intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Tư vấn, giáo dục sức khỏe bà mẹ cho trẻ bú giờ đầu sau sinh (TL.01. KS)

Chia sẻ: Hạ Mộc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Tư vấn, giáo dục sức khỏe bà mẹ cho trẻ bú giờ đầu sau sinh nhằm giúp các bà mẹ hiểu được tầm quan trọng và lợi ích cho trẻ bú sớm giờ đầu sau sinh; hướng dẫn được bà mẹ cho con bú sớm và bú mẹ trong giờ đầu sau sinh; hướng dẫn các bà mẹ giữ gìn nguồn sữa để nuôi con;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Tư vấn, giáo dục sức khỏe bà mẹ cho trẻ bú giờ đầu sau sinh (TL.01. KS)

  1. 1 SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TÀI LIỆU TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHOẺ BÀ MẸ CHO TRẺ BÚ GIỜ ĐẦU SAU SINH ( Ban hành kèm theo QĐ số: /QĐ-BVSN ngày 30 tháng 8 năm 2022) TL.01. KS Tài liệu lưu hành nội bộ
  2. 2 I. MỤC TIÊU: - Hiểu được tầm quan trọng và lợi ích cho trẻ bú sớm giờ đầu sau sinh. - Hướng dẫn được bà mẹ cho con bú sớm và bú mẹ trong giờ đầu sau sinh - Hướng dẫn các bà mẹ giữ gìn nguồn sữa để nuôi con. II. NỘI DUNG: 1. Tầm quan trọng và lợi ích cho trẻ bú sớm giờ đầu sau sinh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau giúp trẻ tận dụng hết nguồn sữa non quý giá của mẹ; hạn chế nguy cơ đối với cả mẹ và bé. Tại Việt Nam trong nhiều năm qua cũng khuyến khích nên cho bé bú sớm 1 giờ đầu sau sinh làm giải pháp chăm sóc sau sinh cho thai phụ. ❖ Tại sao cho trẻ bú sớm lại quan trọng? Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ, thời điểm quyết định tất cả. Trẻ được cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh có nhiều cơ hội được sống hơn. Những trẻ phải chờ lâu mới được cho bú mẹ phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới: 22% các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.   Ảnh minh họa ❖ Những lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh:
  3. 3 Những lợi ích "vàng" khi cho trẻ bú mẹ 1 giờ sau sinh được các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thực hiện để giúp con nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ sơ sinh hấp thụ được hàm lượng lớn chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe lẫn phát triển trí não. Nguồn sữa non này cực kì phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thành phần sữa non ngoài dinh dưỡng còn chứa kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn, dị ứng, các yếu tố phát triển giúp hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành và không dung nạp thức ăn khác. Ngoài ra, sữa non còn có nhiều vitamin A có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, chống khô mắt. Hơn nữa, sữa non còn có tác dụng tống phân su và đào thải bilirubin làm giảm triệu chứng vàng da sinh lí ở trẻ. Trẻ bú sớm do động tác mút đầu vú của trẻ gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin nên tử cung sẽ co chặt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ.Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh, sẽ tạo thêm sợi dây liên kết mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé. Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, tránh được hiện tượng cương tức vú, áp xe vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn. Cho trẻ bú ngay sau đẻ cũng giúp bé bú đúng cách ngay từ đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công hơn. Vì thế, ngay sau khi đẻ cần cho trẻ nằm cạnh mẹ và cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu tiên. ⮚ Tất cả mọi bà mẹ đều có khả năng sản sinh đủ sữa để nuôi con trong những ngày đầu bé chào đời. Ngày đầu ra đời, kích thước dạ dày của bé chỉ bằng quả nho nên chỉ chứa được 5 – 7ml sữa mỗi lần bú và sẽ đi tiểu chỉ 1 – 2 lần, nước tiểu có màu vàng nhạt. Mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú sữa mẹ để tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh đồng thời kích thích sữa về dồi dào. ⮚ Ngoài bú sữa non của mẹ ra, không cần và không nên cho trẻ uống bất cứ thứ nước gì (nước cam thảo, nước đường, nước sâm, nước lọc...) ngay sau sinh. 2. Hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng. - Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng: Trẻ ngậm bắt vú đúng (Miệng trẻ mở rộng, Lưỡi trẻ hướng ra trước và có thể nhìn thấy được phía trên lợi. Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Nhìn thấy quầng vú phía trên nhiều hơn quầng vú phía dưới).. Việc trẻ bú đúng sẽ được nhiều sữa hơn và mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà hoặc căng tức sữa.
  4. 4 a b a. Cách ngậm bắt vú đúng b. Cách ngậm bắt vú sai Hình 1. Cách ngậm bắt vú của trẻ khi bú mẹ - Tư thế cho bú đúng (đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân trẻ sát với mẹ, đỡ toàn bộ người trẻ). - Trẻ bú có hiệu quả (mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp. Có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt). - Phát hiện các trường hợp có khó khăn khi cho bú mẹ để hướng dẫn chi tiết. ❖ Tư vấn các trường hợp cụ thể: - Với trẻ sinh thường khỏe mạnh được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau sinh: cho trẻ bú khi trẻ có dấu hiệu đòi bú như mở miệng, thè lưỡi, mút ngón tay, ngọ nguậy, quay đầu bên nọ bên kia như đang tìm kiếm gì đó...
  5. 5 - Đối với trẻ sinh mổ thì việc cho con bú ngay sau 1 giờ sinh cũng đều rất quan trọng và cần thiết. Nếu sinh mổ, mẹ có thể cho con bú ngay khi có thể bế bé và tiếp xúc da trong lúc chờ đợi. - Với trẻ sinh đôi có thể cho cả hai bé bú cùng một lúc hoặc một bé bú trước, một bé bú sau. - Đối với trẻ mặc dù nhẹ cân nhưng đủ tháng thì mẹ vẫn có thể cho bé bú ngay và nên cho bé bú thường xuyên hơn. - Với trẻ thiếu tháng nếu chưa thể bú mẹ ngay nên vắt sữa ra để cho bé uống. ❖ Những trường hợp sau đây cần tư vấn cho bà mẹ không nên nuôi con bằng sữa mẹ: Người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS: trẻ bú mẹ có thể bị lây nhiễm do đó bà mẹ không nên cho con bú. Trong trường hợp gia đình quá túng thiếu không thể nuôi con bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nếu nguy cơ đứa bé có thể chết vì suy dinh dưỡng thì vẫn cần khuyên bà mẹ cho con bú. Các bà mẹ bị suy tim, lao phổi nặng hoặc có bệnh gan đang tiến triển cũng nên khuyên không nên cho con bú vì nguy cơ cho cả mẹ và con. Các bà mẹ đang phải điều trị các thuốc chống ung thư, thuốc điều trị bệnh động kinh, thuốc hướng tâm thần cũng không nên cho con bú.   Không cho con bú khi mẹ có tổn thương núm vú (nứt núm vú..) và con đang có tổn thương ở miệng: tưa miệng, viêm lợi...Cần vắt bỏ sữa đến khi điều trị ổn định tiếp tục cho con bú mẹ trở lại. 3. Hướng dẫn cách giữ gìn nguồn sữa: - Bà mẹ cần ăn no, nhiều bữa, đủ các chất dinh dưỡng; uống nhiều nước (mỗi ngày khoảng 1,5 lít, nếu mùa hè ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều hơn). Kinh nghiệm dân gian để có nhiều sữa, bà mẹ có thể ăn cơm nếp, cháo móng giò, nước sắc lá mít... - Yếu tố quan trọng nhất để bà mẹ có nhiều sữa là phải cho con bú càng nhiều càng tốt, và cho bú đúng phương pháp (tư thế bú mẹ và ngậm bắt vú đúng). Cho bú nhiều sẽ kích thích mẹ tạo nhiều hocmon prolactin để tạo sữa. - Đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi, ngủ 8 tiếng/ngày hoặc hơn.Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn phiền cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ. - Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc men phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn sữa. - Nếu vú bị cương tức cũng vẫn cần cho con bú. - Tuyệt đối không dùng bình sữa cho trẻ ăn và cho trẻ ngậm núm vú giả vì dễ nhiễm khuẩn và trẻ sẽ bỏ bú mẹ. * Tài liệu tham khảo:
  6. 6 Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản . Quyết định số 3982/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn “ Kyc nằng cơ bản của người đỡ đẻ”. Bộ Y tế, Số: 4673/QĐ-BYTngày 10 tháng 11 năm 2014 về Hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. BẢNG KIỂM TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHOẺ BÀ MẸ CHO TRẺ BÚ GIỜ ĐẦU SAU SINH TT Nội dung Có Không A - Gặp gỡ Chào hỏi bà mẹ và người thân gia đình họ niềm nở, gây thiện cảm làm 1 họ an tâm ngay từ khi tiếp xúc. Người tư vấn (TV) nên ngồi ngang hàng với bà mẹ. Nếu bà mẹ mới 2 sinh, còn mệt nên để họ nằm, người TV ngồi bên cạnh. 3 Người TV tự giới thiệu: tên, chức vụ, nhiệm vụ chính tại cơ sở y tế. B - Gợi hỏi 4 Hỏi tên, tuổi, địa chỉ của bà mẹ (nếu tiếp xúc với bà mẹ lần đầu). Hỏi về hoàn cảnh sinh sống, tiền sử bệnh tật toàn thân và bệnh phụ 5 khoa (nếu tiếp xúc với bà mẹ lần đầu). 6 Gợi hỏi xem bà mẹ đã biết gì về việc nuôi con bằng sữa mẹ. 7 Khéo léo gợi hỏi về nỗi lo lắng, băn khoăn có thể có của bà mẹ. Hỏi về tình trạng tiết sữa hiện nay, về biện pháp mà bà mẹ đã dùng để 8 tăng thêm lượng sữa. 9 Thái độ thân mật, gần gũi, lắng nghe, quan tâm, đồng cảm. C - Giới thiệu 10 Trình bày cho bà mẹ về lợi ích của việc cho trẻ bú giờ đàu sau sinh Hướng dẫn bà mẹ kỹ thuật cho con bú. Chú ý nói những điều bà mẹ 12 chưa biết hoặc làm chưa đúng, phát hiện được qua phần gợi hỏi. Nói cho bà mẹ biết các biện pháp để duy trì nguồn sữa mẹ. Nhấn mạnh 13 về chế độ ăn, uống của mẹ, cho bú đúng cách, bú thường xuyên, cho bú hoàn toàn cả ngày và đêm... D - Giúp đỡ
  7. 7 TT Nội dung Có Không Giúp bà mẹ hiểu biết đầy đủ về những điều họ muốn biết hoặc những 14 điều chưa hiểu biết được phát hiện khi gợi hỏi. Nhấn mạnh những lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh. Luôn luôn vui vẻ động viên, an ủi, giúp đỡ bà mẹ an tâm, tin tưởng 15 rằng họ hoàn toàn có khả năng đủ sữa nuôi con bằng sữa mẹ. E - Giải thích Giải thích cho bà mẹ hiểu về cơ chế tiết sữa, cơ chế duy trì sự tiết sữa 16 với cách nói cụ thể, dễ hiểu, hạn chế dùng từ ngữ chuyên môn, phù hợp trình độ nhận thức của bà mẹ. Nói rõ các dấu hiệu bất thường cảnh báo một số bệnh về vú cần phải 17 thông báo ngay cho cán bộ y tế (sốt, sưng, đau ở núm vú hay bầu vú...). Giải thích và hướng dẫn cụ thể cho bà mẹ cách giữ gìn vệ sinh vú hàng 18 ngày. Đề nghị bà mẹ nhắc lại hoặc làm một số dấu hiệu, động tác (dấu hiệu 19 đòi bú, cách bế con, cho con ngậm bắt vú, theo dõi con bú, giúp cho trẻ bú khi nó vừa bú vừa ngủ...) để có thông tin phản hồi. G - Gặp lại Khuyến khích bà mẹ và gia đình thông tin cho CBYT bất cứ khi nào 20 thấy cần trao đổi hay cảm thấy bất thường trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nói với bà mẹ rằng CBYT sẵn sàng gặp gỡ họ và giúp họ để làm tốt 21 việc nuôi con bằng sữa mẹ. 22 Chào tạm biệt và ra về.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2