intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tấm Gương Bất Khuất chống thực dân Pháp của vị vua trẻ - Vua Hàm Nghi

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

166
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vua Hàm Nghi sinh năm 1871 trong giai đoạn lịch sử hết sức cam go, khi Việt Nam đang nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Năm 1884 ông lên ngôi vua khi mới 13 tuổi. Trước ông, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hai ông vua trẻ bị truất quyền. Có tư tưởng phản kháng chính quyền thực dân, nhà vua lập tức trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa Cần Vương yêu nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tấm Gương Bất Khuất chống thực dân Pháp của vị vua trẻ - Vua Hàm Nghi

  1. Tấm Gương Bất Khuất chống thực dân Pháp của vị vua trẻ - Vua Hàm Nghi (1871-1943) Vua Hàm Nghi sinh năm 1871 trong giai đoạn lịch sử hết sức cam go, khi Việt Nam đang nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Năm 1884 ông lên ngôi vua khi mới 13 tuổi. Trước ông, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hai ông vua trẻ bị truất quyền. Có tư tưởng phản kháng chính quyền thực dân, nhà vua lập tức trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa Cần Vương yêu nước. Cuộc nổi dậy kháng Pháp bất thành, kinh đô Huế bị thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (1885). Vua Hàm Nghi theo phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu và toàn thể dân chúng nổi dậy chống Pháp. Sau ba năm kháng chiến ở rừng sâu, đêm 2-11-1888, giữa lúc trời mưa lạnh, vua Hàm Nghi bị tên Trương Quang Ngọc phản bội bắt đem nộp cho Pháp. Không thể mua chuộc được ông vua trẻ lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, thực dân Pháp đã đưa vua xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Vua Hàm Nghi ở tại Algeria nhưng thái độ bất hợp tác của vua tỏ rõ ngay từ đầu. Thời gian khởi nghĩa nhà vua thường nói rằng mình thà chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà bị người Pháp kiềm tỏa. Gần mười tháng tiếp đó, cựu hoàng không chịu học tiếng Pháp. Ông cho rằng tiếng Pháp là thứ tiếng của dân tộc đã cướp nước Việt Nam, không học làm gì. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng dần dần ông thấy người Pháp ở Algérie không phải là loại người Pháp thực dân ở xứ An Nam, không những họ không thù hận ông mà trái lại họ còn quý mến và giúp đỡ ông. Đến tháng 11-1889, cựu hoàng chịu học tiếng Pháp với giáo sư Néopol. Sau mấy năm học tập, cựu hoàng nói và viết tiếng Pháp giống như một người Pháp. Tuy nhiên, ông luôn nói tiếng Việt và ăn cơm Việt Nam do những người bên Việt Nam cử qua phục vụ. Đến năm 1904, khi đã 33 tuổi, vua cưới vợ là cô Marcelle Laloe, con gái ngài luật sư chánh án tòa thượng thẩm Alger. Ngài Laloe góa vợ, có một con gái duy nhất, là người rất được trọng vọng đối với dân bản xứ, có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của vị vua nước Nam đang lưu vong nên đã gả con gái cho. Ngày cưới, vua Hàm Nghi vẫn phục sức kiểu Việt với áo dài, khăn đóng, búi tóc cổ truyền, đi trên chiếc xe song mã rước vị hôn thê đến nhà thờ làm lễ. Vợ theo Thiên Chúa giáo, vua Hàm Nghi tuy không theo đạo nhưng rất tôn trọng vợ, thỉnh thoảng có đến nhà thờ, và hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho đến cuối đời. Ý thức về sự đày ải suốt cuộc đời, biệt thự Hiên Tùng được vua đổi tên thành biệt thự Gia Long, trong đó xây một cổ lâu theo kiểu kiến trúc Việt truyền thống, biến thành nơi để
  2. thờ phụng, tế tự dòng tộc nhà Nguyễn. Ông thường bảo: “Các con chưa thể được làm người dân Việt Nam tốt thì hãy là những người Pháp tốt”. Cách sống và cách dạy con dựa trên tinh thần Việt của nhà vua đã tác động tích cực nên các con ông đều trở thành người rất có tư cách. Con gái đầu Như Mai năm 1925 đã đỗ đầu kỹ sư nông học tại Trường canh nông Quốc gia Grignon, là người phụ nữ đầu tiên đỗ đầu trường này. Sau khi Đức thua trận, ông được lệnh đưa đi Việt Nam trong hàng ngũ quân Pháp, nhưng ông thẳng thừng từ chối. Ông Jean De Latour Dejean - một đại sứ làm việc cho Bộ Ngoại giao Pháp, từng là sĩ quan, bạn thân và là đồng đội với ông Minh Đức lúc ấy - kể câu chuyện hoàng thân tuyên bố với Chính phủ Pháp rằng ông không thể cầm súng bắn lại đồng bào ông. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa ông ra tòa án binh thì cứ đưa. Ông không chịu đi qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại Việt Nam. Nhiều sử liệu cho rằng vua Hàm Nghi mất vào ngày 4-1-1943, tại biệt thự Gia Long và an táng ngay tại đây. Đến năm 1962, khi Algeria độc lập thì biệt thự Gia Long được trả về cho Algeria và ba năm sau di hài nhà vua được chuyển về cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne.Khu lăng mộ này hiện có năm hài cốt gồm: vua Hàm Nghi, bà Marcelle Laloe - vợ vua (mất năm 1974), bà quản gia (mất 1941), ông Minh Đức (mất 1990) và bà Như Mai (mất 2000). Theo ông Xuân, nếu đưa về Huế nên thiết kế một khu lăng mộ riêng cho phong trào Cần Vương và cải táng vua Hàm Nghi và gia đình, cùng việc bố trí các chí sĩ trong phong trào Cần Vương như: Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm... để vừa trở thành điểm tưởng niệm, tham quan học hỏi... Đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bước đầu thống nhất phương án chọn địa điểm đặt nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho vua Hàm Nghi tại vùng đồi Thủy Xuân - TP Huế. Đó là một khu đất nằm kề các khu lăng những người thân của vua gồm lăng người cha Kiên Thái vương và hai vua anh là Đồng Khánh và Kiến Phúc (nằm trong khu vực lăng Tự Đức)... (Trích đăng từ Báo Người Lao Động số Xuân 2004 của sọan giả Nguyễn Đắc Xuân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2