Tài liệu Vũng Tàu
lượt xem 6
download
Tài liệu Vũng Tàu là tập tài liệu do sinh viên sưu tầm về các địa điểm văn hóa du lịch đặc sắc và nổi tiếng về vùng đất Vũng Tàu. Nội dung tài liệu giới thiệu chi tiết về các địa danh nổi tiếng ở vùng du lịch này như: chùa Đại Tòng Lâm, suối khoáng nóng Bình Châu, tượng chúa Kito, nghĩa trang Hàng Dương,... Mong rằng tập tài liệu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai sắp khám phá Vũng Tàu và các bạn sinh viên ngành du lịch muốn tìm hiểu bao quát về xứ sở này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Vũng Tàu
- VŨNG TÀU
- CHÙA BÚN RIÊU Trên quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, có một ngôi chùa nổi tiếng:Chùa bún riêu! Thật ra chùa không phải tên... bún riêu, mà là chùa Phước Hải. Chùa Phước Hải nằm bên hông công ty Vedan, nổi tiếng với món bún riêu (dĩ nhiên là bún riêu chay!). Nổi tiếng vì ăn ngon, và vì được... ăn chùa (tức là ăn miễn phí, khỏi tính tiền). Ngoài bún riêu chay, hàng ngày chùa Phước Hải còn đãi khoảng 300 suất cơm với đủ các món canh, xào, mặn chế biến bằng đồ chay rất tinh tươm, sạch sẽ! Cũng miễn phí luôn! Miễn phí, mà phục vụ chu đáo, lịch sự. Chùa Phước Hải không ở mặt tiền quốc lộ 51, muốn vào chùa phải qua cổng khu công nghiệp Gò Dầu và vào sâu khoảng 500m, vậy mà xe du lịch vào ra tấp nập.
- Do cùng quản lý Tu viện Phước Hải, nên từ món bún riêu đã được “bảo chứng” bởi khách hành hương suốt hàng chục năm qua, ni sư trụ trì Thích nữ Như Như nảy thêm ý tưởng chọn món bánh xèo để đãi khách khi đến Ni viện Thiện Hòa. Bột dùng để đúc bánh thì ngày nào chùa cũng xay sẵn. Rau thì trồng trong vườn. Còn những thứ khác như củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các mạnh thường quân cúng dường. Thương hiệu “Chùa bánh xèo” ba năm trở lại đây cũng khá hút khách. Chùa Đại Tòng Lâm Chùa Đại Tòng Lâm, tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự; là một ngôi đại tự có nhiều công trình quy mô và hiện đại nằm trên địa phận ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, tỉnh Bà RịaVũng Tàu thuộc Việt Nam. Lịch sử Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa (19071978)[1], từ chùa Ấn Quang (Thành phố Hồ Chí Minh) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ tăng ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Sau khi ngài mất (1978), ý nguyện này vẫn được các vị trụ trì kế tục thực hiện. Các công trình nổi bật
- Đài Phật Dilặc Khuôn viên chùa tọa lạc là một khu đất rộng lớn gần 100 ha, và ở đây có các công trình đáng chú ý sau: Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn. Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm: bộ tượng Di Đà Tam Tôn (gồm Phật Adi ồ tát Quán Th đà, B ế Âm , và Bồ tát Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (gồm Phật Thíchca Mâuni và hai vị Bồ tát là Vănthùsưlợi và Phổ Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Tầng trệt điện Phật thờ đức Phật Adiđà. Đài Phật Dilặc ở phía trước ngôi chính điện. Pho tượng Phật Dilặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng nặng 40 tấn, cao 5,1m. Vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc ở cạnh đài Dilặc, gồm 48 pho tượng đức Phật Adiđà bằng đá hoa cương, trong đó có một pho tượng cao 18m bằng bê tông. Tượng Phật Thíchca Mâuni Nơi đây còn có các công trình đáng chú ý khác như: Tháp Đa Bảo, Vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển, Pho tượng đức PhậtThíchca Mâuni nhập Niết bàn nằm trên tòa sen, Tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m...
- Ngoài ra, trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa được ngàn người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà RịaVũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần. Hiện nay, Ban Quản Trị chùa đang tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật Giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thể 14ha.Các kỷ lục Vườn tượng Phật Adiđà Hiện nay, Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập 6 kỷ lục, là: 1. Chùa có "ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam" vào ngày 02 tháng 1 năm 2006. 2. Chùa có "tượng Phật nhiều nhất Việt Nam" vào ngày 31 tháng 5 năm 2007. 3. Chùa có "pho tượng Phật Dilặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam" vào ngày 21 tháng 3 năm 2009. 4. Chùa có "vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật Adiđà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam" vào năm 2009. 5. Chùa có "số tăng ni tham dự khóa An cư kiết hạ nhiều nhất Việt Nam" Vào ngày 30 tháng 11 năm 2007. 6. Chùa có "bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam" vào ngày 20 tháng 12 năm 2010 [2] . Chùa Đại Tòng Lâm Chùa Đại Tòng Lâm hay còn gọi là Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, khuôn viên rộng hơn 100ha phong cảnh hữu tình với các công trình lớn nhỏ được xây dựng và trùng tu nhiều lần.
- Đầu tiên, khi bước vào du khách sẽ bắt gặp Cổng tam quan bằng đá xây vào năm 1974 và đến năm 2000 thì được thay bằng cổng tam quan mới to hơn. Tiếp đến là chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982. Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn. Chùa nhỏ, diện tích 112m2, trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Kế bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa – đại sư khai sinh ra chùa. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng. Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo ; hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh.
- Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục Phật giáo Việt Nam nhất, hiện đã giữ 4 kỷ lục và đang đề nghị một số kỷ lục mới. Hằng năm, Chùa tiếp đón một lượng đông đảo du khách, Phật tử trong nước và nước ngoài đến tham quan, lễ tự, đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Suối khoáng nóng Bình Châu 1/3 SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU
- Vị trí: Suối khoáng nóng Bình Châu thuộc địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km. Đặc điểm: Năm 1928, một bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng với vẻ đẹp thật hấp dẫn này. Kỳ diệu thay không biết tự bao giờ tại khu rừng tràm lớn, một hồ nước sôi khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng với 70 điểm phun lộ thiên có nhiệt độ từ 37ºC đến 80ºC cứ tuôn trào vô tận cho đến ngày hôm nay. Suối khoáng nóng Bình Châu đã được các nhà khoa học công nhận bởi nguồn nước rất có giá trị trong việc chữa trị phục hồi sức khoẻ. Các khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng đã hình thành như khu hồ ngâm Suối Mơ, Hà Nội HuếSài Gòn, khu giếng trời dành luộc trứng bằng nước khoáng nóng, cụm tắm bùn khoáng… Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng cây xanh. Ngoài ra còn những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao dành cho du khách nghỉ cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi… Đi trên những dãy hành lang bằng gỗ bắc qua những điểm suối chảy trải dài quanh co chừng 1km, du khách sẽ thấy thật thú vị khi nhìn nước từ trong lòng đất tuôn ra, sôi sủi thành bọt và ngâm chân ở những con suối có nhiệt độ 40ºC. Còn nếu muốn thưởng thức trứng gà luộc hồng đào, bạn hãy đi tới giếng nước ở nhiệt độ 80ºC, cho trứng vào giỏ rồi thả xuống ngâm chừng 10 phút sau vớt lên là dùng được. Vào những buổi bình minh, nơi đây thật kỳ ảo. Cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc lên. Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi hương thơm cây cỏ. Từ phía xa vẳng tiếng chim rừng líu lo đánh thức cả khu du lịch thức dậy đón một ngày mới bắt đầu. Trong nắng ban mai, những đàn bướm đầy màu sắc bay lượn trên những thảm cỏ tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Để thưởng thức hết những hương vị của thiên nhiên Bình Châu, du khách hãy đi dạo hoặc đi bằng xe bò đến thăm suối Bang cách đó 2km về phía đông hay tới thăm vườn thú có khá nhiều loại: gấu, khỉ, chồn, trăn, tắc kè, nhím, đại bàng... Cạnh khu rừng có một số gia đình người Châu Ro sinh sống, du khách có thể đi thăm làng và nghe các cụ già kể lại truyền thuyết sự tích đầm nước sôi. Câu chuyện kể mối tình bi thương của cặp vợ chồng trẻ, vì một chút nông nổi mà phải chịu cô đơn mãi mãi.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Bình Châu đã được tổ chức Du lịch thế giới (WTO) bình chọn là một trong hai khu du lịch sinh thái bền vững nhất của Việt Nam SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU - VÙNG ĐẤT HỨA Khu Du lịch Sinh thái và Nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bình Châu được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa vào danh mục 65 Khu Du lịch Sinh thái phát triển bền vững của 47 Quốc gia trên toàn cầu, được Tổng cục Du Lịch Việt Nam công nhận xếp hạng 4 sao. Với ưu thế do thiên nhiên ban tặng nên suối khoáng nóng Bình Châu là điểm hẹn du lịch của mọi du khách khi đến Bà Rịa - Vũng Tàu Cách Thành phố HCM 150km, cách Vũng Tàu 70km, Suối nước nóng Bình Châu tọa lạc giữa 11ha rừng nguyên sinh thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc tỉnh BRVT). Với lợi thế tọa lạc trên vùng đất địa linh Miền Đông Nam Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững đó là Biển Rừng Núi và suối nước nóng… Suối nước nóng Bình Châu một Trung tâm Du lịch của tỉnh BRVT có tầm cỡ ở khu vực và Quốc tế, góp phần đưa ngành công nghiệp không khói của Việt Nam không ngừng phát triển. Truyền thuyết kể rằng nơi này là vùng núi hoang vu, có đôi vợ chồng tiều phu không biết từ đâu đến sống bằng nghề săn bắn, hàng ngày người chồng đi tìm kiếm thú rừng, vợ ở nhà làm công việc nội trợ gia đình. Một hôm chồng mãi săn theo con mồi đi lạc vào rừng sâu trong khi trời ngày càng tối dần không biết đường về nên phải nghỉ lại bên bờ suối Bang,Vợ ở nhà nấu sẵn một nồi nước sôi để chờ chồng mang thú rừng về làm thức ăn, chờ mãi…chờ mãi không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất. Kỳ diệu thay! dòng nước loang chảy tới đâu ngùn ngụt bốc khói và biến thành hồ nước sôi khổng lồ, người vợ hốt hoảng bỏ nhà chạy ra hòn đảo nhỏ cạnh cửa biển Lagi sinh sống (nay thuộc huyện Hàm Tân) người đời gọi là Bà Chúa Nước sôi, hòn đảo ấy đến nay có tên là Hòn Bà, còn hồ nước sôi khổng lồ đó bây giờ là Suối nước nóng Bình Châu cứ tuôn trào vô tận mãi cho đến ngày nay. Năm 1928, Suối nước nóng Bình Châu được Bác sĩ Albert Sallet người Pháp, trong chuyến đi khảo sát y khoa miền Đông Nam Bộ, ông đã phát hiện ra dòng nước khoáng này và giới thiệu nó trong “ Bản tin Nghiên cứu Đông Dương” dưới tên gọi là Cù Mi. Suối khoáng nóng Bình Châu như một nồi nước sôi khổng lồ có lưu lượng 8m3/s với 70 điểm phun nước lộ thiên thành hệ thống suối luôn tỏa nhiệt độ bốc hơi từ 37 0C đến 820C, hình thành ra nguồn nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng trầm tích vô tận và quý hiếm, như những liệu pháp tốt nhất cho việc phục hồi sức khỏe. Theo các nhà khoa học trên thế giới nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng cùng với không khí trong lành của rừng và biển là những chất tố kháng bệnh, phục hồi sức khỏe tốt nhất cho con người.
- Vào những năm đầu thế kỷ XXI Công ty Cổ phần Du Lịch Sài Gòn Bình Châu đã quyết định đầu tư kiến tạo Khu Du lịch Sinh thái và Nghỉ dưỡng trên 35 ha tại Suối nước nóng Bình Châu đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh đặc trưng theo kiểu du lịch sinh thái phục vụ du khách gần xa. Đây là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng. Khung cảnh nơi đây tạo cho khu du lịch vẻ đẹp thật hấp dẫn vào buổi bình minh. Nơi đây thật kỳ ảo, cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc lên, du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi hương thơm cỏ cây.Từ phía xa vẳng tiếng gà, tiếng chim rừng râm ran làm sự yên ả của vùng hoang sơ thức dậy đón một ngày mới bắt đầu, trong nắng ban mai, những đàn bướm đầy màu sắc bay lượn trên những thảm cỏ tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Một điều kỳ diệu là bên dòng suối nghi ngút hơi nóng, rừng tràm vẫn xanh tươi cùng năm tháng tạo nên vẻ đẹp kỳ thú, mơ màng cho Khu Du lịch. Khu Du lịch Suối nước nóng Bình Châu có thể tiếp nhận hơn 1.500 lượt khách lưu trú, khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng ở nhiệt độ 370C, với các sản phẩm đặc trưng cung cấp cho du khách như: tắm tinh bùn khoáng nóng trầm tích, tắm nước khoáng nóng sẽ làm cho da mịn màng hơn và giảm được các bệnh thần kinh, bệnh ngoài da, bệnh nhiễm độc mãn tính và sơ trướng tĩnh mạch; ngâm chân trị liệu tại Suối ngâm chân trị được các bệnh ngoài da, sẽ làm giảm phong thấp, mồ hôi tay chân, lưu thông cơ bắp. Tại điểm 820C là khu giếng trời luộc trứng bằng nước khoáng nóng, bên cạnh được thiết kế một quả trứng khổng lồ tạo sự thích thú cho du khách, luộc 10 phút trứng chín lòng đào, 15 phút trứng chín tới. Đặc biệt, trứng chín lòng đỏ trước, thơm ngon bổ dưỡng. Tại đây còn có các chương trình vui chơi, giải trí, sân tập golf, sân tennis mini, café, karaoke, đi xe bò, xe ngựa dạo quanh khu du lịch, câu cá nước ngọt, ấn tượng nhất là loại hình giải trí câu cá sấu ở hồ Suối Đôi. Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn rất tiện nghi, được thiết kế độc đáo các cửa đều mở trông ra khu rừng nguyên sinh, đặc biệt có các biệt thự và khu nhà biệt lập sang trọng giành cho gia đình và đôi bạn trẻ. Nhà hàng tọa lạc giữa tán rừng nguyên sinh, với phong cảnh và vị trí đẹp, đặc biệt với những đầu bếp nhiền năm kinh nghiệm sẽ phục vụ nhiều món ăn hợp khẩu vị, ngon nhất của biển, rừng. Du khách còn có một bất ngờ thú vị khi khám phá biển Hồ Cốc hoang sơ với bãi cát dốc thoải dài đón từng đợt sóng biển (chỉ cách suối nóng Bình Châu vài kilômét. Đến với Suối nước nóng Bình Châu du khách không những được thưởng ngoạn vẻ kỳ thú của thiên nhiên, nơi đây mặt nước luôn sủi bọt tăm, hơi nước bốc lên liên tục trên mặt hồ giữa cánh rừng hoang dã, tạo nên nét cảnh trí tuyệt vời như chốn bồng lai tiên cảnh.
- Thi Vân Vì sao có suối nước nóng? Dù cho suối nước nóng phun ra không nhiều nước, nhưng nó vẫn là một trong những kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn nhất. Em xem kìa, trên mặt đất có một các lỗ và nước nóng phun ra từ lỗ đó. Nước từ đâu đến? Tại sao nước lại nóng ? Sức mạnh nào làm cho nước phun lên trời ? Tất cả các suối nước nóng đều có một ống dẫn từ mặt đất thông xuống tầng nước ngầm. Mưa và tuyết là nguồn cung cấp số nước đó. Nham thạch ở độ sâu trong lòng đất rất nóng. Có lẽ đây là những nham thạch nóng chảy chưa nguội, gọi nham tương. Các chất khí bốc lên từ những nham thạch nóng chảy này (phần lớn là hơi nước) đi qua các kẽ nứt của nham thạch lên tầng nước ngầm bị nóng tới nhiệt độ sôi hoặc cao hơn. Thế là hình thành một suối nước nóng. Nhưng sao nó lại có thể biến thành một suối phun được ? Đường ống dẫn từ tầng nước ngầm xuống tầng nham tượng có nhiều chỗ cong, làm cho hơi nước nóng khó lòng dễ dàng đi lên tới mặt đất. Nước đọng tại những khúc cong của ống dẫn nóng trên điểm sôi đột nhiên biến thành hơi nước, tạo ra áp lực phun nước nóng lên trên trời. Nước biến thành hơi cần một không gian lớn, cho nên nó làm cho cột nước ở phía trên dựng đứng. Khi hơi nước bốc lên thì áp lực ở dưới bị giảm, càng có nhiều nước biến thành hơi. Do đó, không những chỉ có nước nóng trào lên, mà còn có hiện tượng nước nóng phụt tung toé lên trời, nhờ đó ta mới có dịp thưởng thức kỳ quan này. Quốc lộ 51 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Quốc lộ 51 Thông tin đường Một phần của Chiều dài 81 km (50 mi) Các điểm giao cắt quan trọng Đầu Bắc và tạiTam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Long Thành–Dầu Giây tại Long Thành, Đồng Nai Cao tốc Long Thành–Bến Lức tại Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai tại nút giao Long Hương,Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu tại nút giao Bà Rịa, Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu Đầu Nam Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu Hệ thống cao tốc Trước QL 50
- Sau QL 52 Quốc lộ 51 là quốc lộ bắt đầu từ Biên Hòa đến Vũng Tàu qua Long Thành, Tân Thành, thành phố Bà Rịa. Quốc lộ 51 chính là đường Xuyên Á AH1. Trên trục đường này có 2 trạm thu phí (trạm Ngã ba Thái lan thuộc Long Thành, tỉnh Đồng Nai và trạm Cầu Cỏ May, tỉnh Bà RịaVũng Tàu (đã ngưng hoạt động)). Mặc dù đường rộng nhưng mật độ giao thông rất cao do nhu cầu vận tải sắt từ các nhà máy trong KCN Phú Mỹ (Vina Kyeo, PFS, SSC, BSV, ThepViet,...), xi măng (Hocilm,...), hải sản từ cảng cá Vũng Tàu và các mặt hàng khác về Thành phố Hồ Chí Minh nên con đường trở nên chật hẹp và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra. Các đường ngang: Ngã ba Thái Lan (thuộc khu vực xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai): Ngã ba hình thành do 1 đường ngang không tên nối với quốc lộ 51. Trong thời chiến tranh ViệtMỹ, trước năm 1972 một đơn vị lính Thái Lan tham gia quân đồng minh trú đóng tại vùng này. Con đường trước dẫn vào trường Thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay khu vực ấy là trường Lục Quân, quân đội Nhân dân Việt Nam. Đường này có thể nối với các đường khác đi Dầu Giây. Ngã tư Lộc An: giao lộ với đường 769 khởi đầu từ đường 51A giữa thị Trấn Long Thành, đường 769 đi về hướng Đông Bắc cắt đường 51B tại xã Lộc An rồi đi tiếp có thể đến được ngã tư Dầu Giây theo hướng này. Ngã ba Cầu Xéo, giao lộ với tỉnh lộ 25A tại Cầu Xéo cách thị trấn Long Thành 1 km. Tỉnh lộ 25A dẫn đến Nhơn Trạch và phà Cát Lái. Ngã ba Dầu Khí còn gọi là ngã ba Nhơn Trạch: giao lộ với tỉnh lộ 25B. Tỉnh lộ 25B dẫn đến trung tâm thị trấn Nhơn Trạch. Ngã ba Bà Ký: giao lộ với hương lộ 12. Hương lộ 12 từ giao lộ với quốc lộ 51 dẫn đến chợ xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch. Ngã ba Bàu Cạn còn gọi là ngã ba 67(cũ). đường liên xã nối quốc lộ 51 đến xã Bàu Cạn huyện Long Thành, nông trường cao su Thái Hiệp Thành, xã Đồi 61huyện Trảng Bom Ngã ba Mỹ Xuân (huyện Tân Thành): đi Ngãi Giao, Hách Dịch, khu du lich Hồ Tràm Osaka, Hồ Cốc. Ngã ba Long Hương (thành phố Bà Rịa): đi Long Khánh. Thông số chung[sửa | sửa mã nguồn] Tổng chiều dài: 86 km; Chiều rộng: mặt đường rộng từ 15 m đến 23 m, trải bê tông nhựa; Trên đường có 15 cầu, tải trọng từ 13 tấn đến 25 tấn; Loại đường: đường cấp I đồng bằng Ven đường là các vùng dân cư, các khu công nghiệp mới thành lập như Long Thành, Tam An, Nhơn Trạch, Mỹ Xuân,Phú Mỹ... Là con đường huyết mạch nối Bà Rịa Vũng Tàu với các Tỉnh thành khác nắm trong tam giác phát triển kinh tế của Miền Nam: Tp Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu Đường tránh, đường nhánh[sửa | sửa mã nguồn]
- Quốc lộ 51B là đường tránh về phía đông của quốc lộ 51 khi qua thị trấn Long Thành. Hiện tại 2 đường này là đường một chiều. Đường tránh dự kiến sẽ được mở rộng và thành đường 2 chiều khi quốc lộ 51 mở rộng; còn quốc lộ 51 hiện tại qua thị trấn Long Thành sẽ trở thành đường nội thị. Quốc lộ 51 khi vào thành phố Vũng Tàu chạy ở bờ tây và mở thêm 2 đường về phía đông lần lượt là 51B và 51C. Ngày 2/8/2009 đã chính thức khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 51 lên đến 8 làn xe, tổng mức đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng VND. Thời gian hoàn thành dự kiến là đến tháng 2/2012 [1] TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN Làng bánh bao 69 22/06/2010 14:30 GMT+7 TTCT Từ TP.HCM về hướng Bà Rịa Vũng Tàu, trên khoảng 500m của quốc lộ 51 thuộc địa bàn ấp 3, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, có đến cả trăm quầy bánh bao. Chỉ cần dừng chân là khách được chào mời rôm rả: “Ghé vô mua bánh bao cô bác ơi! Bánh bao 69 nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Bên lề quốc lộ 51 là làng bánh bao 69 sầm uất Ảnh: Mễ Thuận Ghé quầy bánh bao không hỏi mua mà thắc mắc: “Tại sao lại là bánh bao 69 vậy cô?”, câu trả lời có ngay: “Vì đây là cây số 69”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Nhưng ai đặt tên như thế?”. Các cô bán bánh chỉ lối: “Ghé chỗ bánh bao Thanh Long đi, bà chủ đó khai sinh ra cái tên này”. 69 không chỉ là cột cây số Những năm 1980, vợ chồng cô Lương Thị Minh Tuyết về Long Thành lập nghiệp. Thấy quầy bánh bao của ông Hà (mở quán từ năm 1979) ở nhà đối diện bán tấp nập nhưng hình như chỉ phục vụ khách xuôi từ hướng Vũng Tàu lên Sài Gòn, cô bàn với chồng: “Hay ông mời thầy Ba về dạy vợ chồng mình học làm bánh bao bán cho khách từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu đi”.
- Thầy Ba chính là người truyền nghề cho cả cô Tuyết lẫn ông Ba Hà. Cô Tuyết kể: “Không ai biết rõ thầy tên chính xác là gì, mọi người chỉ quen gọi là thầy Ba Long Thành (vì ở Long Thành). Thầy biết nhiều công thức làm món ăn nhưng lại không mở quán, chỉ đi dạy cho người khác. Thầy nghèo nhưng giàu tình cảm. Giờ thầy đi đâu cũng không ai biết”. Sau này ông Hà đi Mỹ, chỉ mình cô Tuyết là người nối nghiệp thầy thành công. Quán cô Tuyết hồi ấy nhỏ, bán ngày càng đông khách nhờ truyền miệng: từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, đến kilômet thứ 69 ghé vào quầy bánh bao ở bên phải đường. Nhưng một số khách phàn nàn quầy bánh không có tên đích xác nên lắm khi phóng xe vụt qua mà không thấy. “Nghe góp ý thế, tôi trưng một cái bảng hiệu: Bánh bao 69. Nó ra đời như một thương hiệu được mong đợi chứ không đơn thuần là vì nó sát cột mốc thứ 69, cách Sài Gòn 69km” cô Tuyết giải thích. Những năm 1990, thấy vợ chồng cô Tuyết làm ăn khấm khá, nhiều quầy bánh bao khác ra đời và cùng lấy tên 69. Điều đó khiến hoạt động kinh doanh của vợ chồng cô Tuyết gặp không ít khó khăn. Sau khi tính toán, vợ chồng cô quyết định đặt tên Thanh Long 69 để tạo thương hiệu cho xưởng bánh của mình. Thế là nhiều quầy bánh khác cũng đặt thêm tên riêng như Thanh Thanh, Huỳnh Mai, Cô Cận... để phân biệt, nhưng phía sau luôn kèm theo con số 69. “Khác nhau thương hiệu thì chưa đủ, cần phải có kinh nghiệm dày dặn trong cách trộn nhân, trộn bột sao cho cả nhân và vỏ đều có độ dẻo dai hoàn hảo. Hương vị đậm nhạt cũng phải được nêm nếm sao cho khách ăn một lần là nhớ mãi” cô chủ ba cửa hàng bánh bao Thanh Long 69 cho biết và khẳng định mỗi cửa hàng đều có một bí quyết riêng. Nhà máy đạm Phú Mỹ Thông tin liên hệ: Nhà máy Đạm Phú Mỹ Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1 Huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Số ĐT: 0643.921.470 0643.921.468 Fax: 0643. 921 477 Nhà máy Đạm Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 445 triệu USD, công suất thiết kế ban đầu 740.000 tấn urea/năm, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe ( Đan Mạch) để sản xuất khí Amoniac và công nghệ sản xuất phân urê của hãng Snamprogetti (Italy). Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.
- Nhà máy gồm có 4 phân xưởng chính là xưởng ammoniac, xưởng urê, xưởng phụ trợ, xưởng sản phẩm và các phòng/xưởng chức năng khác. Đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đã chủ động đảm đương và vận hành hết các hạng mục công việc, nhà máy luôn được vận hành ổn định, đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn. Ngoài các hạng mục ban đầu, Tổng công ty đã hoàn thiện việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các hạng mục và hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau: Hệ thống phun chất chống kết khối giúp cho sản phẩm urê không vón cục, không đóng bánh, hạt bóng, đẹp. Cải tiến hệ thống sàng rung sản phẩm urê để loại bỏ mạt trong urê thương phẩm. Hệ thống may gấp mép miệng bao đảm bảo cho bao sản phẩm đẹp, chắc chắn, thuận tiện trong việc bảo quản và vận chuyển. Hệ thống thu hồi ammoniac trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt hệ thống hút bụi urê nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Hệ thống thu hồi khí CO2, nâng công suất nhà máy từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường (9/2010). Với hơn 800 cán bộ, kỹ sư, công nhân, kỹ thuật viên lành nghề, kết quả hoạt động trong thời gian qua của Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đóng góp phần lớn cho thành quả chung của Tổng công ty. Năm 2009, Nhà máy Đạm Phú Mỹ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng. Năm 2010 Nhà máy được trao Cúp Vàng Chất lượng công trình xây dựng Việt Nam – giải thưởng Quốc gia do Bộ Xây dựng chủ trì. Năm 2013, Nhà máy Đạm Phú Mỹ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng Ngày 20.12.2013, Nhà máy cán mốc sản lượng 7 triệu tấn. Nhà máy phân đạm Phú Mỹ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một nhà máy sản xuất phân đạm đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Việt Nam. Nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, có vốn đầu tư 397 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 63 hecta, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất amoniac và công nghệ của hãng Snamproghetti (Italy) để sản xuất phân đạm urê (công suất 740.000 tấn/năm). Đây là công nghệ với dây chuyền khép kín, đầu vào là khí nguyên liệu, đầu ra là đạm urê và khí amoniac lỏng. Nguồn khí nguyên liệu cho nhà máy được cung cấp từ khí đồng hành tại mỏ dầu Bạch Hổ và khí thiên nhiên từ dự án khai thác khí Cửu Long, Nam Côn Sơn tại thềm lục địa Việt Nam. Nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động ngày 22 tháng 9 năm 2004. Hải đăng Kê Gà
- Hải đăng Kê Gà Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyệnHàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực, và đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam [1]. Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn] Giả thiết 1: Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Giả thiết 2: Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển. Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà[2]. Hòn đảo[sửa | sửa mã nguồn] Hòn đảo, tục gọi là hòn Bà, rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ. Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)...
