YOMEDIA
ADSENSE
TAM QUAN VỀ CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
93
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu thơ như gợi lại cả một quá khứ hào hùng và truyền thuyết về chùa Keo, gắn liền với một vị thiền sư danh tiếng Khổng Minh Không đời Lý. Vị Đại Pháp Thiền sư đắc đạo thần thông quảng đại này, từng luyện ngói thành vàng, biến sông thành rượu, thu hết đồng của phương Bắc đem về đúc thành “An Nam đại tứ khí”, chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, và được vua phong là Thái sư. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TAM QUAN VỀ CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
- TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
- Câu thơ như gợi lại cả một quá khứ hào hùng và truyền thuyết về chùa Keo, gắn liền với một vị thiền sư danh tiếng Khổng Minh Không đời Lý. Vị Đại Pháp Thiền sư đắc đạo thần thông quảng đại này, từng luyện ngói thành vàng, biến sông thành rượu, thu hết đồng của phương Bắc đem về đúc thành “An Nam đại tứ khí”, chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, và được vua phong là Thái sư. Và có lẽ cũng vì lý do đó mà ngôi Thần Quang Tự tức chùa Keo ngày nay, đã chứa đựng trong nó những dữ liệu lịch sử và những nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Không chỉ gác
- chuông chồng diêm ba tầng mười hai mái; Lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” với hai chữ công trong cùng một kết cấu nội công ngoại quốc; Kiến trúc tam quan chùa Keo Thái Bình cũng là một công trình độc nhất vô nhị ghi đậm những giá trị tâm linh mà dường như không ngôi chùa nào có được. Tam quan chùa Keo hay còn gọi là Tam quan nội 2 được dựng theo lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột, có vách gỗ bít đốc hai đầu. Ăn mộng từ những cột cái hai đầu hồi, các xà nách được kê theo lối chồng giường, đấu kê sang đầu những cột quân. Để dựng góc mái và độ cong của những đầu đao bốn phía, người ta đã khéo léo tạo những bẩy góc ngắn, kết hợp với bộ vì kẻ chuyền từ đầu cột cái hai vì giữa ra đến cột hiên để đỡ hệ thống tàu đao mái lá truyền thống phía trên. Phía đầu những rường cánh, là hệ thống các còn chạm hình đầu rồng cách điệu kiểu hình mây lửa có đuôi, tạo nên một nhịp điệu liên tiếp lên suốt thượng lương, cũng là đầu cột cái. Còn ở hai bộ vì giữa thì tạo nên một khoảng trống thoáng giữa kẻ chuyền và xà nách. Giữa các hàng cột cái của các bộ vì kèo này, người ta đã tạo ra những khung để lắp bộ cửa dạng bức bàn. Các cửa này ăn trụ xoay cánh vào lưng con sấu gỗ kê dưới thanh ngang bậu cửa. Đây là một lối kiến trúc rất đặc trưng cho kiểu dạng nhà ba gian hai chái truyền thống, nhưng ở một tầm mức cao hơn nó đã giản lược đi một hàng cột để tạo nên một kết cấu phẳng khi nhìn từ hai phía nội và ngoại của công trình. Nó cũng khác
- xa với lối dựng tam quan thông thường là bộ cửa được lắp ở hàng chân cột cái thứ 2 từ ngoài vào để hình thành một kiểu thức nhà rỗng lòng. Trong khi đó lối dựng ba hàng cột này, tuy không tạo nên một thức kiến trúc hoành tráng, nhưng nó lại cho thấy tính chất độc lập của một tam quan, với đúng ý nghĩa là lối cửa ra vào. Và cũng do không kiến tạo nên một gian nào ở kiến trúc tam quan này, nên phía trên khung cửa lên đến đầu thượng lương đã tạo nên một khoảng trống cần thiết cho việc lắp các ván xà được cách điệu để làm nên bộ ba diềm cửa võng. Tuy các bọ diềm cửa võng này khá đơn giản nhưng chúng lại tạo nên độ ăn nhịp với các chạm khắc ở đầu rường cánh kể trên. Những mảng chạm rồng mây ở diềm cửa và mảng chạm rồng trên toàn bộ cánh cửa gian giữa mang đậm phong cách của nghệ thuật chạm khắc đầu thế kỷ XVII. Nó cũng phù hợp với niên đại được ghi trên bia Thần Quang Tự Bi dựng năm Đức Long thứ 4 (1632) do các vương tần hoàng tộc, và cả vua Lê Thần Tông, Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, Hậu phi Trịnh Thị Ngọc Trúc cùng gia đình cung tần Trịnh Thị Ngọc Trâm bỏ của ra xây dựng tiền đường hậu đường, hành lang 3… Có thể nói công cuộc đại trung tu này đã làm nên diện mạo kiến trúc chùa Keo ngày nay. Trong lịch sử tồn tại mấy nghìn năm, chùa Keo Thái Bình đã trải qua nhiều thế kỷ trùng tu, tôn tạo. Theo truyền thuyết kể lại trước đây có một ngôi chùa từ thời Lý, có tên là Nghiêm Quang Tự, được xây vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời vua Lý Thánh Tông trên đất làng Keo (Giao Thủy).
- Sau trận lụt lớn vào năm Nhâm Tý, làng Giao Thủy bị chia tách làm hai nơi, ngôi chùa cũ thì bị trôi dạt, người ta đã dựng nên hai ngôi chùa mới ở hai bên bờ sông cho dân mỗi nửa dân làng. Do vậy ngày nay ở vùng đồng bằng Bắc bộ tồn tại hai ngôi chùa Keo, một thuộc tỉnh Nam Định gọi là Keo Hành Thiện hay còn được gọi là Keo trên, một thuộc đất Thái Bình gọi là Keo dưới. Hai ngôi chùa này cùng có niên đại thế kỷ XVII, và cùng thờ Đức Khổng Minh Không, cũng như có lối kiến trúc gần như một cặp song sinh. Tuy nhiên với kiểu dạng hình thức tam quan có bộ vì ba hàng cột và bộ cửa chạm rồng thì lại chỉ đặc biệt có ở chùa Keo Thái Bình. Còn chùa Keo Hành Thiện mặc dầu có tới hai tam quan: tam quan ngoại và tam quan nội, nhưng kiến trúc các tam quan này chỉ được thiết kế theo dạng thông thường còn các họa tiết chạm rồng chỉ nhìn thấy trên các thành phần kiến trúc gỗ, bộ đôi cánh cửa thì hoàn toàn để trơn, không có chạm khắc. Có thể nói, bộ cửa gỗ chạm rồng của chùa Keo Thái Bình đã ghi nhận một dấu tích nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng. Mỗi cánh cửa cao 2m, rộng 2,6m, dài 1,2m với bốn dìa cánh không chạm hoa văn, coi như làm khung cho cả bức chạm công phu. Trung tâm của bức chạm này là một đôi rồng, mà khi khép hai cánh cửa lại, thì chúng cùng chầu vào một mặt trời ở giữa. Hình tượng rồng với khuôn mặt dữ tợn, dáng dấp khỏe mạnh, uy nghiêm không được bố cục tách biệt mà lẩn dưới
- làn văn mây, quyện với các hình mây đao cách điệu từ râu và bờm rồng, khiến con vật linh thiêng như lúc ẩn lúc hiện trong những nhịp sóng mây chuyển động. Dưới chân đôi rồng lớn có đôi lân và những hạt ngọc tròn; đối xứng hai phía bên trên của bộ cửa còn có đôi rồng nhỏ hơn với thế cuộn mình khá phức tạp, được chạm tương đối biệt lập, như thể chúng được tạo ra để lấp vào chỗ trống. Nhưng nhìn kỹ, đôi rồng này đã khiến cho đôi rồng lớn cuộn thành một hình lá đề lớn chính giữa khuông cửa, phù hợp với tinh thần Phật giáo của ngôi chùa và đồng thời bức chạm như đã được mở ra những tầng không gian xa gần, cao thấp. Có lẽ do sự độc đáo duy nhất của bộ của này, nên trong lần trùng tu trong những năm đầu thế kỷ XX, bộ cửa chùa Keo Thái Bình đã được mang về bảo tàng Mỹ thuật để bảo quản, còn bộ cửa hiện tại đang dựng ở chùa là một bản sao gần đúng. Sự xuất hiện của hình tượng rồng ở bộ đôi cánh cửa tam quan không đơn thuần là để kiến tạo một vẻ đẹp trong kiến trúc mà chúng còn mang một ý nghĩa khác đó là chứng tỏ đặc ân của ngôi chùa thờ vị thánh có ơn với vua. Bởi lẽ chỉ có những di tích liên quan đến vua và hoàng tộc thì hình tượng rồng mới được đặt ở một vị trí quan trọng như vậy. Hơn nữa, mảng chạm rồng trên bộ cửa chùa Keo lại là mảng chạm lớn nhất trong số những di vật lịch sử còn để lại đến ngày nay. Nếu so sánh nó với các bộ cửa như chùa Phổ Minh, đền nhà Trần ở cửa cung Trùng Hoa, thì thấy về kích thước, qui mô và mức độ chạm khắc tinh xảo của bộ cửa Tam quan chùa Keo có thể được xem là một kiệt tác. Nó cũng đã có những sự kế thừa nhất
- định từ bộ cửa chùa Phổ Minh như là lối cuộn hai hình tượng con rồng trung tâm vào với dạng thức lá đề. Cho dù kế thừa, nhưng cái ý muốn của các nghệ nhân là tìm đến một sự hòa hợp cho toàn bộ bức chạm đã khiến hệ thống mây đao mác trở thành nét chính để tăng thêm cho tính chất siêu thực và uy quyền của các con vật linh được thể hiện ở đây. Xét riêng về hình tượng rồng, sự biến chuyển của các cấu trúc hình sin kiểu rồng thời Lý-Trần sang lối cấu trúc tự do hơn thời Lê Trung Hưng đã tạo nên cho biểu tượng này những dạng thức, ý nghĩa khác. Bờm và râu rồng cũng theo đó mà không còn giữ điệp khúc dạng hình sin với mục đích tạo nên sự chuyển động thoăn thoắt, mà thay vào đó là sự hóa mây, hóa đao mác, khiến con rồng thế kỷ XVII tĩnh tại hơn nhưng cũng đầy tính thị uy hơn được bộc lộ ra. Thêm vào, giai đoạn này sự phát triển của đình làng đã khiến cho biểu tượng rồng không còn có nghĩa thuần túy là tượng trưng cho vua nữa. Nó có thể tượng trưng cho một thế lực phong kiến nói chung. Trở lại với hình tượng rồng trên bộ cửa gỗ tam quan chùa Keo, ta cũng có thể làm sự so sánh đối chiếu với một dạng thức tam quan khác có cùng niên đại thế kỷ XVII, như tam quan đình So. Cũng là rồng chạm mảng lớn ở tam quan, nhưng rõ ràng đã có sự “kính nhi viễn chi” khi mảng chạm này chỉ được đặt ở khuông trên của đôi cánh cửa gỗ, mà không phải chính cánh cửa gỗ được chạm rồng. Điều này
- đã cho thấy ý nghĩa rất khác biệt, một đằng là biểu tượng rồng biểu tượng vua được thể hiện ra ngay chính diện, còn một đằng cũng có thể là biểu tượng rồng - vua - triều đình hoặc biểu tượng cho nguồn cội được đặt cao hẳn lên, như một sự tôn kính cần thiết tuân theo các thể thức, nguyên tắc Nho giáo của xã hội phong kiến xưa kia. Không chỉ vậy, biểu tượng rồng ở thế chính diện này còn khẳng định một vị thế khác của chùa Keo Thái Bình. Đó là khi ta đối sánh lịch sử của việc dựng tam quan của chính 2 chùa Keo Thái Bình và Keo Hành Thiện, thì có thể thấy ngay rằng nếu chỉ là ân sủng cho ngôi chùa thờ vị thánh có ơn với vua, để dẫn đến có được bộ đôi cánh cửa chạm rồng như đã nói ở trên, thì lẽ ra sẽ có hai tam quan có cửa chạm rồng. Nhưng đã có điều khác biệt duy nhất giữa 2 nơi này được ghi chép lại trên các bia dựng ở các chùa là: một nơi do chính vua Lê lẫn thân quyến chúa Trịnh bỏ tiền ra tu sửa 4, còn một bên là do quan dân công đức để làm 5. Cái vị thế khác nhau của những người trùng tu khác nhau, ắt sẽ dẫn đến những hình thức khác nhau. Do vậy bộ đôi cánh cửa chạm rồng này vốn chỉ dành cho ngôi chùa, di tích gắn liền với triều đình, hoàng tộc, những nơi đại danh lam, đã được xuất hiện ở chốn dân gian, và dành cho một ngôi chùa thờ một vị thánh có ơn với vua. Và cũng chỉ khi triều đình đứng ra trùng tu mới có uy quyền để mang những hình tượng như vậy đặt vào vị trí trang trọng của ngôi chùa, mà không phải là quan hay dân được tùy tiện quyết định. Ngoài ra nguồn dữ liệu lịch sử này còn giúp khẳng định thêm
- nguồn tài lực, trí lực dồi dào cho việc dựng hàng trăm gian của ngôi chùa bằng gỗ lim và một kết cấu vô cùng độc đáo của gác chuông chùa Keo. Cuối cùng, với tất cả những lý do này, nên không chỉ bộ đôi cánh cửa tam quan, mà một số chạm khắc trên các thành phần kiến trúc khác của chùa Keo, hình tượng rồng cũng được sử dụng khá đa dạng. Trên và dưới mảng cửa con tiện, của hậu cung thờ thánh Không Lộ, những mảng chạm khắc rồng cũng kiến tạo nên những vẻ đẹp của khu thờ. Trên hầu hết những con sơn, cột chống của các tòa: Giá Roi, Phục Quốc, Thiêu Hương, Thượng Điện, con rồng được thể hiện với những dáng dấp khác nhau: con bay lên, con chúi đầu xuống, có những con đang vờn mây hay cuốn tròn mình… Những con sơn nội lại được chạm hình con nghê và hoa lá cách điệu. Kỹ thuật chạm thường là chạm nông, nhấn vào các chi tiết. Các con sơn cột chống này mặc dầu vốn được dựng với mục đích gia cố sức chịu lực cho các đầu bẩy, nhưng nay đồng thời lại phục vụ cho mục đích làm đẹp kiến tạo nên vẻ sinh động, khác biệt cho những công trình kiến trúc ở khu thờ Thánh, so với khu thờ Phật chùa Keo. ở chi tiết này, thì người ta có thể thấy sự tương đồng trong việc trang trí giữa hai ngôi chùa Keo Thái Bình, và Keo Hành Thiện. Có thể nói kiến trúc tam quan chùa Keo Thái Bình là một trong những thức kiến trúc đặc sắc cho loại hình này vào thế kỷ XVII, và nó cũng là tiền đề cho sự phát triển vào cuối thế kỷ XVIII. Kiểu thức ba hàng cột này đã được giản lược thêm chỉ
- còn một hàng cột như kiến trúc đặc sắc của tam quan chùa Kim Liên sau này. Những tam quan như vậy đã tạo nên nét đẹp độc đáo cho nghệ thuật Việt. Chúng còn đồng thời ứng với triết học Phật giáo về tam quan là ba cửa giải thoát. Bước qua tam quan, vào với thế giới của đạo Phật, chúng sinh vô hình như được thoát khỏi phiền não, tiến nhập vào chốn thanh tịnh, an nhiên tự tại, để có thể hiểu thêm về ý nghĩa của chốn bỉ ngạn để đạt đạo quả Niết bàn. Trang Thanh Hiền 1. âm hương nhất chú khấn thiền chung ẩn ước Thần Quang yên vụ trung Pháp vũ hạnh tô liên nguyệt hạn Từ hàng hảo độ mãn giang phong… 2. Cách gọi này không chính xác, bởi công trình kiến trúc được gọi là Tam quan ngoại, thực chất không phải là một tam quan ngoại. Nếu xét theo đúng chức năng và kiểu dạng kiến trúc thì Tam quan ngoại đó mà phải gọi là Phương Đình. Bởi lẽ nó không phải là cổng vào của một ngôi chùa, mà chỉ là một nơi dừng chân trước khi vào khu chùa chùa chính. Thứ nữa lối kiến trúc ở đây là lối kiến trúc chỉ có các hàng cột mà không hề bít vách, cũng như không tạo cửa giữa hàng các cột cái thứ 2 của tòa nhà. Để vào chùa người ta còn phải đi vòng qua một cái hồ hình chữ nhật
- lớn, sau đó bước qua cửa của hạng mục công trình thứ 2 (quen gọi là Tam quan nội). Đây mới đích thực là lối kiến trúc tam quan với lối dựng vì kèo 3 hàng cột và 3 bộ cửa. Tuy nhiên để dễ phân biệt chúng tôi vẫn nêu ra tên gọi Tam quan nội để độc giả dễ hình dung. 3. Bia Thần Quang Tự, niên hiệu Đức Long 4 (1632), bản dập Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu No 13555 -56 4. Bia Thần Quang Tự, niên hiệu Đức Long 4 (1632), chùa Keo Thái Bình - bản dập Viện nghiên cứu Hán Nôm, No13555 -56 5. Thần Quang Tự Đại Pháp sư bi, niên hiệu Cảnh Trị 9 (1671), chùa Keo Hành Thiện – bản dập Viện Nghiên cứu Hán Nôm No 2317-18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn