intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

131
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà Nguyễn Hải Yến 21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (nguyên văn). Hội thảo do Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, đây cũng là cơ quan chủ trì soạn thảo Quy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?

  1. Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta? Bà Nguyễn Hải Yến 21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (nguyên văn). Hội thảo do Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, đây cũng là cơ quan chủ trì soạn thảo Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020.
  2. Mục đích của hội thảo (theo báo cáo đề dẫn của ông Cục trưởng Vi Kiến Thành): để nghe các ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nghệ sĩ về định hướng và Quy hoạch phát triển của ngành mỹ thuật trong những năm tới, hướng tới 5 mục tiêu của ngành là: Có nhiều tác phẩm, công trình mỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân, - nâng cao mức hưởng thụ về mỹ thuật cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ và phát triển mỹ thuật truyền thống, - Đào tạo và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật, - - Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật, Xây dựng thị trường mỹ thuật trong nước phát triển bền vững. - Hội thảo còn khá vắng người.
  3. Theo lịch của BTC, hội thảo bắt đầu từ 8h30. Nhưng lúc đó vẫn khá vắng, chỉ chừng mươi người. Khoảng 15 phút sau, hội thảo đông hơn chút, ông Vi Kiến Thành lên mở đầu chương trình với một tâm sự chân thành, đại ý: cơ quan của ông mời rất nhiều bên có liên quan và cùng trong Bộ VHTTDL tham dự hội thảo như Cục hợp tác quốc tế, Vụ đào tạo, Vụ tổ chức, Đại học Mỹ thuật Việt Nam… nhưng đến giờ này, gọi điện thoại, đại diện “các bên” vẫn bảo đang trên đường đến nhưng cũng đang bị tắc đường (?!). Điều này vừa phản ánh một thực tế là Hà Nội tắc đường nhiều vừa cho thấy một thực tế khác liên quan là “chúng ta đang làm một việc cần thiết, quan trọng (ý nói việc soạn thảo Quy hoạch) nhưng cũng bị coi là phù phiếm, không biết có thực tiễn gì không. Thực tế cần quy hoạch nhưng từ quy hoạch trên giấy đến thực hiện quy hoạch lại là cả một quá trình dài… cho nên bản thân người trong cuộc cũng cảm thấy băn khoăn” … Ông Vi Kiến Thành lý giải một cách tế nhị cho sự vắng mặt của đại diện nhiều bên liên quan trong Hội thảo này… Sau đó ông đọc bản đề dẫn với nội dung chính mà tôi đã trích dẫn phía trên.
  4. Ông Nguyễn Phú Cường Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Cường – Cục phó – lên đọc Quyết định phê duyệt Đề cương bản Quy hoạch, do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ ký ngày 4. 8. 2010. Trước khi đọc, ông cũng tiếp lời ông Cục trưởng, nói về sự khó khăn trong việc mời các chuyên gia viết bản Quy hoạch, đại ý: cán bộ của Cục thì “năng lực có hạn”, các chuyên gia thì người bận, người ngại… nên nói chung là việc viết Quy hoạch rất khó triển khai mặc dù đã được phê duyệt đề cương. Theo đề cương, nội dung Quy hoạch có 3 chương. Chương I là Thực trạng ngành và Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chương II là Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành; chương III là các giải pháp thực hiện…
  5. Ông Trần Khánh Chương Người thứ ba lên phát biểu là ông Trần Khánh Chương, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là người soạn thảo Chương I của Quy hoạch. Trong phần thực trạng, ông điểm qua rất nhiều khía cạnh của hoạt động mỹ thuật Việt Nam từ năm 1975 đến nay, rất nhiều con số thống kê được đưa ra như số lượng triển lãm, các loại giải thưởng, số lượng hội viên, số lượng sinh viên học mỹ thuật. Ông so sánh rất hay: thời Mỹ thuật Đông dương, mỗi năm, cả nước chỉ có chừng 10 sinh viên mỹ thuật tốt nghiệp, nay, con số đó lên đến hàng nghìn (?!) cho thấy lực lượng của ngành thật đông đảo. Nhân nói đến thực trạng tượng đài, ông nói: Báo chí cứ bảo nào là “nhà nhà làm tượng đài”, người người làm tượng đài”, cả nước có hàng nghìn tượng đài… nhưng sau đề nghị của ông về một đợt tổng kiểm kê số lượng tượng đài, cách đây 3 năm, chúng ta “chỉ có 360 cái, lấy đâu ra hàng nghìn?!” Ông cũng nhân tiện
  6. khẳng định, báo chí cứ bảo làm tượng đài A, B tốn hàng trăm tỉ nhưng xin thưa, tiền đó còn dành cho làm đường, quy hoạch không gian này kia chứ tiền cho tác phẩm chỉ chưa đến 10%, thế cho nên phải đi gặp gỡ, trò chuyện với nghệ sĩ như ông mới biết được là làm tượng đài không nhiều tiền như khi chỉ nhìn vào các con số… Ông Lê Quốc Bảo Sau tiệc nhẹ, một số đại biểu được mời lên góp ý. Đầu tiên là nhà phê bình Lê Quốc Bảo. Ông nói rất hăng say, có lúc không kiềm chế được bức xúc, ông nói cả từ “đếch”, hội trường cười vang… Ông đưa ra hai góp ý: thứ nhất, đặc thù của ngành, từ sáng tác đến công bố và tiêu thụ tác phẩm, đều là từ cá nhân, do đó phải xác định xem cái Quy hoạch này có tác động như thế nào tới cá nhân người sáng tác; thứ hai, cần phải có định mức thời gian cho các hoạt động được đề ra trong Quy hoạch, như là năm nào phải làm gì… Nhưng cái này chắc khó vì như
  7. ông Vi Kiến Thành nói lúc đầu, từ văn bản Quy hoạch đến thực tiễn Quy hoạch là cả một quá trình dài… Ông Nguyễn Đỗ Bảo Tiếp theo là ý kiến của PGS. TS Nguyễn Đỗ Bảo, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội. Ông cũng hăng say có khi còn hơn cả ông Lê Quốc Bảo với rất nhiều câu chuyện, dẫn chứng cho thấy sự bức xúc của ông, đặc biệt trong thực trạng bảo tồn truyền thống và đào tạo nhân lực cho ngành này. Ông ví dụ: sơn mài truyền thống hiện giờ được làm rất lung tung, cho cả bột sắt vào sơn then để làm vóc cho nhanh nhưng vóc chóng hỏng. Ai là người nghiên cứu để bảo tồn quy trình cũng như chất liệu cho sơn mài truyền thống? Ông cho rằng phải lập một viện nghiên cứu và bảo tồn mỹ thuật truyền thống. Về đào tạo, hiện có tình trạng
  8. đào tạo tiến sĩ về mỹ thuật lại do giáo sư về văn học hướng dẫn (?!); hay đầu vào của trường đại học Mỹ thuật Việt Nam – cái nôi của Mỹ thuật Việt Nam hiện đại năm vừa rồi qua các con số: đăng ký thi: 128, đến thi: 108, chỉ tiêu lấy vào: 100. Vậy chất lượng ở đâu? Về tượng đài, ông đề nghị làm thế nào để chấm dứt tình trạng: nhiều địa phương cũng làm tượng về một nhân vật nhưng… không cái nào giống cái nào, vậy cái nào là anh, cái nào là em??? Ông đưa ra ví dụ về tượng Lý Thái Tổ ở Bắc Ninh và Hà Nội; tượng đài Bác Hồ ở khắp các địa phương… Cuối cùng, ông nhấn mạnh Bộ VHTTDL phải dàn xếp lại việc đào tạo, từ sinh viên đến thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành mỹ thuật. Bà Nguyễn Hải Yến
  9. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Yến có một phát biểu dài và chứa cả nước mắt. Bà cho rằng lâu nay, bộ Văn hóa đã bỏ trống mảng quan hệ với bên ngoại giao: thứ nhất, từ năm 1975 đến nay, chúng ta chưa hề có một triển lãm mỹ thuật cấp nhà nước nào được giới thiệu ra thế giới để họ thấy mỹ thuật Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả tài danh; thay vào đó hiện nay chỉ toàn các họa sĩ trẻ tự giới thiệu mình ra bên ngoài một cách tủn mủn. Phải làm cấp tốc dạng triển lãm nhà nước như vậy, nếu không thị trường tranh và mỹ thuật trẻ sẽ làm “lu mờ” những người đã thành danh, từng được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải Nhà nước. Bà nhấn mạnh, hiện nay, giao lưu văn hóa với nước ngoài quanh quẩn vẫn chỉ có ẩm thực và múa rối nước, chẳng lẽ văn hóa nghệ thuật của Việt Nam ta chỉ có những thứ “nhà quê” đó à? (Tôi nghe đến đây, thấy hơi rùng mình về cái từ “nhà quê” được bà Yên nhấn mạnh…) Bà thắc mắc, không hiểu các vị tùy viên văn hóa của đại sứ quán ta ở nước ngoài làm gì mà để cho mỹ thuật Việt Nam bị bỏ trống trên rất nhiều mặt trận giao lưu văn hóa như vậy, rằng trong các đại sứ quán, sản phẩm trang trí chỉ là tranh thêu và sơn mài mỹ nghệ… Túm lại, Bộ Văn hóa phải làm việc ngay với Bộ Ngoại giao để lấp các chỗ trống mỹ thuật trước tiên tại chính các cơ quan ngoại giao ta ở nước ngoài. Bà Hải Yến cũng không quên vấn đề đào tạo, cho rằng trường Mỹ thuật Yết Kiêu (tức Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã mất uy tín về giảng dạy lịch sử mỹ thuật; sinh viên trường này phải sang trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, nơi bà giảng dạy Lịch sử Mỹ thuật để “học ké”. Bà cho rằng nước ta phải lập ngay một tủ sách Nghiên cứu – Lý luận – Phê
  10. bình mỹ thuật cũng như biên soạn một bộ Thâm sử Mỹ thuật Việt Nam từ cổ đến kim, để việc giảng dạy ngành này được khoa học, chất lượng… Ông Trần Thức Người được phát biểu cuối cùng là nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Thức: ông muốn góp tư liệu của người nước ngoài nhìn nhận về mỹ thuật Việt Nam hiện nay với các trích dẫn từ báo Nga, báo Pháp, báo tiếng Anh… kèm tên của một số người viết, song không cụ thể như: báo tên gì, đăng tải bài gì, ngày nào, địa chỉ trang web ra sao… Ông trích dẫn nhiều ý kiến phê bình sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ Việt Nam hiện nay, như “mạo danh nghệ thuật làm những điều kỳ quái”, hay “làm hỏng nghệ thuật trình diễn”, hay sáng tạo mà không có nền tảng
  11. triết học, mỹ học… Ông cũng nhấn mạnh ý kiến rằng mỹ thuật Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có tên trong pho sử mỹ thuật nhân loại (tôi tự hỏi: pho sử nào và do ai viết nhỉ?) trong khi châu Á có các nước được điểm tên: Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia… Theo ông, lỗi này trước tiên do các nhà lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa làm được một pho sử cho chính mỹ thuật nước mình… Đến 12h kém 15, ông Vi Kiến Thành đứng lên tuyên bố kết thúc mặc dù ông biết còn nhiều người muốn có ý kiến. Ông cho biết, đây chỉ là hội thảo đầu tiên và sẽ còn nhiều hội thảo khác nữa, rất mong được tiếp tục lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, những người lâu năm theo dõi hoạt động của ngành để ban Soạn thảo tiến hành xây dựng bản Quy hoạch và có thể sớm trình Thủ tướng… Không biết có phải vì đây là hội thảo đầu tiên lấy ý kiến của người trong giới nên BTC dành vị trí “đầu tiên” này để mời một số nhân vật kỳ cựu trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình. Phải nói, đây là những người đã nhiều tuổi mà người già thì thường “hoài cổ”, thường nhìn lại cái quá khứ hào hùng với thái độ vừa trân trọng vừa tiếc nuối… Hi vọng, các hội thảo tiếp theo có thêm nghệ sĩ sáng tác và những người viết về mỹ thuật trẻ hơn nữa tham dự, hẳn các góp ý càng phong phú. Biết đâu, chỉ cần tập hợp lại tất cả chúng thôi cũng đã ra được một Quy hoạch hấp dẫn, vừa phản ánh được quá khứ, vừa đề cập đến hiện tại vừa “quy hoạch” được tương lai… Nhưng quả thực là tôi rất lăn tăn trong lòng sau khi nghe được câu nói, dù có lẽ chỉ là đùa “xả xì-trét” của vị Chủ tịch Hội Mỹ thuật: tầm nhìn đến năm 2030 thế thôi chứ khi
  12. đó, các chú (già) ở đây chết hết rồi, thế là hết trách nhiệm! Đúng thật ấy chứ, 19 năm sau, những người có mặt ở Hội thảo đầu tiên này, hoặc đã băng hà, hoặc đã nghỉ chức!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2