- Hải đăng Kê Gà (ảnh 2) Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này. Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Thông tin kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn] Ngọn hải đăng Kê Gà Thiết kế: Chnavat (người Pháp) Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 cuối năm 1898 Bắt đầu hoạt động: năm 1900
- Chất liệu: đá Chiều cao: 35m Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Bóng đèn : 2.000W Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa[3]. Rừng nguyên sinh Rừng nguyên sinh nhiều khi gọi là rừng già là những khu rừng nguyên thủy trong thiên nhiên không bị biến động, hoặc nếu có thì tác động trực tiếp và gián tiếp của con người rất hạn chế. Rừng già thường có những cây cổ thụ to lớn có tuổi thọ lâu năm cùng những cây non và cây chết, tạo nên tán lá nhiều tầng. Dưới gốc cây là nhiều lớp rác rưởi thực vật mục ruỗng dầy dặn, giúp tạo màu mỡ đất đai. Rừng bị biến đổi được gọi là rừng thứ sinh, đã trải qua những đợt đốn chặt, phá rừng, cháy rừng, dù đã phục hưng phần nào cũng không đạt được mức đa dạng sinh học của khu rừng nguyên thủy. Một số loài động và thực vật chỉ thích hợp với môi trường sống đặc biệt của rừng già. Võ Thị Sáu Võ Thị Sáu
- tại xã Phước Thọ, quậnĐất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. , tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Nguyên nhân mất Việt Nam Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xãPhước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà R ịa Vũng Tàu [1] . Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng l ực lượng vũ trang nhân dân [2] . Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn] Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[3]. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị đã thét lớn: “Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”[4]. Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".[5]
- Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo[6]. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường. Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội, chị gạt phắt lời viên cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.”. Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Ra đến pháp trường, chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng "Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"[4] Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng l ực lượng vũ trang nhân dân [2] [7] . Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn] Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương. Tượng của Võ Thị Sáu được đặt tại nhiều nơi như Đất Đỏ, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân, và tên Võ Thị Sáu cũng được đặt cho nhiều con đường ở các đô thị Việt Nam,[8] và nhiều ngôi trường. Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Nghĩa trang Hàng Dương nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Namqua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại nhà tù. Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19 tháng 12 năm 1992. Sau đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20 ha, và được chia làm 4 khu: Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế và tổ chức tour du lịch
20 p | 1845 | 725
-
Giáo trình Quản trị Tiệc: Phần 1 - CĐ Nghề Du lịch Vũng tàu
78 p | 689 | 109
-
Quái vật biển cát bà - phần 1
5 p | 214 | 34
-
Thuyết minh du lịch và các kiến thức phục vụ: Phần 3
145 p | 103 | 16
-
Du lịch Việt Nam và một số vấn đề cơ bản: Phần 1
125 p | 129 | 15
-
Giáo trình Thuyết minh du lịch - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu
81 p | 36 | 14
-
Giáo trình Xây dựng chương trình Du lịch - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu
139 p | 80 | 11
-
Giới thiệu về Nam bộ và các tuyến du lịch: Phần 1
149 p | 13 | 8
-
Du lịch sao Hỏa tại sao không
12 p | 123 | 8
-
Nghiên cứu kỳ quan thiên nhiên Việt Nam: Phần 2
122 p | 14 | 6
-
Chùa Tứ Phương Tăng
12 p | 67 | 6
-
Những dòng thác cao nguyên ít được biết đến trên đường du khảo (Tập 2)
0 p | 44 | 3
-
Sự hài lòng của cư dân với phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
18 p | 28 | 3
-
Đến Pháp khám phá lâu đài Bagnolet lãng mạn vùng Cognac
2 p | 51 | 3
-
Ngắm vườn hoa mơ tuyệt đẹp ở thành phố Ome (Nhật)
1 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn