Tài liệu tham khảo: Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa trào tiếu dân gian)
lượt xem 4
download
Trong cuốn sách về Rabelais (1) chúng tôi đã cố gắng chỉ ra rằng những nguyên tắc cơ bản trong sáng tác của nhà văn vĩ đại này được quyết định bởi nền văn hoá trào tiếu dân gian của quá khứ. Một trong những nhược điểm căn cốt của ngành nghiên cứu văn học đương thời là ở chỗ nó cố gắng nhồi nhét toàn bộ văn học
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa trào tiếu dân gian)
- Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa trào tiếu dân gian)
- Trong cuốn sách về Rabelais (1) chúng tôi đã cố gắng chỉ ra rằng những nguyê n tắc cơ bản trong sáng tác của nhà văn vĩ đại này được quyết định bởi nền văn hoá trào tiếu dân gian của quá khứ. Một trong những nh ược điểm căn cốt của ngành nghiên cứu văn học đương thời là ở chỗ nó cố gắng nhồi nhét to àn bộ văn học – trong đó có văn học Phục Hưng nói riêng – vào khuôn khổ của văn hoá chính thống. Nhưng thực ra sáng tác của Rabelais chỉ có thể thật sự hiểu đ ược trong dòng chảy của văn hoá dân gian, nền văn hoá ấy trong mọi giai đoạn phát triển của mình luôn đối nghịch với văn hoá chính thống và đã xác lập nên một giác độ nhìn nhận đặc biệt về thế giới và những hình thức đặc biệt để phản ánh nó bằng h ình tượng. Nghiên cứu văn học và mỹ học thường xuất phát từ những biểu hiện hạn hẹp và nghèo nàn của tiếng cười trong văn học ba thế kỷ gần đ ây, và cố gắng nhét cả tiếng cười thời Phục Hưng vào những quan niệm hạn hẹp đó về tiếng c ười và cái hài; nhưng thực ra những quan niệm đó c òn xa mới đủ thậm chí chỉ để hiểu được Molière. Rabelais là người thừa kế và hoàn tất tiếng cười dân gian của hàng nghìn năm ấy. Sáng tác của ông là chiếc chìa khóa không thể thay thế đối với toàn bộ nền văn hoá trào tiếu châu Âu trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất v à độc đáo nhất của nó. C húng tôi xin đ ề cập đến ở đây một hiện t ượng quan trọng nhất trong v ăn học tr ào tiếu thời đại mới – s áng tác c ủa Gogol. Chúng tôi chỉ quan tâm đến các yếu tố văn hoá tr ào tiếu dân gian trong sáng tác của ông. Chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của Rabelais đến Gogol (qua Sterne và trường phái tự nhiên Pháp). Ở đây đối với chúng tôi chỉ quan trọng những đặc điểm nào trong sáng tác c ủa Gogol mà chúng - không phụ thuộc vào Rabelais - được quyết định bởi mối liên hệ trực tiếp của Gogol với những hình thức hội hè dân gian trên quê hương thân th iết của ông. Đời sống hội chợ và hội hè dân gian ở Ukraina, vô c ùng quen thuộc với Gogol, đã tạo nên phần lớn những truyện ngắn trong Chiều chiều trong xóm gần Dikanka như Hội chợ ở Sorochintsy, Đêm tháng năm, Đêm Giáng sinh, Bu ổi tối
- trước lễ Ivan Kupal. Chính m ảng đề tài ngày lễ và không khí hội hè vui vẻ phóng khoáng đã quyết định cốt truyện, các hình tượng và giọng điệu của các truyện ngắn này. Lễ hội, những tín niệm đi kèm với nó, không khí tự do và vui vẻ đặc biệt của nó đã đưa cuộc sống ra khỏi nếp s ống thường nhật và biến cái không thể thành có thể (trong đó có cả việc diễn ra những cuộc hôn nhân tr ước đó là không thể). Cả trong những truyện ngắn thuần túy hội hè chúng tôi vừa nêu lẫn trong những truyện ngắn khác đóng vai trò quan trọng nhất là những trò quỷ vui nhộn, rất gần gũi về tính cách, giọng điệu và chức năng với những “linh thị” vui nhộn về âm phủ và các vở quỷ kịch được diễn trong các hội carnaval(2). Đồ ăn, thức uống và sinh hoạt tính giao trong những truyện ngắn đó mang tính chất hội hè, tính chất carnaval của lễ tiễn mùa đông. Chúng tôi xin nhấn mạnh thêm vai trò to lớn của sự cải trang, các trò lừa đủ loại cũng như những màn