intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao lại phải bảo dưỡng ôtô

Chia sẻ: Trần Trung Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

192
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của công việc bảo dưỡng xe là giữ cho xe luôn trong điều kiện sử dụng tốt nhất và tránh được những hỏng hóc, trục trặc không mong muốn trên đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao lại phải bảo dưỡng ôtô

  1. Tại sao lại phải bảo dưỡng ôtô? Mục đích của công việc bảo dưỡng xe là giữ cho xe luôn trong điều  kiện sử dụng tốt nhất và tránh được những hỏng hóc, trục trặc không  mong muốn trên đường. Ngoài ra  việc bảo dưỡng thường xuyên còn  giúp cho xe:  ∙         Tiết kiệm nhiên liệu  ∙         Kéo dài tuổi thọ của xe  ∙         Lái xe an toàn  ∙         Thoải mái về tâm lý khi sử dụng A/ Lịch bảo dưỡng:  Thường  được căn cứ  trên cơ  sở  quãng  đường xe  đã   đi hoặc khoảng   thời gian xe  đã hoạt  động, tuỳ  theo  điều kiện nào  đến trước.  Định kỳ  bảo dưỡng thường  áp dụng theo hướng dẫn của nhà  sản xuất. Các   công việc bảo dưỡng sau từng chu kỳ cuối cùng phải được lặp lại theo  định kỳ  như  trước. Ngoài ra lịch bảo dưỡng còn phụ  thuộc vào các   điều   kiện:   1. Điều kiện đường xá: ­ Xe hoạt  động thường xuyên trên  đường gồ  nghề, lầy lội... ­ Thường  xuyên   hoạt   động   trên   đường   nhiều   bụi   bẩn,   VD;   các   khu   mỏ...   2. Điều kiện lái xe:  ­ Lặp đi lặp lại nhiều các chuyến đi ngắn chưa đến 10Km và nhiệt độ   ngoài trời quá thấp.
  2. ­ Chạy không tải trong thời gian dài và hoặc chạy với tốc độ thấp trên   quảng đường dài như  trường hợp xe cảnh sát, xe tắc xi, hay xe giao  hàng.  ­ Lái xe với tốc độ cao thường xuyên (80% hoặc hơn so với tốc độ tối   đa   của   xe)   trong   nhiều   giờ   (Trên   2   giờ)   ­   Kéo   rơ   móc,   dùng   xe   chở   hàng   quá   tải   quy   định...   3. Phát hiện hỏng hóc có thể xảy ra, từ đó có cách xử lý cần thiết, kịp   thời   để   giảm   thiểu   chi   phí   sửa   chữa   thực   tế.   ­   Máy   không   ổn   định   hoặc   nghe   thấy   có   tiếng   kêu   lạ   ­   Nhiệt   độ   nước   làm   mát   động   cơ   liên   tục   cao   hơn   bình   thường   ­ Công suất  động cơ  giảm (Tăng ga không kịp thời, xe rung giật khi  tăng   ga,   hoặc   có   hiện   tượng   chết   máy   khi   tăng   ga...)   ­ Sự  rò  rỉ  nước hoặc dầu dưới gầm xe (Ngoại trừ  nước từ   điều hoà   chảy ra)  ­ Khi lái thẳng trên đường có hiện tượng lệch xe về một bên (nhao lái),  lốp   xe   có   vẻ   non,   lốp   mòn   không   đều.   ­   Khi   quay   đầu   xe   có   tiếng   kêu   lạ,   đánh   tay   lái   có   tiếng   kêu.   ­ Phanh nhẹ  khi nhấn bàn  đạp phanh, phanh  ăn chậm, bị  lún chân   phanh   hoặc   xe   bị   lạng   về   một   bên   khi   phanh.   B/ Các vật tư phụ tùng thường thay thế trong bảo dưỡng định kỳ: ­ Dầu nhờn, lọc dầu máy, lọc nhiên liệu (lọc dầu Diezen, lọc xăng), 
  3. lọc gió, nước làm mát v..v.. . (Những loại phụ  tùng thay thế  này rất  quan trọng nhằm giữ  cho  động cơ  và  các phụ  tùng quan trọng khác  của   xe   luôn   trong   tình   trạng   tốt   nhất)   ­ Một số vật tư phụ tùng khác thay thế định kỳ theo quy định của nhà   sản   xuất,   VD:   Bugi   bạch   kim   thay   thế   sau   mỗi   100.000Km...   C/ Yêu cầu chung: Khi sử dụng xe trong điều kiện khắc nghiệt, việc bảo dưỡng cần được  tiến hành  thường xuyên  hơn. Cần tuân theo  quy  định của lịch bảo   dưỡng để giảm thiểu các chi phí sửa chữa lớn gây ra do bỏ qua công   việc  kiểm tra bảo  dưỡng  xe theo   đúng   định  kỳ  quy  định  trong  lịch  kiểm tra bảo dưỡng.  Đối với các xe mua mới từ  các hãng, thực hiện  các công việc bảo dưỡng  định kỳ  có  liên quan  đến quyền lợi  được  hưởng bảo hành, bởi vì  các các công việc sửa chữa phải  được thực  hiện do nguyên nhân không tuân thủ  việc kiểm tra bảo dưỡng theo  quy   định   sẽ   không   được   hưởng   chế   độ   bảo   hành.   D/ Các loại bảo dưỡng  Có   hai   loại   hình   bảo   dưỡng   chính   như   sau:   ­ Bảo dưỡng miễn phí: cung cấp bởi các hãng, mỗi hãng có một chính  sách bảo hành khác nhau tuỳ  theo chiến lược kinh doanh, tuy nhiên   thuần tuý kỹ thuật thường là ở mức 1.000Km và 5.000Km đầu tiên. ­ Bảo dưỡng định kỳ: Các hãng cũng có những hướng dẫn khác nhau,   nhưng cơ  bản  áp dụng chung cho các xe là  cứ  sau mỗi 5.000 Km   hoặc 10.000Km thì  kiểm tra bảo dưỡng một lần (sau lần bảo dưỡng   miễn phí cuối cùng của hãng xe). Nếu có điều kiện, trước mỗi chuyến 
  4. đi xa bạn nên đến xưởng để kiểm tra và nếu cần thì  bảo dưỡng, việc   này cần thiết ngay cả  với xe mới. Việc này sẽ  giúp cho bạn có   được  một cuộc hành trình thực sự thích thú. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2