intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý lứa tuổi - Phần 21

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

148
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người cha nhận thấy ánh mắt của con mình nhìn cô bạn cùng lớp chính là cái nhìn của anh 30 năm trước. Chính ánh mắt ấy là cảm xúc rạo rực của tuổi mới lớn, phải trả một cái giá khá đắt: cả hai phải nghỉ học, cô bạn phải bỏ cái thai... Câu chuyện của anh Minh Phương, một phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên về những khám phá, rung động của tuổi dậy thì. Khi đó, cảm xúc mãnh liệt đang dồn anh tới tận cùng và anh không biết phải hỏi ai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý lứa tuổi - Phần 21

  1. Trò chuyện với con về tình dục Người cha nhận thấy ánh mắt của con mình nhìn cô bạn cùng lớp chính là cái nhìn của anh 30 năm trước. Chính ánh mắt ấy là cảm xúc rạo rực của tuổi mới lớn, phải trả một cái giá khá đắt: cả hai phải nghỉ học, cô bạn phải bỏ cái thai... Câu chuyện của anh Minh Phương, một phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên về những khám phá, rung động của tuổi dậy thì. Khi đó, cảm xúc mãnh liệt đang dồn anh tới tận cùng và anh không biết phải hỏi ai hay làm gì để khống chế được nó. Bố mẹ anh đã mắng mỏ anh, sỉ nhục anh, coi chuyện đó như một điều nhơ bẩn. Và anh khóc hối hận cho những cảm xúc ấy và mãi 10 năm sau anh mới dám... yêu. "Bây giờ bọn trẻ thật thoải mái trong việc tiếp cận giới tính, tình dục, các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ một cách nghiêm túc rằng, không thể để con trẻ "đùa với lửa" được. Nó sẽ đốt cháy thằng bé cả về thể xác lẫn tinh thần, việc học hành và tương lai của cháu", anh tâm sự. Tự chủ - cách giáo dục tích cực Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc yêu sớm ở lứa tuổi vị thành niên trong đó sự tác động lớn nhất là môi trường bên ngoài. Những bộ phim "nửa kín, nửa hở" đã kích thích trí tò mò của trẻ dẫn đến chuyện muốn quan hệ để khám phá bản thân.
  2. Vậy làm thế nào giúp con mình có một tuổi vị thành niên an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh? - Các nhà tâm lý học lưu ý rằng nên nhắc nhở con mình về một số kinh nghiệm về tình dục đầu tiên thường phát sinh dưới tác động của rượu. - Với con gái: nên nói với con về nguy cơ mang thai và nhiễm những căn bệnh qua đường tình dục; cần nói về chuyện ngừa thai và tình dục an toàn một thời gian dài trước khi chúng có khả năng sinh hoạt tình dục. - Nên tự tin nói với con về chuyện tình yêu, tình dục, có thể tham khảo qua sách báo, chuyên gia tư vấn. Đừng bao giờ dùng lời răn đe khi nói chuyện về tình dục với chúng, vì như thế dễ khiến chúng trở nên "nổi loạn" hoặc lẩn tránh bạn. - Khi bọn trẻ được cung cấp thông tin và hướng dẫn một cách thấu đáo về sức khỏe sinh sản, cảm xúc tuổi dậy thì cũng như hệ quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, chúng sẽ hiểu được mình cần phải làm gì. Với những thông tin về các biện pháp tránh thai, nạo phá thai an toàn, trẻ vị thành niên sẽ có được những hành trang cần thiết để bước qua giai đoạn vị thành niên một cách an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh.
  3. Từ tính hay so bì ở con trẻ Trẻ nhỏ thường hay nhìn những người bạn gần gũi xung quanh mình có những gì để rồi tự so sánh với bản thân. Thấy mình hơn, chúng thường sung sướng, hãnh diện lắm; nếu ngược lại thì chúng sẽ tỏ ra thèm thuồng rồi ao ước, mong muốn… có khi điều ao ước ấy chiếm trọn cả tâm trí của trẻ trong cả một thời gian dài. Mỗi lần bé Vân sang chơi bên nhà cô bạn hàng xóm là thể nào khi về nó cũng trầm trồ khoe với mẹ: nhà bạn Bích có bao nhiêu là đồ chơi lạ mà nó chẳng có. Một mình bạn ấy có đến những 3 - 4 con gấu bông to, chả bù với nó chỉ có một con nhỏ xíu đen xì từ lâu mà cha mẹ chẳng mua thêm con nào nữa. Bạn Bích thật là sướng, muốn gì mẹ bạn cũng chiều. Hôm rồi bạn còn được người dì thưởng cho một cái xe đạp mini nữa. Sao ai cũng thương bạn Bích, mua cho bạn bao nhiêu thứ, còn nó thì không được như vậy? Con bé cứ thắc mắc mãi về việc bạn Bích sướng hơn mình, vì được mọi người trong gia đình chiều chuộng, rồi nó còn ngầm so sánh cái "số" của nó với bạn. Thư lại quá đầy đủ về vật chất, vì là con nhà giàu, nhưng Thư cũng không sung sướng hơn với sự đầy đủ của mình. Thư vẫn thấy mình không bằng được với bạn Trang, bạn Thảo cùng lớp. Nhiều bữa nhìn các bạn ấy tíu tít, líu lo kể chuyện bạn bè, học hành với cha, với mẹ khi họ đến đón rước chúng mà Thư thấy tủi thân. Cả ba và mẹ Thư đều bận túi bụi với công việc của riêng mình, nào có thời gian dành
  4. cho nó đâu. Đưa đón Thư đi học chỉ có mỗi chị người làm, nhiều khi được điểm 10 Thư cũng không biết khoe cùng ai. Những ước mơ về vật chất hay tinh thần của trẻ dù tầm thường, nhỏ bé cũng đều phản ánh cái tâm lý "được bằng bạn, giống như bạn" để không bị thua sút, không bị "khổ" hơn bạn. Những nhu cầu vật chất còn có thể biện minh, trì hoãn được, nhưng còn về nhu cầu tinh thần thì để lại sự tác động rất lớn trong tâm hồn trẻ. Trẻ rất dễ bị "sốc" khi nhìn thấy bạn mình được cha mẹ yêu thương, săn sóc hơn mình. Điều ấy rất dễ làm cho trẻ tủi thân và mang mặc cảm, từ đó dẫn đến những hiện tượng tâm lý bất lợi trong cuộc sống của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực. Thiết nghĩ, đây là điều mà các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2