intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao phải phân tích rủi ro?

Chia sẻ: Tuyetson Tuyetson | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.218
lượt xem
265
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp bạn vượt qua những rủi ro mà bạn hoặc tổ chức bạn gặp phải. Việc phân tích rủi ro tốt sẽ giúp bạn đi đến những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch của bạn. Điều đó cũng giúp bạn đi đến quyết định liệu những chiến lược bạn sử dụng để kiểm soát rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại hay không? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao phải phân tích rủi ro?

  1. Tại sao phải phân tích rủi ro? Phân tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp bạn vượt qua những rủi ro mà bạn hoặc tổ chức bạn gặp phải. Việc phân tích rủi ro tốt sẽ giúp bạn đi đến những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch của bạn. Điều đó cũng giúp bạn đi đến quyết định liệu những chiến lược bạn sử dụng để kiểm soát rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại hay không?
  2. Sử dụng công cụ như thế nào? Có một cách ước lượng được giá trị của rủi ro là tính toán giá trị của nó theo công thức sau: Rủi ro = xác suất sự kiện x chi phí sự kiện Để phân tích rủi ro, cần tiến hành theo những bước sau: 1. Nhận dạng những rủi ro - Những rủi ro có thể là: - Nhân sự – từ cá nhân và các sự kiện có liên quan như đau ốm, bệnh tật, qua đời v.v… - Hoạt động sản xuất, kinh doanh – từ sự gián đoạn trong việc cung cấp nguồn hàng và trong hoạt động, mất khả năng sử dụng những tài sản thiết yếu, thất bại trong việc phân phối v.v… - Tiếng tăm – việc giảm sút niềm tin của đối tác kinh doanh và của nhân viên, tổn hại về danh tiếng trên thị trường. - Thủ tục – thiếu khả năng trong việc giải trình với cấp trên, trong hệ thống kiểm soát nội bộ, trong tổ chức, gian lận v.v… - Dự án – rủi ro về những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến, công việc kéo dài quá lâu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng yêu cầu v.v… - Tài chính – thất bại trong kinh doanh, thị trường chứng khoán, lãi suất, thất nghiệp v.v…
  3. - Kỹ thuật – những bước tiến trong công nghệ, không thích hợp về mặt kỹ thuật v.v… - Thiên nhiên – những đe dọa từ thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh..v.v.. Và còn những rủi ro khác… Việc phân tích những rủi ro này rất cần thiết vì thường ta hay dễ bỏ sót những phần quan trọng. Có một cách để có thể nắm bắt được tất cả là sử dụng những cách tiếp cận khác nhau: - Thứ nhất, xem qua danh sách mô tả nêu trên và nhận định xem điều gì có thể xảy ra. Thứ nhì, suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức mà bạn đang hoạt động, phân tích những rủi ro đối với từng bộ phận. - Nhận định xem bạn có thể biết được những điểm yếu trong hệ thống hay không? - Phỏng vấn nhiều người để thu thập những ý kiến khác nhau. 2. Đánh giá rủi ro: Phương pháp này đảm bảo cho việc đánh giá của bạn về khả năng xảy ra rủi ro và chi phí phải bỏ ra để thiết lập lại mọi thứ khi rủi ro xảy ra. 3. Kiểm soát rủi ro:
  4. Điều quan trọng là chọn ra những phương pháp có hiệu quả về mặt chi phí. Không có tài liệu nào dạy bạn rằng nên bỏ ra nhiều chi phí để loại trừ rủi ro hơn là chấp nhận chi phí của những sự kiện đó nếu nó xảy ra. Thông thường nếu nguồn lực quá giới hạn để loại trừ rủi ro, có thể sẽ tốt hơn nếu ta chấp nhận nó. Rủi ro có thể được kiểm soát theo những cách sau: - Sử dụng hiệu quả những công cụ hiện có - Điều này có liên quan đến việc cải tiến những phương pháp và hệ thống hiện hành, những thay đổi về mặt trách nhiệm, những cải tiến trong việc giải trình với cấp trên và trong kiểm soát nội bộ. - Lập kế hoạch để đối phó những sự kiện bất ngờ - Một kế hoạch tốt có thể đối phó với những sự kiện bất ngờ. Đầu tư vào những nguồn lực mới - Nó có thể bao gồm cả việc bảo hiểm rủi ro như sau: bạn có thể trả tiền cho ai đó để họ gánh vác một phần rủi ro của bạn; điều này đặc biệt quan trọng khi rủi ro thật sự lớn và có thể đe dọa khả năng thanh toán đối với tổ chức bạn. 4. Kiểm tra: Nên kiểm tra một cách nghiêm túc công tác phân tích rủi ro, hoặc thử nghiệm sự hữu hiệu của hệ thống và kế hoạch. Những điểm chính: Phân tích rủi ro thiết lập nền tảng cho việc kiểm soát rủi ro. Điểm nhấn mạnh ở đây là việc kiểm soát phải có hiệu quả về mặt chi phí. Kiểm soát rủi ro có
  5. liên quan đến việc tận dụng những tài sản hiện có để sử dụng, lập kế hoạch để đối phó với những sự kiện bất ngờ và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2