Tại sao phải tự do hóa thương mại?<br />
Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không đồng đều. diều này có nghĩa <br />
là các quốc gia khác nhau về nguồn lực kinh tế sẵn có.<br />
Về sản xuất hiệu quả các hàng hóa khác nhau đòi hỏi công nghệ khác nhau <br />
hoặc kết hợp nguồn lực khác nhau<br />
Lợi ích của thương mại<br />
1.làm tăng tính đa dạng của hàng hóa :hàng hóa được sản xuất ở nhiều nước <br />
khác nhau không hoàn toàn giống nhau.VD:<br />
=> thương mại tự do cho phép người tiêu dung ở tất cả các nước lựa chọn mặt <br />
hàng phong phú hơn.<br />
2. chi phí thấp hơn nhờ kinh tế quy mô một số hàng hóa chỉ được sản xuất với <br />
chi phí thấp nếu chúng được sản xuất với số lượng lớn – một hiện tượng được <br />
gọi là kinh tế quy mô. Doanh nghiệp ở các nước nhỏ không thể tận dụng được <br />
kinh tế quy mô nếu họ chỉ bán hàng trên thị trường trong nước nhỏ hẹp.tự do <br />
thương mại cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới lớn hơn và <br />
tận dụng kinh tế quy mô triệt để hơn.<br />
3. làm tăng cạnh tranh một công ty được che chắn không phải cạnh tranh với <br />
nước ngoài dễ có sức mạnh thi trường hơn. Tình hình này tạo điều kiện cho nó <br />
có khả năng tăng giá lên trên mức cạnh tranh. Đây là một dạng thất bại thị <br />
trường.việc mở cửa thị trường hỗ trợ cho cạnh tranh và tạo điều kiện cho bàn <br />
tay vô hình phát huy hết sự kỳ diệu của nó.<br />
4. tăng cường trao đổi ý tưởng mới. sự chuyển giao công nghệ trên toàn thế <br />
giới thường được coi là có quan hệ với thương mại quốc tế, biểu thị ở những <br />
hàng hóa vật hóa các tiến bộ này. Chẳng hạn, cách tốt nhất cho các nước nông <br />
nghiệp nghèo để học hỏi về cuộc cách mạng máy tính là mua một số máy tính <br />
từ nước ngoài chứ không tự sản xuất chúng trong nước. <br />
Như vậy, nền thương mại quốc tế tự do làm tăng tính đa dạng của mặt hàng, <br />
cho phép các doanh nghiệp tận dụng lợi thế kinh tế quy mô, làm thị trường có <br />
tính cạnh tranh hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến công nghệ.<br />
VD:Chẳng hạn, do có khí hậu lạnh nên Phần Lan không trồng được bông. Tuy <br />
nhiên, Phần Lan vẫn có thể bán giấy và các sản phẩm khác từ gỗ (là mặt hàng <br />
sẵn có tại Phần Lan) sang Hoa Kỳ và dùng số tiền mua được để mua bông từ <br />
nước này. Do vậy mà người dân Phần Lan vẫn có bông để sử dụng. Tuy Hoa <br />
Kỳ là nước giàu tài nguyên rừng nhưng những sản phẩm gỗ của Phần Lan có <br />
thể thích hợp với người tiêu dùng Hoa Kỳ về mặt giá cả, hoặc có thể giải <br />
quyết sự thiếu hụt trên thị trường Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu những mặt hàng <br />
này từ Phần Lan còn giúp cho các công nhân Hoa Kỳ có thể chuyển sang làm <br />
việc ở những ngành khác với mức lương cao hơn. Hay trường hợp Ecuador <br />
xuất khẩu hoa hồng sang Hoa Kỳ vì có lợi thế về điều kiện khí hậu và chi phí <br />
nhân công rẻ hơn nhiều so với việc trồng loại hoa này tại Hoa Kỳ (tại bang <br />
Florida). Còn Hoa Kỳ lại có lợi thế hơn Ecuador về sản xuất và xuất khẩu máy <br />
vi tính. Thương mại tự do cũng mang lại lợi ích cho những người xuất khẩu <br />
hàng hóa và dịch vụ vào Ecuador. Khi mà nền kinh tế của Ecuador ngày càng <br />
mạnh lên nhờ xuất khẩu được hoa hồng, người dân nước này có thể mua được <br />
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Các nhà kinh tế lập luận rằng về dài hạn tự do <br />
thương mại sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người <br />
dân khắp nơi trên thế giới.<br />
<br />
1.4 các lý thuyết về thương mại quốc tế <br />
Thuyết tuyệt đối của Adam Smith<br />
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong g trao đổi thương mại quốc tế khi <br />
mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản <br />
phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp <br />
hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi<br />
VD:<br />
Sản phẩm Hoa kỳ Anh<br />
Lúa mì (giá/người/giờ) 6 1<br />
Vải (m/người/giờ) 2 5<br />
Nhận xét: hoa kỳ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất lúa mì hơn Anh.<br />
Và ngược lại, Anh cũng có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải so với Hoa kỳ<br />
Ưu điểm:<br />
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.<br />
- Chứng minh sản xuất là cơ sở đem lại lợi ích chứ không phải lưu thông.<br />
Nhược điểm:<br />
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và <br />
được sử dụng với tỷ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hóa<br />
- Không giải thích được hiện tượng thương mại sẽ xảy ra như thế nào với <br />
những nước có lợi thế tuyệt đối<br />
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc mà mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên <br />
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với <br />
chi phí tương đối thấp( hay tương đối có hiệu quả hơn các quốc gia khác) <br />
ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà <br />
mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao ( hay tương đối không hiệu quả <br />
bằng các nước khác<br />
VD<br />
Sản phẩm Chi phí sản xuất(ngày công theo lao động)<br />
Việt Nam Nga<br />
Thép (1 đơn vị) 25 16<br />
Quần áo(1 đơn vị) 5 4<br />
Xét theo chi phí sản xuất thì VN sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao <br />
hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng VN không có khả năng xuất khẩu sản <br />
phẩm nào sang Nga. Song nếu xét chi phí so sánh thì lại có cái nhìn khác.<br />
<br />
Sản phẩm Chi phí so sánh<br />
Việt Nam Nga<br />
Thép (1 đơn vị) 5 4<br />
Quần áo(1 đơn vị) 1/5 ¼<br />
<br />
Theo chi phí so sánh thì thấy rằng: Chi phí sản xuất thép của VN cao hơn Nga: <br />
để sản xuất 1 đơn vị thép ở VN cần 5 đơn vị quần áo trong khi ở Nga chỉ cần 4 <br />
đơn vị. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở VN thấp hơn Nga, để sản <br />
xuất ra 1 đơn vị quần áo ở VN cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần 1/4 đơn <br />
vị thép. Diều này chỉ ra rằng VN và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. <br />
Nga xuất khẩu thép sang VN và ngược lại VN xuất khẩu quần áo sang Nga. <br />
Việc trao đổi này có lợi hơn cho cả hai nước.<br />
ỨNG DỤNG<br />
Một là, giúp các nước đưa ra chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp và <br />
khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để <br />
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho <br />
mình.<br />
Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho nước mình để <br />
phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.<br />
Nhận xét:<br />
Nhìn từ biểu đồ ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm nhìn <br />
chung có sự thay đổi theo chiều hướng tăng đáng kể. tháng 2 đạt khoảng <br />
gần 400 nghìn tấn đến tháng 7 đã tăng lên 2 lần, đạt 820 nghìn tấn tương <br />
đương với giá trị khoảng 360 triệu USD. Trong t3,4,5 sản lượng bình quân <br />
đạt khoảng 700 nghìn tấn, không có sự chuyển động nhiều. Việt Nam có <br />
lợi thế xuất khẩu Gạo với truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, thời <br />
tiết khí hậu thuận lợi, đầu tư công nghệ máy móc hiện đại góp phần làm <br />
tăng sản lượng và chất lượng. Giúp Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 thế <br />
giới về xuất khẩu gạo.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng thương mại có thể làm cho mọi <br />
người nâng cao được mức sống. Nó cho phép các nước chuyên môn hóa vào <br />
những hoạt động mà họ có lợi thế so sánh. Và thương mại tự do giữa các <br />
nước cho phép các nước hưởng thụ lợi thế so sánh của mình vào những <br />
mối lợi từ thương mại.<br />