intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TẤM GIA THU TRONG NHỮNG NGÔI NHÀ RƯỜNG XỨ QUẢNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu ở Hội An có loại vài vỏ cua đặc biệt và đẹp nhất trong những ngôi nhà gỗ của phố cổ, thì vùng nông thôn Quảng Nam lại tự hào về vài nóc với tấm gia thu được chạm trổ công phu gây ấn tượng cho khách phương xa. Để phân biệt được những ngôi nhà được tạo dựng bởi những nhóm thợ hay phường thợ nào, ta có thể trông kỹ vào bộ vì nóc. Và cũng để khẳng định về mức độ giàu có, địa vị xã hội thì chủ nhân khi dựng nhà quan tâm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TẤM GIA THU TRONG NHỮNG NGÔI NHÀ RƯỜNG XỨ QUẢNG

  1. TẤM GIA THU TRONG NHỮNG NGÔI NHÀ RƯỜNG XỨ QUẢNG
  2. Nếu ở Hội An có loại vài vỏ cua đặc biệt và đẹp nhất trong những ngôi nhà gỗ của phố cổ, thì vùng nông thôn Quảng Nam lại tự hào về vài nóc với tấm gia thu được chạm trổ công phu gây ấn tượng cho khách phương xa. Để phân biệt được những ngôi nhà được tạo dựng bởi những nhóm thợ hay phường thợ nào, ta có thể trông kỹ vào bộ vì nóc. Và cũng để khẳng định về mức độ giàu có, địa vị xã hội thì chủ nhân khi dựng nhà quan tâm đến bộ vì đỡ nóc, đó là phần vì nóc ở đầu hồi. Trong ngôi nhà 3 gian 2 chái khá phổ biến ở Quảng Nam thì hai bộ vì tạo nên 1 gian, với 3 gian ta có 4 bộ vì. ở phía Nam Quảng Nam, những vùng ít bị ngập lụt như:Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành đến tận vùng trung du Tiên Phước thì đa số các bộ vì nóc đều được chống đỡ bằng một con đội đặt trên lưng trính gọi là bộ phận Trỏng quả (gồm đế tôm, quả bí, ấp quả), chúng được kết cấu ở bộ vì tạo gian giữa. Nhưng ở 2 gian đầu hồi thì được thay bằng hình thức đỡ kèo bằng một tấm ván (giống vì ván mê ở ngoài Bắc) gọi là tấm Gia thu. Đó là tấm ván dày bằng gỗ mít vừa có công năng đỡ kèo nóc, vừa phô bày tài nghệ trang trí chạm trổ của người thợ chạm ngày trước. Các mảng chạm trổ chỉ được thực hiện trên một mặt (mặt sau là chái nhà) nhưng lại có đầy đủ kỹ thuật hình thức chạm: lấy đất (chạm nổi), xuyên qua (chạm thủng) chạm lộng (bong kênh 3/4 luôn cả mặt sau), ám họa (chạm lõm có tô mực xạ)...
  3. Trong một bố cục chung, tấm Gia thu có hình tam giác cân (xem ảnh) nằm trong lòng của hai đoạn kèo nóc bắt chéo (kèo thượng tiền/kèo lòng nhất tiền và kèo thượng hậu/kèo lòng nhất hậu) gối trên lưng của trính/tránh. Có bao nhiêu nhà xưa thì có bấy nhiêu hình thức trang trí tên tấm Gia thu. Nhìn chung tấm tam giác này thường có kiểu bố trí sau: phần đỉnh chóp trang trí hình con dơi dang cánh, miệng dơi ngậm cuốn thư bên dưới (cuốn thư lòng mở). Kiểu thức thông dụng này gọi là “Gia thu thủ quyển”. Những chi tiết mặt chính của tấm Gia thu thường là chữ Thọ lồng trong nền các hoa văn dây lá. Các nếp gấp hai bên chạm nổi hoặc lõm hình quả đào, quả lựu, cành mai, hoa sen, mẫu đơn (bông tây), hoa quỳ; các đề tài như tùng - lộc (nai), chim trĩ có các dây lá xung quanh; các ô hình mai rùa (mình quy), các đề tài Bát bửu như: kiếm, sách, ống sáo... những dòng chữ Hán (minh văn) cũng được chạm trên gờ gỗ cao phỏng theo hình cuốn sách có dây nơ buộc trang trọng. Phần thủ quyển cuộn tròn, hai biên ngoài gãy góc trang trí chữ Vạn. Các đường gờ bao quanh thường dùng hoa văn hình học chữ T. Để lấp kín tam giác này người ta còn thêm một số ô đơn giản là song tiện hoặc tấm ván có bào soi nhiều gờ chỉ. Trong quá trình đi khảo sát các ngôi nhà ở miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế ở phía Bắc cho đến Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ở phía Nam, tôi có nhận xét thú vị rằng những ngôi nhà xưa bằng gỗ ở Nam Quảng Nam (vùng không bị lụt) mới có tấm “Gia thu thủ quyển” này. Dễ dàng nhận thấy rằng khi thiết kế cái Rầm thượng (thường bố trí ở hai gian đầu hồi) để chứa đồ tránh nước lụt người ta đã che hai tam
  4. giác này, vì vậy không phải làm tấm Gia thu trang trí chạm trổ công phu như thế này. Dĩ nhiên các vùng khác nếu có để lộ phần kèo nóc đầu hồi này cũng không gia công chạm trổ như ở Quảng Nam (xem ảnh kèo nóc hồi nhà ở Bình Định), và một điều mà người địa phương Quảng Nam đã sáng tạo mang tính thẩm mỹ cao là để che các đầu hồi có sườn gỗ của đầu chái thò vào nên đã lấp kín hoặc chí ít che lại thể hiện tính cách “xấu che tốt khoe”. Vì vậy có nhà đã lập lại hình thức như bộ phận Trỏng quả có thêm vài ô hộc bằng ván phủ kín (xem ảnh). Cuối cùng người viết bài này cũng mong rằng có ai đó thích tấm Gia thu trang trí này thì hãy cùng làm bộ sưu tập (ảnh chụp) với tôi chắc sẽ gặp nhiều điều thú vị mà người xưa đã gửi gắm ở chỗ trang trọng của ngôi nhà ngày trước. Nguyễn Thượng Hỷ Chủ nhân - Địa chỉ 1/ Ông Võ Trung Đông Bình Quý, Thăng Bình; 2/ Ông Nguyễn Đào Phê, Bình An, Thăng Bình; 3/ Ông Nguyễn Công Hoà, Hà Lam, Thăng Bình; 4/ Ông Võ Đệ Tam Dân, Phú Ninh; 5/ Ông Nguyễn Châu Trí, Tam Tiến, Núi Thành; 6/ Cụ Nguyễn Huỳnh Anh,Tiên Cảnh, Tiên Phước; 7/ Ông Nguyễn Đình Mẫn, Tiên Cảnh, Tiên Phước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1