Đề cương Điều dưỡng cộng đồng
lượt xem 11
download
Nội dung chính của tài liệu này tổng hợp các câu hỏi liên quan về điều dưỡng cộng đồng như quy trình thăm hộ gia đình, xác định nhu cầu ĐD của gđ và cộng đồng, đặc điểm nhận dạng ĐD cộng đồng và ĐD bệnh viện. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Điều dưỡng cộng đồng
- ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Câu 1: Hãy trình bày những nội dung để xác định nhu cầu ĐD đvới cá nhân ng bệnh? Khi tiếp xúc với BN và thân nhân ng bệnh phải có kỹ năng giao tiếp,cũng như các kỹ năng quan sát,phỏng vấn và khai thác bệnh sử. a.Khi q.sát ng bệnh,ng ĐD phải thể hiện sự quan tâm,ân cần,chú ý toàn trạng. Sự q.sát thường xuyên,liên tục,kết hợp các giác quan nhìn,sờ,gõ,nghe,ngửi…để phát hiện sớm các diễn biến của ng bệnh. b.Hỏi ng bệnh:bằng những câu hỏi dễ hiểu,đơn giản và chú ý lắng nghe,ghi chép.Trong khi hỏi tiếp tục q.sát,kể cả những ngôn ngữ cơ thể không lời. c.Hỏi thân nhân BN,đbiệt là TE,ng mất ý thức,những thông tin này cần phân tích thận trọng,khách quan. d.Khai thác các nguồn thông tin khác:qua hồ sơ,y bạ,bệnh án,qua các nhân viên y tế sẽ cung cấp thêm những thông tin chi tiết của quá trình diễn biến bệnh tật. e.Khám BN:Người ĐD cũng đc khám BN theo chức năng nhiệm vụ chăm sóc,đbiệt là những ĐD làm việc độc lập ở thôn,xã xa xôi. NgưỜI ĐD phải có kỹ năng tiến hành khám cơ bản cho BN như: +Nghe âm thanh của hơi thở bằng dùng ống nghe. +Sờ mạch xem nhịp đập và tần số. +Các phản xạ. Câu 2: Mục đích và quy trình thăm hộ gia đình? 1.Mục đích: Để hỗ trợ gđ có sức khỏe tốt. Để xác định các vấn đề sức khỏe gđ. Hướng dẫn gđ kỹ năng tự CSSK. Trao đổi với gđ về tiến trình đã thỏa thuận của lần thăm trước. Để lượng giá và đánh giá tình hình sức khỏe gđ. 2.Quy trình: a.Chuẩn bị: Xây dựng lịch thăm gđ. Xem sổ sách,hồ sơ tại trạm Y tế để lấy thông tin. Chọn thời gian đi thăm,thích hợp với từng hộ gđ. b.Quy trình tại nhà. Chào hỏi gđ. Tự giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình. Giải thích mục đích đến thăm gđ. Xây dựng mối q.hệ tốt giữa ĐD và gđ(qua trò chuyện,thái độ). Tiến hành lượng giá sức khỏe của các thành viên trong gđ. Thực hiện theo kế hoạch ĐD đvới cá nhân và gđ. c.Trước khi kết thúc: Cùng gđ tóm tắt các cộng việc đã trao đổi và thống nhất. Đặt lịch cho lần thăm sau. Cám ơn và chào tạm biệt trước khi ra về. d.Hoàn thiện hồ sơ SKGĐ.
- Có thể ghi nhanh trong khi thăm gđ hoặc về trạm y tế ghi chép tóm tắt lại. Thường xuyên cập nhật và quản lý tốt hồ sơ sức khỏe của gđ. Câu 3: Hãy trình bày nội dung để xác định nhu cầu ĐD của gđ và cộng đồng. Lượng giá nhu cầu chăm sóc gđ và cộng đồng ta vừa dựa vào phương pháp lượng giá cá nhân vừa dựa vào kỹ năng của y tế công cộng.Đó là: Xác định vấn đề SK và chọn vấn đề SK ưu tiên. Lựa chọn giải pháp chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc. a.Thu thập và xác định chỉ số. Các chỉ số SK cần thiết như số sinh,số chết,số kết hôn,có thai,số trẻ mơi sđẻ dưới 2.500g,số trẻ SDD… Các chỉ số phục vụ y tế như số trẻ dưới 1 tuổi đc tiêm chủng,số phụ nữ có thai,số lần truyền thông,GDSK,số cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai. Các chỉ số về kinh tếxã hội cần thiết như số hộ đói nghèo,số nghiện hút,nhiễm HIV… b.Xác định vấn đề SK: Để xác định là có ‘vấn đề SK’,ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau: Các chỉ số của vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường chưa? Cộng đồng đã biết rõ vấn đề ấy chưa? Vấn đề ấy có khả năng giải quyết đc k? c.Lựa chọn vấn đề và chăm sóc ưu tiên:Sauk hi xđ các vấn đề SK,bạn có thể thấy trong cộng đồng có nhiều vấn đề SK.Lúc này bạn phải lựa chọn ưu tiên,vì không thể coi các vấn đề như nhau và không thể giải quyết ngay mọi vấn đề đc. Để lựa chọn ưu tiên,ng ta sử dụng 1 bảng để cân nhắc từng tiêu chuẩn như sau(SGK/21,22). d.Kỹ thuật “DELPHT” để xác định và giả quyế vấn đề: Có thể hỏi 1 số ng và nhóm để xác định các vấn đề y tế. Thu thập các câu trả lời(qua các cuộc gặp gỡ hoặc phiếu ghi sẵn).Phân tích rồi thông báo kết quả cho ng đc hỏi,yêu cầu họ xem xét thêm và yêu cầu họ xem xét cả ý kiến của những ng khác. Sau đó thu thập,phân tích kết quả và thông báo lại chon g đc hỏi.Làm như vậy để đạt đc sự nhất trí vấn đề nào là ưu tiên và cách giải quyết các vấn đề đó hoặc cũng có thể có ý kiến của họ khác nhau,khi đó cần phải cố găng đạt được sự thỏa thuận. Câu 4: Trình bày cách viết mệnh lệnh chăm sóc và viết hoàn thành văn bản kế hoạch chăm sóc? I.Cách viết mệnh lệnh chăm sóc: Mệnh lệnh c.sóc phải đc viết bằng những từ đơn giản và phải đc tất cả nhân viên y tế hiểu đc,gồm 5 thành phần: 1.Phải viết rõ ngày tháng ra mệnh lệnh. 2.Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ hành động,ví dụ:đo và ghi chép lại số lượng nc tiểu 24 giờ,thay đổi tư thế nằm 2 giờ/lần. 3.Nội dung của mệnh lệnh phải rõ ràng:ở đâu,cái gì sẽ đc làm và cái gì là cần thiết để thực hiện hoạt động này, nó phải đc làm như thế nào?
- 4.Thời gian:Trong khoảng thời gian nào,quy định thời gian ntn? 5.Ký tên:Người ĐD viết mệnh lệnh phải ký tên mình.Nếu là ng ĐD khác thực hiện xong phải ghi kết quả,nhận xét và ký tên. II.Viết hoàn thành văn bản kế hoạch chăm sóc: “Phiếu” KHCS đc thực hiện cùng với “phiếu điều trị”.Bản KHCS đc quy định sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Bản KHCS là tài liệu chuyên môn và là tài liệu khoa học,vì vậy phải đc bổ sung,hoàn thiện thường xuyên. Bản KHCS là văn bản pháp lý chuyên môn cho nên cần phải đc lưu giữ và giữ gìn. Câu 5: Trình bày trình tự và nội dung lập KHCS cho gđ và cộng đồng? I.Trình tự lập KHCS cho gđ và cộng đồng: 1.Xác định vấn đề ưu tiên. 2.Xây dựng các mục tiêu c.sóc. 3.Quyết định giải pháp. 4.Lập kế hoạch hoạt động. II.Nội dung lập KHCS cho gđ và cộng đồng: Nội dung của bản KHCS cho gđ và cộng đồng cũng bao gồm những nội dung của KHCS cho cá nhân,nhưng bao quát hơn.KHCS cho cá nhân cá hoạt động chủ yếu là kỹ năng ĐD cơ bản,còn KHCS cho gđ và cộng đồng là lại tích cực sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng y tế công cộng để xây dựng kế hoạch.Vì vậy có mẫu lập kế hoạch cho cá nhân và mẫu lập kế hoạch cho gđ và cộng đồng. 1.Xác định vấn đề ưu tiên: Nêu (hoặc liệt kê)các vấn đề. Phân tích”vấn đề” __tìm nguyên nhân__xác định vấn đề ưu tiên. 2.Xây dựng các mục tiêu chăm sóc. Mục tiêu:là điều mong muốn đạt đc và có thể đo đc kết quả. Chỉ số:là những số đo cụ thể các kết quarddax làm để đối chiếu với mục tiêu có đạt đc k? 3.Quyết định giải pháp:là những biện pháp thích hợ để giải quyết nguyên nhân của vấn đề.Từ giải pháp sẽ định ra các hoạt động. 4.Lập kế hoạch hoạt động: Cần tiến hành theo những bước sau: Xác định những hoạt động phải hoàn thành để đạt đc mục tiêu và thứ tự tiến hành. Xác định nội dung công việc phải làm cho từng bước và phân công trách nhiệm cho từng ng. Xác định thời gian cụ thể hoàn thành. Dự kiến trước kết quả(đầu ra). Câu 6: Trình bày đặc điểm nhận dạng ĐD cộng đồng và ĐD bệnh viện? 1.ĐD cộng đồng(ĐDCĐ). ĐDCĐ là ng hoạt động trong cộng đồng và CSSK cho nhân dan trong cộng đồng đó. Người ĐDCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện,lượng giá nhu cầu CSSK trong cụm dân cư đc phân công.Đồng thời ng ĐDCĐ sẽ cung cấp các dịch vụ CSSK cần thiết và thích hợp chon g lành mạnh,ng bệnh,phục hồi SK sau khi khỏi bệnh và c.sóc ng tàn tật trong cộng đồng.
- Người ĐDCĐ là CTV đắc lực,hỗ trợ có hiệu quả cho các bác sĩ hoạt động tại cộng đồng trong quá trình khám bệnh,chữa bệnh,thực hiện KHCS với chất lượng và kỹ thuật ĐD thích hợp tại cộng đồng. Người ĐDCĐ còn là ng bạn,ng tư vấn,GDSK của mọi gđ và cá nhân trong cộng đồng. 2.ĐD bệnh viện (ĐDBV). Người ĐDBV là ng c.soc các BN trong BV và ng bệnh tại các trung tâm y tế hoặc phòng khám bệnh đa khoa. Người ĐDBV đón tiếp BN,xác định nhu cầu c.sóc,lập kế hoach ĐD,theo dõi và thực hiện kế hoạch,lượng giá,đánh giá phản ứng diễn biến của ng bệnh. Người ĐDBV vận hành các trang thiết bị của cơ sở khám chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật ĐD theo quy trình,hoặc theo y lệnh của bác sĩ và ĐD trưởng. Người ĐDBV hàng ngày quản lý khoa phòng điều trị,giữ gìn vệ sinh BV sạch đẹp. Người ĐDBV thường xuyên khuyên bảo,giáo dục ng bệnh và thân nhân của họ về kiến thức và kỹ năng c.sóc thông thường,để họ tự giác cùng tham gia thực hiện các chế độ như dinh dưỡng,nghỉ ngơi,vệ sinh cơ thể,hưỡng dẫn họ cách tập luyện phục hồi chức năng,chắc phòng bệnh khi đc xuất viện về nhà. Câu 7: Chức năng và nhiệm vụ của ĐDCĐ? I.Chức năng:gồm 4 c/n. GDSK cộng đồng. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh bảo vệ và nâng cao SK cho nhân dân. CSSK cộng đồng. Quản lý công tác ĐD tại cộng đồng. II.Nhiệm vụ:gồm 32 n/v. 1.Lập kế hoạch,tổ chức thực hiện,đánh giá công tác GDSK tại cộng đồng. 2.Tư vấn cho cá nhân,gđ và cộng đồng các vấn đề SK và hạnh phúc gđ. 3.Huy động cộng đồng cùng tham gia vào sự nghiệp CSSK. 4.Hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý khoa học,vsinh. 5.Vận động nuôi con bằng sữa mẹ,ăn sam và nuôi con đúng cách. 6.Phối hợp,pháy hiện và can thiệp sớm các nguy cơ do thiếu chất. 7.Giám sát VSTP và vsinh ăn uống tại cộng đồng. 8.Thực hiện tiêm chủng tại cộng đồng. 9.Hướng dẫn cộng đồng và gđ xây dựng,sử dụng,bảo quản các công trình vsinh(hố xí,giếng nc,nhà tắm). 10.Hướng dẫn thực hiện vsinh hoàn cảnh và duy trì các phong trào bảo về SK(3 sạch,4 diệt,ngày SK,vsinh trường học,trồng cây xanh..). 11.Giams sát an toàn trong lao động sản xuất.Phát hiện sớm và tham gia xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 12.Thực hiện 1 số kỹ thuật y tế công cộng tại cộng đồng. 13.Phát hiện các nguy cơ gây bệnh,gây dịch tại cộng đồng và đề xuất biện pháp giải quyết.Báo cáo kịp thời khi có dịch. 14.Quản lý,theo dõi,c.sóc các BN mắc bệnh xã hội,bệnh mạn tính tại cộng đồng,tại nhà. 15.Thực hiện các chỉ định theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- 16.Phối hợp xử lý các bệnh và các vết thương thông thường,báo cáo thường xuyên các diễn biễn cho thầy thuốc để phối hợp chữa bệnh và c.sóc. 17.Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm họa tại địa phương. 18.Thực hiện các kỹ thuật ĐD thích hợp và hướng dẫn BN tự c.sóc. 19.C.sóc và hướng dẫn phục hồi c/năng cho gđ và cá nhân tại cộng đồng. 20.áp dụng y học cổ truyền,đbiệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc,phối hợp,hướng dẫn nhân dân trồng và nuôi các cây con làm thuốc. 21.Hướng dẫn nhân dân dùng thuốc hợp lý,an toàn. 22.Trực tại trạm y tế và đi thăm gđ theo lịch đc phân công. 23.Tham gia quản lý phụ nữ có thai và phát hiện các thai nghén có nguy cơ. 24.Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hướng dẫn sinh đẻ hợp lý trong cộng đồng. 25.Thực hiện hoạt động GOBIF(FF). 26.Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch ĐD cho cộng đồng,gđ và cá nhân. 27.Giám sát công tác ĐD trong tuyến theo n/vụ đc giao. 28.Lượng giá,đánh giá công tác ĐD tại cộng đồng. 29.Huấn luyện ĐD cho nhân viên,học sinh y tế và các đối tượng khác. 30.Bảo quản,bảo dưỡng dụng cụ và các phương tiện làm việc. 31.Thực hiện chế độ báo cáo,quản lý thông tin theo sự phân công. 32.Lập hồ sơ theo dõi SK theo hộ gđ và các đối tượng ưu tiên. Câu 8: Trình bày quy trình lượng giá nhu cầu nhu cầu ĐDCĐ? 1.Lượng giá nhu cầu: a.Hỏi trực tiếp khách hàng: Hỏi trực tiếp với cá nhân,gđ và cộng đồng là 1 phương pháp đòi hỏi ng ĐD phải có kiến thức,khả năng phán đoán và sự khéo léo tế nhị.Người ĐD phải am hiểu tâm lý và kinh nghiệm giao tiếp. Khi đặt câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu ,rồi chú ý lắng nghe họ trả lời,có thể ghi chép nhanh. Quan sát thái độ của họ qua nét mặt,cử chỉ…để từ đó phát hiện ra các dấu hiệu bệnh lý hoặc diễn biễn tâm lý của khách hàng. Chú ý các mong muốn của họ để đáp ứng các nhu cầu c.sóc. b.Phương pháp gián tiếp: Thu thập thông tin qua sổ sách,thống kê báo cáo ở các trạm y tế hoặc hồ sơ,y bạ cá nhân. Trao đổi qua thư từ hoặc điện thoại. Trao đổi với lãnh đạo và những ng quan tâm đến SK cộng đồng. c.Phương pháp dịch tễ cộng đồng. Quan sát và nghiên cứu tại chỗ cũng cho những thông tin và suy đoán có giá trị. d.Khám thực thể: Với cá nhân:nhìn,sờ,gõ,nghe… Với gđ và cộng đồng (test sang lọc,dân số học…). Khám thực thể nhằm kiểm tra về thể chất và hoạt động của các cơ quan c/năng ng bệnh,cũng như tình hình các chỉ số SK của cộng đồng. 2.Lập KHĐD:
- Chọn lựa c.sóc ưu tiên. Xác định mục tiêu c.sóc. Lựa chọn các hoạt động c.sóc. Viết hoàn thành bản KHCS. Câu 9: Khái niệm về KHĐD? KHĐD bao gồm hàng loạt các hoạt động c.sóc ngăn ngừa,giảm bớt,loại trừ các diễn biến xấu và khó khăn của ng bệnh,gđ và cộng đồng,đã đc lượng giá xác định trong các dữ kiện thu thập đc ở BN,gđ và cộng đồng. KHĐD gòm có quyết định c.sóc và giải quyết các vấn đề trong quá trình c.sóc.Như vậy,đòi hỏi ng ĐD phải có kiến thức,kỹ năng và thái độ nghề nghiệp vững chắc và liên tục đc học tập và rèn luyện. Nội dung của 1 KHCS bao gồm: Xác định những vấn đề c.sóc ưu tiên. Quyết định những mục tiêu để đạt đc trong quá trình c.sóc. Chọn lựa,sắp xếp các hoạt động c.sóc. Hoàn thành văn bản KHCS(phiếu). Câu 10:Lập KHCS cho gđ và cộng đồng?giống câu 5. Câu 11:Trình bày quy trình thăm gđ?giống câu 2. Câu 12:Trình bày chu trình quản lý? Gồm 4 giai đoạn chính: 1.Thực trạng hoặc là bối cảnh xã hội. 2.Lập kế hoạch phải xác định đc mục tiêu. 3.Thực hiện kế hoạch:trong quá trình thực hiện phải giám sát. 4.Đánh giá kết quả và hiệu quả. Câu 13:Trình bày báo cáo thống kê của tuyến y tế xã phường? 1.Phân loại báo cáo:có 2 loại báo cáo là: Báo cáo nhanh(B/C đột xuất):b/c dịch bệnh,thiên tai,tai nạn… Báo cáo chính thức:hàng tháng,hàng quý,hàng năm. Chế độ báo cáo định kỳ đc xây dựng trên nguyên tắc tập trung,thống nhất,các cơ quan không đc tùy tiện lập và ban hành các biểu mẫu ngoài quy định. 2.Mốc thời gian báo cáo:có 2 loại báo cáo là: Báo cáo nhanh:báo cáo bất cứ khi nào xảy ra dịch bệnh,thiên tai… Báo cáo chính thức:từ 21 tháng trước đến 20 tháng sau.Từ 21/12 năm trước đến 20/12 năm báo cáo. Thời gian gửi báo cáo:từ 21 – 25 hàng tháng. 3.Mẫu biểu báo cáo: Báo cáo thống kê y tế xã hội bao gồm 6 biểu: Biểu 1:Dân số và sinh tử. Biểu 2:Tình hình CSTE. Biểu 3:Baaor vệ bà mẹ và KHHGĐ. Biểu 4:Hoạt động khám chữa bệnh. Biểu 5:Hoạt động phòng bệnh. Biểu 6:Các bệnh dịch lây và bệnh quan trọng.
- Câu 14:Trình bày bước LKH hành động trong quy trình quản lý SK cộng đồng? 1.Khái niệm kế hoạch: Kế hoạch là 1 công cụ của quản lý.Kế hoạch hành động là 1 phương pháp sắp xếp các hành động có trình tự và huy động bố trí các nguồn lực hợp lý nhằm thực hiện đc các mục tiêu đã đặt ra. 2.Các bước LKH: Quyết định chủ đề kế hoạch,là 1 công tác hoặc 1 vấn đề SK ưu tiên. Xác định mục tiêu,có 1 mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu. Chọn giải pháp,có 1 giải pháp hoặc nhiều giải pháp. Xác định các hoạt động của kế hoạch,mỗi hoạt động của kế hoạch phải định rõ: +Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. +Ai chịu trách nhiệm chính,ai phối hợp và ai giám sát. +Các nguồn lực về con ng,tài chính và phương tiện phải cụ thể,chính xác với thực tế. +Dự báo kết quả. Câu 15:Thống kê và sổ sách quản lý y tế cơ sở? 1.Khái niệm về thống kê: Thống kê là khoa học về số liệu,cơ sở để lập các kế hoạch và phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo. a.Các bước thống kê: Thu thập số liệu:từ sách báo cáo và kết quả của các cuộc điều tra khảo sát. Tổng hợp số liệu:là tiến hành tập trung tính toán thành hệ thống các số liệu 1 cách khoa học. Phân tích số liệu:đối chiếu,so sánh để nêu lên bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng.Phân tích là để các con số biết nói. b.Nhận định đánh giá trong thống kê: Số tuyệt đối là căn cứ để phân tích thống kê. Số tương đối biểu hiện so sánh 2 mức độ hiện tượng nghiên cứu. c.Minh họa số liệu thống kê:Được diễn đạt trong các biểu thống kê hoặc các đồ thị hình gậy,hình cột,hình tròn… 2.Các loại sổ sách: a.Vai trò của sổ sách: Để có thể cung cấp thông tin,sổ sách phải đầy đủ,ghi chép rõ ràng và lưu trữ cẩn thận.Vai trò của sổ sách ở tuyến y tế cơ sở: Theo dõi ng bệnh. Tìm hiểu SK và bệnh tật tại cộng đồng. Phát hiện nhanh chóng sự xuất hiện 1 bệnh dịch. Đánh giá tình hình sử dụng trạm y tế dựa trên khả năng đáp ứng của TYT với cộng đồng. Uớc lượng khối lượng công tác. Đánh giá hoạt động của cán bộ TYT. b.Khả năng khai thác chỉ số của 7 quyển sổ của tuyến y tế cơ sở: _Sổ khám bệnh –Sổ A1:Là sổ ghi chép các BN khám chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế từ xã đến trung ương,bao gồm cả khám chữa bệnh nội và ngoại trú,cả đúng tuyến
- và trái tuyến để nắm tình hình bệnh tật và lưu lượng BN ở mỗi tuyến và toàn quốc,nhằm k ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. _Sổ tiêm chủng vác xin cho TE –Sổ A2:là sổ theo dõi đầy đủ số TE đẻ ra trong năm đc tiêm chủng vác xin phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm,kể cả tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng theo chiến dịch nhằm đẩy mạnh công tác TCMR,hạn chế tình trạng mắc và chết TE do 6 bệnh gây nên. _Sổ khám thai _Sổ A3:Ghi chép để dánh giá hoạt động c.sóc thai phụ của các cơ sở y tế nhằm tăng cường bảo vệ và nâng cao SK cho bà mẹ và TE. _Sổ đẻ _Sổ A4:Ghi chép tát cả các trường hợp đẻ tại địa bàn,bao gồm đẻ tại TYT,ở cơ sở y tế tuyến trên và đẻ tại nhà do cán bộ y tế đỡ hoặc có can thiệp,thăm khám sau đẻ để nắm chắc tỷ lệ sinh hàng năm. _Sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ _Sổ A5:Ghi chép đầy đủ các trường hợp chấp nhận KHHGĐ và tình hình xảy thai ở địa bàn để đánh giá công tác KHHGĐ ở địa phương và toàn quốc. _Sổ theo dõi các nguyên nhân tử vong _sổ A6:Ghi chép đầy đủ các trường hợp chết do các nguyên nhân khác ở các cơ sở y tế và trong nhân dân thuộc địa bàn quản lý để xác định tỷ lệ và các nguyên nhân chính của tử vong,đặc biệt là tử vong TE. _Sổ A7:Sổ theo dõi các bệnh xã hội _sổ A7:Ghi chép và theo dõi BN mắc các bệnh XH.Phát hiện,quản lý,điều trị ở tuyến y tế cơ sở nhằm k ngừng nâng cao chất lượng c.sóc SKBĐ cho nhân dân,có biện pháp phòng chống và thanh toán từng bệnh XH. Câu 16:Trình bày cách nhận dạng ĐDCĐ và ĐDBV?Giống câu 6. Câu 17: 1.Nhận định: Toàn trạng:có dấu hiệu mất nc. 2.Chẩn đoán c.sóc: Trẻ mất nc liên quan đến hậu quả của tình trạng tiêu chảy. Trẻ ăn uống kém. Mẹ thiếu kiến thức về c.sóc trẻ. 3.Lập KHCS: GIẢI quyết tình trạng mất nc. Phòng ngừa thiếu hụt DD. GDSK. 4.Thực hiện KHCS: GIẢI quyết tình trạng mất nc; +Truyền. +Bú mẹ. +Thuốc,men. Phòng thiếu hụt DD: +Truyền,thuốc bổ. +Thay đổi chế độ dinh dưỡng,sinh hoạt. GDSK: +Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. +Cho trẻ ăn sam từ tháng thứ 6,ăn lỏng đến đặc. +Cho trẻ ăn sữa công thức.
- +Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. +Phòng tát phát cho trẻ. Câu 18: 1.Nhận định: Toàn trạng:trẻ bị tiêu chảy,trẻ đi ngoài nhiều lần. 2.Chẩn đoán chăm sóc: Trẻ mất nước lqđ tình trạng tiêu chảy. Trẻ ăn uống kém. Mẹ thiếu kiến thức c.sóc trẻ. 3.Lập KHCS: GIẢI quyết tình trạng mất nc. Phòng ngừa thiếu hụt dinh dưỡng. GDSK. 4.Thực hiện KHCS: GIẢI quyết tình trạng mất nc cho trẻ: +Gia đình trẻ nghèo đói k có gì ăn hướng dẫn bà mẹ nấu nước cháo cho trẻ ăn vừa để bù nước và vừa bù dinh dưỡng cho trẻ (1 nắm gạo + 1 ít muối +nước vừa đủ đun sôi cho thật nhừ chắt lấy nước cho trẻ uống, cho trẻ uống thay n ước trong 6h.Sau 6h nấu nồi khác cho trẻ uống đến khi hết tiêu chảy) +Nếu trẻ uống oressol thì pha oserol và trẻ uống trong ngày. Phòng thiếu hụt dinh dưỡng: +Thay đổi chế độ dinh dưỡng: +Trẻ 1 tuổi cho bú sữa mẹ bình thường và uống thêm nước cháo đã đun +Trẻ 5 tuổi cho uống nước cháo đã đun và ăn thêm cháo như bình thường. GDSK +Dinh dưỡng:Đối với trẻ một tuổi hướng dẫn bà mẹ tiếp tục cho con bú khi con được tròn 18 tháng trở lên. +HD nấu cháo dinh dưỡng cho bé bằng các thực phẩm xung quanh nhà:rau xanh+gạo+trai,ốc hến,trứng… +Đối với trẻ 5 tuổi:cho con ăn đày đủ các chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm xquanh nhà. +Cho trẻ ăn chín uống sôi. +Vệ sinh:hướng dẫn mẹ và con rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh tóc móng sạch sẽ cho trẻ. Xử lý nguồn phân. +Phòng tái phát cho trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài khí công 'Hạc trắng gọi mặt trời'
2 p | 281 | 102
-
Cẩm nang chẩn trị đông y - CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VÀ CHÂM CỨU
4 p | 351 | 71
-
Chườm nóng chườm lạnh
16 p | 218 | 38
-
9 kiêng kị với dạ dày
5 p | 127 | 22
-
Đôi điều giờ mới nói về chuyện tập thể dục
3 p | 107 | 15
-
Vận động : Vai trò của tập luyện đối với bệnh nhân
6 p | 138 | 15
-
Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp (Kỳ 6)
5 p | 123 | 11
-
Vitamin bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông
5 p | 85 | 11
-
Tăng cường sức khỏe cho nhân viên tư vấn qua điện thoại
4 p | 81 | 10
-
LINH DƯƠNG GIÁC (Kỳ 1)
6 p | 96 | 6
-
Tăng cường khả năng mang thai
2 p | 119 | 6
-
Nước mía ngày hè: “Thang thuốc phục mạch thiên nhiên”
5 p | 70 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn