intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý học khiếm thị

Chia sẻ: Thach Kim Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:63

466
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò con mắt của ngườI trong phản ánh thế giớI xung quanh đặt biệt vĩ đạI. Trong quá trình tiến hóa con ngườI đã được hình thành như một “bản thể ánh sáng” ( X.L Rubinstein), về một matự nào đó, nguyên nhân và ý nghĩa của ánh sáng có tác dụng tồn tạI cuộc sống trên trái đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý học khiếm thị

  1. TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ
  2. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ ( TLHKT) Bài 1. VAI TRÒ CỦA MẮT TRONG HOẠT ĐỘNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ KHI BỊ PHÁ HỦY. Vai trò con mắt của ngườI trong phản ánh thế giớI xung quanh đặt biệt vĩ đạI. Trong quá trình tiến hóa con ngườI đã được hình thành như một “bản thể ánh sáng” ( X.L Rubinstein), về một matự nào đó, nguyên nhân và ý nghĩa của ánh sáng có tác dụng tồn tạI cuộc sống trên trái đất. Về mặt khác, đây là những yếu tố khởI đầu giúp cho cơ thể có dáng đứng thẳng. Chính điều này đã dẫn tớI phân chia con ngườI ra khỏI thế giớI động vật. Hoạt động tâm lý – đó là hoạt động theo bản chất phản ánh của mình. Hơn nữa, trong quá trình tiến hóa sinh vật học ở ngườI đã hình thành một hệ thống các bộ máy phân tích rất phức tạp, bảo đảm tiếp nhận những thong tin từ bên ngoàicần thiết nhằm duy trì hoạt động cuộc sống bình thường. Trong hệ thống này, giữ vị trí hang đầu phảI kể tớI: thị giác, thính giác và hệ thống cảm giác, xúc giác- gọI là công cụ nhận thức, nghĩa là chúng có giá trị nhận thức lớn lao thuộc cảm giác và tri giác. Cần phảI nhấn mạnh một lần nữa, trong toàn bộ của những bộ máy phân tích, vai trò quyết định trong quá trình phản ánh cảm giác chính là thị giác. Để hiểu rõ vấn đề này, trên một mức độ nào đó, khi phạm vi nhận thức cảm tính bị thương hạI và tất nhiên, mức độ tiếp theo của hoạt động phản ánh do hậu quả của sự phá hủy toàn bộ hay một phần chức năng bộ máy phân tích thị giác, chúng ta hãy xem xét chức năng của mắt sẽ ra sao trong hoạt động phản ánh của con người. Mắt con ngườI đã thích nghi vớI kích thích của năng lượng ánh sáng, có năng lực định hướng phi thường vớI thế giớI xung quanh, phân biệt các đốI tượng khác nhau và các mốI quan hệ không gian giữa chúng theo độ chiếu sáng. Đồng thờI bộ máy phân tích thị giác lạI rất nhạy cảm và tinh tế. Hệ thụ cảm ánh sáng được coi như chiếc máy dò song ánh sáng hoàn thiện nhất. Để xuất hiện được cảm giác ánh sáng chỉ cần và lượng tử và nếu như có thể tạo những điều kiện tốt nhất( không khí trong suốt tuyệt đốI) thì con ngườI có thể nhìn diểm sáng từ xa: 2700 m. Những cảm giác và tri giác của thị giác cung cấp cho con ngườI một sồ lượng được phân tích hóa cực kỳ tinh vi trên phạm vi vô cùng rộng lớn. Có thể nói rằng, nếu tập trung nhìn, sau một ngày số lượng những gì lọt vào mắt đạt tớI con số 100.000. Mặc dù, tất nhiên không phảI tất cả những gì lọt vào mắt đều được nhận thức và thong tin cần thiết. Điều này có thể giả thích tính chất chọn lọc của tri giác. Một điều và cũng quan trọng nữa là, trường thị giác của tri giác thực tế không có giớI hạn. I.M.Xêtrênov đã viết rằng, con mắt có khả năng nhận biết 8 dấu hiệu thuộc các loạI khác nhau đó là: màu sắc, hình dạng, kích thước, độ xa gần, phương hướng, thực thể, yên tĩnh và chuyển động, cho phép đôi mắt phản ánh rất phù hợpnhững mốI quan hệ thực tế không gian. Lẽ tất nhiên, mắt không phảI là đơn vị cơ cầu duy nhất của nhận thức cảm tính phản ánh đúng thế giớI xung quanh. Nhưng X.L.Rubinstêin đã viết: “mắt cho chúng ta tri giác được các sự vật một cách chính xác và hoàn hảo. Cảm giác cảm giavs này là cảm giác có sự phân tích hóa rất tinh tế từ những cảm xúc tình cảm. Trong cảm giác ấy, đặt biệt mạnh mẽ là những cảm xúc xuất hiện khi quan sát. Tri giác thị giác là tri giác đốI tượng – sự vật, hiện tượng nổI bật, những tri giác khách quan của con ngườI. Chính vì vậy, tri giác thị giác có ý nghĩa lớn lao đốI vớI nhận thức vá đốI vớI hành động thực tiễn”.
  3. Cảm giác và tri giác thị giác có giá trị to lớn không chỉ đốI vớI nhận thức và hoạt động thực tế mà còn là nguồn gốc vô tận của những cảm xúc thẩm mỹ. Đó là những cảm xúc đặt biệt đốI vớI sắc thị, góp phần cảm thụ sự vật sâu sắc hơn. “Con ngườI- Góte viết- nhìn chung rất sản khoái trước mầu sắc. Con mắt cảm nhận nhu cầu nhìn mầu sắc. Chúng ta hãy hồI tưởng về một quang cảnh nào đó dễ chịu và sống động, quang cảnh ấy chúng ta được cảm thụ vào một ngày âm u, bỗng dưng những tia sáng mặt trờI xuất hiện, xuyên qua, làm lộ một khoảng trờI như bức tranh phong cảnh đầy mầu sắc và ánh sáng bao trùmlen cảnh vật. Quang cảnh như thể càng khiến cho chúng ta quan sát rõ ràng, đầy đủ hơn”. Ở đây cần thấy rằng, vai trò này rất quan trọng, có tác dụng rất lớn lao trong tất cả hoạt động của con người. VớI sự giúp đỡcủa mắt, con ngườI dễ dàng theo dõi và thực hiện chuẩn xác mọI hành động. Chẳng hạn như khi hình thành kỹ năng viết, kiểm tra được các vận động của bàn tay, đứa trẻ bình thường nhất thiết phảI sử dụng đôi mắt. Trong trường hợp tương tự, đứa trẻ mù muốn vận động đúng phảI nhờ hai tay, vừa thực hiện viết, vừa kiểm tra. Như vậy đốI vớI trẻ em mù, muốn có được kỹ năng viết phảI trảI qua luyện tập vô cùng phức tạp và kho khăn hơn. Điều hiển nhiên, trong trường hợp bị hỏng mắt một bộ phận hay toàn bộ, sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng và bình thường khó có thể lấy lạI tất cả những gì đã bị tổn thất trong phạm vi phản ánh cảm giác. Những ảnh hưởng làm thu hẹp kinh nghiệm cảm giác cảm giác tớI đờI sống tâm lý đã được các nhà tâm lý học xác nhận. X.L.Rubinstein đã viếtvà rút ra kết luận như sau: “Không có được sự mô tả ra sao một cách rõ ràng, nếu như không nhìn thấy được gì ở mô tả. NgườI mù không nhận thức được thế giớI mầu sắc, còn ngườI điếc tính chất âm nhạc và âm thanh của nó cũng vây, bởI vì ngườI điếc không thể nghe trực tiếp được những âm thanh ấy. Không có tác phẩm tâm lý nào lạI thay thế được tình yêu đã được trảI nghiệm của mình. Sự hăng say đấu tranh, vui mừng sáng tạo chỉ có ngườI ấy mớI cảm nhận được nếu như ngườI ấy đã trảI qua thực sự”. Không có khả năng hoặc hạn chế cơ bản khả năng tiếp nhận kích thích thị giác sẽ khó tránh khỏI hiện tượng phát triển tâm lý không bình thường. Trong diễn đạt tâm lý học hiện đạI gọI hiện tượng phát triển tâm lý thiên lệch là sự tổn thương nhu cầu. “ Tâm lý tổn thương là trạng thái tâm lý xuất hiện do hậu quả của hoàn cảnh cuộc sống, nơi không cho phép chủ thể có khả năng thỏa mãn một số nhu cầu tâm lý cơ bản tớI mức độ đầy đủ trong suốt quá trình kéo dài”. Những tác giả đưa ra định nghĩa trên đây cho thấy, nhu cầu này là những nhu cầu gắn liền vớI các mốI quan hệ xã hộI mật thiết. Nghĩa là những nhu cầu có số lượng và chất lượng được quy định bởI những kích thích từ ngoài như: nhu cầu trong mốI quan hệ vớI cha mẹ, ngườI thân cùng tuổI …bảo đảm cho sự hòa nhập nhân cách. Và cuốI cùng là nhu cầu trong điều kiện hiện có để học tập và tự thực hiện trong nhu cầu tiếp theo nhằm đạt vai trò xã hộI nhất định. Xuất phát từ những điều vừa nêu cần thấy khi cơ quan thị giác bị phá hủy không chỉ gây ra hậu quả làm rốI loạn phạm vi cảm giác thị giác mà còn rốI loạn phạm vi tình cảm và quan hệ xã hội. Qua đây đồng thờI còn nhận thấy, khi trẻ em sinh ra đã bị mù hoặc bị mù từ sớm sẽ bị thiệt thòi không chỉ thiếu kích thích từ bên ngoài mà còn bị thu hẹp những kích thích từ bộ máy cảm giác khác. Nghĩa là những bộ máy cảm giác còn lạI cũng bị ảnh hưởng như, tính cơ động bị hạn chế khiến cho các mốI quan hệ trong xã hộI trở nên nghèo nàn, thưa vãn. Tất cả những điều trên đây dẫn tớI hậu quả, gây ra không ít biến đổI khác nhau trong hành vi và trong trạng thái của các bộ máy nộI quan khác. Có thể nói, khi bị mù hoặc nhìn kém dễ quan sát thấy hiện tượng tâm lý thiếu cân bằng. Tri giác thị giác bị tổn thương( thị lực suy giảm, trường thị giác bị thu hẹp, rốI loạn cảm giác mầu và kho khăn phân biệt mấu sắc) đều gây ảnh hưởng xấu tớI phát triển tâm lý của ngườI mù và nhìn kém.
  4. Những thay đổI về số lượng thể hiện rõ trong lĩnh vực nhận thức cảm tính. Ở ngườI mù và nhìn kém bị thu hẹp đáng kể hoặc mất hoàn toàn cảm giác và tri giác thị giác. Điều này còn thu hẹp cả số lượng khái niệm. Do khái niệm nghèo nàn nên hạn chế khả năng hình thành các hình ảnh tưởng tượng. Những gì liên quan tớI đặc điểm bản chất tâm lý người khiếm thị là những gì được biểu hiện có thể khác nhau về mức độ trong mỗI lĩnh vực hoạt động tâm lý. Đó là hệ thống tác động qua lạI lẫn nhau của các cơ quan phân tích bị thay đổI. Rõ ràng trong quá trình hình thành các biểu tượng, khái niệm, ngôn ngữ, làm rốI loạn mốI quan hệ giữa các hình ảnh và khái niệm trong quá trình hoạt động tư duy. Quan sát thấy những thay đổI từng phần trong lĩnh vực tình cảm, ý chí và một số thuộc tính của nhân cách, đặc biệt nổI bật là những thay đổI trong hoạt động định hướng .v.v… Tất cả những đăcc điểm này sẽ xem xét cụ thể ở những chương tiếp theo. Chức năng thị giác bị tổn thương một bộ phận hay toàn thể còn ảnh hưởng tớI sự phat triển thể chât. Khi bị mù, ngườI mù bị hạn chế rất nhiều trong vận động, di chuyển tự do. Cuộc sống ít vận động, trước hết khiến cho hệ cơ trở nên mềm nhão, hệ xương còi cọc, ảnh hưởng xấu tớI các cơ quan nộI tạng của cơ thể. Nhìn chung ở ngườI mù và nhìn kém nhận thấy chức năng hệ tim mạch bị suy yếu( khả năng sinh dưỡng không ổn định) tư thế dáng điệu đi đứng mất tự nhiên. Còn quan sát thấy ở ngườI mù khả năng cơ động trở nên trì trệ và chậm chạp, biểu hiện rõ nhất trong hoạt động vận động, luôn luôn như bị ám ảnh lo sợ. Ví dụ như: Áp lực ở nhãn cầu tăng khiến cho đầu và cơ thể luôn bị tròng trành, đu đưa, suy giảm rõ rệt. Ngoài ra, còn thấy rốI loạn trong bộ máy thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật. Trong một số trường hợp ngườI mù còn bị suy yếu khả năng cảm xúc trong tình cảm, làm thay đổI cả trạng thái tâm lý và nhân cách. Tất cả những điều nêu trên đây có thể nói đó là những nét thay đổI chung nhất trong sự phát triển tâm sinh lý của ngườI mù va nhìn kém. Tin tưởng và chứng tỏcần thiết phảI tiến hành nghiên cứu tâm lý đặc biệt của ngườI khiếm thị để nhanh chóng khắc phục và đề phòng mọI hậu quả của tật thị giác. Bài 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ Tâm lý học khiếm thị- Đây là một phân ngành khoa học tâm lý độc lập. Giống như bất kỳ ngành khoa học nào, tâm lý học khiếm thị có đốI tượng chủ thể nghiên cứu của mình. Đó chính là tâm lý của những ngườI bị phá hủy thị giác nặng nề (ngườI mù và nhìn kém). Cần thiết thấy rằng ở những giai đoạn phát triển đầu tiên, đốI tượng nghiên cứu tâm lý học khiếm thị chỉ là tâm lý ngườI mù hoàn toàn. Giờ đây trọng tâm nghiên cứu chuyển sang tâm lý ngườI nhìn kém và nhìn quá kém, vì số lượng ngườI nhìn kém tăng lên đáng kể. Tâm lý ngườI mù và nhìn kém cũng như tâm lý nói chung là sự thống nhất của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó hình ảnh của ngườI khiếm thị cũng như ngườI bình thường là kết quả của quá trình phản ánh thế giớI khách quan vào não, hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, đậm màu sắc cá nhân. Những gì được phản ánh đã bị khúc xạ thông qua lăng kính chủ quan của mình. Thực ra, bất kỳ một sự kiện nào, một tư tưởng nào, một tình cảm nào đều bị khúc xạ trong ý thức khác nhau của mỗI cá nhân. Đó là yếu tố chủ quan. Tất cả đều bị khúc xạ, bởI vì chúng còn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, kinh nghiệm sống, vốn kiến thức, hoàn cảnh và nhu cầu. Đồng thờI trong ý thức lạI xuất hiện những hình ảnh tư tưởng, tình cảm phản ánh nhiều hoặc ít hơn phù hợp vớI thực tế khách quan. Nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém rất phức tạp so vớI ngườI bình thường. BởI lẽ, ngoài tính chủ quan trong phản ánh của con ngườI và những biểu hiện của nó thì những hình ảnh do ngườI khiếm thị phản ảnh không tránh khỏI nét đặc trưng. Chính những đặc trưng riêng ấy cũng tác động tớI quy luật hình thành chức năng tâm lý
  5. và đặc điểm nhân cách của chúng. Bản thân cơ quan thị giác bị phá hủy đã gây ra nguyên nhân che đậy và làm méo mó quá trình phát triển. Điều phức tạp nhất là làm thế nào để xác định rõ đâu là quy luật chung, đâu là quy luật riêng mang tính đặc thù của ngườI mù và nhìn kém. Trong trường hợp cơ quan thị giác biến chứng phức tạp thì những thay đổI bệnh lý của mắt cũng gây ảnh hưởng xáo trộn tớI hoạt động của các bộ phận khác của cơ thể. Trong số những tật đồng hành vớI tật mù và nhìn kém, phổ biến nhất là sự phá hủy hệ vận động, sau đó là sự suy giảm thính lực, xúc giác lực và tật rốI loạn ngôn ngữ. Ở ngườI mù và nhìn kém dễ bắt gặp những khuôn mặt chậm phát triển trí tuệ, tâm lý thần kinh không cân bằng, tâm sinh lý, trong đó đặc biệt cả thể chất cũng kém phát triển. Ở đây có thể nói, tỷ lệ phần trăm số trường hợp mù và nhìn kém vớI lượng kèm theo của các tật phức tạp khác có xu hướng phát triển gia tăng. Điều này được giải thích là do số trường hợp rốI loạn chức năng thị giác được giảm bớt khi bị chấn thương và hàng loạt những bệnh lây nhiễm khác.Về mặt khác, nguyên nhân còn là do sự gia tăng các trường hợp phá hủy chức năng thị giác là hậu quả của nhiều bệnh khác nhau trong bộ máy trung ương thần kinh và những tật bẩm sinh gia truyền. Điều kiện quan trọng khác, bảo đảm mắt nhìn bình thường là trường thị giác. Đó là khoảng không gian- tất cả mọI điểm chứa trong không gian ấy mắt đều nhìn thấy trong cùng một thờI điểm vớI cách nhìn khi đầu bất động. Bình thường trường thị giác hai mắt theo chiều ngang trong màu trắng bằng 180 độ, theo chiều dọc bằng 110 độ. Trong không gian màu đỏ, xanh và xanh lá cây trường thị giác thu hẹp dần. Trường thị giác bị thu hẹp nhiều nhất trong không gian chứa vật cản. Thực tế thì, khi thị lực bị suy giảm bao giờ cũng kéo theo thu hẹp thị trường. Tuy nhiên chỉ riêng trường thị giác bị thu hẹp trầm trọng cũng đủ dãn tớI mù và nhìn kém. Ví dụ: Những ai trường thị giác bị thu hẹp tớI 10% cũng thuộc nhóm ngườI mù( nhóm khuyết tật loạI 1), BởI vì bị khuyết tật như thế sẽ gặp phảI khó khăn rất lớn trongc ác hoạt động của họ. Ý nghĩa to lớn đốI vớI sự phát triển tâm lý là thờI gian phát sinh mù. ThờI điểm lâm vào cảnh mù rất quan trọng nên phảI phân biệt thành 2 nhóm: - Nhóm những ngườI mù bẩm sinh + vừa mớI sinh ra đẫ bị mù. - Nhóm bị mù muộn ( sau này mớI bị mù). Nhóm mù thứ nhất bao gồm những ngườI bị mất thị giác trước khi hình thành ngôn ngữ, tức là những trẻ em ở độ tuổI gần 3 tuổI, lúc chưa có biểu tượng thị giác. Nhóm thứ 2 bao gồm những ngườI mù muộn, trong những năm tiếp sau của cuộc sống, ở mức độ này hay mức độ khác, hình ảnh thị giác vẫn còn lưu giữ trong trí nhớ. Như vậy, rõ ràng cơ quan thị giác càng bị phá hủy muộn bao nhiêu, càng ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố do khiếm khuyết gây ra tớI sự phát triển và biểu hiện của mặt tâm lý khác nhau bấy nhiêu. Tuy nhiên cùng vớI những gì bị thay đổI và hạn chế liên quan tớI sự ngày một suy giảm bản thể và tính năng động của hệ thống trung ương thần kinh vẫn có khả năng phục hồI chức năng, khiến cho con ngườI trở nên thích ứng vớI cuộc sống. Những gì nêu ra trên đây đủ cho thấy, đốI tượng nghiên cứu của tâm lý học khiếm thị là rất phức tạp. BởI vì, muốn bảo đảm nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém thực sự khách quan, khoa học chỉ khi nào trong quá trình nghiên cứu ấy tính toán, cân nhắc tổng hợp được tất cả các yếu tố gây ảnh hưởng tớI đờI sống tâm lý con người.
  6. Bài 3. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ, Ý NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC. ĐốI tượng của tâm lý học khiếm thị là: nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém trong quá trình tích lũy tư liệu thực tế, xác định các quy luật phát triển và hiệu quả của nó, nghiên cứu cơ chế hoạt động tâm lý khi cơ quan thị giác bị khuyết tật. Nhiệm vụ nêu ra cần phảI giả quyết hàng loạt những vấn đề cơ bản sau: a. Khám phá các quy luật cơ bản của phát triển và biểu hiện tâm lý vốn có ở ngườI bình thường vẫn tồn tạI ở ngườI khiếm thị. b. Khám phá các quy luật đặc thù của các hiện tượng và thuộc tính tâm lý chỉ có ở ngườI mù và nhìn kém. Giải quyết các vấn đề cốt lõi nêu trên, cần phảI làm sáng tỏ sự phụ thuộc của từng quá trình tâm lý riêng biệt, đặc điểm của chúng vào trạng thái chức năng bộ máy phân tích thị giác, xác định vai trò của các cơ quan phân tích còn lạI trong hoạt động tâm lý của ngườI mù và nhìn kém, khám phá các điều kiện thuận lợI đốI vớI hoạt động nhận thức và hoạt động lao động trong hoàn cảnh phạm vi cảm giác bị thu hẹp. Nghiên cứu những ảnh hưởng của tật mù tớI hình thành các thuộc tính riêng biệt của nhân cách và mốI quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu theo nhóm và tập thể trong các trường chuyên biệt đốI vớI trẻ khiếm thị …. Tất nhiên những câu hỏI liệt kê trên đây mớI chỉ phản ánh một phần không lớn những vấn đề cấp bách, mà những vấn đề này tâm lý học khiếm thị cần phải giảI quyết. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên cho thấy ý nghĩa của chúng vô cùng quan trọng. BởI vì đòi hỏI phảI tích lũy được những lý luận sắc bén thuộc kiến thức tâm lý học khiếm thị không chỉ để xây dựng hệ thống khoa học mà còn để đưa vào thực tế giáo dục và dạy học cho ngườI mù và nhìn kém. Đồng thờI còn phảI tiến hành cùng vớI hàng loạt cong việc khác nhau ngăn ngừa và phục hồI chức năng trên mức độ phạm vi giáo dục khác nhau( nhà trường, mầm non, phổ thông và các cơ sở học tập- sản xuất). Mặc dù đã có nhiều tiến bộ rõ ràng trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học khiếm thị nhưng vẫn tồn tạI trên phạm vi lớn những vấn đề chưa được giải quyết, luôn luôn, từng ngày có những vấn đè mà tâm lý học khiếm thị chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏI do cuộc sống đặt ra. Chỉ khi nào rút ngắn được sự tách biệt giữa lý thuyết và thực tế giáo dục và dạy học mớI cho phép xây dựng những quá trình phát triển tâm lý trẻ em khuyết tật. (tính hóm hỉnh, giấc mơ…) Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tâm lý học khiếm thị cần thực hiện là xây dựng lý luận vững chắc cho những tác động sư phạm, nghĩa là phải có những phương pháp và phương tiện giáo dục dạy học cho trẻ em khiếm thị. Hiện đang có sự khác biệt rõ ràng ở trẻ em mù và nhìn kém về thị lực, trường thị giác, khả năng phân biệt mức độ màu sắc, ánh sáng, đồng thờI khác nhau về cả tính chất khiếm khuyết, thờI gian xuất hiện khuyết thị. Hiện nay nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu chính là việc nghiên cứu mốI quan hệ đặc điểm phân loạI cá thể và đặc điểm lứa tuổI, những biểu hiện khác nhau và ảnh hưởng khác nhau tớI phát triển và tiến triển chức năng tâm lý riêng biệt. Nhiệm vụ đặt ra cho tâm lý học khiếm thị là phải xác định rõ ý nghĩa đốI vớI việc giáo dục và dạy học cho ngườI mù và nhìn kém và phục hồI chức năng. Đồng thờI còn phảI xác định mốI quan hệ giữa tâm lý học khiếm thị vớI các khoa học khac, trước hết là đốI vớI các phương pháp giáo dục đặc biệt mang tính sư phạm. MốI quan hệ của khoa học không tách rờI nhau mà phảI liên quan thúc đẩy lẫn nhau. Về một mặt, tâm lý học khiếm thị phảI có trọng trách trang bị lý luận về tâm lý học, làm cơ sở xây dựng các phương pháp giáo dục và dạy học và cả nhiệm vụ xây dựng lý thuyết đốI vớI công việc phục hồI chức năng cho ngườI mù và nhìn kém. Về mặt khác, nói về khoa học sư phạm đúng đắn có thể hoàn thiện được các nguyên tắc giáo dục của mình và cũng như các phương pháp luận trong dạy học, chỉ khi xuất phát từ những đặc điểm theo phân nhóm( từ nguyên nhân của các yếu tố không bình thường) theo đặc điểm lứa tuổI và cá nhân trẻ
  7. em mù và nhìn kém. Chỉ có tâm lý học khiếm thị mớI đảm nhận nghiên cứu những đặc điểm nêu trên. Cần phảI nhấn mạnh là mốI quan hệ thực tế này rất có tác dụng thúc đẩy nhau. Nhưng nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý học khiếm thị cần phảI đi trước nghiên cứu giáo dục học khiếm thị. Có như vậy mớI tạo ra ảnh hưởng tích cực tớI thực tế giáo dục và dạy học trẻ em mù và nhìn kém. Nghiên cứu đặc điểm lứa tuổI và cá biệt trẻ em mù và nhìn kém cũng như đặc tính phát triển và biểu hiện tâm lý của chúng. Trong mốI quan hệ phụ thuộc vào cơ quan thị giác, như đặc điểm bệnh lý, thờI gian xuất hiện tật vân vân, tâm lý học khiếm thị đã trưởng thành vớI tư cách là một trong những khoa học xứng đáng. Những tri thức khoa học này rất cần cho các thầy, cô giáo, giáo dục viên, các nhà sư phạm của các trường mầm non và nhân viên phục hồI chức năng. Chỉ khi nào nắm vững kiến thức của tâm lý học khiếm thị, các nhà tật học mớI có thể tham gia một cách tích cực sáng tạo vào quá trình giáo dục và dạy học trẻ em khuyết tật về mắt và mớI có thể đạt được kết quả khả quan trong sự nghiệp hình thành đầy đủ nhân cách đốI vớI trẻ em mù hoặc nhìn kém. Tâm lý học khiếm thị còn có ý nghĩa to lớn đốI vớI các phương tiện kỹ thuật sử dụng cho ngườI khiếm thị. BởI vì, chỉ khi nào dựa trên tri thức của tâm lý học đặc biệt- tâm lý của những ngườI hỏng mắt( ví dụ như kiến thức về ngưỡng cảm giác, những đặc tính của tri giác, tốc độ phản ứng…) mớI có thể thiết kế các công cụ máy móc chuyên dùng giúp ngườI khiếm thị khám phá, tiếp nhận các kênh thông tin từ thế giớI xung quanh. Rõ ràng, nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học khiếm thị- nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém, khám phá các quy luật của chúng- có thể thực hiện thành công chỉ khi nào biết dựa vào thành quả của tâm lý học, giáo dục học đạI cương và lứa tuổi. Đây chính là cơ sở xuất phát của nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý học khiếm thị. Hàng loạt các quy luật được khám phá trong tâm lý học đạI cương đã làm cơ sở xác nhận trong phát triển và biểu hiện tâm lý ngườI mù và nhìn kém. Chẳng hạn như tính chất của tri giác, điều kiện ghi nhớ tư liệu, những quy luật hình thành biểu tượng khái niệm, thuộc tính cơ bản và ổn định nhân cách vân vân…tất cả đều cùng có những điểm chung ở ngườI bình thường và ở ngườI khiếm thị. Tất nhiên vận dụng tâm lý học đạI cương vào tâm lý học khiếm thị trong từng trường hợp riêng biệt phảI được kiểm tra bằng thực nghiệm vớI mục đích làm sáng tỏ những xu hướng chung và những biểu hiện đặc thù. Sử dụng kiến thức đã được tích lũy trong tâm lý đạI cương cũng như trong một số chuyên ngành của nó, bằng cách như vậy sẽ góp phần phát triển nhanh tâm lý học khiếm thị. Không nên nghĩ rằng, tâm lý học khiếm thị chỉ sử dụng lý thuyết và các sự kiện của tâm lý học đạI cương mà không giúp ích ngược lai. Cần thiết nhận thấy rằng ý nghĩa của tâm lý học khiếm thị đốI vớI tâm lý học đạI cương không nhỏ. Tâm lý học khiếm thị đã tạo ra khả năng nghien cứu một cách tự nhiên cũng như thực nghiệm tâm lý những con ngườI bị mất mát bộ phận hay toàn bộ cơ quan thị giác. Đúng như I.P.Pavlo đã diễn đạt “đó là cuộc thực nghiệm tự nhiên dữ dộI, tàn bạo” cho phép tiến sâu vào bản chất không chỉ tâm lý của ngườI mang bệnh lý mà cả ngườI có biểu hiện tâm lý bình thường. Cũng về vấn đề này nhà tâm lý học kiệt xuất L.X.Vưgotski đã chỉ ra: “ sự thiên lệch so vớI bình thường và những thay đổI bệnh lý của quá trình phát triển cho thấy… như là cuộc thực nghiệm được trang bị đặc biệt và rất tự nhiên làm sáng tỏ và mở ra trước chúng ta một chân lý tự nhiên, có sức mạnh mẽ rất sửng sốt, bất ngờ và còn khám phá kết cấu của một quá trình hấp dẫn đốI vớI chúng ta”. Tâm lý ngườI mù và nhìn kém cũng như tâm lý nói chung đều liên quan chặt chẽ vớI hàng loạt khoa học tự nhiên và xã hộI mà trước hết là đốI vớI triết học và xã hộI học. Ý nghĩa vô cùng quan trọng đốI vớI tâm lý học khiếm thị là mốI quan hệ vớI một số chuyên ngành y tế. Có thể kể tớI như chuyên khoa giảI phẩu học, sinh lý học, bệnh lý nhãn khoa, đồng thờI cả sinh lý học và bệnh lý học của hoạt động thần kinh bậc cao.
  8. Như vậy, tâm lý học khiếm thị đã trở thành vớI tư cách là một chuyên khoa chuyên ngành độc lập trong lĩnh vực khoa học tâm lý. Tâm lý học khiếm thị có nhiều mốI quan hệ rộng rãi vớI các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đó chính là những yếu tố cơ bản để phát triển tâm lý học khiếm thị. Nền tảng cơ bản của những mốI quan hệ có tính nguyên tắc nêu trên là sự đồng nhất của đốI tượng nghiên cứu. ĐốI tượng nghiên cứu ở đây chính là con ngườI và hoạt động của nó trong những biểu hiện muôn hình muôn vẻ, chính là các yếu tố quyết định luân xã hộI, sinh lý học tâm lý và còn nhiều yếu tố khác. Bài 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ. ĐốI tượng của tâm lý học khiếm thị đặt ra trước nó nhiệm vụ là phảI xác định đầy đủ con đường mà theo con đường ấy phảI tiến hành nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém. Chừng nào tâm lý học khiếm thị nhìn thấy được nhiệm vụ cơ bản của mình trong nghiên cứu phát triển quy luật và biểu hiện tâm lý ngườI mù và nhìn kém, chừng ấy nó có được trang bị các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học đạI cương. BởI vì các công trình nghiên cứu của tâm lý học đạI cương, trong đó tâm lý học khiếm thị phảI sử dụng là các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, các phương pháp quan sát bên ngoài, phân tích tâm lý các sản phẩm của hoạt động, tự khai, phỏng vấn, cụ thể v.v..đồng thờI sử dụng các phương pháp cụ thể xác định đốI tượng nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, từng phương pháp riêng biệt khi sử dụng nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý xã hộI và tâm lý học khiếm thị trong nhiều trường hợp đòi hỏI phảI biết điều chỉnh, sáng tạo nhiều hoặc ít sao cho phù hợp vớI mức độ khuyết tật nặng nề khác nhau ở những đốI tượng nghiên cứu. Sự phát triển tâm lý học khiếm thị cũng như bất kỳ khoa học nào cũng chỉ có thể trong điều kiện tích lũy được tất cả các tư liệu, tài liệu mớI và ngày càng mớI hơn, giá trị tư liệu phụ thuộc phần nhiều vòa sử dụng các phương pháp trong đó. Phương pháp luận cơ bản cử tâm lý học khiếm thị cũng như bất kỳ khoa học nào là chủ nghĩa duy vạt biện chứng, yêu cầu nghiên cứu phảI thật sự khoa học, trước hết phảI xem xét các sự vật hiện tượng thật khách quan trong tất cả mốI quan hệ và sự liên hệ lẫn nhau. Trong nghiên cứu tâm lý học khiếm thị, tính khách quan đạt được nhờ vào thực hiện các nguyên lý phương pháp luận cơ bản: đó là phương pháp quyết định luận duy vật biện chứng, nguyên tắc thống nhất, ý thức, nhân cách vớI hoạt đông, phát triển tâm lý trong hoạt động. Nhờ vận dụng những nguyên lý ấy, ngành tâm lý học của đất nước chúng ta đã thực hiện quan điểm khoa học chân chính khách quan đốI vớI nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém. Tính toán tớI mọI yếu tố khác nhau như giả phẩu học, sinh lý học, xã hộI học đã ảnh hưởng tớI sự phát triển và biểu hiện tâm lý con người. Nếu như các nguyên lý nêu trên ở mức độ như nhau, nghĩa là ở mức độ đốI vớI nhiệm cụ nghiên cứu chung, cũng như đốI vớI tâm lý học khiếm thị thì vai trò của phương pháp so sánh và tổng hợp trong nghiên cứu tâm lý học khiếm thị sẽ nổI bật hơn so vớI tâm lý đạI cương. Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng rộng rãi trong các ngành khác nhau của tâm lý học nói chung, có ý nghĩa to lớn vớI tâm lý học đặc biệt. Con đường từ bình thường tớI bệnh lý và từ bệnh lý lạI trở về bình thường khi nghiên cứu tâm lý con ngườI theo thờI gian V.M.Bekhocherev đã thừa nhận là một trong cách đi hiệu quả nhất. Nghiên cứu cái bình thường và cái bệnh lý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý đặc biệt( A.A.Khogilic, G.IA.Thosin… ) đã thực hiện từ đầu thế kỷ XX. Ý nghĩa to lớn của phương pháp so sánh đã được coi trọng từ những nhà sáng lập ngành tật học của nước nhà như L.X.Vưgoski. Trong tâm lý học đặc biệt, phương pháp so sánh phát triển tâm lý trong phạm vi cảm giác bị phá húy hoặc trì trí tuệ không
  9. bình thường đã trở thành nguyên tắc nghiên cứu. Điều này có liên quan tớI quá trình và kết quả phát triển không bình thường có thể hiểu đúng bản chất ấy chỉ khi náo đốI chiếu vớI sự phát triển gọI là bình thường. Ngoài ra nguyên tắc nghiên cứu so sánh chỉ có thể thực hiện làm phong phú nhờ có tính toán so sánh các cách thức khác nhau của phát triển không bình thường( trong các trường hợp khuyết tật về thị giác, thính giác và chậm phát triển trí tuệ). Sự cần thiết phảI có phương pháp tổng hợp trước hết là: hệ thống cấu trúc ý thức, không thể nghiên cứu từng mảng riêng biệt các chức năng tâm lý một cách gián đoạn cái này tách khỏI cái kia và hoạt động tâm lý của nhân cách nói chung. Thứ hai không quên là: bệnh lý của mắt gây ảnh hưởng không giống nhau trên các lĩnh vực khác nhau của tâm lý. Từ đó rút ra được một bức tranh toàn cảnh của các yếu tồ liên quan tác động lẫn nhau quyết định phát triển tâm lý của trẻ khuyết tật và có thể nhân được nhờ kết quả nghiên cứu tổng hợp. Nghiên cứu so sánh và tổng hợp đốI vớI trẻ khuyết tật thị giác có được kết quả chỉ khi thực hiện phương pháp nghiên cứu cá biệt hóa, bởI vì chính phương pháp sau cùng này mớI bảo đảm được tư liệu nghiên cứu chính xác và khách quan. Một trong những điểm vô cùng quann trọng là nguyên tắc di truyền hỏctong nghiên cứu. Nguyên tắc này cho phép khám phá hoàn cảnh và quy luật hình thành tâm lý từ sự mô tả có thể dẫn tớI giảI thích được hiện tượng này hay hiện tượng khác. Đồng thờI cũng phảI thấy rằng, sự phát triển học thuyết lý luận ở bất kỳ khoa học nào cũng không thể thiếu nghiên cứu so sánh quá trình lịch sử của tư tưởng khoa học, không thể thiếu phân tích lý luận tiên tiến khác nhau để giảI thích các hiện tượng tâm lý. Từ đó cho thấy cần thiết phảI vận dụng vào tâm lý học khiếm thị nguyên tắc mang tính lịch sử. Các nguyên tắc của phương pháp luận nêu trên cần được thể hiện trong từng bộ phận các phương pháp nghiên cứu tâm lý học khiếm thị( phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động…). Rút ra các phương pháp nghiên cứu tâm lý đạI cương có thể giữ lạI hoàn toàn ý nghĩa của mình trong quá trình nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém. ThờI gian gần đây, trong tâm lý học khiếm thị đã vận dụng rộng rãi các phương pháp tâm lý học xã hộI( ví dụ hệ đo xã hộI). Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, việc nghiên cứu quá trình tâm lý, trạng thái và những thuộc tính nhân cách của ngườI mù và nhìn kémluôn luôn không có thể chỉ đơn giản sao chép các phương pháp tâm lý xã hộI nói chung. Nói về vấn đề này các phương pháp hoặc là biến đổI làm cho ngườI được thực nghiệm thích ứng dần vớI hoàn cảnh mớI hoặc là thay đổI phương pháp mớI bằng việc soạn thảo các phương pháp đặc biệt để nghiên cứu tâm lý ngườI mù và nhìn kém. Ví dụ để nghiên cứu cảm giác và tri giác thị giác đốI vớI ngườI khiếm thị cần phảI tăng độ lớn góc quan sát, vật trắc nghiệm hoặc tăng độ tương phản, độ chiếu sáng. Khi nghiên cứu các phản xạ có điều kiện, đáng ra sử dụng kích thích ánh sáng nay được thay vì kích thích âm thanh hoặc tác động cơ học. Xây dựng các phương pháp đặc biệt để nghiên cứu các hiện tượng như hiện tượng cảm giác trở ngạI cảm giác của da vân vân… Sự cần thiết phảI có biến đổI, xây dựng các phương pháp mớI, bởI vì vận dụng các phương pháp riêng biệt trong tâm lý học khiếm thị sẽ gặp phảI khó khăn nhất định được quy định bởI số lượng hạn định. Ví dụ sử dụng phương pháp ankét sẽ trở nên phức tạp hơn, thiếu khả năng lưu giữ lạI thực chất, dễ bị lạc danh. Ví dụ: đốI vớI những ngườI không nắm được chữ nổI, nếu sử dụng trắc nghiệm phức tạp theo phương án ký hiệu Braille. Phương pháp phỏng vấn ngườI mù có tuổI cũng không dễ dang, nếu gặp phảI ngườI hạn chế giao lưu vớI xã hộI không thích hợp hoàn cảnh( họ né tránh ngườI sáng) . Phương pháp phân tích các sản phẩm tượng hình trong hoạt động cũng rất phức tạp và khó khăn vì mốI tương quan của chúng vớI trình độ kỹ năng và đặc điểm tri giác.
  10. Trong tâm lý học khiếm thị được sử dụng rộng rãi các phương pháp mớI và khách quan, mà cơ sở của phương pháp này dựa vào sử dụng các phương tiện máy móc chính xác như máy điện, đo điện thế não đồ, máy Takhixkop Anamaloxkop vân vân… Nhờ vậy, hiểu biết chúng ta về hoạt động tâm lý của ngườI mù và nhìn kém trở nên đầy đủ và chính xác hơn. Tích lũy được nhiều yếu tố- “ của không khí khoa học”. (I.P.Pavlav)- là nền tảng để xây dựng lý thuyết. Tuy nhiên giữa hai giai đợn nghiên cứu này cần phảI tìm ra một giai đoạn nữa, giai đoạn vô cùng quan trọng- chính là các tài liệu thực nghiện. Kết quả nhiệm vụ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chỉnh lý tài liệu. Thực hiện nhiều phương pháp chỉnh lý nhiều tư liệu thực nghiệm, được sử dụng trong phương pháp tâm lý nói chung và tâm lý đặc biệt. ThờI gian gần đay, trong tâm lý học khiếm thị đã sử dụng rộng rãi phương pháp chỉnh lý thống kê chỉ số, số lượng phản ứng tâm lý. Các phương pháp chỉnh lý số liệu thống kê thực nghiệm cho phép chẩn đoán khách quan về kết quả xác thực nghiên cứu, làm sáng tỏ mốI liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý khac nhau, sự tiến triển tương quan của chúng vớI trạng thái hệ phan tích thị giác vân vân… Nhưng cần nhớ rằng, sử dụng máy tính phảI thực sự đúng mực, nghĩa là phảI phù hợp vớI nhiệm vụ nghiên cứu. Quan điểm chủ yếu của phương pháp tính toán là nếu không chính xác sẽ dẫn tớI tài liệu thu được thiên về hình thức quá mức và làm mất nộI dung tâm lý của kết quả. Trong nghiên cứu tâm lý thông thường sử dụng một hệ thống phương pháp. Lựa chọn phương pháp trong từng trường hợp cụ thể là nhiệm vụ đòi hỏI trước tiên đốI vớI nhà thực nghiệm trước đốI tượng nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm chủ yếu phụ thuộc vào mực độ nào đó ngườI nghiên cứu phảI nắm vững các phương pháp nhất là các phương pháp ấy phù hợp vớI nộI dung và bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bài 5. PHÁT TRIỂN TÂM LÝ KHI THỊ GIÁC BỊ PHÁ HỦY NẶNG NỀ. Khi chức năng thị giác bị phá hủy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tớI sự phát triển cá nhân, trong hoạt động định hướng, ngay từ ngày đầu tiên của cuộc đờI, thị giác của trẻ em đã giữ vai trò chủ yếu. Khi hình thành những thuộc tính bền vững thì thị giác không tham gia một cách trực tiếp. Thị giác bị phá hủy chỉ tạo ra những hoàn cảnh bất lợI và làm cho tâm lý phát triển thiên lệch. Những khó khăn xuất hiện do thị giác bị phá hủy có thể khắc phục trong quá trình giáo dục và dạy học. Đưa vấn đề phát triển tâm lý trong hoàn cảnh bộ máy cảm giác bị suy giảm ở đây vớI ý định chỉ nói về phần lớn những ngườI mù và nhìn kém( tớI 90%) bị khuyết thị giác ở giai đoạn sinh ra hoặc bị mù rất sớm. Sự tổn thương hay là thị giác phá hủy nặng nề trước hết ảnh hưởng ngay tớI thuộc tính cơ bản tới hoạt động phản ánh của con người. Đó là tính tích cực của hoạt động. Tính tích cực ấy được xác định như là yếu tố sinh vật học cũng như là yếu tố xã hộI học. Tính tích cực đầu tiên mang đặc điểm sinh vật học như nhà sáng lập sinh học và sinh lý học. N.S.Bernstein đã chỉ ra rằng, tính tích cực bao giờ cũng theo xu hướng thích nghi vớI môi trường xung quanh. Tính tích cực trước tiên được thực hiện trong thờI kỳ phát triển bản thể gien của con ngườI trong hàng loạt phản xạ không điều kiện. Đặc điểm cơ bản của phá hủy thị giác là gây khó khăn cho hoạt động định hướng phát triển tìm kiếm. BởI vì tính tích cực đầu tiên thường mang tính chất như nghiên cứu. Sự phát triển tính tích cực phụ thuộc không chỉ vào khả năng thỏa mãn mong muốn hiểu biết những gì có xung quanh mỗI cá nhân, mà còn phụ thuộc vào những tác động bên ngoài, những tác động bên ngoài ấy làm xuất hiện nhu cầu, hình thành công cơ. Số lượng của những tác động bên ngoài vào ngườI nhìn kém và đặc biệt vào trẻ em mù
  11. liên quan tớI sự rốI loạn chức năng thị giác là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển trong không gian và bị thu hẹp đáng kể. Tính tích cực bị suy giảm nhất thường thấy ở lứa tuổI mầm non và mẫu giáo- tiền học đường. Nhận xét đặc điểm cơ bản của trẻ mù trước tuổI học L.I.Xolnxeva viết, tính tích cực của trẻ em mù nằm trong tình trạng chung là chậm phát triển so vớI sự phát triển của trẻ sáng mắt. Sự phát triển chung của trẻ mù là hơi chậm như vốn khái niệm nghèo nàn ít ỏI chưa được thử thách luyện tập trong phạm vi vận động di chuyển, hạn chế khả năng nắm vững không gian. Cái chủ yếu là “ tính tích cực suy giảm trong nhận thức thế giớI xung quanh”. Quan sát thấy tính tích cực ở học sinh tiểu học bị suy giảm rất rõ ràng. Hoạt động của trẻ em mù theo B.I.Kovalenko và N.B.Kovalenko nhận xét “ tật mù và hậu quả của nó đã làm suy yếu tính tích cực và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đặt biệt vào hoạt động lao động nếu như trong quá trình dạy học không dạy trẻ mù có tổ chức và hệ thống cách vượt qua khó khăn. Tính tích cực như đã nói bị suy yếu đi dễ gặp thấy ở trẻ em khiếm thị ( mù khi vừa sinh ra – A.L) nhất là trẻ em mù sớm kể cả trẻ em mắt nhìn kém”. Tuy nhiên trong quá trình phục hồI chức năng, nhờ có những tác động của hệ thống sư phạm thì tính hoạt động của trẻ mù vẫn rất tích cực và có thể đạt được ở mức độ cao. Tính tích cực bị suy giảm trước hết biểu hiện ở việc giảm đi phản xạ định hướng tìm kiếm vô điều kiện. Ở một số ngườI mù phản xạ này bị ức chế, đặc biệt thể hiện ở trẻ em mù ở thờI điểm vừa sinh ra hoặc mù bẩm sinh có thể bị kìm hãm mạnh mẽ. Tính suy giảm và ức chế phản xạ định hhướng được giải thích bởI rất nhiều cái tiêu cực đã hình hành và ngày càng trở nên ổn định của phản xạ ấy (không tìm kiếm hoạt động, lo sợ gặp phảI cảm giác đau khi động chạm phảI vật thể nào đó vân vân…) đồng thờI sự suy giảm phản xạ định hướng còn do thiếu những kích thích tác động tầm xa như kích thích của ánh sáng, mầu sắc. Sự suy yếu tính tích cực biểu hiện rõ nét trong hành vi của trẻ ứng xử với môi trường xung quanh. “ Trẻ em mù- B.I.Kovalenko và N.B.Kovalenko viết bị hạn chế đáng kể trong mốI quan hệ của cảm giác và tri giác. Chúng vô cùng thụ động và thiếu linh hoạt. Cảm giác không đầy đủ khiến cho khả năng vận động nắm bắt chỉ ở mức tốI thiểu… Đứa trẻ không vươn dài chân tay ra được, không nhổm dậy, không bò, không đứng và không giữ bàn tay được. Ở độ tuổI nhà trẻ và mẫu giáo còn kéo dài vài năm tập bò, ít khi thấy trẻ bò bằng chân về phía trước vì để phòng ngừa đầu bị thương có kỹ năng và thói quen giữ cho cơ thể thăng bằng và tự đi được phảI kéo dài tớI 2-3 năm. Do thiếu nhu cầu giao tiếp nên ngôn ngữ cũng phát triển trễ tớI 3-4 năm.” Tương tự như vậy, quan sát thấy tính tích cực ở trẻ em nhìn kém cũng bị suy yếu rõ rệt. Trẻ nhìn kém mắt rất khó tập trung nhìn vào đốI tượng, mất nhiều thờI gian phân biệt bằng thị giác và nhất là trẻ giảm đi nhu cầu chiếm lĩnh các vật thể xung quanh. Ngoài ra, sự tiêu cực khó lay chuyển của phản xạ định hướng đã ảnh hưởng xấu tớI động cơ nhận thức. Tất cả điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tớI sự phát triển tâm lý đứa trẻ trước hết tớI hoạt động định hướng và hoạt động nhận thức của nó. Tuy nhiên, như nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế giáo dục và dạy học trẻ em mù và nhìn kém đã chỉ cho thấy tác hạI của các yếu tố bất lợI này trên mức độ có thể bị vô hiệu hóa. Đặc biẹt có sự tham gia vào hoạt động của các bộ máy phân tích còn lại. Tính tích cực và nhu cầu cơ bản được kích thích trong quá trình giáo dục và dạy học có tổ chức nhất là có sự tham gia của các bộ máy phân tích cảm giác còn lạI vào hoạt động, thì vẫn có thể phát triển được tâm lý ngườI mù và nhìn kém theo chiều hướng mớI, tiến gần sát sự phat triển ngườI bình thường. Dẫu sao ở đây, sự phát triển tâm lý trẻ khuyết tật vẫn mang đặc điểm riêng của mình, đó là những đặc điểm liên quan tớI những gì bị mất đi hoặc bị phá hủy chức năng thị giác. ĐạI thể những đặc điểm ấy đều quy tụ vào một số điểm sau:
  12. Thứ nhất: hàng loạt quá trình tâm lý( cảm giác, tri giác, khái niệm) chịu ảnh hưởng trực tiếp bởI mức độ khiếm thị và một số đặc điểm tâm lý( cảm giác màu, tốc độ tri giác v.v..) thì phụ thuộc vào tính chất bệnh lý. Thứ hai: có những quả trình và trạng thái tâm lý chịu ảnh hưởng gián tiếp bởI khiếm khuyết thị giác ( ví dụ như: tư duy, sự phát triển của các giai đọan nhận thức). Thứ ba: có những thành phần cấu trúc tâm lý lạI không phụ thuộc vào mức độ nặng của khuyết tật và tính chất bệnh lý của mắt( ví dụ như niềm tin, thế giớI quan, khí chất, loạI trừ những biểu hiện ngoài của nó như đặc điểm đạo đức v.v..). Đồng thờI cũng không quên rằng, tính chất phụ thuộc của tâm lý vào trạng thái chức năng thị giác không phảI chỉ ở kết quả cuốI cùng của quá trình ấy mà còn phụ thuộc vào động lực của sự phát triển. Nói cách khác, chức năng thị giác bị phá hủy sẽ làm cho sự phát triển trì trệ mà sự trì trệ này lạI tùy thuộc vào điều kiện giáo dục và dạy học cho trẻ. Thậm chí ở những trẻ mù hoàn toàn vẫn hình thành được biểu tượng và khái niệm phù hợp, vẫn xuất hiện một cách tự động hóa nhiều kỹ năng khác nhau. Qua giáo dục, trẻ có những phẩm chất và ý chí cần thiết v.v..Tất cả những kết quả trẻ mù đạt được như trên về nguyên tắc không có điều gì khác mức độ bình thường. Tuy nhiên chính mỗI quá trình để đạt được kết quả tương tự sẽ không chỉ kéo dài về thờI gian mà trong một số trường hợp vẫn mang đường nét riêng. Điều này sẽ trình bày ở mục có liên quan. PHẦN 2 QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ KHI BỊ MÙ VÀ NHÌN KÉM CHƯƠNG 1: CẢM GIÁC CỦA NGƯỜI MÙ VÀ NHÌN KÉM Bài 1: CƠ QUAN CẢM THỤ CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra trước nhận thức luận và tâm lý học là phải xác định: “bằng cách nào, từ chỗ không nhận thức đến nhận thức, từ nhận thức thiếu đầy đủ, nhận thức không chính xác đến ngày càng đầy đủ, chính xác hơn”. Làm sáng tỏ quá trình biện chứng của nhận thức, của nguồn gốc và hình thái của nó cần phải xác định được hệ thống bộ máy bảo đảm ánh sáng phù hợp thế giới xung quanh và hậu quả sẽ ra sao khi hệ thống ấy bị phá hủy. Thị giác, thính giác, khứu giác và các loại cảm giác khác là bộ phận tạo thành bộ máy nhận thức cảm tính. Mức dộ nhận thức cảm tính không giống nhau. Đó là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Các mức độ này tạo thành cơ cấu của nhận thức cảm tính, là bộ máy cảm thụ của con người. Bộ máy cảm thụ đã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người với chức năng phản ánh cuộc sống và đặc điểm hoạt động của con người. “Chỉ nhờ vào vật chất giàu có và rộng lớn của bản thể người được phát triển Mác viết- mà một phần và trước hết mới sinh ra sự giàu có cảm giác chủ quan của loài người: Đó là thính nhạc, các hình thức cảm thụ vẻ đẹp của mắt. Nói gọn hơn, đó là những cảm giác mang tính thiên bẩm của con người, là sức mạnh bản chất người. (…) “Sự tạo nên 5 cơ quan cảm giác ngoài- là kết quả của quá trình tiến triển lịch sử toàn thế giới” Cuộc sống và hoạt động của người được phản ánh trong bộ máy cảm giác. Mối quan hệ của các bộ máy được hình thành, kể cả tính ưu thế của cơ quan thị giác và sự phát triển của cả hệ thống đều phụ thuộc vào sự hoạt động và cuộc sống của con người. Trong quá trình hoạt động lao động, trên cơ sở của hệ thụ cảm của người đã dễ dàng tạo nên mối quan hệ của bộ máy thị giác với cơ giác vận động và thiết lập cơ quan cảm quang tiền đình giữa các bộ máy phân tích. Khi chức năng phân tích thị giác bị phá hủy nghiêm trọng hoặc bị phá hủy hoàn toàn, sẽ dẫn tới nhìn kém hoặc bị mù, làm rối loạn một phần hoặc hoàn toàn mối quan hệ
  13. sự hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Sự phá hủy mối quan hệ tác động qua lại đã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử, giữa bộ máy thị giác và các bộ máy khác được phản ánh trên tất cả bộ máy thụ cảm của người. Trước hết, sự phá hủy ấy sẽ gây ra phát triển thiên lệch trong phạm vi nhận thức logic và hoạt động thực tiễn. Tất cả điều đó có thể dẫn tới những thay đổi bệnh lý không tránh khỏi trong phát triển tâm lý, nếu như bộ máy thụ cảm bị phá hủy bản thể và không có khả năng hoạt động dồi dào. Bản chất của bộ máy thụ cảm biểu hiện ở chỗ, bản chất ấy đã được hình thành trong quá trình phát triển và thay đổi nhẩt định trong mối quan hệ phụ thuộc vào hoạt động của cá thể và điều kiện xung quanh. Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng B.G.Ananhep đã xem xét các điều kiện và phân tích ra các yếu tố cơ bản liên quan tới sự phát triển cảm giác như sau: 1. Sự ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động lao động làm nâng cao độ nhạy cảm của bộ máy cảm giác nào đó, do tác động của những thao tác lao động trong đó. 2. Sự phát triển tiến bộ của công cụ lao động, các phương tiện kỹ thuật, những ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của những thế loại, phù hợp với độ cảm nhận. 3. Sự ảnh hưởng ngược lại của tư duy logic tới nhận thức cảm tính có nguồn gốc lịch sử của mình và tới các phương pháp hoàn thiện của nhận thức ấy. Dễ dàng nhận ra rằng, những điều kiện nêu trên đều gây ảnh hưởng tới sự phát triển cảm giác. Các điều kiện ấy đều gắn liền với các yếu tố xã hội cơ bản trong quá trình phục hồi chức năng thị giác khi bị khiếm khuyết. Từ đó có thể kết luận: sự phát triển cơ quan cảm giác trong điều kiện bình thường cũng như trong tình huống cơ quan thị giác bị phá hủy đều theo cùng một hướng và phụ thuộc vào những quy luâtj giống nhau. Sự khác nhau chỉ thể hiện trong quá trình hoạt động của những người khiếm thị, tức là sự tham gia của cơ quan thị giác được xác định bởi mức độ thay đổi bệnh lý, trong đó có tính chất hoạt động. Hoạt động của cơ quan phân tích thị giác bị phá hủy dẫn tới xây dựng lại mối quan hệ giữa cơ quan cảm giác. Việc tái xây dựng đã tạo nên những mối quan hệ mới bên trong và giữa các cơ quan cảm giác, làm thay đổi tương đối hoặc hoàn toàn một bộ máy nào đó trở thành vị trí ưu thế trong hệ thống các bộ máy, không phổ biến ở người bình thường. Trước hết phải kể đến tính trội tương đối của tai nghe hoặc ây sờ so với mắt ở một bộ phận người nhìn rất kém (thị lực còn lại rất ít) và tính ưu thê tuyệt đối của những cơ qua cảm giác còn lại ở người mù, đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các cơ quan cảm giác và tạo nên những mối quan hệ mới khác biệt so với cốt lõi thông thường của bộ máy thụ cảm. Trong quá trình hoạt động của người mù đã thiết lập mối quan hệ hạt nhân giữa thính giác- dây- cơ- khớp vận động trong hệ thống bộ máy cảm giác. Bằng cách tương tự, trong sự thiết lập giữa bộ máy cảm quang- tiền định đã diễn ra hiện tượng thay thế yếu tố thị giác bằng yếu tố vận động. Tóm lại, những thay đổi trong bộ máy thụ cảm ở người mù và nhìn kém có những tính chất riêng. Mặc dù quan sát thấy có thay đổi về mối quan hệ giữa các bộ máy cảm giác nhưng không thay đổi đáng kể về cấu trúc, bản chất và mục đích của bộ máy thụ cảm- đó là khả năng phản ánh đầy đủ và đúng đắn thế giới xung quanh. Mặc dù có những thay đổi trong bộ phận của nhận thức cảm tính (mất mát hoặc sai lệch thị giác) khiến cho quá trình phản ánh mang đặc điểm riêng, nhưng ở người mù và nhìn kém vẫn xuất hiện những hình ảnh đúng đắn, đầy đủ của hiện thực. Điều này được xác định qua kết quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mặc dù sự mù và nhìn kém không làm thay đổi cấu trúc của phản ánh cảm giác, từng bộ phận và các yếu tố tạo thành- cảm giác tri giác và khái niệm- về chất lượng cũng như số lượng vẫn có sự khác biệt trong mỗi qua trình như nhau so với người bình thường. Sự thay đổi này biểu hiện trước hết trong lĩnh vực cảm giác, được giải thích qua vai trò và vị trí của chúng trong quá trình nhận thức.
  14. Những ý tưởng đàu tiên giải thích đặc điểm cảm giác của người mù đã không tách khỏi học thuyết duy tâm biểu trưng. Luận điểm cơ bản của học thuyết cảm giác biểu trưng trong tâm lý học khiếm thị đã được A.A. Krogiuc xác định và cho rằng, việc đánh giá và xác định ý nghĩa của chúng phụ thuộc vào cái nguyên gốc, trong đó chúng đựoc ghi nhận và còn phụ thuộc vào hệ thống bên trong của tinh thần, cái đã tiếp nhận chúng”. Sự giải thích này trên thực tế giống như quan điểm cơ bản của tác giả học thuyết biểu trưng của Ghelmgolxa. Tác giả này cho rằng: giữa sự vật và hình ảnh biểu hiện nó trong võng mạc, về một mặc nào đó là ấn tượng cảm giác- về mặt khác thực ra chẳng có gì, không có thể có một sự phù hợp nào. Đó là một cách xác định làm thương tổn và rất sai lệch trong học thuyết biểu trưng. Bởi vì quan điểm sai trái này còn dẫn tới phủ nhận khả năng nhận thức thế giới và đưa ra học thuyết bất khả tri. Thực tế, nếu như cảm giác chỉ là dấu hiệu, nếu như việc đánh giá nó mang tính đặc biệt chủ quan là yếu tố quyết định nhận thức thì nên thừa nhận đây là cách giải quyết của các nhà tâm lý học khiếm thị duy tâm. Còn khi thị giác bị tước đoạt không những không gây khó khăn cho hoạt động nhận thức mà ngược lại sẽ còn kích thich phát triển chức năng tâm lý bậc cao, góp phần tăng thêm tự nhận thức (bằng nhận thức tinh thần). Cũng trong thời gian này, các nhà lý luận biểu trưng cũng thừa nhận rằng, trong kinh nghiệm cảm giác của người mù có những lỗ hổng rất lớn, hoàn toàn thay thế thị giác bằng cơ quan cảm giác khác không có khả năng. Họ cũng cho rằng giữa cảm giác thị giác và xúc giác có sự khác nhau nhất định … Ở đây đã xuất hiện mâu thuẩn không thể giải quyết được giữa cảm giác và nhận thức logic. Xuất phát từ đây các nhà tâm lý học khiếm thị duy tâm đã phủ nhận tính phụ thuộcvà tác động qua lại giữa chức năng tâm lý bậc thấp và chức năng tâm lý bậc cao. Tương tư, phủ nhậ ảnh hưởng của những hình ảnh cảm giác tới sự hình thành khái niệm và phát triển năng lực trí tuệ của người mù, họ còn phu nhận cả ý nghĩa trong việc ạo thành nói chung về khái niệm không gian, thời gian, nguyên nhân và nhiều kĩnh vực khác để dẫn tới cắt đứt mối quan hệ giữa cảm giác và bản chất nhận thức. Khác với những quan điểm này, quan điểm của tâm lý học duy vật xác định rằng, cảm giác là sự phản ánh các tính chất và thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác và đồng thời cũng là phản ứng ở thời điểm đầu tiên của bộ máy cảm giác, là mức độ nhận thức khởi phát ban đầu. Chức năng cơ quan phân tích thị giác bị phá hủy sẽ dẫn tới một mặt ở người mù và nhìn kém mất hết khả năng tri giác nhìn hoặc là cảm giác thị giác trở nên yếu ớt, mặt khác sẽ nhận được những cảm giác của các bộ máy phân tích khac thông qua quá trìng hoạt động phục hồi bù trừ chức năng. Tuy nhiên, những cảm giác thị giác bị mất đi hoặc suy giảm được thay thế bởi những cảm giác của bộ máy khác cũng không thể thay đổi được tính chất phản ánh thế giới khách quan ở người khiếm thị, hoặc không thể gây rối loạn giữa hình ảnh và bản gốc sự vật không thích hợp, biến đổi cảm giác trong các dấu hiệu của sự phản ánh thực tế. Điều này đã được xác địnhthông qua hành vi đúng đắn ở những người khiếm thị trong mọi tình huống rất khác nhau.
  15. Bài 2. BIỂU HIỆN CỦA NHỮNG QUY LUẬT TÂM SINH LÝ CỦA CẢM GIÁC KHI BỊ MÙ VÀ NHÌN KÉM Về một mặt, cảm giác được coi như những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khám phá tính phụ thuộc của chúng vào tính chất và sức mạnh của những tác động bên ngoài, về mặt khác đó là trạng thái cảm nhận chủ quan của con người. Giữa cảm giác và những kích thích của nó, có một mối quan hệ nhất định. Mối quan hệ ấy biểu hiện ở tính chất, cường độ và thời gian kích thích.Trong quá trình phát triển cảm giác ở người dần dần đã hình thành một giới hạn xác định- đó chính là giới hạn thị giác ở người dần dần đã hình thành một giới hạn xác định- đó chính là giới hạn tương đối chặt chẽ của lực kích thích tối thiểu và tối đa đủ gây ra phản ứng thích hợp. Bằng kết quả nghiên cứu tâm sinh lý đã cho thấy, ngưỡng cảm giác, ví dụ cảm giác thị giác đối với song điẹn từ trong giới hạn chiều dài từ 360- 390 mmk cảm nhận màu tím, từ 780- 800 mmk màu đỏ. Đối với cảm giác âm thanh từ 16- 20 đến 20.000 hec. Giới hạn của số liệu trên đây là kết quả hình thành trong quá trình tiến hóa phát triển lịch sử, hoàn toàn thích nghi với các nhiệm vụ đặt trước loài người trong quá trình phản ánh cảm giác, phù hợp với điều kiện cuộc sống cua người. Cường độ kích thích tối thiểu và tối đa quy định ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên của độ nhạy cảm. Ngưỡng tuyệt đối là độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác mà độ nhạy cảm ấy được thể hiện ở dộ lớn và tỷ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác sai biệt, nêu lên khả năng của con người đối với sự phân tích hóa các kích thích của những cường độ khác nhau. Như vậy hậu quả của sự phá huỷ cơ quan thị giác trước hết gây ra ảnh hưởng tới phạm vi cảm giác.Những nghiên cứu về tâm lý học khiếm thị từ những năm 80 của thế kỷ trước đã tập trung chủ yếu vào xem xét những thay đổi các ngưỡng cảm giác của các bộ máy cảm thụ khác nhau. Ngoài phạm vi cảm giác của người nhìn kém, đó là nơi ngưỡng cảm giác thị giác phải nâng cao phù hợp với độ nhạy cảm bị suy giảm và có mối quan hệ phụ thuộc vào mức độ khuyết tật nặng, thì việc nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được những kết quả thống nhất mà rất khác nhau. Trong tâm lý học khiếm thị có giai đoạn đã tuyên truyền lan rộng quan niệm cho rằng, ở người mù có cảm giác rất “tinh tế”. Đó là những xác định trong nghiên cứu của Treermark, Krogiuc … Các tác giả này cho biết cảm giác của những cơ quan thụ cảm còn lại của người mù đều được nâng cao. Hàng loạt các nhà nghiên cứu khác (Grixbak, Kunx …) đã đưa ra dẫn liệu về ngưỡng nhạy cảm với ý nghĩa hoàn toàn đối lập nhau và xác nhận về sự nâng cao ngưỡng cảm giác. Mặc dù vậy, những nghiên cứu được kể tới đã cố gắng công bố những tài liệu mà họ thu được coi như là những quy luật tâm sinh lý nói chung hoặc nâng cao độ nhạy cảm đều bắt nguồn từ khiếm thị. Tuy nhiên những tài liệu mà họ thu đươc chỉ nói lên sự sự hiện hữu một phạm vi lớn của những dao động độ nhạy cảm tuyệt đối liên quan tới từng các thể loại và độ tuổi của người mù được quan sát theo tiêu chí. Những kết quả nghiên cứu cảm giác của người mù nêu lên rất mâu thuẩn, được giải thích bởi nhiều nguyên nhân: số lượng người được thực nghiệm chưa đủ, thiếu phương pháp phân tích hoặc không tính tới độ tuổi, thời gian, mức độ khiếm thị, nghề nghiệp đồng thời phương pháp thực nghiệm không hoàn thiện. Hầu hết các nghiên cứu trước đây cũng như hiện tại khi đo các ngưỡng cảm giác tuyệt đối theo các cơ quanphân tích khác nhau ở người mù đã không làm sáng tỏ được bất kỳ mức độ dao động đáng kể nào về mặt nâng cao, hoặc hạ thấp ngưỡng cảm giác so với chuẩn mực phổ biến. Nghiên cứu ngưỡng cảm giác tuyệt đối không thể khám phá được đầy đủ năng lực của con người phản ứng với tất cả khối lượng kích thích mà con người nhận được từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
  16. Điều chủ yếu nhất đối với hoạt động cuộc sốngcủa con người là năng lực, phân biệt những kích thích cùng tên (âm thanh, nhiệt độ, mùi vị …) theo độ mạnh. Đó là năng lực xác định ngưỡng nhạy cảm sai biệt. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích thích cùng loại đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Nghiên cứu so sánh ngưỡng sai biệt cảm giác của người mù và người sáng chỉ ra rằng, theo mức độ, tuổi tác thì độ nhạy cảm sai biệt cũng tăng ở tất cả mọi người. Tuy nhiên độ nhạy cảm sai biệt của cơ quan cảm giác còn lại được phát triển trong những điều ổn định như nhau (đặc biệt trong hoạt động) thì ở người mù phát triển nhanh hơn đạt đuợc cái ngưỡng thấp hơn cả người bình thường. Đó là yếu tố rất dễ giải thích, nếu khi sử dụng tai nghe, tay sờ, mũi ngửi để cảm nhận đạt hiệu quả chính xác. Chính sự cố gắng ấy đã khiến cho ngưỡng cảm giác giảm xuống và nâng cao độ nhạy cảm sai biệt. Ngoài ra cần thiết phải xác định rằng ngưỡng cảm nhận của mỗi cảm giác (ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt) đối với người là đại lượng bất biến hằng số mà được thay đổi trong suốt cuộc đời, theo tuổi tác và không phải thay đổi dưới tác động của trạng thái sinh lý của mỗi cá nhân với những quan hệ của con người với hoạt động này hay hoạt động kia, cũng như hàng loạt các yếu tố khác. Những thay đổi mang tính bù trừ trong phạm vi cảm giác diễn ra theo chiều lợi thế cho ngưỡng cảm giác đối với khả năng phân biệt cảm giác. Ngưỡng cảm giác sai biệt giảm xuống góp phần nhanh hơn, chính xác hơn phân tích những kích thích và làm cho cơ quan cảm thụ còn lại tham gia tích cực vào các hoạt động, bảo đảm đạt mức bù trừ tối đa cho những tổn thất ha những gì mà cơ quan thị giác bị suy giảm. Rõ ràng, sự biến đổi của ngưỡng cảm giác tuyệt đối và sai phân biệt liên quan chặt chẽ với những hoạt động của hàng loatj quy luật tâm sinh lý. Đối với vấn đề này có thể kể tới như hiện tượng thích nghi, hiện tượng tương phản đồng thời và liên tục, tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác (quá trình sinh học tạo ra khả năng nâng cao cảm giác …). Tất cả quy luật trên đây đều như nhau về bản chất, giữa người bình thường và người khiếm thị mặc dù ở người người khiếm thị có mang một số đặc điểm riêng. Trong tài liệu tâm lý học đại cương, những quy luật cảm giác cơ bản được đánh giá theo góc độ bình thường, ví dụ quá trình tiến triển của cảm giác thị giác hoặc là bị mất đi hoàn toàn hoặc bị suy giảm do ảnh hưởng của bệnh lý mắt. Rõ ràng khi chức năng thị giác bị phá hủy, những biểu hiện của quy luật cảm giác trong hoạt động của bộ máy thị giác phụ thuộc vào trạng thái của mắt. Ví dụ hiện tượng cảm giác của thị giác mặc dù tồn tại ở những người nhìn kém và nhìn quá kém, tuy có nâng cao thị lực đối với cảm nhận màu sắc, ánh sáng và trường thị giác được mở rộng dưới ảnh hưởng của hoạt động nhưng thực tế xảy ra rất chậm và ngưỡng cảm giác hầu như giảm xuống không đáng kể. Việc nghiên cứu những quy luật cảm giác và những biểu hiện của chúng khi bị mù và nhìn kém còn rất hạn chế. Tuy nhiên trong tâm lý học khiếm thị đã xác định hàng loạt yếu tố, trên cơ sở những yếu tố ấy có thể phát hiện những quy luật cảm giác phổ biến, tác động trong tình huống chức năng thị giác bị rối loạn. Tất nhiên, những biểu hiện ấy không giống nhau ở mỗi người. Chẳng hạn như quá trình thích nghi trong bóng tối ở người nhìn kém và nhìn quá kém cũng khác nhau. Độ nhạy cảm với ánh sáng tăng lên nhưng trong trường hợp cận thị nặng, thiên đầu thống, thoái hóa võng mạc, teo dây thần kinh thị giác và một số bệnh lý khac, thì khả năng thích nghi trong bóng tối rất yếu. Hiện tượng tương phản đồng thời và tích cực xuất hiện ở họ sẽ góp phần nâng cao thị lực. Sau những kích thích thường xuất hiện những hình ảnh liên tục và kế tiếp nhau trong mắt. Mặc dù không quan sát thấy hiện tượng xuất hiện những hình ảnh kế tiếp nhau, liên tục, ở tất cả những người khiếm thị và người sáng. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở họ những hình ảnh xuất hiện liên tục không làm biến đổi được bản chất chính của những quy luật sau kích thích. Trong số những quy luật cảm giác đối với nhiệm vụ bù trừ chức năng khiếm khuyết thị giác, có quy luật tác động qua lại của cảm giác, có ý nghĩa vô cùng lớn lao.
  17. Kết quả của những tác động qua lại ấy, dưới ảnh hưởng hoạt động của bộ máy phân tích này làm nâng cao độ nhạy cảm của bộ máy khác. Chẳng hạn như sự nhạy cảm của thị giác của người nhìn kém và người nhìn quá kém được nâng cao dưới tác động của những kích thích âm thanh nhẹ nhàng. Những cảm giác cơ khớp được nâng cao đáng kể dưới tác động của những kích thích tác động trực tiếp lên da. Tương tự, nếu như lúc đầu da chịu tác động của kích thích nhiệt độ mạnh, sau đó tác đông bằng kích thích nhiệt độ yếu thì kích thích sau gây ra cảm giác rất yếu. Có thể tạo ra mối quan hệ tác động lẫn nhau trong cùng một bộ máy cảm giác. Ví dụ, kích thích màu xanh khi tác động vào mặt, dễ nâng cao cảm giác với ánh sáng. Sẽ trình bày cặn kẽ hơn đối với nhưngc quy luật đã nêu khi phân tích các thể loại cảm giác khác nhau ở phần tiếp theo của chương này. Tới đây thấy cần phải nhấn mạnh là: ý nghĩa của những quy luật này đã giúp cho các nhà sư phạm điều hành, hướng dẫn quá trình học tập để đạt được kết quả cao trong hoạt động lao động của trẻ em. Chẳng hạn, để đạt được kết quả cao trong học đọc và viết chữ Braille hoặc trong quan sát sờ tìm hiểu sự vật thì không thể tách khỏi khả năng cảm nhận xuất hiện ở da tay khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bàn tay hoạt động, đòi hỏi trong phòng học quá nóng bức hoặc quá lạnh sẽ làm giảm độ nhạy cảm của da. Để hỗ trợ khả năng làm việc và ngăn ngừa phát sinh mỏi mệt của mắt, trong trường hợp dạy trẻ mù và trẻ nhìn kém phải dung màu xanh quét tường và sơn bàn ghế cũng bằng màu xanh. Quan sát thấy ở một số người khiếm thị có hiên tượng loạn cảm giác. Tức là hiện tượng chuyển từ cảm giác này sang dạng cảm giác khác. Nói chính xác hơn, dưới tác đông kích thích vào một cơ quan cảm giác này lại gây ra con đường liên tưởng cảm giác vào cơ quan cảm giác khác. Ví dụ khi kích thích vào bộ máy thính giác ở một số người lại thấy xuất hiện cảm giác màu sắc (gọi là cảm giác nghe màu sắc). Ở người mù và nhìn kém có đủ loại cảm giác. Chẳng hạn như loại cảm giác ánh sáng và loạn sắc thị, xuất hiện dưới tác động của kích thích âm thanh, thường biểu hiện ở những người thị lực suy giảm hoặc người mù muộn vẫn còn khái niệm thị giác. Ngoài ra còn quan sát thấy ở những người khiếm thị hiện tượng loạn cảm giác tiếo xúc ở da- xuất hiện cảm giác tiếp xúc ở da khi có âm thanh kích thích. Ví dụ, ở một số người mù khi nghe âm thanh phát ra từ những cái ống bương, ống tre lại có cảm giác như đang tiếp xúc với răng cưa; nghe tiếng sáo lại có cảm giác lành lạnh và như có vật phẳng min tiếp xúc với da. Như vậy, trong thực tế, giáo dục trẻ mù và nhìn kém nhất là khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động lao động, việc quan trọng phải nghiên cứu tất cả các quy luật cảm giác. Có như vậy mới góp phần nâng cao độ nhạy cảm của các cơ quan cảm thụ. Nghiên cứu các điều kiện biểu hiện đầy đủ các quy luật cảm giác có ý nghĩa lớn lao đối với nhiệm vụ phục hồi chức năng, nhất là đối với việc tổ chức hoạt động cho người khiếm thị. Bài 3. CÁC LOẠI CẢM GIÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MÙ VÀ NGƯỜI NHÌN KÉM. Trong tâm lý học đại cương đã phân loại cảm giác dựa trên những dấu hiệu cơ bản dưới đây: 1. Theo vị trí xếp đặt của cơ quan cảm thụ phân ra các thể loại: cảm giác bên trong (internus receptor), cảm giác cơ khớp (proprins receptor) và cảm giác ngoài (externus receptor) 2. Theo cách thức cảm nhận chia ra: cảm giác từ xa, đó là khả năng phản ứng với những kích thích chỉ có nguồn gốc xuất phát từ khoảng cách xa và cảm giác tiếp xúc trực tiếp, chỉ phản ứng khi nguồn kích thích tác động trực tiếp lên cơ thể. 3. Theo con đường dẫn truyền- nhờ có con đường này màthông tin về những thay đổi của thế giới bên trong hoặc ngoài cơ thể được truyền về não bộ. Cách phân loại này vẫn được sử dụng trong tâm lý học khiếm thị. Đặc biệt hai thể loại phân chia sau cùng có ý nghĩa để nghiên cứu cảm giác của người mù và người nhìn kém. Khi một phần chức năng thị giác bị phá hủy hoàn toàn, cách cảm nhận khoảng cách
  18. từ xa có vai trò đối với hoạt động của con người, giúp con người nắm được những thay đổi từ xa thông qua cảm giác nghe ngửi. Từ thời kỳ vừa ra đời cho đến nay, tâm lý học khiếm thị đã đưa ra câu hỏi vá cách giải quyết: hình loại cảm thụ hoặc những cảm giác nào trở thành vai trò quyết định khi cơ quan thị giác bị phá hủy hoàn toàn hay một phần. Trả lời câu hỏi này không chỉ phụ thuộc vào con đường phát triển tâm lý học khiếm thị mà còn phụ thuộc vào thực tế giáo dục, tổ chức phục hồi chức năng, thiết lập các phương tiện kỹ thuật chuyên dung cho người khiếm thị … Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi giải quyết vấn đề cơ quan cảm thụ nào trở nên quyết định sau khi cơ quan thị giác bị phá hủy hoàn toàn hay một phần, đã có câu trả lời thiên về bộ máy thính giác. Đề cao vai trò của bộ máy thính giác như yếu tố quyết định là vì họ xuất phát từ cách gọi tên trong nhóm phân loại ở thời kỳ này. Tức là người ta đã chia cảm giác thành hai thể loại: những cảm giác ở đẳng cấp cao (thị giác và thính giác) và những cảm giác ở đẳng cấp thấp (các cơ quan cảm giác còn lại). Trên cơ sở xếp loại như vậy mà xác định vị trí theo ngôi thứ này, cảm giác thị giác và thính giác đã được hình thành mang tính lịch sử, còn các cơ quan cảm giác còn lại chỉ thuần túy mang tính tự nhiên. Tuy nhiên, phân tích lý luận và thực tiễn đã chứng minh một cách tin cậy rằng, tất cả cảm giác con người đều là sản phẩm “lịch sử của toàn thế giới” (K.Mark) và mỗi cơ quan cảm giác đều có tác dụng phản ánh các thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Đề cao vai trò của thính giác khi bị khiếm thị trong tâm lý học chuyên ngành còn có quan điểm cho rằng, khi chức năng của một bộ máy cảm thụ từ xa nào đó bị phá hủy thì thay vào đó phải là hoạt động của một bộ máy cùng tên (chức năng cảm thụ đều từ xa). Đề cao vị trí của cảm giác thính giác lên hàng đâud đã căn cứ vào cách phân tích chủ quan hoạt động của người mù và hạ thấp vai trò của các giác quan khác trong phục hồi chức năng khuyết tật thị giác, đi theo con đường giáo dục sai lệch. Có thể nói khái quát rằng, cảm giác thính giác nếu quan niệm giữ vai trò quyết định tức là thực hiện phương pháp giáo dục giáo điều. Đương nhiên, vai trò của tai nghe rất vĩ đại. Nhà sinh lý học A.A. Ukhơtômxki nổi tiếng đã xác định rất xác thực như vậy. Ông viết: “Tai nghe là một trong những cơ quan cảm giác của con người rất quan trọng. Chính nhờ nó mà con người mới bắt đầu có được những gì cần có … Thông qua tai nghe, biết xác định các nhiệm vụ phù hợp đặc biệt … làm điểm tựa trung gian trong nhiệm vụ lớn lao của bộ máy ngôn ngữ và hoạt động đối thoại”. Đó là một cách đánh giá vai trò của tai nghe đối với hoạt động tâm lý của con người nói chung. Trong phạm vi nhận thức cảm tính, điều cốt yếu nhất là sự phản ánh những thuộc tính không gian và mối quan hệ của các sự vật thì vị trí của tai nghe chỉ ở hàng thứ hai sau thị giác và sau cảm giác, cơ giác vận động. Chỉ bằng hoạt động của bộ máy vận động của tổ chức cơ- da, người mù mới có khả năng phản ánh đúng trong nhận thức của mình về các thuộc tính không gianvà mối quan hệ của thế giới xung quanh. Khả năng này được phát triển trong quá trình hoạt động của bộ máy thị giác và xúc giác. Thị giác và xúc giác đều có khả năng phản ánh như nhau các thuộc tính riêng lẻ của dấu hiệu các sự vật (hình dạng, độ lớn, cự ly, khối lượng …). Trong khi đó, có rất nhiều thể loại không gian bằng tai nghe khó có thể phản ánh được chính xác. Nhà sinh lý học vĩ đại người Nga I.M.Xetrênop đã khám phá vai trò của xúc giác trong quá trình phản ánh cảm giác với ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ để phát triển học thuyết cảm giác trong tâm lý học nói chung mà còn để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong tâm lý học người mù và nhìn kém. Ngày nay bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng, phần lớn hoạt động của bộ máy vận động tiếp xúc của cơ- da- khớp và dây chằng có thế thay thế chức năng của bộ máy thị giác khi bị phá hủy. Sự tranh cãi trước đây của các nhà tâm lý học khiếm thị về loại cảm giác nào, thính giác hay bộ máy vận động da đống vị trí hàng đầu. Câu trả lời: bàn tay đứng vị trí hàng đầu, khâu giải quyết sau cùng cũng chính là bàn tay.
  19. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, khi giải quyết câu hỏi vai trò chủ yếu thuộc về cảm giác tiếp xúc vận động da- cơ- khớp thì chỉ đúng trong trường hợp đối với những người mù hoàn toàn hoặc mù thực tế. Khi nói tới người còn nhìn thấy chút ít (thị lực còn lại 0,005 hoặc lớn hơn) thì phải nghĩ tới không chỉ trạng thái thị giác mà cả đặc điểm hoạt động của con người tham gia. Chẳng hạn, trong hoạt động chỉ đòi hỏi phân tích sơ bộ với số lượng ít ỏi đơn giản (ví dụ chỉ cần có một số thao tác tối thiểu trong định hướng) thì thậm chí ở người còn chút thị lực đi nữa, vai trò của thị giác vẫn chiếm vị trí ưu thế. Trong các hoạt động này nếu đòi hỏi phải phân tích tỉ mỉ thì vị trí hàng đầu phải kể tới xúc giác. Chính vì vậy, khi đôi mắt còn có thể nhìn thấy, tuy chỉ nhìn thấy lờ mờ hình dạng sự vật thì tính ưu thế của bộ máy phân tích cảm giác vận động cơ- da- khớp không thể tuyệt đối mà chỉ tương đối. Đối với người khiếm thị, có thể nói vai trò quyết định nhất trong tất cả các dạng hoạt động vẫn là bộ máy thị giác. Cũng không quên nhấn mạnh điều quan trọng là khi phân tích các hoạt động chủ yếu của một bộ máy cảm giác nào đó không nên loại trừ sự phối hợp tham gia trong quá trình phản ánh của các bộ máy khác. Tức là không đánh giá thấp vai trò của các giác quan trong nhiệm vụ phục hồi chức năng đối với người khiếm thị. Trong quá trình phản ánh cảm giác tới mức độ cảm nhận thông thường bao giờ cũng phải có sự phối hợp tham gia của một số bộ máy phân tích. Hơn nữa, khi phân tích vai trò quyết định của một bộ máy nào đó, trong mỗi thời điểm xác định phải tính tới sự phụ thuộc không chỉ vào mức độ, tính chất khiếm thị mà còn vào các thuộc tính của sự vật được phản ánh vào nhiệm vụ đặt ra trước con người.
  20. Cảm giác thị giác là kết qủa hoạt động của bộ máy phân tích thị giác, trong cơ cấu ấy có sự tham gia của các thành phần cảm thụ thị giác (nhóm tế bào hình cầu và hình que) dây thần kinh thị giác dẫn các kích thích vào não bộ, các tế bào hạt nhân phân tích thị giác nằm ở vùng thùy chẩm trong bán cầu đại não, các thành phần khác phân tán khắp nơi trong khối bán cầu não. Bộ máy phân tích thị giác bị phá hủy chức năng trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới mù hoặc nhìn kém. Như đã trình bày trên đây, với những người gọi lag mù và nhìn kém là người mất hoàn toàn thị lực hoặc thị lực bị suy giảm đáng kể. Theo cách phân loại, người mù là người có thị lực từ 0 đến 0,04; người nhìn kém thị lực còn lại từ 0,05 đến 0,2 ở mức độ nhìn tốt nhất. Thị lực được hiểu là khả năng phân biệt, hai điểm sáng ở khoảng cách gần nhau nhất của mắt. Thị lực bằng một, tức là khả năng phân biệt được các chi tiết của một vật thể dưới góc nhìn bằng một phút. Thị lực bị suy giảm được biểu hiện ở sự tăng góc nhìn này, nghĩa là góc nhìn phải đủ lớn để có thể phân biệt được các chi tiết hoặc xác nhận được đường viền quanh vật thể. Khi thị lực bị suy giảm, đòi hỏi phải mở rộng hơn góc nhìn so với mức bình thường sao cho nhìn thấy rõ. Nghĩa là hoặc rút ngắn khoảng cách giữa mắt và vật nhìn, hoặc là phải tăng độ lớn của chính vật ấy. Muốn tăng góc nhìn, trong thực tế khi làm việc với người mù và người nhìn kém cần phải có hỗ trợ các phương tiện quang học (kính thuốc, thấu kính tương phản, kính lúp …). Để tăng độ lớn vật quan sát (ví dụ tăng độ lớn khổ chữ in trong sách giáo khoa cho trẻ nhìn kém) người ta đã sử dụng nhiều cách khác nhau. Khi thị lực thấp dưới mức 0,005 thì không có khả năng nhìn phân biệt hai điểm sáng ở gần nhau và lúc đó không phụ thuộc vào góc nhìn nữa. Thị giác của những người như thế không thể phân biệt được các mối quan hệ không gian (độ lớn, hình dạng, khoảng cách xa gần của sự vật) mà chỉ có cg. Thị giác của những người như thế không thể phân biệt được các mối quan hệ không gian (độ lớn, hình dạng, khoảng cách xa gần của sự vật) mà chỉ có cảm giác ánh sáng. Thị lực không phải là đơn vị bất biến. Sử dụng thị lực khi đã bị phá hủy trong điều kiện thuận lợi cần có sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ máy thụ cảm. Thị lực luôn luôn dao động theo thời gian (ví dụ dao động trong một ngày đêm). Sự giao động này là hậu quả của lao động mệt mỏi như, chiếu sáng thay đổi và nhiều yếu tố khác. Như vậy, nếu nâng cao độ chiếu sáng thì thị lực được nâng cao, tức là nếu thị lực càng thấp mà tăng ánh sáng thì quan sát càng hiệu quả. Thị lực chưa phải là tiêu chí duy nhất xác định mù và nhìn kém. Khi phân loại người mù, có người mù thị lực tương đối cao nhưng trường thị giác bị co hẹp đáng kể (tới 10%). Trường thị giác được hiểu là khoảng không không gian mà các điểm trong đó đều nhìn thấy được tạo một thời điểm nhất định với điều kiện đầu ở vị trí bất động. Trường thị giác của mắt bình thường đối với các mục tiêu nhiễm sắc, bao quát theo chiều ngang không gian là 180*, theo chiều dọc là 110*. Hầu hết người nhìn kém và rất kém trường thị giác đều bị rối loạn. Phổ biến nhất là hiện tượng thu hẹp trường thị giác vào tâm điểm. Tức là mọi vùng ngoại biên đều thu hẹp vào hướng trung tâm hoặc vùng mất khả năng nhìn rõ không thu hẹp, mà bị mất từng mảng ở bên trong trường thị giác; hoặc là trường thị giác bị mất một nửa theo chiều ngang hay theo chiều dọc. Những nghiên cứu trường thị giác gần đây, với những mục tiêu nhiễm sắc hoặc vô sắc cho thấy: giữa tính chất và mức độ bệnh lý mắt cũng như sự thu hẹp giới hạn của trường thị giác có sự phụ thuộc lẫn nhau nhất định. Có nhiều người bị phá hủy trường thị giác là do teo dây thần kinh thị giác và võng mạc bị tổn thương. Ở những người nhìn rất kém, trường thị giác bị rối loạn phổ biến và thường gặp thấy nhiều hơn ở người nhìn kém.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2