đánh đấm và hạ bệ. Cuối cùng, tiếng cười của Gogol trong các truyện ngắn đó là tiếng cười hội hè dân gian thuần tuý. Nó nhị chức năng và duy vật một cách tự phát. Cái nền tảng dân gian đó đ ã được lưu giữ đến cùng trong tiếng cười Gogol, mặc dù có những biến đổi quan trọng về sau. Những lời nói đầu cho Chiều chiều (đặc biệt trong phần một) về mặt kết cấu và văn phong rất gần gũi với những lời nói đầu của Rabelais. Chúng đ ược xây dựng theo giọng điệu những chuyện phiếm suồng s ã một cách cố ý với độc giả; lời nói đầu cho phần một bắt đầu bằng một tràng mắng mỏ tương đối dài (tuy đây không phải của bản thân tác giả, mà là lời mắng dự đoán của độc giả): “Cái quái g ì thế này: Chiều chiều trong xóm gần Dikanka? Chiều chiều gì vậy? Mà lại một anh nuôi ong nào đó!..”. Và tiếp theo là những câu rủa đặc trưng (“một thằng ranh rách tướp nào đó, xem ra rõ đồ bỏ đi, đang sục sạo ở sân sau...”), những lời thề và nguyền rủa (“hãy giết nó đi”, “cầu cho quỷ dữ đẩy bố chúng nó rơi xuống cầu”, v.v...). Cũng gặp những h ình tượng đặc trưng kiểu này: “Bàn tay của Phoma Grigorievich, lẽ ra phải nắm lại và giơ ngón tr ỏ thì lại chìa về phía tấm bánh bột". Cũng có câu chuyện về cậu học tr ò Latinh hoá (đối chiếu với tình tiết về chàng sinh viên ở Limuzin của Rabelais). Phần kết lời nói đầu mô tả hàng loạt đồ ăn, tức là các hình tượng tiệc tùng. Xin dẫn ra một hình tượng rất đặc trưng về tuổi già nhảy nhót (gần như là thần chết nhảy nhót) trong Hội chợ ở Sorochintsy : “Tất cả đều nhảy. Nhưng có lẽ một cảm
- giác lạ lùng hơn, khó đoán đ ịnh hơn sẽ trào lên từ đáy sâu tâm hồn khi ta nhìn những bà già mà trên gương mặt lụ khụ của họ đã phảng phất sự lãnh đạm của nấm mồ, đang chen lấn giữa đám người tươi mới, sống động, vui cười. Thật là những kẻ vô tâm! Thậm chí chẳng có một niềm vui trẻ thơ, một tia lửa đồng cảm nào, mà chỉ một cơn say đưa đẩy họ, tựa hồ những cỗ máy tự động vô sinh khí đ ược người thợ máy lên dây cót, làm một cái gì đó từa tựa con người, họ lặng lẽ lắc lư những cái đầu ngây ngất, khẽ nhảy trong đám đông vui nhộn, thậm chí chẳng thèm để mắt tới cặp vợ chồng mới cưới”. Trong Mirgorod và Taras Bulba đã xuất hiện những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Các truyền thống của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị từng rất mạnh mẽ và sống động ở Ukraina (cũng như ở Belorussia). Vườn ươm chúng chủ yếu là các trường học của nhà thờ, cả trung học lẫn đại học (ở Kiev c òn có “ đồi thánh Genevie” riêng của mình với những truyền thống tương tự). Các học trò trường dòng (các tu sinh), các tăng lữ cấp thấp, “những thầy tu lang thang” khi đi hành hương đã tung tán khắp Ukraina thứ văn chương truyền khẩu giải trí của những truyện hài, tiếu lâm, những hý phỏng ngô n từ đoản thiên, những sách ngữ pháp giễu nhại, v.v... Các trò giải trí học đường với tính chất đặc thù và quyền tự do của chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hoá ở Ukraina. Truyền thống nghịch dị trong các trường học Ukraina (không chỉ các trường của nhà thờ) vẫn còn sống động vào thời Gogol và thậm chí muộn hơn. Chúng s ống trong cung cách đàm thoại quanh bàn ăn của giới trí thức b ình dân Ukraina (chủ yếu xuất thân từ môi trường tôn giáo). Gogol không thể không biết trực tiếp chúng dưới hình thức truyền khẩu sinh động. Ngoài ra, ông còn biết rất rõ chúng từ các cội nguồn sách vở. Cuối c ùng, những yếu tố căn bản của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị đ ã được Gogol hấp thụ từ Narezhnyi(3), sáng tác của nhà văn này thấm đ ượm chúng. Tiếng cười giải trí phóng khoáng của cậu học trò trường dòng rất gần gũi với tiếng cười hội hè dân gian vang lên trong Chiều chiều, đồng thời tiếng cười của các tu sinh Ukraina ấy lại là tiếng vọng xa xăm kiểu Kiev của “risus paschalis” (tiếng c ười Phục sinh) phương Tây. Vì thế những yếu tố folklore hội hè dân gian Ukraina và những yếu tố của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị tu sinh trường dòng đã kết hợp một cách hữu c ơ và nhuần nhuyễn
- trong “ Vyi” và “Taras Bulba”, giống như ba thế kỷ trước đó những yếu tố tương tự đã kết hợp hữu cơ trong tiểu thuyết của Rabelais. Hình tượng cậu học trò trường dòng bình dân không người thân thích, một chàng Khoma Brut nào đó k ết hợp học vấn Latinh với tiếng cười dân gian, với thể lực tráng sĩ, với sự tham ăn và khát uống vô độ, là rất gần gũi với những người anh em phương Tây của y, với Panurge và đặc biệt với thầy dòng Jean. Trong Taras Bulba, ngoài tất cả các yếu tố trên, một sự phân tích kỹ hơn có thể phát hiện thêm những hình tượng vui nhộn gần gũi với Rabelais về thói tráng sĩ, những phóng đại kiểu Rabelais về những trận chiến đẫm máu và những bữa đại tiệc, và cuối cùng trong bản thân đoạn mô tả luật lệ và nếp sống đặc biệt của xứ Sech tự do có thể phát hiện ra những yếu tố sâu xa của chất không tưởng hội hè dân gian, những Saturnalia theo kiểu Ukraina. Trong Taras Bulba cũng có nhiều yếu tố kiểu carnaval, ví dụ, ngay trong đoạn mở đầu truyện: các tu sinh đến nhà và trận chiến bằng nắm đấm giữa Ostap và cha (ở cực độ đó là “những quả đấm không tưởng chủ nghĩa” kiểu Saturnalia). Trong những truyện Peterburg và toàn bộ sáng tác tiếp theo của Gogol chúng ta cũng tìm thấy những yếu tố khác của văn hoá tr ào tiếu dân gian, và tìm thấy trước hết trong chính văn phong của ông. Ở đây không nghi ngờ g ì là có ảnh hưởng trực tiếp từ các hình thức hài dân gian chốn chợ búa - quảng trường và rạp hát. Các hình tượng và văn phong của truyện Cái mũi tất nhiên là gắn liền với Sterne và trường phái Sterne; những hình tượng ấy trong những năm đó rất thịnh hành. Nhưng đồng thời Gogol cũng tìm thấy hình tượng cái mũi nghịch dị và khát khao cuộc sống độc lập, cũng như mảng đề tài về cái mũi, trong nhà hát rong Nga ở hình tượng Petrushka – một Pulchinella của chúng ta. Trong nhà hát rong ông c ũng tìm thấy phong cách nói xen vào hành động kịch những nhân vật chào mời, với giọng điệu quảng cáo và khen ngợi mỉa, với những câu nói phản lôgic và những trò lố cố tình của nó (các yếu tố “cocalan”). Trong tất cả những hiện tượng ấy của văn p hong và hệ thống hình tượng nơi Gogol, phong cách c ủa trường phái Sterne (tức là có cả ảnh hưởng gián tiếp của Rabelais) đã kết hợp với ảnh hưởng trực tiếp của cái hài dân gian.
- N hững yếu tố “cocalan” – cả những câu phản lôgic riêng lẻ lẫn những cấu t ạo ngôn t ừ kỳ quặc phát triển cao h ơn – là r ất phổ biến ở Gogol. Chúng đặc biệt hay gặp trong những mô tả về các vụ kiện tụng v à thói quan liêu hành c hính, n hững chuyện đ ơm đ ặt và thóc mách, ví d ụ, trong những phỏng đoán của các quan c hức về Chichikov, những lời ba hoa của Nozdrev về đề t ài này, trong cuộc đàm đ ạo của hai mệnh phụ, trong những câu chuyện của Chichikov với các địa chủ về v iệc mua các linh hồn chết, v.v... Mối li ên hệ giữa các yếu tố này với các hình t hức hài dân gian và với chủ nghĩa hiện thực n gh ịch dị là không thể nghi ngờ. Cuối cùng, chúng tôi đề cập đến một yếu tố nữa. Một sự phân tích kỹ c àng chắc hẳn sẽ phát lộ ra trong cốt lõi của Những linh hồn chết những hình thức du hành vui vẻ (kiểu carnaval) xuống âm phủ, xuống xứ sở của cái chết. “N hững linh hồn chết” - đó là một sóng đôi rất thú vị với quyển bốn bộ tiểu thuyết của Rabelais, nghĩa là với cuộc du hành của Pantagruel. Tất nhiên, không phải vô cớ mà yếu tố cõi âm xuất hiện ngay trong ý đồ và tên gọi cuốn tiểu thuyết của Gogol (Những linh hồn chết). Thế giới của Những linh hồn chết - đó là thế giới của âm phủ vui nhộn. Bề ngoài nó giống với âm phủ của Kevedo hơn(4), nhưng về bản chất bên trong thì nó giống với thế giới trong quyển bốn của Rabelais. Chúng ta sẽ t ìm thấy ở đó vô số những đồ cũ lẫn đồ bỏ đi của “địa ngục” trong carnaval, cũng nh ư hàng loạt hình tượng là hiện thực hoá của các ẩn dụ chửi mắng. Một sự phân tích chú tâm sẽ phát hiện ra ở đây nhiều yếu tố truyền thống của âm phủ carnaval, của hạ tầng đất đai và thân xác. Và bản thân kiểu “ du hành” (“hành trình”) c ủa Chichikov cũng là một kiểu vận động mang tính thời – không gian phức hợp. Dĩ nhiên, cái cốt lõi truyền thống sâu xa này của Những linh hồn chết đã được làm giàu và phức tạp thêm nhờ khối chất liệu to lớn mang bản chất khác và thuộc về những truyền thống khác. Trong sáng tác c ủa Gogol chúng ta tìm thấy gần như tất cả các yếu tố của văn hoá hội hè dân gian. Gogol có một cảm quan carnaval về thế giới, tuy trong phần lớn trường hợp nhuốm màu lãng mạn. Ở ông cảm quan ấy thu n hận được những hình thức biểu hiện khác nhau. Chúng tôi chỉ nhắc đến ở đây một nhận xét nổi tiếng mang tính thuần tuý carnaval về thói phóng ngựa nhanh của người Nga: “Mà người Nga nào lại chẳng thích phi nhanh? Cái tâm hồn luôn khát khao quay cuồng, bay n hảy của anh ta,
- cái tâm hồn đôi khi thích nói: “quỷ tha ma bắt tất cả đi!” – làm sao lại không yêu thích điều ấy chứ?”. Tiếp theo là một đoạn nữa: “cả con đường bay vút vào cõi tít t ắp không biết là đâu, và có cái gì đó khủng khiếp ẩn chứa trong sự thoán g qua vút nhanh đó, khi mà vật gì cũng chưa kịp lướt qua đã mất hút...”. Chúng tôi xin nhấn mạnh đến sự phá vỡ tất cả các ranh giới tĩnh giữa những hiện t ượng ở đây. Cảm quan đặc biệt của Gogol về “con đường”, như ông thường diễn đạt, cũng mang tính thuần tuý carnaval. Gogol cũng không xa lạ gì với quan niệm nghịch dị về thân thể. Đây là một phác họa rất đặc trưng cho tập một Những linh hồn chết: “Và quả thật, trên đời này chẳng thiếu một kiểu mặt nào. Mặt mũi nào cũng chắc chắn không giống mặt mũi nào. Ở người này thì cái mũi giữ chức vụ chỉ huy, nơi người khác thì đôi môi, ở người thứ ba thì đôi má mở rộng lãnh thổ của mình đến che lấp cả mắt, cả tai và thậm chí cả cái mũi mà trong tình cảnh đó dường như không lớn hơn một chiếc cúc áo gilê; ở người nọ thì cái cằm dài thõng thượt, đến nỗi anh ta luôn phải lấy khăn tay che nó để không bị bắn nước miếng. Và còn có biết bao nhiêu mặt mũi hoàn toàn không giống mặt người. Như anh kia - đúng là một con khuyển vận áo đuôi tôm, đến nỗi bạn phải ngạc nhiên, hắn ta cầm ba-tong làm gì nữa; có cảm tưởng như người đầu tiên gặp hắn sẽ tóm ngay lấy gậy...”. Chúng ta cũng tìm thấy ở Gogol một hệ thống rất nhất quán biến cải những t ên họ chính thức thành tục danh. Cái tên gọi một thành phố trong tập hai Những linh hồn chết – T’phuslavl’(5) của Gogol với một sự rõ ràng gần như mang tính lý thuyết đã phát lộ đích thị bản chất của các tục danh nhị chức năng, vừa khen vừa chửi! Chúng ta cũng tìm được ở ông những mẫu hình r ực rỡ của sự kết hợp cợt nhả giữa khen ngợi và rủa mắng (d ưới hình thức những lời rủa đầy thán phục, cầu phúc) kiểu: “Quỷ tha ma bắt ngươi đi, hỡi thảo nguyên, sao ngươi đẹp đến thế!”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) _2
5 p | 76 | 10
-
Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian)
6 p | 85 | 8
-
Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) _3
6 p | 81 | 8
-
Tài liệu: Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa trào tiếu dân gian)
8 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn