intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dừa Nước

Chia sẻ: Nguyen Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mọc ven bờ nước, có thân ngầm đơn trục bò lan trên mặt đất, đường kính đến 45cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên nhau, trông như các chiếc thớt, mặt dưới có rễ. Lá mọc cụm, 3-5 lá, vươn lên theo chiều đứng thẳng, dài 3,0-6,5m, dạng lông chim; cuống lá rất mập, dài đến 1,5m, hình trụ, có rãnh ở bên; gốc phình lên thành hình bẹ ngắn; thuỳ lá con nhiều, hình đường, dài 1,2-1,5m, rộng 6,5-8,5cm, dai, gân giữa ở mặt dưới mang nhiều vảy mầu nâu ép sát....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dừa Nước

  1. DỪA NƯỚC Nypa fruticans Wurmb., 1779 Tên đồng nghĩa: Nipa fruticans Thunb., 1782; Nipa littoralis Blanco H ọ: Cau dừa - Palmae Tên thương mại: Nipa palm; Mangrove palm Hình thái Cây mọc ven bờ nước, có thân ngầm đơn trục bò lan trên mặt đất, đường kính đến 45cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên nhau, trông như các chiếc thớt, mặt dưới có rễ. Lá mọc cụm, 3-5 lá, vươn lên theo chiều đứng thẳng, dài 3,0-6,5m, dạng lông chim; cuống lá rất mập, dài đến 1,5m, hình trụ, có rãnh ở bên; gốc phình lên thành hình bẹ ngắn; thuỳ lá con nhiều, hình đường, dài 1,2-1,5m, rộng 6,5-8,5cm, dai, gân giữa ở mặt dưới mang nhiều vảy mầu nâu ép sát. Cụm hoa đơn độc, nằm trong nách lá, đứng thẳng và phân nhánh, cao đến 60- 90cm, có nhiều lá bắc; cuống mập hình trụ, dài. Hầu hết các nhánh có lá bắc lớn, hình ống, dai. để bảo vệ hoa và quả. Các cụm hoa đực hình bông thường mọc từng đôi, hình trụ, thường hơi cong, dài khoảng 5cm. Hoa có 2 dạng rất khác nhau, nhưng chúng có bao hoa giống nhau; hoa đực mang 3 nhị; chỉ nhị dính thành cột, không có nhuỵ thoái hoá; hoa cái cũng không có nhị thoái hoá, bầu 3 lá noãn rõ, hơi dài hơn bao hoa, Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb. không bằng nhau, hơi cong và có cạnh, với 1. Dáng cây; 2. Cụm hoa; 3. Cụm quả núm nhuỵ hình phễu. Cụm quả lớn, hình cầu, đường kính khoảng 40cm. Quả hạch, phát triển từ 1 lá noãn, bị ép và có cạnh không đều, hình tháp, kích thước 10-15x6-8cm, màu nâu đến đen nhạt; vỏ quả nhẵn, lớp giữa có sợi, lớp phía trong dày. Hạt hình trứng rộng, phía bên có gờ, tễ ở gốc, nảy mầm ngay trên cây, với rễ mầm thò ra và đẩy quả ra ngoài. Phân bố Việt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào. Tập trung nhiều ở các vùng nước lợ và cửa sông của các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Phú Quốc). Khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, dừa nước đã được đưa ra trồng thử ở bến phà Rừng (Quảng Ninh), cây có thể sinh trưởng, phát triển bình thường.
  2. Thế giới: Dừa nước phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đây là loài thuộc nhóm Một lá mầm cổ nhất. Hoá thạch của cây tìm thấy cả ở Châu Âu và Châu Mỹ. Dự đoán loài này đã có mặt trên trái đất từ 13- 63 triệu năm trước đây. Hiện nay cây phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo, từ vĩ độ 100 Nam đến 100 Bắc, kéo dài từ Sri Lanka qua vùng Đông Nam Á, đến phía Bắc Australia. Cây cũng đã được nhập vào phía tây châu Phi từ đầu thế kỷ 20. Vùng rừng dừa nước lớn nhất là ở Indonesia, rộng khoảng 700.000ha, rồi đến Papua New Guinea (500.000ha) và Philippin (8.000ha). Điểm cực bắc khu phân bố của dừa nước là đảo Ryukyu của Nhật Bản và điểm cực nam là nam Australia. Ở nhiều nước Đông Nam Á, dừa nước đã được đưa vào trồng trọt. Đăc điểm sinh học Đây là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình thấp 200C và nhiệt độ trung bình cao nhất 32-350C. Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng và phân bố đều trong năm. Dừa nước chỉ mọc ở vùng nước lợ, tập trung nhất là các Phân bố của dừa nước cửa sông, dọc theo các kênh rạch và các con sông đào vùng ở Việt Nam ven biển. Nó có thể xâm nhập ngược cửa sông hàng chục kilômet. Rất ít gặp dừa nước dọc theo các bờ biển. Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính vì vậy dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triều, có độ mặn từ 1-9mg/lít; chúng phát triển mạnh trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5, lượng oxygen thấp. Dừa nước thường mọc thành quần thụ thuần loại, nhưng ở một số nơi, chúng mọc lẫn với các loài cây gỗ của rừng ngập mặn như đước, vẹt, mắm; tầng dưới rừng là các loài ô rô, ráng và lá náng. Các quần thụ dừa nước tự nhiên mọc rất dày đặc, tuỳ theo các địa phương, số cây trong 1ha từ 2.000- 5.000 hoặc 10.000 cây. Hoa dừa nước muốn thụ phấn phải nhờ một loài ruồi thuộc họ Ruồi dấm (Drosophilidae). Mùa quả chín tháng 2-4; mỗi buồng có từ 40-60 quả. Mỗi kilogram có 9-12 quả. Một cụm quả có khoảng 88-133 quả. Công dụng Dừa nước là một loài cây LSNG đa tác dụng. Từ rất lâu đời, người dân địa phương đã sử dụng cây dừa nước vào nhiều mục đích khác nhau. Lá dừa nước có kích thước lớn được dùng để lợp và làm vách nhà, làm chổi, đan rổ rá, làm chiếu và đan mũ; các sợi từ bẹ lá dùng làm ván ép tốt. Nội nhũ sừng (cùi) non ăn được, có thể dùng làm mứt. Ở nhiều nước châu Á, từ rất lâu đời, dung dịch ngọt lấy từ cuống cụm hoa quả dừa nước được dùng để chế thành đường, nước giải khát, rượu hay dấm ăn. Ở các chợ miền Tây Nam Bộ, loại đường đen làm từ dịch dừa nước được bán khá phổ biến. Ở Indonesia, Malaysia và Philippin dung dịch cụm hoa dừa nước lên men nhẹ để tạo ra một loại nước uống như bia của địa phương.
  3. Dừa nước còn được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, đau răng; Một số nơi dùng cùi dừa nước khi già rất cứng để thử chế biến các hàng mỹ nghệ… nhưng đã thất bại vì nó dễ bị nấm và côn trùng phá hại. Dừa nước là cây có vai trò quan trọng bảo vệ các bờ kênh rạch, chống xói mòn, lở đất do sóng mạnh đánh vào bờ. Nó cũng có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch. Ở bờ các đầm nuôi tôm nước lợ, trồng dừa nước dọc theo mương, vừa có tác dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc nắng nóng Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Ở Việt Nam, dừa nước được trồng từ hạt (quả). Bằng cách ấn trực tiếp các quả nhỏ xuống bùn, nhưng ở chỗ đất bồi nhanh thì dễ bị bùn lấp mất quả hoặc khi trồng ở các bãi ven sông dễ bị sóng to gây ra do các tầu, thuyền chạy tốc độ cao kéo đi. Biện pháp bảo đảm nhất là ươm cây trên luống hoặc trồng trong bầu. Cây 4 tháng tuổi có thể mang đi trồng. Kinh ngiệm ở Bangladesh (Siddiqui và cộng sự, 1993), có 2 cách nhân giống: 1/ Quả được cắm sâu 5cm trên mặt luống. Luống được tưới nước lợ đều trong 2 tháng, khi cây con ra nhiều rễ thì mang trồng. 2/ Quả được bảo quản trong các mương, rạch, ngập triều nước lợ; định kỳ sau 2 tháng đem trồng trên bãi: Tỷ lệ nảy mầm thường đạt 90%, tỷ lệ sống trên 75%. Cần chú ý là cây con có rất nhiều rễ chùm cắm vào bùn. Do đó, chờ khi nước triều cao hãy khoả nhẹ bùn xung quanh bộ rễ, sau đó đào cây đi trồng để tránh làm đứt rễ. Trồng và chăm sóc: Mật độ trồng 2.500-4.400cây/ha (với khoảng cách 2x2m hoặc 1,5x1,5m). Khai thác, chế biến và bảo quản Chưa có qui trình khai thác lá dừa nước, nhưng khi khai thác chỉ nên chặt các lá già và chừa lại các lá non. Khi khai thác rừng dừa nước phải tỉa thưa nhiều để có thể đi thuyền hoặc lội vào thu hái lá hoặc dịch cụm quả. Điều đó còn giúp tăng cường ánh sáng cho cây, khiến cây tăng trưởng và ra hoa quả đều hơn, đồng thời cũng làm tăng sản lượng lá và dịch chiết. Khi cắt lá để lợp cần chặt sát gốc và để lại ít nhất 2-3 lá trên thân. Để khai thác dịch cụm quả, cần giảm lượng lá lấy hàng năm, nhưng các lá già cần cắt hết để tránh việc khi chúng rụng làm đứt cuống cụm quả.Muốn khai thác dịch cuống quả để làm đường thì chỉ nên khai thác khi cây 5 tuổi và ra hoa lần thứ hai. Kinh nghiệm ở Papua New Guinea, trước khi cắt cuống quả cần uốn cong cuống quả 12 lần, vỗ nhẹ vào nó 64 lần, đá vào gốc cuống 4 lần. Việc xử lý đó diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau và bắt đầu vào thời gian 2-6 tháng sau khi cây ra hoa.Sau đó cắt đứt cuống cụm quả. Để đảm bảo dịch chảy ra đều, cần cắt 1 khoanh dày 1-2cm trên cuống cụm quả, mỗi ngày 2 lần. Buộc 1 lóng tre hay dụng cụ làm bằng vật liệu khác để hứng dịch chảy ra. Thời gian hứng dịch phụ thuộc vào chiều dài của cuống cụm quả. Ở Papua New Guinea thời gian hứng dịch ở mỗi cuống cụm quả có thể đến 100 ngày; ở Malaysia là 340 ngày, ở Indonesia là 300 ngày, còn ở Philippin chỉ có 60 ngày. Chỉ nên trích một cuống cụm quả trên mỗi cây. Nếu trích nhiều sẽ ảnh hưởng đến cây và năng suất dịch tiết ra.. Ở Papua New Guinea lượng dịch nhận được trên 1 cây trong vòng 24 giờ là 1,3 lít; ở Malaysia là 0,47 lít; ở Indonesia là 2,5 lít. Sản lượng hàng năm cho 1ha ở Indonesia là
  4. 168.500 lit, ở Papua New Guinea là 169.000 lit và ở Philippin là 126.000 lit. Rừng dừa nước non cho năng suất cao hơn rừng già. Tính bình quân mỗi năm 1ha dừa nước cung cấp được 15-20 tấn đường. Trong điều kiện kinh doanh tốt, rừng dừa nước để chế biến đường, như ở Malaysia có thể đạt 20,3 tấn đường/ha/năm. Còn trồng đại trà năng suất chỉ 5- 7 tấn đường/ha/năm. Chế biến. Sau khi thu được dịch ngọt, sẽ cô thành đường hoặc chế biến các sản phẩm khác. Nếu muốn chế biến rượu phải cho lên men ngay. Sau 30 giờ, dịch sẽ biến thành rượu, với 6,2-9,5 độ cồn. Từ dịch ngọt có thể chế biến thành dấm với 6,2-7,2% acid acetic. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Dừa nước là một loài cây LSNG đa tác dụng, đặc biệt là có giá trị kinh tế cao. Cây cho các sản phẩm như lá để lợp nhà, thưng vách, cho đường ăn, dấm, cồn, nhưng lại mọc ở những vùng đất khó sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy nên phát triển loài cây này để có đóng góp cho kinh tế địa phương và xoá đói giảm nghèo. Trong một số năm gần đây, nhiều dải dừa nước ven sông rạch đã bị chặt bỏ để tạo các ao nuôi tôm. Kết quả là bờ sông, rạch không có cây bảo vệ nên bị sụt lở mạnh. Ở nhiều địa phương đã phải trồng lại cây dừa nước hoặc các loài cây gỗ khác ngập mặn, rất tốn kém công sức và tiền bạc. Vì vậy phải giữ lại các dải dừa nước ở cửa sông lớn và ven kênh rạch để bảo vệ môi trường và chống sụt lở đất. Tài liệu tham khảo 1. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1997). Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 146-149; 2. Flach M. and Rumawas F. (Editors) (1996). Plants Resources of South - East Asia. Plants yielding non-seed carbohydrates. No 9: 133- 136. PROSEA. Bachkhuys Publishers, Leiden, Netherlands.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2