intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao Mobile Marketing qua SMS là lừa gạt?

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà với hình thức Internet Marketing qua điện thoại di động. Nghe đến cụm từ Mobile Marketing, ai cũng có thể cảm nhận sự quen thuộc nhưng có bao nhiêu % trong số đó thực sự hiểu sâu về nó?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao Mobile Marketing qua SMS là lừa gạt?

  1. Tại sao Mobile Marketing qua SMS là lừa gạt? Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà với hình thức Internet Marketing qua điện thoại di động. Nghe đến cụm từ Mobile Marketing, ai cũng có thể cảm nhận sự quen thuộc nhưng có bao nhiêu % trong số đó thực sự hiểu sâu về nó? SMS Marketing chỉ là một phần nhỏ của Mobile Marketing Hiện tại hình thức tiếp thị qua di động ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng quảng cáo qua tin nhắn (SMS Marketing), nếu không muốn nói rằng nhận thức của người Việt Nam về SMS Marketing còn tệ
  2. hại hơn nhiều, phần đa là mọi người nghĩ đó là những trò lừa gạt, spam bằng tin nhắn rác… nó đem lại ác cảm cho người dùng, cho các marketer khi nhắc đến SMS Marketing. SMS có phải là spam hay không, thực ra phải hỏi rằng quảng cáo có phải là spam hay không? Quảng cáo ở đây bao gồm cả quảng cáo truyền thống như TV, báo chí, radio… cho đến online như banner, email, SMS, yahoo… nếu thông điệp quảng cáo không liên quan đến nhu cầu của bạn, nếu là lúc bạn đang bận rộc, bực dọc thì xin thưa kênh quảng cáo bạn cũng đưa nó vào spam. Nhưng tại sao SMS lại bị ảnh hưởng bởi chữ spam như vậy, chúng ta cùng phân tích nhé : Lợi dụng chính sách khuyến mãi của nhà mạng, các Brand tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ quảng bá qua tin nhắn, nơi mà họ tích trữ, “nuôi” thật nhiều sim khuyến mãi được nạp nhiều tiền từ các đợt khuyến mãi thẻ nạp, tính bình quân ra có khi mỗi tin nhắn quảng cáo chỉ vài chục đồng, chi phí bình quân khá rẻ, lại có thể kiểm soát ngân sách nên không ít người chọn kênh này để quảng bá. Sử dụng sai mục đích là mấu chốt của vấn đề, người ta đã biến cái ưu điểm của SMS Marketing thành nhược điểm. Ngày nay nếu nhận email không liên quan công việc, gần như bạn xóa bỏ ngay vì nạn spam quá lộng hành, đối với SMS thì khác, chẳng có ai thấy điện thoại báo rung có tin nhắn, chưa đọc mà xóa luôn cả, bắt buộc họ phải đọc tin nhắn quảng cáo. Nhưng từ ưu điểm này, người ta đã dùng sai mục đích, người dùng đã quên đi rằng sau khi thuyết phục được người ta mở tin nhắn ra thì tiếp theo là phải thuyết phục khách hàng bằng Brand Name SMS (họ đã biết đến thương hiệu của bạn trước đó chưa?), tiếp theo là thuyết phục bằng nội dung tin nhắn quảng cáo (có gì liên quan, hấp dẫn đối với người nhận?).
  3. Content (nội dung số) là dịch vụ chính của thị trường SMS tại Việt Nam Dữ liệu khách hàng vô cùng quan trọng. Bạn có Brand Name SMS hấp dẫn, công nghệ cực ổn, thông tin khuyến mãi hấp dẫn nhưng sẽ là công cốc nếu bạn gửi cho những ai xa lạ, chẳng ai biết bạn, bạn chẳng biết ai. Bằng các cách khác nhau, bạn lấy được database và sử dụng SMS Maketing đúng nghĩa chỉ cho database này mới mong đợt quảng cáo của bạn hữu hiệu. Điển hình cho điều này là tại sao bạn không thấy khó chịu khi nhận được tin quảng cáo từ Mobifone, Viettel… cho việc nạp tiền được tặng tiền, tại sao bạn rất khó chịu bởi những tin nhắn quảng cáo xổ số, bóng đá, lô đề, tình yêu giới tính… bởi vì họ lạm dụng ý một (chi phí rẻ), bị vấp phải ý hai, bỏ bê ý ba và lạm dụng ý bốn, dẫn đến chương trình toàn đem lại mặt tiêu cực. Là một người làm SMS, tác giả khuyên bạn đừng nên bao giờ “thử” những dịch vụ kiểu lừa gạt như thế này, 99% là những tin nhắn này sẽ lấy đi của bạn 15,000 VNĐ , thậm chí hơn bằng việc yêu cầu bạn xác minh, xác nhận bằng rất nhiều tin gửi đến 87XX, 67XX, 77XX… Lợi dụng dân trí thấp của người dân, vì thường thì dân thành thị tiếp cận Internet nhiều thành ra muốn lấy kết quả xổ số, tải nhạc – hình – game – ứng dụng… thật quá đơn giản. Thành ra tin nhắn quảng cáo này thường thì chỉ lấy được tiền của những người nhẹ dạ cả tin, nhất là khu vực nông thôn, vùng quê… thấy “ban duoc tang bai hat tu mot nguoi ban” là mừng tíu tít, nhắn thử, thấy “ban co co hoi trung xe may, trung iPhone…” thế là mất toi 15,000 VNĐ. Dần dà, tâm trí người Việt chỉ biết rằng, SMS là lừa gạt, SMS là spam. Ngoài ra, dân trí của người Việt ta thật còn quá xa lạ với SMS, có
  4. những dịch vụ hoạt động đàng hoàng, bài bản, hay quảng cáo trên TV, báo chí… nhưng rồi cũng bị cho là lừa gạt vì : Các CP (Content Provider – Nhà cung cấp dịch vụ nội dung) quảng cáo một đằng, người dùng nhắn một nẻo, ví dụ mẩu quảng cáo là hãy soạn “DDD” gửi 8XXX thế là rất nhiều người soạn luôn dấu ngoặc kép, có người thì soạn ĐĐĐ vì khi MC đọc sẽ đọc là “Đê Đê Đê”, có người thì soạn D D D (có dấu cách giữa các chữ cái), rồi là D.D.D có dấu chấm ở giữa các chữ cái), ôi đủ các kiểu biến tấu từ cú pháp chính, dẫn đến tiền thì chắc chắc mất mà lại nhận về gáo nước lạnh là “Tin nhan sai cu phap…”. Kiến thức về chiếc ĐTDĐ rất thấp, cho dù có soạn đúng cú pháp thì rất nhiều người vẫn sẽ điên tiết lên vì tải nội dung mong muốn nhưng lại chẳng nhận được gì cả, lý do là người dùng thấy những quảng cáo game, nhạc rất hay nhưng người dùng quên rằng đang sử dụng những ĐTDĐ cấp thấp như Nokia 1202 thì làm sao cài đặt được. Thậm chí sử dụng được điện thoại có hỗ trợ Java, có hỗ trợ GPRS nhưng chưa kích hoạt GPRS lên thì vẫn tiền mất tật mang như thường. Có quá nhiều yếu tố tác động đến làm cho dịch vụ SMS trở nên ám ảnh bởi chữ “spam, lừa gạt” trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay có đến hơn 200 công ty làm về dịch vụ SMS và Mobile (gọi là CP) tại Việt Nam nhưng hầu như chỉ xoay quanh dịch vụ SMS nêu trên, có chăng gần đây là trào lưu viết ứng dụng cho di động nhưng chưa được rầm rộ, trong phạm vi bài viết này, tác giả chia sẻ chính về dịch vụ SMS, cụ thể là sử dụng SMS cho các dịch vụ Content (nội dung số).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2