước ngoài hoạt động trên lánh thổ c. Các biện pháp cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản với hoạt động bất hợp pháp d. Cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản 50.Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia không bao gồm nội dung nào sau đây? a. Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện b. Vận động quần chúng nhân dân ở biên giới tham gia tự quản đường biên c. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh d. Tăng cường hoạt động ngoại giao khu vực biên giới 51.Trên sông mà tàu thuyền đi lại được thì cách xác định biên giới quốc gia như thế nào? a. Không xác định biên giới dọc theo sông b. Giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông c. Bờ sông bên nào là biên giới quốc gia bên đó d. Giữa lạch ở khu vực cửa sông 52. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì xác định biên giới quốc gia ở đâu, nếu sông suối đổi dòng xác định như thế nào? a. Giữa sông, suối; nếu đổi dòng biên giới vẫn giữ nguyên b. Bờ sông, suối của mỗi bên; thay đổi theo dòng chảy c. Giữa sông, suối; nếu đổi dòng biên giới thay đổi theo d. Không xác định được biên giới 53.Trên mặt cầu bắc qua sông suối có biên giới quốc gia, việc xác định biên giới như thế nào? a. Đầu cầu bên nào là biên giới quốc gia bên đó b. Biên giới dưới sông, suối ở đâu thì biên giới trên cầu ở đó c. Biên giới chính giữa cầu, không kể đến biên giới dưới sông, suối d. Biên giới trên cầu là chính giữa dưới sông, suối 54.Xác định biên giới quốc gia trên biển bằng cách nào và ở đâu? a. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía trong của lãnh hải b. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của lãnh hải c. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải BÀI 2:CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN PHẦN A: NỘI DUNG I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN 1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân - Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân. - Nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch. - Được tổ chức chuẩn bị chu đáo, luyện tập diễn tập thuần thục trong thời bình, sẵn sàng chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra. - Coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu quả là chính. - Đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay địch, bắt giặc lái.
- - Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, giảm thiệt hại, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972). - Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức: + Chủ động sơ tán, phòng tránh. + Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch. - Hai hình thức đó quan hệ chặt chẽ thể hiện tính chủ động tích cực nhằm đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. - Ngày 20/5/1963 Bộ Chính trị ra chỉ thị đầu tiên về công tác phòng không. - Ngày 25/7/1963 Chính phủ ra Nghị định số 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không. - Tháng 01/1964 Bộ Tổng tham mưu QĐND tổ chức hội nghị phòng không miền Bắc lần thứ nhất. - Ngày 23/12/1964 Chính phủ thành lập Uỷ ban phòng không nhân dân Trung ương. Yêu cầu, nhiệm vụ công tác Phòng không nhân dân trong thời kỳ mới Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao. Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn. Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh. Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực a. Phát triển về vũ khí trang bị: Đa năng, tầm xa, tác chiến điển tử mạnh. Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại. Độ chính xác cao, sức công phá mạnh. b. Phát triển về lực lượng: Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả. Tính tổng thể cao. Cơ cấu hợp lý, cân đối. Có khả năng độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ. c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến: Tiến công hoả lực đường không phát triển mang tính đột phá. Là một kiểu chiến tranh mới - chiến tranh bằng tiến công hoả lực từ xa với các nguyên nhân sau: + Tiến công hoả lực ngoài phạm vi biên giới, vùng trời, vùng biển của một quốc gia, tránh được thương vong về sinh lực. + Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian.
- + Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào ngoại giao giữa các nước tham chiến. thậm chí không cần cả Liên hợp quốc cho phép như ở Nam Tư (1999), I Rắc(2003). + Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt được mục đích chính trị. 2. Phương thức tiến hành tiến công hoả lực đối với nước ta a. Tiến công từ xa “phi tiếp xúc”. b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm. Lý do: - Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu di động, cơ động. - Một số lớn mục tiêu, địch nắm không chắc. - Số lượng tên lửa có hạn. c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu - Chia đợt và các mục tiêu đánh: + Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không, + Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não. + Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự Thủ đoạn hoạt động: + Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình để tạo bất ngờ. + Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị, + Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiên đại. + Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế... 3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân a. Đặc điểm: Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị. Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại. Trong tình hình đổi mới của đất nước. Cần lưu ý: + Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ. + Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp. - Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng. b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân: - Phải kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh. Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh tổng hợp, phương châm:“Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động - kết hợp giữa thời bình và thời chiến”. - Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch. Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống. Cụ thể là: + Phòng tránh: Sơ tán, phân tán, phòng tránh tại chỗ. + Chuẩn bị từ trước: Kế hoạch sơ tán, phòng tránh, tổ chức chỉ đạo... Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm
- - Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung. 4. Nội dung công tác phòng không nhân dân. a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân: Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ của mọi công dân. Hiểu biết các kiến thức phòng không phổ thông. - Huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách. b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phácủa địch: - Yêu cầu: 3 + Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, đảm bảo phát hiện, thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống. + Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình để bố trí các đài quan sát. + Kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin để thông báo, báo động phòng không. - Nội dung: 5 + Tổ chức các đài quan sát mắt. + Tổ chức thu tin tức tình báo trên không. + Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động trong nhân dân. + Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động. + Trang bị khí tài cho các đài quan sát. c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh: - Yêu cầu: 5 + Đảm bảo an toàn. + Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống. + Không tạo ra mục tiêu mới. + Không gây hoang mang, rối loạn ở nơi sơ tán. + Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi. Nội dung: * Sơ tán, phân tán: 3 nội dung: + Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người, xí nghiệp, cơ quan, nhà máy... + Sơ tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiên với lực lượng phải ở lại bám trụ để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và đời sống nhân dân. + Thực hiện phân tán, giãn dân, tài sản ở các trọng điểm đánh phá. * Tổ chức phòng tránh: 7 nội dung: + Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản... + Xây dựng các công trình ngầm. + Xây dựng hệ thống hầm, hào. + Nguỵ trang. + Khống chế ánh sáng. + Xây dựng công trình bảo vệ. + Phòng gian giữ bí mật d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu: - Cách đánh: + Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng. + Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.
- - Lực lượng: + Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt. + Phát động toàn dân, huy động mọi lực lượng. - Trang bị: + Hiện có. + Hiện đại. + Chưa hiện đại. + Thô sơ. e. Tổ chức khắc phục hậu quả. - Yêu cầu: 3 + Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ. + Tổ chức chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng. + Tích cực, chủ động, kịp thời. Nội dung: 5 + Tổ chức cứu thương:Tự cứu, các tuyến cấp cứu. + Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp. + Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển. + Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin... + Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống xã hội. 5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp PHẦN B: TRẮC NGHIỆM 1. Phòng không nhân dân ( PKND) chủ yếu do lực lượng nào tiến hành ? a. Đông đảo quần chúng nhân dân b. Quân đội nhân dân Việt Nam c. Nhân dân trong khu vực trọng điểm d. Lực lượng phòng không nhân dân 2. Phòng không nhân dân ( PKND) phải được tiến hành như thế nào ? a. Tổ chức khẩn trương, luyện tập, diễn tập ngay trong thời bình b. Tổ chức, chuẩn bị chu đáo, luyện tập, diễn tập ngay trong thời bình c. Chuẩn bị chu đáo, luyện tập, diễn tập thường xuyên trong thời chiến d. Chuẩn bị tốt, thường xuyên luyện tập, diễn tập trong tháng thời bình 3. Công tác phòng không nhân dân ( PKND) lấy hoạt động nào là chính? a. Đánh trả quân địch ngay từ đầu để giảm bớt tổn thất b. Đánh trả tốt, khắc phục hậu quả nhanh, giảm bớt tổn thất c. Sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu quả, giảm bớt tổn thất d. Coi trọng công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả 4. Một trong những mục dích của công tác phòng không nhân dân là: a. Bảo vệ mục tiêu trọng yếu về kinh tế của đất nước b. Bảo vệ mục tiêu trọng yếu về quốc phòng của đất nước c. Bảo vệ mục tiêu chiến lược về quân sự và kinh tế của đất nước d. Bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo vệ mục tiêu quan trọng của đất nước 5. Một trong những nội dung khái niệm về công tác phòng không nhân dân là:
- a. Tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với cuộc tiến công bằng đường không của địch. b. Dùng các biện pháp hiệu quả nhất của nhân dân nhằm đối phó với cuộc tiến công bằng quân sự của địch. c. Tổng hợp các biện pháp và hoạt động quân sự nhằm đối phó với cuộc tiến công bằng đường không của địch. d. Sử dụng các biện pháp và hoạt động của quân đội nhân dân nhằm đối phó với cuộc tiến công bằng máy bay của địch. 6. Từ năm 1964-1972, đế quốc Mĩ tiến hành tiến công đường không Miền Bắc nước ta nhằm mục đích gì? a. Phá hoại và thủ tiêu chế độ XHCN ở Miên Bắc nước ta b. Chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân hai miền, làm mất đi sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam c. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến d. Phá hoại tiềm lực kinh tế của ta, ngăn chặn sự chi viện của các nước XHCN cho Việt Nam 7. Quy mô lớn nhất về tiến công đường không của Mĩ với Miền Bắc nước ta vào thời gian nào? a. Từ 5/8/1964 đến 30/8/ 1964 b. Từ 18/3/1974 đến 27/3/ 1975 c. Từ 4/3/1974 đến 3/4/ 1975 d. Từ 18/12/1972 đến 29/12/ 1972 8. Chủ trương biện pháp công tác phòng không trong thời kì chống Mĩ tiến hành với hình thức nào? a. Kiên quyết bảo vệ, chủ động tiến công b. Chủ động sơ tán, phòng tránh; Kiên quyết đánh trả c. Chủ động phòng ngừa, khắc phục hậu quả d. Tập trung bảo toàn lực lượng, tạo thời cơ đánh trả tốt 9. Một trong những nội dung chủ trương biện pháp công tác phòng không trong thời kì chống Mĩ là: a. Lực lượng phòng không phải chủ động đánh trả nhanh, kiên quyết và hiệu quả b. Lực lượng quân đội phải chủ động đánh trả nhanh, kiên quyết và hiệu quả c. Chủ động phòng tránh, đánh trả mang tính chủ động tích cực và kiên quyết d. Chủ động tích cực và kiên quyết trong phòng tránh, đánh trả hiệu quả 10. Vì sao công tác phòng không phải bao gồm cả sơ tán, phòng tránh và sẵn sàng đánh trả? a. Để giữ gìn lực lượng ta càng đánh càng vững mạnh b. Bảo vệ tài sản của nhân dân, sẵn sàng chi viện cho chiến trường c. Phòng tránh, sơ tán để tạo điều kiện cho đánh trả có hiệu quả d. Vừa chủ động đánh địch bảo toàn tiềm lực, vừa sơ tán phòng tránh để hạn chế tổn thất, giữ vững sản xuất, ổn định đời sống nhân dân 11. Chính phủ ra Nghị định 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không nhân dân vào ngày tháng năm nào?
- a. 7. 1965 b. 7. 1964 c. 20. 3. 1963 d. 7. 1963 12. Tổng số máy bay của đế quốc Mĩ do lực lượng phòng không Dân quân tự vệ bắn rơi ở Miền Bắc từ năm 1964-1972 là bao nhiêu? a. 424 chiếc b. 425 chiếc c. 426 chiếc d. 427 chiếc 13. Trong giai đoạn hiện nay, nếu xảy ra chiến tranh, công tác phòng không cần lưu ý một trong những đặc điểm gì? a. Địch sẽ chủ yếu sử dụng các loại vũ khí điện tử hiện đại b. Địch sẽ sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao để tiến công xâm lược c. Địch sử dụng hạn chế các loại vũ khí hiện đại để tiến công xâm lược d. Khả năng địch sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến công xâm lược 14. Trong tình hình mới, khi xẩy ra chiến tranh, tiến công của địch có đặc điểm gì? a. Tiến công liên tục từ xa vào lực lượng vũ trang của ta b. Tiến công liên tục, dài ngày vào các mục tiêu cố định c. Thời gian tiến công có thể ngắn nhưng khốc liệt và tàn phá lớn d. Tiến công chớp nhoáng, đánh nhanh, thắng nhanh bằng đường bộ 15. Trong tình hình mới, nếu xảy ra chiến tranh, mức độ quyết liệt như thế nào? a. Tính quyết liệt tăng dần theo thời gian xẩy ra chiến tranh b. Mức độ quyết liệt phụ thuộc vào khả năng bảo đảm chiến tranh c. Quyết liệt tăng theo thời gian, nhất là những ngày cuối chiến tranh d. Quyết liệt ngay từ những ngày đầu chiến tranh 16. Trong tình hình mới, Nghị định 65/2002/NĐ//CP của Chính phủ thay thế Nghị định 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không nhân dân ra ngày nào? a. 01 - 7 - 2002 b. 01 – 8 - 2002 c. 01 - 9 - 2002 d. 01 - 10 - 2002 17. Xu hướng phát triển hiện nay của vũ khí trang bị như thế nào ? a. Tàng hình, tầm bắn ngắn nhưng có độ chính xác cao b. Tàng hình, tầm bắn xa, độ chính xác cao, sức công phá mạnh c. Tương đối hiện đại nhưng có độ chính xác tuyệt đối d. Bố trí cố định để bảo đảm an toàn trước đối phương 18. Xu hướng phát triển hiện nay về nghệ thuật tác chiến? a. Có thể tiến công từ xa, ngoài phạm vi biên giới, vùng trời b. Tiến công từ bên trong có sự chi viện từ biên giới, vùng trời c. Tiến công từ biên giới trên bộ và vùng trời d. Có thể tiến công đánh chiếm biên giới, vùng trời 19. Xu hướng phát triển hiện nay về nghệ thuật tác chiến?
- a. Tiến công vào vùng biển của một quốc gia b. Có thể tiến công từ xa, ngoài vùng biển của quốc gia c. Tiến công trực tiếp, chủ yếu trên vùng trời của quốc gia d. Tiến công chủ yếu vào biển, đảo quốc gia 20. Xu hướng phát triển hiện nay về nghệ thuật tác chiến? a. Trực tiếp chiếm đất để áp đặt về chính trị b. Không trực tiếp chiếm đất, không áp đặt về chính trị c. Có thể trực tiếp chiếm đất để áp đặt về quân sự d. Có thể không trực tiếp chiếm đất, nhưng áp đặt về chính trị 21. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công đường không hiện nay của địch như thế nào? a. Tiến công từ xa b. Tiến công trực tiếp c. Đánh gần d. Đánh trực tiếp 22. Nội dung nào không phải là thủ đoạn trong tiến công đường không của địch ? a. Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện vũ khí để tiến công b. Vũ khí đánh từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu cùng một lúc c. Đánh đêm, đánh ác liệt từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ liên tục d. Đánh lẻ, dài ngày, chủ yếu diễn ra trên mặt đất 23. Nội dung nào không phải là thủ đoạn trong tiến công đường không của địch? a. Trinh sát năm chắc mục tiêu, nghi binh, tác chiến điện tử mạnh b. Máy bay, vũ khí, phương tiện đột nhập ở độ cao thấp c. Đánh đêm để tạo bất ngờ d. Đánh lâu dài làm tê liệt sức chiến đấu của đối phương 24. Thủ đoạn kết hợp tiến hành tiến công đường không của địch là gì? a. Đánh mạnh từ bên trong kết hợp với răn đe quân sự bên ngoài b. Kết hợp vừa đánh vừa đàm; vừa đánh vừa giữ đất c. Kết hợp tiến công hỏa lực với các hoạt động lật đổ, khủng bố và phá hoại từ bên trong nước đối phương d. Chống phá về chính trị là chủ yếu kết hợp răn đe quân sự 25. Trong công tác phòng không nhân dân, lực lượng nào sau đây làm nòng cốt? a. Lực lượng phòng không của các địa phương b. Lực lượng phòng không, không quân của các tỉnh, thành phố c. Bộ đội phòng không, không quân của quân đội d. Lực lượng phòng không, không quân của các xã, phường 26. Công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới có yêu cầu gì? a. Nhà nước phát huy sức mạnh của tổng hợp của các cấp, các ngành b. Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành c. Nhà nước làm là chính và phát huy sức mạnh của tổng hợp của toàn dân, các cấp, các ngành d. Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh của tổng hợp của toàn dân, các cấp, các ngành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn GDQP&AN lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
13 p | 19 | 6
-
Đề cương ôn tập môn GDQP&AN lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
16 p | 10 | 6
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDQP-AN lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
11 p | 13 | 5
-
Đề cương môn GDQP&AN lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
98 p | 12 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn GDQP&AN lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
27 p | 7 | 5
-
Đề cương ôn tập môn GDQP&AN lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
35 p | 10 | 5
-
Tài liệu môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 - Trường THPT Đào Sơn Tây
31 p | 14 | 5
-
Tài liệu môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 - Trường THPT Đào Sơn Tây
88 p | 9 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 p | 7 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
1 p | 11 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
2 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
11 p | 7 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 p | 4 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
3 p | 21 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn GDQP-AN lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
3 p | 9 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
29 p | 9 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
33 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn