YOMEDIA
ADSENSE
Tại sao vai trò của nhà phê bình nghệ thuật không còn quan trọng nữa.
280
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Greenberg kèm theo một học thuyết tại sao hội họa theo phong cách này lại quan trọng đến vậy. Đề tài mô tả xung quanh chuyện các nhà phê bình nghệ thuật lên mặt răn dạy,lo sợ,không coi trọng công việc của mình một cách nghiêm túc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao vai trò của nhà phê bình nghệ thuật không còn quan trọng nữa.
- Tại sao vai trò của nhà phê bình nghệ thuật không còn quan trọng nữa. Bài viết của David Carrier Người dịch: Vũ Kim Thư Những ngôn từ mỹ học xuất hiện ở khắp nơi, vì chúng ta thường sử dụng chúng ; đó là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Alexander Nahamas Gần đây, khi đọc bài viết rất chi tiết tỉ mỉ có tên Tầm nhìn đơn độc: Chủ nghĩa hiện đại và tính quan liêu trong cảm giác của Clement Greenberg do Caroline Jones viết và một bài viết tiểu sử khác với phong cách viết bộc trực của Alice Marquis có tên Sa Hoàng của nghệ thuật : Sự phát triển và thoái trào của Clement Greenberg ( cả hai bài viết đều đuợc viết năm 2006), tôi băn khoăn tự hỏi tại sao vẫn có nhiều sự ngưỡng mộ đối với Clement Greenberg. Cách đây gần 30 năm khi tôi mới bắt đầu viết lý luận phê bình, biên tập viên Joe Masheck của tạp chí Artforum đã nói với tôi rằng cách nghĩ bộc trực thẳng thắn của Greenberg không còn được sùng bái nữa. Mặc dầu giới phê bình mỹ thuật đã vượt qua giai đoạn này, nhưng không một ai trong chúng ta gây được một ảnh hưởng lớn như Greenberg dù là nhỏ nhất. Arthur Danto là một nhà triết học nổi tiếng, người có nhiều bài viết hay in trên tạp chí The Nation, một tạp chí được lưu hành rộng lớn , được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng ông đã nói với tôi rằng các bài viết của ông không có một sự ảnh hưởng nào tới thị trường nghệ thuật. Không hề nghi ngờ rằng những bài viết bình luận trên các tạp chí như Newyork Times hay Artforum không mang lại mấy tầm quan trọng thực tế đối với sự nghiệp của các họa sỹ trẻ.Điều quan trọng giờ đây là nhận được sự hỗ trợ của các ông bầu nghệ thuật, các giám tuyển, và các nhà sưu tập. Ngày nay, phê bình nghệ thuật đóng một vai trò rất nhỏ trong toàn bộ hệ thống thương mại. Như Jerry Saltz đã nói: “ Trong vòng 50 năm trở lại đây, những gì các nhà phê bình nghệ thuật viết đã kém phần ảnh hưởng đối với thị trường hơn cả bây giờ”. Đôi khi người ta lo ngại rằng, phê bình nghệ thuật chỉ là sự quảng cáo những ý thích khác nhau của mỗi người. Chúng ta thật may mắn ! Tôi nghi ngờ rằng không mấy ai mua , trưng bày, hay bán các tác phẩm nghệ thuật dựa trên ý kiến từ bài viết phê bình lý luận. Vào cuối năm 1970, khi những người viết phê bình của tạp chí Artforum rất khó tính đối với các tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong các gallery, tờ tạp chí này trở nên mỏng manh đến dễ sợ. Giờ đây, dày cộp với các trang quảng cáo, tạp chí này chỉ đăng tải những bài phê bình thân thiện. Không một tạp chí có tiếng nào muốn phân chia mảng quảng cáo và nội dung biên tập quá rõ ràng, nhưng tất nhiên bất cứ một ấn phẩm thương mại nào đều phụ thuộc vào các nhà quảng cáo. Quả thật dễ gợi lại sự bồi hồi nhớ tiếc về một thời đã qua khi phê bình nghệ thuật vẫn còn đóng vai trò quan trọng, như Tom Crow đã viết gần đây. Sự tranh chấp gay gắt của tạp chí Artforum xưa vẫn luôn là sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và tính thương mại. Chúng ta đã qua cái thời mà thương mại mang một sự thông minh sáng suốt bao trùm và vượt trội cả những nhà lý thuyết học.
- James Meyer với bài viết tuyệt vời có tên Minimalism ( tạm dịch là nghệ thuật đơn giản hóa) : Nghệ thuật và luận chiến của những năm 60 (xuất bản năm 2001) kể lại một câu chuyện về một cuộc tranh luận bàn cãi dữ dội diễn ra trên những tạp chí hàng đầu . Nhưng kỷ nguyên với cuộc tranh luận chống lại chủ nghĩa minimalism của Michael Fried được xuất bản trên tạp chí Artforum đã qua rồi, cũng tựa như thời gian khi Greenberg còn sống trong một căn hộ thuê tại phía Tây Central Park. Vào thời đó, để sống một cách hà tiện tại khu Manhattan vẫn còn dễ dàng. Gần đây cũng như vào năm 1980, khu vực làng phía Đông nghèo khổ đã được phục hồi bởi những ông bầu nghệ thuật. Ngày nay, nó là khu bất động sản vàng, các nghệ sỹ trẻ có được một xưởng vẽ nhỏ cách xa Brooklyn đã được coi là may mắn lắm rồi. Và từ khi cuộc sống của thành phố này trở nên vô cùng đắt đỏ, các nhà phê bình nghệ thuật cần có một ngân quỹ riêng hoặc một công việc ổn định. Greenberg gây được một sự ảnh hưởng lớn , bởi vì ông nhắm vào ủng hộ những họa sỹ theo trường phái trừu tượng biểu hiện trong khi phần lớn các nhà phê bình nghệ thuật khác lờ đi hoặc chế nhạo những nghệ sỹ theo phong cách này. Thị hiếu đầy thử thách của Greenberg kèm theo một học thuyết tại sao hội họa theo phong cách này lại quan trọng đến vậy. Cung cách của Pollock trong giai đoạn năm 1946-1950 đã hỗ trợ cho chủ nghĩa Lập thể Phân tích từ giai đoạn của Picasso và Braque với những bức cắt dán của năm 1912 và 1913, nó bao trùm những yếu tố trừu tượng dứt khoát mà chủ nghĩa Lập thể Phân tích hướng tới. Không ai đưa ra ý kiến như ông. Vào năm 1960, Fried, Rosalind Krauss, và những đối thủ của họ đã cố gắng nắm giữ lấy vai trò của Greenberg. Những đoạn trích ông viết với phong cách tranh luận rất thoáng mang tính bỗ bã. Còn Fried và Kraus lại là những giáo sư, và do vậy phong cách viết của họ mang tính tranh luận nghiêm túc. Khi Fried viết về Anthony Caro và Krauss ca ngợi Richard Serra, họ sử dụng ngôn ngữ nặng chất lý thuyết phê bình. Phong cách phê bình này đã gây sự ảnh hưởng, do vậy đến năm 1980, các nhà phê bình cảm thấy rằng họ cần gợi lên tầm quan trọng của Roland Barthes, Jacques Derrida, và các nguồn thông tin khác. Tôi không thể chỉ trích họ, vì tôi cũng thế. Anh cần trích dẫn những nhà văn của Pháp nếu anh được coi là một au courant. Nhưng tới năm 1990, cách phê bình kiểu này không còn được tin cậy nữa. Fried và Krauss muốn thay đổi phê bình nghệ thuật theo cách ấy, vào đầu thế kỷ 20, Alois Riegl, Erwin Panofsky, Aby Warburg, và Heinrich Wolfflin đã thay đổi lịch sử mỹ thuật. Trước khi phong cách hàn lâm của Đức chiếm lĩnh, các nhà phê bình mỹ thuật thường viết theo kiêu bỗ bã, thoáng đạt. Những nhà phê bình giỏi như Roger Fry và Bernard Berenson thường sử dụng ngôn ngữ học thuyết một cách thoáng đạt giống như Greenberg. Nhưng sau khi các giáo sư phê bình chiếm lĩnh làm thay đổi cách viết, bất cứ một nhà phê bình nghệ thuật nào sau này đều phải trích dẫn và đưa vào những đoạn chú thích. Những nhà phê bình tuyệt hảo như Bill Berkson, Robert Hughes, Carter Ratcliff, và Peter Schjeldhal không bao giờ mang cách nghĩ như vậy vào bài viết của họ. Nhưng chính vì cách viết của họ không mang chất học thuyết, họ bị loại ra và bị gọi đơn thuần chỉ là những nhà báo thông thường. Vào năm 1990, Dave Hickey đã trở thành nổi tiếng vì là một nhà phê bình khá hiếm hoi, một nhà văn chuyên viết về nghệ thuật. Nhưng mặc
- dầu có sự ảnh hưởng lớn của ông, một vai trò mẫu mực như vậy cũng không thay đổi được tình hình. Thomas McEvilly và Arthur Danto , hai vị giáo sư đáng kính này viết phê bình nghệ thuật theo một văn phong thoải mái. Phong cách phê bình của McEvilly có ảnh hưởng lớn từ cách nhìn hàn lâm của ông – Ông là người theo chủ nghĩa cổ điển có sự yêu thích tìm hiểu triết học Ấn Độ giáo. Cũng giống như Danto, ông luôn luôn đặt ra một đường ranh giới triệt để giữa học thuyết mỹ học và phê bình lý luận. Những hoạt động của Danto với tư cách là một nhà triết học và là một nhà phê bình nghệ thuật được phân chia rõ ràng. Những đồng nghiệp triết học của ông phần lớn biết rất ít về thế giới nghệ thuật, trong khi những đồng nghiệp phê bình nghệ thuật bạn ông lại không hiểu nổi những bài viết tranh luận của ông về triết học. Ngày nay, các nhà lịch sử mỹ thuật học cũng bắt đầu quay ra nghiên cứu nghệ thuật đương đại. Với tư cách là một nhà phê bình ( cũng như là một người nghiên cứu hàn lâm), tôi bắt đầu cảm thấy băn khoăn về tình trạng này. Quả thật không sai chút nào khi người ta chê bai viết lách theo phong cách “ hàn lâm”, vì văn phong này gần như làm người đọc không thể hiểu được. Anh không cần biết viết hiệu quả như thế nào để đạt được bằng Tiến Sỹ. Nhưng dường như điều thường xảy ra là các nghệ sỹ đứng tuổi vẫn đang sống sẽ thu hút sự chú ý của các học giả trẻ, đặc biệt là sau khi có rất nhiều bài viết về chủ nghĩa hiện đại. Và có một nhu cầu , đặc biệt đối với các trường nghệ thuật , cần có các giảng viên biết giảng về nghệ thuật đương đại. Bởi vì lịch sử mỹ thuật có một nền tảng hàn lâm, các nhà lịch sử mỹ thuật có thể tự sống được. Còn các nhà phê bình nghệ thuật lại nằm trong điều kiện khó khăn hơn nhiều. Không giống như các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, những nhà phê bình thường tự học. Đó là lý do tại sao tôi không chắc liệu việc dạy sinh viên trở thành những nhà phê bình có phải là một ý tưởng tốt hay không. Không một nhà phê bình nào ngày nay đưa ra một lý do hợp lý giải thích về nhân vật mà họ viết. Cũng như các nhà văn viết về nghệ thuật không hề đưa ra một lý do thuyết phục nào để giải thích cho sự phán xét của cá nhân họ. Những nhà phê bình có ảnh hưởng lớn trong thế giới hàn lâmthường có liên quan đến tạp chí October của Krauss. Nhưng gần đây khi Krauss, Yve-Alain Bois, Benjamin Buchloh, và Hal Foster xuất bản cuốn nghiên cứu Nghệ thuật từ năm 1900: Chủ nghĩa hiện đại, Phi hiện đại, Hậu hiện đại ( năm 2005), những ý kiến của họ gây tranh luận lớn. Một cuốn sách mà dường như lờ đi vai trò của Robert Mangold, Susan Rothenberg, và Sean Scully trong khi tập trung rất kỹ càng vào Hans Haacke, Mary Kelly và Richard Prince giới thiệu sự thống nhất của phê bình hiện đại. Nhóm Octobrist cũng gây ảnh hưởng, bởi vì hơn bất cứ nhà phê bình nào khác, họ đã tạo ra những học thuyết thử thách gây sự thu hút đối với những người viết hàn lâm. Họ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các trường đại học nổi tiếng như Columbia, Havard, Princeton, và Viện nghiên cứu New Jersey. Và do vậy cũng phải công bằng mà nói rằng nếu họ không tạo ra được một lịch sử lẫy lừng đày thuyết phục thì chẳng còn ai khác có thể làm được. Cảm giác của riêng tôi là khi chúng ta nhìn vào kỷ nguyên sau chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện, tất cả những phán xét đều chung chung cho tất cả mọi người. Liệu Ellsworth Kelly, Jasper Johns và Robert Rauschenberg – những nghệ sỹ lão thành này – có đứng ngang tầm với de Kooning và Pollock trong cùng một sự đánh giá chung không ? Tôi không
- chắc. Liệu Chuck Close, Brice Marden, Elizabeth Murray, Robert Ryman và Gerhard Richter – năm nghệ sỹ này với triển lãm của họ tại Bảo tàng MOMA – có phải là những danh họa đương đại không ? Tôi nghi ngờ điều này. Ngày nay, thế giới nghệ thuật đối mặt với sự tăng tiến của hàn lâm. Tạp chí Artforum xuất bản cứ 10 năm 1 lần , và sau hơn 40 năm hình ảnh của gần 400 nhân vật trên trang bìa. Chắc chắn trong đó không có nhiều nghệ sỹ của thời đại chúng ta. Các nhà sưu tập và các giám tuyển hay mua những tác phẩm nghệ thuật thời thượng cần chuẩn bị sẵn sàng khai trừ thanh lọc một lượng lớn đồ sộ trong bộ sưu tập của mình. Greenberg rõ ràng giờ đây không còn là một mẫu hình lý tưởng cho các nhà phê bình nghệ thuật nữa. Chúng ta thật sự không thể đưa ra những phán xét tiên tri về thị hiếu hay cũng như không thể thuyết phục được các học giả. Nhưng chúng ta có thể trở thành những người viết hay. Tại sao không đọc Diderot, Baudelaire, Ruskin, Fry, và Greenberg trên tinh thần như chúng ta thưởng thức George Eliot, Marcel Proust, và Vladimir Nabokok. Chắc chắn rằng có một sự khác nhau giữa văn học và phong cách viết đưa ra sự mô tả chân thực, hợp lý của những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Mọi người đều hiểu ý nghĩa của cách viết sáng tạo, trong đó miêu tả những thế giới trong tưởng tượng hoặc những nơi có khoảng cách xa với thế giới thực tế hàng ngày. Ngược lại, những gì không quen thuộc với mọi người chính là sự mô tả đầy chất thơ mang tính lý tưởng hóa về những tác phẩm nghệ thuật đang hiện diện. Có lẽ mọi người lo rằng trong khi văn học có sự tự do để tạo nên con người, nơi chốn và vạn vật thì những người viết phê bình nghệ thuật phải miêu tả sự thật một cách trung thực sẽ ít tự do hơn. Nhưng cuối cùng, những áng thơ hay cũng phải có vần và có những quy luật định trước, và tiểu thuyết cũng cần theo những bố cục nhất định. Việc các nhà phê bình phải thỏa mãn những quy luật ép buộc này không có nghĩa rằng viết về nghệ thuật không tuân thủ được như vậy, cũng như thơ ca và tiểu thuyết đều nắm giữ những quy luật thẩm mỹ hợp lý. Lịch sử sẽ giải thích tại sao chúng ta chưa thực hiểu thế nào là một cách viết hay. Những bài viết về Pierodella Francesca và Poussin hoàn toàn không phải của những nhà phê bình thực sự. Để có sự phê bình , anh cần có một cái gì đó giống như hệ thống triển lãm công chúng và một thế giới nghệ thuật thương mại. Diderot đã viết về những salon nghệ thuật, những nhóm triển lãm trước cách mạng Paris trông đợi trong Biennales. Và Baudelaire cũng đề cập đến những cuộc triển lãm đó, tại thời điểm chủ nghĩa hiện đại ra đời, khi các ông bầu nghệ thuật như Arne Glimcher bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc trưng bày nghệ thuật đương đại. Cũng như Ruskin và Fry, những bài viết phê bình của họ về Turner và Cezanne đã cho họ một hiện diện giống như người tiền nhiệm của Greenberg. Do vậy, nếu chúng ta chưa thật sự hiểu đúng và thưởng thức được chất lượng thẩm mỹ của nghệ thuật phê bình lý luận là vì so với viết văn, phê bình lý luận mỹ thuật vẫn còn là một thứ gì mới mẻ. Trong thực tế, các nhà phê bình phải đối mặt với hai tình huống khác nhau, tạo thành hai thể loại phong cách viết – tương tự như tiểu thuyết và thơ ca trong cách viết sáng tạo. Cách viết thứ nhất là khi một nhà phê bình được mời đến một xưởng vẽ của một nghệ sỹ và được nghệ sỹ đó mời viết một bài viết nói về sự phát triển trong quá trình sáng tác của mình . Thường hiếm khi người ta gặp được nghệ sỹ lớn ( đây là một kinh nghiệm đặc biệt diễn ra trong một lần với tôi), và do vậy có thể quan sát được sự nghiệp và quan điểm
- nghệ thuật của nghệ sỹ này trước khi thăng hoa. Khi tôi gặp Sean Scully, anh vừa mới nổi danh, và đang trên đà sáng tác những tác phẩm đã làm anh nổi tiếng. Nhưng lúc đó, anh chưa hề có một nhà tài trợ nghệ thuật nào. Trong hơn 26 năm, chúng tôi đã có những sự trao đổi quý giá. Có thể nói một cách khác, chúng tôi lớn lên cùng nhau. Quả thật bây giờ nghĩ lại khó mà có thể sắp đặt lại quá trình này hay tổng quát lại. Nhưng khi một nghệ sỹ trở nên nổi tiếng, và có nhiều cuộc phỏng vấn hơn, thì cửa sổ cơ hội để tiếp xúc với họ ngày càng khó. Vào năm 1990, tôi đã có may mắn được gặp Robert Mangold và Robert Ryman và viết về sáng tác nghệ thuật thời kỳ đầu của họ. Nhưng cách nghĩ của họ đã rất vững chắc, do vậy tôi quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của họ. Cách viết thứ hai là thể loại phê bình nghệ thuật mang tính bình luận. Anh bước chân vào gallery hay bảo tàng, nhặt lấy một tờ giới thiệu, và đi tham quan qua các tác phẩm nghệ thuật, với các phán xét cá nhân bắt đầu xuất hiện trong đầu. Điều thú vị nhất là tôi luôn để ý đến những nghệ sỹ trẻ hoặc những nghệ sỹ lạ hoắc mà tôi không biết, sau đó tôi phải tranh giành và tìm hiểu về họ. Đó là một cảm giác lạc lối vô cùng thú vị khi tìm hiểu về một công việc nghệ thuật ai đó đang làm và tác phẩm của họ có hay không. Thường khi viết về một nghệ sỹ, nhà phê bình thường phán xét dựa trên chính kiến cá nhân đã có từ trước.Còn khi viết về lịch sử mỹ thuật, anh lại cần phải tham khảo lại văn học lịch sử mà lịch sử thì vô cùng rộng lớn. Tôi mất rất nhiều năm để viết xong cuốn sách về Poussin, vì tôi cần kiểm chứng lại những kinh nghiệm cá nhân về thị giác của mình đối chọi lại với một nền tảng lịch sử văn học đồ sộ. Nhưng khi viết phê bình lý luận, anh phải phản ứng nhanh, thậm chí đôi lúc phải giả vờ như anh là người đầu tiên được nhìn thấy và viết về tác phẩm nghệ thuật này.Theo Baudelaire, Delacroix đã nói rằng nếu anh không thể ký họa được một người đàn ông nhảy từ tầng năm trước khi rơi xuống đất, anh sẽ không bao giờ trở thành nghệ sỹ được. Còn tôi nói rằng: Nếu anh không thể viết được một bài bình luận trong một buổi chiều ngay sau khi xem một cuộc triển lãm, có lẽ anh nên chi gói mình trong phong cách viết hàn lâm lịch sử thì hơn. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi có nhiều người muốn viết phê bình lý luận đến vậy. Đây là một sự nghiệp gian khổ - tạp chí Artforum đã lướt và bỏ qua bao nhiêu bài viết hay của nhiều nhà văn. Làm phê bình nghệ thuật là nghề rất khó kiếm sống được.Và nó khó gây được sự ảnh hưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng các nhà phê bình nghệ thuật nên lên mặt răn dạy, lo lắng sợ hãi hay không coi trọng công việc của mình một cách nghiêm túc. Giống như nghệ thuật ( ngay cả đối với nghệ thuật phi thẩm mỹ) các nhà phê bình nghệ thuật sẽ gây nên sự yêu thích chú ý khi các bài viết của họ trở nên hợp lý và phong cách viết hay.Tất cả các nhà văn đều biết rõ sự thú vị trong cách viết đưa ra một sự so sánh đối lập rất thông minh, tạo ra những đối chiếu đáng ngạc nhiên và viết nên những câu văn với cách giải quyết bất ngờ cho người đọc.Và tất cả những người đọc đều hiểu được cái cảm giác sung sướng khi được đọc những đoạn văn viết đầy khéo léo đến vậy. Chúng ta chỉ có rất ít những nhà phê bình nghệ thuật giỏi, Nhưng nhìn xem chúng ta có tới bao nhiêu nghệ sỹ giỏi vẫn đang sống ? David Carrier là một học giả thuộc Trung tâm nhân văn quốc gia tại bang North Carolona trong năm 2006-07
- Chú thích: 1. Lấy từ bài viết của Alexander Nehamas, Chỉ một lời hứa của niềm hạnh phúc: Một nơi của cái đẹp trong một thế giới nghệ thuật ( Princeton , UP, 2007). Bài bình luận của tôi về Caroline Jones, Tầm nhìn đơn độc và Alice Marquis , Sa hoàng của nghệ thuật đã xuất hiện trong tạp chí Burlington. 2. Jerry Saltz, “ Sự im lặng của những ông bầu nghệ thuật”, Tạp chí Những họa sỹ hiện đại ( tháng 9 năm 2006), 35. 3. Thomas Crow “ Sự thoái trào của phê bình lý luận”, tạp chí ArtForum ( tháng 9 năm 1993), 188. 4. James Meyer, Minimalism: Nghệ thuật và luận chiến của những năm 60. ( Yale, Up, 2001) 5. Clement Greenberg, Nghệ thuật và văn hóa: Những bài luận phê bình ( Boston, Beacon Press, 1961) , 218. 6. Những cuốn sách của Thomas McEvilly bao gồm Nghệ thuật và những vấn đề khác: sự khủng khoảng trong bộ mặt văn hóa ( Kingston, NY: McPherson và công ty, 1992) ; và Hình hài của cách nghĩ cổ xưa ( Newyork Allworth Press, 2002). 7. Tôi kể lại một phần câu chuyện phê bình này từ thời Greenberg trong bài viết của Rosalind Krauss và tạp chí Lý luận phê bình triết học Mỹ : Từ chủ nghĩa chính thống cho đến Hậu hiện đại ( Greenwood/ Praeger, 2002) 8. Thẩm mỹ của thành thị: Triết học và thực tiễn của hội họa trừu tượng Mỹ năm 1980 ( Trường đại học Park và London năm 1994) giới thiệu một số những bài phê bình lý luận do tôi bình luận. 9. Tìm đọc bài viết của tôi về Sean Scully ( Thames and Hudson , 2004) 10. Viết về Mangold và Ryman thời kỳ đầu, tìm đọc bài của tôi“Robert Magold – một cửa sổ màu xám (1964)” , tạp chí Burlington , 1125, số CXXXVIII ( tháng 12 năm 1996), 826-8; và “ Robert Ryman và nguồn gốc nghệ thuật của mình”, tạp chí Burlington ,1134, số CXXXIX ( tháng 9 năm 1997), 631 – 3. 11. Tìm đoc bài viết của tôi có tên Hội họa của Poussin: Một nghiên cứu phương pháp luận mỹ thuật (Trường đại học Park và London năm 1993) 12. Bài viết này lấy cảm hứng từ tác giả James Elkin với bài viết Điều gì đã xảy ra với lý luận phê bình nghệ thuật? ( Chicago: Prickly Paradigm Press, 2003) đưa ra một kết luận khác hẳn. Bài viết của tôi có tên Viết về nghệ thuật Thị giác ( Allworth Press, 2003) đưa ra những quan điểm về mối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật viết. Tôi xin cảm ơn Arthur Danto, Marianne Novy, Sean Scully và Johnathan Weinberg vì những lời góp ý tư vấn. Bài viết này dành cho Holland Cotter.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn