intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao người Nhật không cướp bóc

Chia sẻ: Xylitol Blueberry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bài viết của Thomas Lifson đăng trên American Thinker ngày 15 tháng 3 năm 2011. Thomas Lifson là biên tập viên và là người xuất bản Americal Thinker. Ông đã từng tham gia giảng dạy môn nghiên cứu Đông Á của Đại học Harvard. Ông cũng đã là giáo sư được mời sang làm việc ở Viện bảo tàng phong tục quốc gia của Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao người Nhật không cướp bóc

TẠI SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG CƯỚP BÓC<br /> Thomas Lifson<br /> <br /> <br /> Đây là bài viết của Thomas Lifson đăng trên American Thinker ngày 15 tháng 3 năm<br /> 2011. Thomas Lifson là biên tập viên và là người xuất bản Americal Thinker. Ông đã<br /> từng tham gia giảng dạy môn nghiên cứu Đông Á của Đại học Harvard. Ông cũng đã là<br /> giáo sư được mời sang làm việc ở Viện bảo tàng phong tục quốc gia của Nhật Bản.<br /> <br /> Những nhà quan sát nước ngoài đã rất tò mò và ngạc nhiên khi thấy người Nhật<br /> Bản ở vùng bị thiên tai đã không có những hành động tranh giành, cướp bóc cho dù là<br /> những thứ thiết yếu nhất cho con người như nước đóng chai. Cách ứng xử này hoàn toàn<br /> trái ngược với những gì thường xảy ra khi có thảm họa ở những nơi khác trên thế giới, có<br /> thể kể ra một vài ví dụ như ở Haiti, New Orleans, Chi-lê, Anh. Hầu hết mọi người đều có<br /> cái nhìn tốt về văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là tính lịch sự như truyền thuyết của người<br /> Nhật trong cuộc sống hàng ngày.<br /> Người nước ngoài có thể học được nhiều điều từ cách ứng xử tốt của người Nhật,<br /> nhưng không nhất thiết phải ăn Sushi hay ngủ trên chiếu Tatami. Theo tôi cấu trúc xã hội<br /> đã giữ cho những nạn nhân ở những vùng có thảm họa của Nhật Bản hành động thật văn<br /> minh và lịch sự như họ đã thể hiện trong những ngày qua.<br /> Con tàu và chiếc phà<br /> Nhiều năm trước, một giám đốc kinh doanh từng trải và thông minh người Nhật đã<br /> giải thích cho tôi tại sao người Nhật luôn giữ kỉ luật qua sự so sánh đáng nhớ sau. Theo<br /> vị giám đốc đó thì “Người Nhật giống như những hành khách trên một con tàu. Họ biết<br /> rằng họ phải gắn kết những người xung quanh cho một tương lai phía trước nên họ rất<br /> lịch sự và hành động để không tạo thêm kẻ thù, giữ cho mọi thứ trên cơ sở thân thiện và<br /> khoan dung. Còn người Mỹ thì giống như những hành khách đi trên một chuyến phà. Họ<br /> biết rằng sau cuộc hành trình ngắn họ sẽ lên bờ và có thể sẽ không bao giờ gặp lại nhau<br /> nữa. Vì vậy có vội chen bước lên bờ trước thì cũng chẳng để lại hậu quả gì và đó cũng<br /> thuộc bản năng của con người”.<br /> Ở Nhật Bản dù sống ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya người dân<br /> vẫn biết rõ những người sống quanh họ, rất ít khi họ thờ ơ. Khi lần đầu tiên tôi đến Nhật<br /> Bản bằng visa làm việc và sống trong một chung cư ở Tokyo vào năm 1971, tôi đã được<br /> cảnh sát địa phương tới viếng thăm thân thiện. Đó hoàn toàn là vấn đề trách nhiệm vì<br /> cảnh sát khu vực phải biết rõ cư dân sống trong khu vực của họ và họ phải biết các số<br /> liệu cơ bản như công việc, tuổi tác, điều kiện sống của bạn. Trong trường hợp của tôi thì<br /> những giấy tờ nhập cư sẽ được lưu ý, nhưng với những người Nhật thì sẽ là một cuốn sổ<br /> hộ tịch (Koseki). Cuốn sổ đó sẽ ghi chép lại ngày sinh, nghề nghiệp, tình trạng kết hôn, ly<br /> hôn của từng thành viên, quan hệ với chủ hộ, số người còn, mất trong mỗi hộ gia đình.<br /> Mỗi người Nhật không chỉ là một cá nhân mà họ còn là thành viên của một gia đình, và<br /> trạng thái đó luôn được duy trì.Sau khi có được những thông tin của tôi viên cảnh sát<br /> quay trở lại đồn để ghi chép lại những thông tin về tôi cho đồng nghiệp biết. Đối với một<br /> người Mỹ thì đó là sự xâm phạm quyền riêng tư nhưng ở Nhât Bản việc không giấu tên<br /> đã trở thành một chuẩn mực. Từ sau khi có sự viếng thăm của viên cảnh sát khu vực, các<br /> thương nhân địa phương bắt đầu chào tôi khi tôi đi ngang qua hoặc khi tôi từ ga tàu điện<br /> trở về, dường như họ biết tôi và chấp nhận tôi. Có thể viên cảnh sát đã nói với họ rằng tôi<br /> là một người Mỹ nói tiếng Nhật và sống hợp pháp ở đây. Sau một năm tôi đã trở thành<br /> thành viên của cộng đồng đó.<br /> Động đất và sóng thần kinh hoàng đã xảy ra ở vùng Đông Bắc (Tohoku) của Nhật<br /> Bản. Đây là nơi đô thị hóa ít hơn các vùng khác của đảo chính Honshu, và đã chứng kiến<br /> sự ra đi của những người trẻ tuổi đến các thành phố lớn trên khắp nước Nhật. Trở lại thời<br /> kỳ phong kiến (trước năm 1868), vùng Đông Bắc nghèo hơn các vùng khác do khí hậu<br /> miền Bắc chỉ có thể canh tác một vụ lúa trong khi các vùng ấm áp hơn có thể canh tác từ<br /> 2 đến 3 vụ một năm. Từ sau khi Nhật Bản công nghiệp hóa, cái nghèo tương đối của<br /> vùng Đông Bắc đã giảm, nhưng kinh tế vẫn phát triển chậm, mang tính chất thôn quê<br /> nhiều hơn và ít có sự nhập cư từ nơi khác đến.<br /> Sendai, thành phố lớn của vùng Đông Bắc có 1 triệu dân, rất thanh bình và có một<br /> hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện. Ở đây người ta biết đến những người xung quanh<br /> nhiều hơn. Sống trong những thành phố nhỏ và những vùng thôn quê thì những hành<br /> động khiếm nhã hoặc lệch lạc khó xảy ra vì nếu có thì tất cả mọi người đều biết.<br /> Các nhà nhân chủng học cho rằng “Văn hóa xấu hổ” tương phản với “văn hóa tội<br /> lỗi” ở Nhật Bản. Hành động của mỗi người chịu sự ràng buộc bởi sự đánh giá của những<br /> người xung quanh hơn là việc chủ động tiếp thu những phong tục. Phần lớn người Nhật<br /> hiện đại rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân và điều đó được thể hiện ngay trong<br /> những nghi lễ của cuộc sống hiện đại cho trẻ em. Khi một đứa trẻ nhặt được của rơi,<br /> thậm chí là đồng xu 1 yên thì bố hay mẹ đứa trẻ sẽ dẫn nó đến đồn cảnh sát gần đó và báo<br /> cho họ biết đồ vật mà đứa bé nhặt được. Cảnh sát sẽ nghiêm túc điền vào một mẫu nhất<br /> định, cám ơn đứa trẻ và nói với nó rằng nếu như người đánh rơi không đến báo đồ vật đã<br /> mất thì vật đó sẽ trả lại cho người đã tìm được sau một khoảng thời gian nào đó. Việc này<br /> có thể sẽ làm mất thời gian nhưng đã góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho mọi người.<br /> Có lẽ người Nhật Bản thành công hơn những người ở nơi khác của thế giới là do<br /> họ đã vận hành một chế độ xã hội trong đó duy trì được trật tự và cách ứng xử tốt. Sức<br /> sống mạnh mẽ của một xã hội đã khiến cho Nhật Bản vượt qua sự điêu tàn sau chiến<br /> tranh Thế giới thứ hai. So với thời đó thì những vấn đề hiện nay dù là rất lớn và rất đau<br /> buồn rốt cuộc lại là nhỏ. Nhật Bản đang phải chịu thảm họa lớn nhưng trật tự xã hội lành<br /> mạnh vẫn sẽ được duy trì và ngày càng phát triển.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2