Xác định nhu cầu và nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe
lượt xem 1
download
Tài liệu "Xác định nhu cầu và nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe" nhằm giúp học viên xác định được nhu cầu và nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại gia đình và người bệnh ở phòng khám ngoại trú. Trình bày được một số nội dung giáo dục sức khỏe hay thực hiện ở cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định nhu cầu và nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe
- XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ NỘI DUNG TƯ VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Mục tiêu: 1. Xác định được nhu cầu và nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại gia đình và người bệnh ở phòng khám ngoại trú 2. Trình bày được một số nội dung giáo dục sức khỏe hay thực hiện ở cộng đồng 1. NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CÁ NHÂN TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ VÀ GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm nhu cầu Có hai khái niệm về nhu cầu: Khái niệm thứ nhất, nhu cầu là một danh từ, nhu cầu là khoảng cách giữa hai cái gọi là tình trạng sức khoẻ hiện tại với cái "nên là" hay chính là tình trạng sức khoẻ mong muốn. Khái niệm nhu cầu ở đây hàm ý về sự khoẻ mạnh; Khái niệm thứ hai nhu cầu được xem là một động từ với nghĩa là làm gì và làm như thế nào? Đó chính là giải pháp, cách thức nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Trong phạm vi chúng ta quan tâm, nhu cầu là các vấn đề sức khoẻ và những vấn đề có liên quan đến hành vi sức khoẻ. 1.2. Khái niệm đánh giá nhu cầu Đánh giá nhu cầu là tập hợp thông tin có kế hoạch, có hệ thống về các cá nhân, kiến thức, thái độ, niềm tin, nhận thức, động lực, kỹ năng và hành vi cũng như các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đánh giá nhu cầu là rất quan trọng để thiết kế các chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp, phù hợp với sự phát triển và văn hóa. Đánh giá nhu cầu một cách hợp lý trước khi lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu và chiến lược của chương trình giáo dục sức khỏe. Trong các đánh giá nhu cầu, các nhà giáo dục sức khỏe thu thập và phân tích thông tin để xác định mục tiêu và chiến lược của chương trình giáo dục sức khỏe cho phù hợp với từng cá nhân, gia đình và cộng đồng cụ thể. Nhu cầu cá nhân có thể là cơ bản - những nhu cầu thiết yếu cho việc học tập, tăng trưởng và phát triển (ví dụ: thực phẩm, nước, nơi trú ẩn, ấm áp). Tuy nhiên, chúng có thể phức tạp hơn (ví dụ: ý thức về an toàn, an ninh và hỗ trợ cảm xúc, năng lực bản thân) và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gia đình, trường học và cộng đồng (ví dụ: cấu trúc gia đình, nguồn lực cộng đồng sẵn có, cơ hội đóng góp). * Phát hiện nhu cầu của người bệnh: Một người bệnh nam giới 65 tuổi thấy đau đầu chóng mặt đến phòng khám BSGĐ khám có HA là 160/90 mmHg, ngoài ra không phát hiện vấn đề sức khỏe đặt biệt gì khác. Tiền sử người bệnh: Chưa phát hiện bệnh lý gì. Bố, mẹ mất từ khi người bệnh còn nhỏ. Nghe nói bố mất do đột quị não vì tăng huyết áp không điều trị. Mẹ thì không rõ lí do bị mất. Người bệnh rất hoang mang khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp. Vậy nhu cầu của người bệnh là các vấn đề liên quan đến bệnh lý tăng huyết áp 148
- * Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của người bệnh: Trong ví dụ trên người bệnh có nhu cầu được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn nhạt cho người bệnh và gia đình (vợ con nấu ăn hàng ngày), được tư vấn về quá trình khám, theo dõi và quản lí huyết áp. *Phát hiện nguy cơ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng: Ví dụ: Tại xã Linh Sơn có chị Hoa 42 tuổi sắp đẻ con so và chị Thanh có thai tháng thứ 8 có chiều cao cơ thể 1,40m. Nguy cơ của 2 bà mẹ là vấn đề sinh đẻ, cán bộ y tế cần theo dõi, chăm sóc tốt thai nghén cho chị Hoa và chị Thanh tại Linh Sơn và tư vấn cho hai chị những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh đẻ. 1.3. Xác định nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khoẻ của cá nhân, gia đình và cộng đồng Khi xác định nhu cầu tư vấn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, chúng ta cần dựa vào phương pháp lượng giá cá nhân và kỹ năng của y tế cộng đồng, đó là: - Xác định ra các nhu cầu sức khoẻ của cá nhân, gia đình và cộng đồng đang hướng tới. - Xác định ra các năng lực của các cá nhân trong việc đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng đó. - So sánh các năng lực hiện tại của các các nhân với năng lực cần có để thực hiện các nhu cầu sức khỏe - Xác định mục tiêu của tư vấn giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 1.4 Xác định nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe của cá nhân, gia đinh và cộng đồng * Lựa chọn nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe: - Nội dung tư vấn GDSK là những nội dung chi tiết về lý thuyết, thực hành liên quan đến mục tiêu tư vấn GDSK. - Nguồn thông tin để lựa chọn nội dung tư vấn GDSK bao gồm tài liệu, sách tham khảo, những ý kiến của chuyên gia. - Tiêu chuẩn lựa chọn nội dung tư vấn GDSK: nội dung tư vấn GDSK phải có tính chính xác, cập nhật, liên quan trực tiếp đến các mục tiêu tư vấn GDSK, thiết yếu đối với việc phát triển năng lực của mỗi cá nhân trong gia đình, cộng đồng thực hiện nhiệm vụ của đối tượng. 3. NỘI DUNG GDSK THƯỜNG TỔ CHỨC TẠI CỘNG ĐỒNG Chiến lược quốc gia y tế dự phòng của nước ta từ nay đến năm 2020, trong đó định hướng đến năm 2030 bao gồm: 1) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A (H5N1, H1N1, H7N9..), chân tay miệng, MERS-CoV..); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học. 2) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não 149
- Nhật Bản, viêm gan vi rút...., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc-xin đề phòng ngừa các bệnh khác. 3) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm (như THA, đái tháo đường), các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích. 4) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, tuyến huyện. Để thực hiện chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, các vấn đề chính cần TT - GDSK bao gồm các nội dung sau: 2.1. Truyền thông giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được thủ tướng phê duyệt, trong đó có thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim và phòng chống giun sán, chương trình sức khỏe vị thành niên và y tế học đường. Triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng cung cấp vitamin A để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Duy trì công tác phòng, chống bướu cổ nhằm thanh toán các rối loạn do thiêu iốt. Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt. TT - GDSK về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em bao gồm rất nhiều nội dung, dưới đây là những nội dung cơ bản cần tập trung TT – GDSK để góp phần chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ và trẻ em. - Theo dõi thường xuyên sự phát triển trẻ em - Giáo dục bù nước kịp thời bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy Khi trẻ mắc tiêu chảy có nhiều dấu hiệu khác nhau tùy theo mức độ mất nước. Mất nước nhẹ trẻ chỉ quấy khóc, kém ăn, mất nước nặng hơn trẻ môi khô, da hơi nhăn, khóc nhiều, nặng hơn thì thóp của trẻ có thể lõm, mắt trũng, dấu hiệu Casper (+), tinh thần li bì, có thể đưa đến sốc mất nước và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nhờ biện pháp dùng Oresol và và các dung dịch bù nước khác mà tỉ lệ tử vong do tiêu chảy đã giảm rõ rệt. Chỉ định dùng thuốc cho trẻ tiêu chảy phải theo ý kiến của cán bộ y tế. Chống lạm dụng thuốc khi bị tiêu chảy, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trừ khi ta biết chắc chắn tiêu chảy do vi khuẩn sau khi có kết quả làm kháng sinh đồ. Đặc biệt cần chú ý TT - GDSK cho các bà mẹ, người chăm sóc trẻ, cộng đồng biết và thực hiện các biện pháp phòng chống tiêu chảy thông thường tại cộng đồng như vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ các loại vác-xin phòng bệnh cho trẻ. - Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi dưỡng trẻ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em sữa mẹ bảo đảm sự phát triển bình thường cho trẻ cả thể lực và trí tuệ. Cần giáo dục các bà mẹ biết bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Ngoài việc giáo dục các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho các bà mẹ cho trẻ ăn sam đúng, biết cách lựa chọn, chế biến và cho trẻ ăn các 150
- thức ăn bổ sung, thực hiện "Tô màu bát bột” hoặc ô dinh dưỡng thức ăn đầy đủ, tránh tình trạng cho trẻ ăn kiêng không cần thiết. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống phòng chống tiêu chảy và các bệnh lây truyền khác mà trẻ hay mắc. - Giáo dục về tiêm chủng phòng bệnh Tiêm chủng là một nội dung dự phòng tích cực, quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, một biện pháp dự phòng mang tính hiệu quả cao để phòng 8 bệnh lây truyền nặng (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan B và viêm não Nhật Bản) và một số bệnh khác như Rubella, quai bị...ở trẻ em. Tiêm chủng mở rộng nhằm tạo miễn dịch chủ động trong cơ thể trẻ, giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh lây truyền hay mắc. - Giáo dục cho các bà mẹ các kiến thức về phòng chống một số bệnh khác và các tai nạn thương tích mà trẻ em hay mắc - Giáo dục kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ Bà mẹ cần được chú trọng giáo dục các nội dung liên quan đến các giai đoạn sinh lý đặc biệt (như mang thai, sinh đẻ) có nhiều nguy cơ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con. 1) Giáo dục các kiến thức về chương trình Làm mẹ an toàn: 2) Giáo dục về Dân số kế hoạch hoá gia đình: TT- GDSK về chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em là nội dung rất quan trọng và phong phú. Nội dung giáo dục có thể tóm tắt vào chương trình: GOBIFFF: G: Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng ghi biểu đồ tăng trưởng. O: Bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy. B: Nuôi trẻ bằng sữa mẹ. I: Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. F: Cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em và bà mẹ khi có thai và nuôi con nhỏ. F: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. F : Giáo dục nhằm tăng khả năng hiểu biết chung của phụ nữ. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em cần chuyển tải được 10 thông điệp quan trọng nhất của Tổ chức y tế thế giới: “Những điều cần cho cuộc sống" đến với các bà mẹ và cộng đồng. 2.2. Giáo dục dinh dưỡng Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu, vấn đề của đời sống hàng ngày, liên quan đến tất cả mọi người. Để giải quyết vấn đề dinh dưỡng cần phải có chính sách, chiến lược và các biện pháp phối hợp hoạt động đồng bộ, trong đó không thể nào thiếu được hoạt động truyền thông giáo dục về dinh dưỡng. * Nội dung chủ yếu về giáo dục dinh dưỡng - Giáo dục kiến thức nuôi con cho các bà mẹ theo cuốn sách "Làm mẹ" do Viện Dinh dưỡng biên soạn. 151
- - Giáo dục ăn uống của bà mẹ có thai và cho con bú. - Giáo dục bảo vệ và nuôi con bằng sữa mẹ. - Cung cấp thức ăn bổ sung cho trẻ. - Ăn uống của trẻ khi bị đau ốm. - Cách phòng các bệnh thông thường ở trẻ em dẫn đến suy dinh dưỡng. - Tạo nguồn thức ăn bổ sung cho bữa ăn: Xây dựng ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chăn nuôi) gia đình. - Nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ độc thức ăn, nước uống.. - Giáo dục phòng chống các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng ăn uống, các bệnh do thừa dinh dưỡng hoặc ăn uống không hợp lý gây ra. Những nội dung giáo dục dinh dưỡng và nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em gắn liền với nhau. Vì vậy, cần lồng ghép với nhau và với những nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác. 2.3. Giáo dục sức khoẻ ở trường học Giáo dục sức khỏe ở trường học có tác động rất lớn đến hình thành các hành vi sức khỏe, lối sống lành mạnh cho học sinh, vì giai đoạn học ở trường của mỗi học sinh thường rất dài. Với tất cả mọi người, thời gian học ở trường là thời gian quan trọng có ảnh hưởng lớn trên toàn bộ sự phát triển toàn diện, cả về thể chất, tinh thần và nhân cách, vì đây là giai đoạn nhạy cảm, rất dễ tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, hình thành thái độ và hành vi vững bền của mỗi người. Giáo dục ở thời kỳ này dễ đem lại hiệu quả cao, nó không chỉ tác động đến học sinh mà thông qua học sinh tác động đến những người xung quanh như những người trong gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi học sinh có thể trở thành nhân tố tích cực như một nhà giáo dục sức khỏe tự nguyện trong cộng đồng. * Nội dung chủ yếu Truyền thông- giáo dục sức khoẻ ở trường học *Kiến thức: Các kiến thức cần trang bị cho học sinh bao gồm: - Những kiến thức cơ bản và đại cương về: Giải phẫu, sinh lý, phát triển thể lực, tinh thần của người bình thường. - Các bệnh lây nhiễm từ môi trường, các bệnh thường mắc ở tuổi học sinh. - Các nguy cơ gây TNTT đặc biệt là tai nạn giao thông và đuối nước. - Ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh. - Các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Các biện pháp vệ sinh phòng các bệnh thông thường và NCSK học sinh. - Phòng chống một số bệnh lý học đường như cận thị, gù vẹo cột sống, răng miệng, rối loạn tâm chí ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở và các vấn đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống nạo phá thai... ở học sinh các lớp lớn hơn... - Một số luật lệ vệ sinh liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.... *Thái độ: Tạo cho học sinh có thái độ: - Mong muốn đạt được mức sức khỏe tốt nhất, quý trọng giá trị cuộc sống khỏe mạnh. - Sẵn sàng thực hành các biện pháp có lợi cho sức khỏe của mình cũng như của gia đình và cộng đồng xã hội. - Chấp nhận trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cho những người khác. 152
- - Sẵn sàng cống hiến quyền lợi cá nhân vì sức khỏe của những người khác. - Sẵn sàng thực hiện các luật lệ về bảo vệ sức khỏe và góp phần nâng cao thực hiện các luật lệ đó. *Thực hành: - Thực hành các biện pháp vệ sinh, các thói quen lành mạnh cho sức khỏe ở trường học, ở nhà cũng như ở cộng đồng.Thực hành phòng chống bệnh học đường. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật. - Sử dụng các địch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và NCSK ... Đặc biệt là tình dục an toàn ở vị thành niên... 2.4. Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm, nhất là chống gây ô nhiễm, cung cấp nước sạch, giải quyết các chất thải, các vấn đề đô thị hóa, sử dụng và quản lí môi trường lao động hợp lý.. * Nội dung chủ yếu về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường Các nội dung truyền thông - giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường rất rộng và rất phong phú. Cần tập trung ưu tiên giáo dục vào các nội dung sau: - Vai trò quan trọng của môi trường với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. - Giải quyết các chất thải bỏ của người và súc vật, đây vẫn là vấn đề cần được ưu tiên, vì nguy cơ lây lan bệnh tật do các chất thải bỏ của người và súc vật vẫn còn tồn tại rất lớn cả ở các vùng đô thị và nông thôn. - Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. - Giải quyết các chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. - Cung cấp và sử dụng nước sạch, đi đôi với việc giải quyết xử lí các nguồn nước thải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. - Khống chế và tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh. - Vệ sinh an toàn lương thực và thực phẩm. - Vệ sinh nhà ở. - Trồng nhiều cây xanh, bao vệ môi trường tự nhiên. - Thực hiện các luật lệ về bảo vệ môi trường. 2.5. Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp sẽ góp phần làm giảm các nguy cơ gây nên bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Hiện nay, một số các bệnh nghề nghiệp hay gặp như bệnh bụi phổi ở các nhà máy dệt sợi, ở hầm mỏ; ung thư ở các nhà máy sản xuất hoá chất; điếc do tiếng ồn ở các nhà máy cư khí,... có thể giảm được nếu công nhân có đủ kiến thức và ý thức phòng tránh. * Nội dung chủ yếu về giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp Cần giáo dục nâng cao sự hiểu biết về các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp, loại trừ nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động cho người lao động, tập trung vào một số nội dung quan trọng như sau: - Giáo dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường lao động an toàn. - Giáo dục công nhân thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động, ý thức sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động. 153
- - Giáo dục công nhân thấy được ảnh hưởng của yếu tố tác hại nghề nghiệp, có ý thức phòng chống các bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho các ngành sản xuất cụ thể. - Giáo dục công nhân ý thức phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Giáo dục cách sơ cứu ban đầu các tai nạn và ngộ độc trong lao động sản xuất. - Giáo dục cho người lao động ý thức chủ động tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh. 2.6. Giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung Giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung góp phần trang bị các kiến thức cơ bản về bệnh tật mà mỗi người cần có để phòng chống bệnh tật, làm tăng trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng về bảo vệ và NCSK. Một số bệnh tật thường gặp nhất là các bệnh theo mùa, có tỷ lệ mắc và chết cao vẫn cần được giáo dục thường xuyên cho cộng đồng ý thức phòng chống, nếu lơi là bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây hậu quả nghiêm trọng. Nội dung giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung khá rộng bao gồm: *Giáo dục phòng chống các bệnh lây và không lây nhiễm: - Các bệnh tật phổ biến theo mùa, thành dịch: Sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, cúm sởi, viêm não v.v... - Các bệnh do ký sinh trùng gây ra: Giun sán, amip, nấm, vv... - Các bệnh xã hội: Sốt rét, lao, phong, HIV/AIDS, hoa liễu. - Các bệnh dịch mới nổi như cúm gia cầm, SARS, H5N1, H1N1, H7N9, Tay chân miệng, gân đây là MERS CoV... *Giáo dục phòng chống các bệnh của nước phát triển: - Bệnh tim mạch nhất là phòng chống tăng huyết áp. - Bệnh đái tháo đường - Các bệnh ung thư. - Bệnh tâm thần nhất là hội chứng trầm cảm. - Các loại tai nạn, thảm hoạ. - Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng an toàn hợp lý về thuốc. 2.7. Giáo dục nâng cao sức khỏe Tập trung vào các vấn đề sau: - Phòng chống hút thuốc lá - Phòng chống lạm dụng rượu bia - Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục thể thao theo các lứa tuổi phấn đấu NCSK thực hiện chiến lược con người Việt nam mới to cao về tầm vóc, dẻo dai về thể lực Tóm lại: Xác định nhu cầu giáo dục sức khỏe là một bước mở đầu cần thiết cho việc thu thập thông tin để xác định vấn đề, hiểu rõ tác dụng của các giải pháp đưa ra và xác định được giải pháp hợp lý nhất để giải quyết vấn đề. Sự thành công của một chương trình GD&NCSK phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định nhu cầu giáo dục sức khỏe một cách có hệ thống. Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe rất phong phú, bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cả sức khỏe về thể chất, tâm thần và xã hội. Việc lựa chọn vấn đề sức khỏe bệnh tật và nội dung giáo dục sức khỏe cụ thể phải tuỳ theo từng thời gian địa điểm, nhu cầu của đối tượng và phù hợp với khả năng nguồn lực hiện có của các địa phương. Tuy nhiên, cũng có 154
- những kiến thức cơ bản, phổ cập về sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe mà mọi người trong cộng đồng đều cần biết, đó cũng là những nội dung ưu tiên, cần được lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe thường xuyên. 3. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ NỘI DUNG TƯ VẤN CHO CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH Tình huống: Ông Long năm nay 82 tuổi, hiện đang sống cùng con trai, con dâu và 2 cháu. Ông Long có lương hưu và các con cháu đều rất bận rộn với công việc. Vợ ông mới mất được 3 tháng vì biến chứng đái tháo đường. Ông có vẻ ít nói hơn từ khi bà mất, cũng không tham gia tập thể dục cùng các ông bà trong khu phố như trước. Ông Long cũng bị đái tháo đường như vợ mình, tuy nhiên ông còn bị tăng huyết áp và COPD. Trước đây khi bà còn sống, 2 ông bà thường xuyên đi khám và uống thuốc đều đặn. Từ khi bà mất, ông đến không đều và thuốc ông cũng không uống đầy đủ như trước. Hôm nay ông gọi điện đến phòng khám BSGĐ để mời BS đến nhà khám cho ông vì ông thấy người quá mệt, con cái không có nhà. BS đến ông trong tình trạng kích động, khám thấy ống có dấu hiệu mất nước, đường máu mao mạch cao, HA: 140/90 mmHg. BS đã đưa ông đến viện, rồi liên lạc với con trai. Bạn là BS hãy xác định nhu cầu và nội dung tư vấn cho người bệnh và gia đình sau khi ông ra viện. Gợi ý thảo luận: - Xác định nhu cầu của người bệnh và con cháu họ : + Dựa vào các thông tin đã thu thập được có thể nhận thấy người bệnh đang không tuân thủ điều trị và không kiểm soát được mục tiêu điều trị. Người bệnh đang có những vấn đề sức khỏe mới: sức khỏe tinh thần. Vậy điều gì đã làm cho người bệnh trở lên như vậy? Người bệnh mong muốn gì? Tại sao ? + Con cháu: biết gì về sức khỏe của bố, họ mong muốn sức khỏe của bố thế nào? Làm sao để đạt được điều đó? Sự phối hợp của con cháu với BS và người bệnh trong quá trình quản lí bệnh của người bệnh như thế nào. - Xác định nội dung tư vấn: + Tư vấn tâm lý cho người bệnh + Tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị, sự phối hợp giữa BS và gia đình + Tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh, biến chứng bệnh và kiểm soát bệnh cho người bệnh và con cháu. + Tư vấn thay đổi lối sống cho con cái và người bệnh + Tư vấn kiểm soát các yếu tố nguy cơ cho con cháu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng chính phủ (2006). Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam 2. Phạm Thị Phương Thảo, Giáo trình Truyền thông và giáo dục sức khỏe 155
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2)
6 p | 232 | 68
-
Chẩn đoán định khu hệ thàn kinh
7 p | 264 | 68
-
Bài giảng: Cung ứng thuốc
42 p | 981 | 65
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NẤM GÂY BỆNH (Kỳ 1)
6 p | 280 | 58
-
Viêm màng não do vi khuẩn
7 p | 224 | 28
-
Thuốc điều trị suy mạch vành
5 p | 192 | 24
-
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ (Kỳ 5)
4 p | 143 | 15
-
Đề cương Điều dưỡng cộng đồng
9 p | 173 | 11
-
VIÊM CẦU THẬN LUPUS (Kỳ 3)
5 p | 115 | 11
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NẤM GÂY BỆNH
11 p | 119 | 9
-
Một số tiến bộ trong điều trị rối loạn nhịp.
3 p | 98 | 6
-
ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TRƯỚC MỘT TÌNH TRẠNG ĐAU ĐẦU
10 p | 85 | 6
-
Phương pháp điều trị mới rối loạn nhịp tim
2 p | 82 | 5
-
Bài giảng Dinh dưỡng, tiết chế - Phạm Thị Mỹ Dung
41 p | 32 | 5
-
Bài giảng Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân suy tim mất bù cấp có tổn thương thận cấp - BS. Nguyễn Thị Bích Vân
28 p | 51 | 3
-
Đề cương học phần Giải phẫu đại cương (Mã số học phần: ANA231)
96 p | 4 | 2
-
Bài giảng Đánh giá và hỗ trợ dinh dưỡng trên bệnh nhân ICU - ThS.BS Nguyễn Hồng Trường
47 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn