Tâm sinh lý tuổi trung niên
lượt xem 48
download
Tài liệu "Tâm sinh lý tuổi trung niên" cung cấp cho các bạn những đặc điểm tâm sinh lý tuổi trung niên, khủng hoảng tuổi trung niên, bệnh tật, rối loạn cơ quan,... Với các bạn chuyên ngành Tâm lý thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tâm sinh lý tuổi trung niên
- TÂM SINH LÝ TUỔI TRUNG NIÊN Phần A: Sinh lí Không còn là tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, không còn thời trẻ trâu ngây ngô khờ dại, cũng chẳng còn những buổi lêu lỏng cùng đám bạn chí cốt hay những lúc giận dỗi nửa kia chạy về méc mẹ… thay vào đó là một con người chín chắn hơn, trưởng thành hơn cả về sinh lý lẫn tâm lý, một người với gia đình yên ổn, con cháu đầy đàn, sự nghiệp thăng tiến. Ở tuổi 40 đến 60 không phải gọi là quá già để mà yên bề tận hưởng khoảng thời gian cuối đời nhưng cũng không phải là quá trẻ suốt ngày lao đầu vào công việc, xô bồ với cuộc sống mà quên đi giá trị của bản thân, quên đi chính mình cũng đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ cả về thể chất và tinh thần làm ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Do đó, chính họ cần phải biết mình sắp phải đối mặt với những chuyện gì, phải làm những gì để giải quyết và cân bằng lại cuộc sống. I.LÃO HÓA Trước tiên là những thay đổi về mặt cơ thể, nhất là phải đối mặt với quá trình lão hóa. Lão hóa là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian, không ngăn chặn được nhưng có thể làm chậm lại. Cơ thể chúng ta đạt đỉnh cao về thể chất và chức năng các cơ quan ở tuổi 35, sau đó suy giảm dần. Những thay đổi về cấu tạo của cơ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi hình dạng bên ngoài. 1./ Não: bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già. 2./ Ruột: bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm . 3./ Bọng đái (Bàng quang ):bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Khả năng chứa nước tiểu của bàng quang bây giờ chỉ bằng một nửa so với lúc 40 tuổi. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả
- năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu. 4./ Ngực: bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì ngực mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cở của bộ ngực bị suy giảm. Và đến khi 40 tuổi, nhũ hoa của chị em sẽ bị teo lại và ngực cũng bắt đầu chảy sệ. 5./ Phổi: lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng . 6./ Giọng nói: bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ. 7./ Mắt: lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn. 8./ Tim: lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim. 9./ Gan: lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi. 10./ Thận: lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên. 11./ Tuyến tiền liệt: lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. 12./ Xương: lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
- 13./ Răng: suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần. 14./ Bắp thịt: lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương. 15./ Nghe [thính giác]: giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60. 16./ Da: suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
- 17./ Vị giác và khứu giác: giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa. 18./ Sinh sản: Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống. 19./ Tóc: lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi. 20./Phổi: Dung tích của phổi bắt đầu giảm từ tuổi 20. Vì từ tuổi này, sụn sườn sẽ bị vôi hóa, lồng ngực bắt đầu biến dạng, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang, khớp cứng dần ảnh hưởng tới việc thở. Ðến tuổi 40, nhiều người bắt đầu cảm thấy khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
- Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa: Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình. Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người. Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng. Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến… Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.
- 10 bài học đó là: - Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn Hiện tượng lão hóa ở mỗi người một khác nhau. Ngay trong một cơ thể, sự thay đổi ở cơ quan này không giúp tiên đoán được sự lão hóa của cơ quan khác; ví dụ một người có thể bị đục thủy tinh thể nhưng tim vẫn hoạt động hoàn hảo. Hơn nữa, người này có thể già chậm so với người ít tuổi hơn; một người 50 tuổi sống lành mạnh, có thể có thể chất của một người 40 tuổi, trong khi một người khác cùng tuổi nhưng hút thuốc, uống nhiều rượu bia và có lối sống tĩnh lại có thể có chức năng các cơ quan của người già hơn vài chục tuổi. II.RỐI LOẠN CƠ QUAN Theo đó, những hoạt động của các cơ quan bị giảm thiểu chức năng thậm chí là bị rối loạn: 1. Tế bào: Hoạt động của tế bào giảm dần theo thời gian. Điều này tác động đến các hệ thống, cơ quan bộ phận của cơ thể đưa đến sự suy giảm về thể chất. Mức độ của sự thay đổi này do nhiều yếu tố tác động bao gồm lối sống như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, dinh dưỡng kém, hocmon, thể lực và di truyền… Tuy nhiên chỉ khoảng 10-15 % trường hợp nhịp độ lão hóa chịu tác động do di truyền. 2. Hệ tim mạch: Mạch máu trở nên xơ cứng nên dễ bị bệnh tăng huyết áp; cơ tim, van tim cũng xơ cứng hơn do đó công suất tống máu của tim giảm đi, hậu quả là người già mau mệt khi vận động thể lực. Các cơ quan điều chỉnh huyết áp khi thay đổi tư thế trở nên kém nhạy cảm nên dễ bị hạ huyết áp và chóng mặt khi thay đổi tư thế. Vì vậy buổi sáng khi thức dậy nếu thấy
- váng đầu thì nên thay đổi tư thế từ từ và ngồi nghỉ vài phút trước khi đứng dậy. 3. Hệ hô hấp: Phổi mất tính đàn hồi, các cơ hô hấp không còn mạnh và sức chịu đựng cũng giảm, điều này có ảnh hưởng đến khả năng của phổi trong việc trao đổi khí oxy, ho khạc và hít thở sâu. Số lượng nhung mao ở phế quản giảm nên chức năng làm sạch phổi kém. Người già dễ mệt khi vận động thể lực và dễ bị nhiễm trùng hô hấp. Họ cũng không thể kiểm soát và điều chỉnh nhịp thở có hiệu quả, kém nhạy bén với tình trạng thiếu oxy và mất khả năng nhận biết sự co thắt của cuống phổi nên dễ có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh cấp tính ở phổi nếu không điều trị sớm. 4. Hệ tiêu hóa: Cơ thể người già sản xuất ít men lactase là enzyme cần cho việc tiêu hóa sữa nên không dung nạp được những thức ăn làm từ sữa vì vậy thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy khi ăn loại thực phẩm này. Nước bọt và các men tiêu hóa không được tiết ra đầy đủ như trước nên khó tiêu hóa, sự hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Thức ăn đi qua khỏi dạ dày chậm và dạ dày cũng không thể chứa nhiều thức ăn vì không co dãn tốt như trước; đại tràng thải phân chậm và dễ bị bón. Gan nhỏ lại vì số lượng tế bào giảm đi, lượng máu đến gan cũng giảm; các enzyme của gan có vai trò giúp cơ thể chế biến và xử lý thuốc và các chất khác họat động kém hiệu quả hơn. Gan không còn làm tốt vai trò thải thuốc và các chất khác ra khỏi cơ thể, do đó thuốc sẽ kéo dài tác dụng hơn. 5. Hệ tiết niệu sinh dục: Hai thận cũng nhỏ lại do số lượng tế bào giảm. Lượng máu đến thận giảm, sau tuổi 30 chức năng lọc máu và tái hấp thụ ở thận giảm và khả năng thải chất cặn bã trong máu cũng giảm. Một số thay đổi của đường tiểu làm cho sự kiểm soát việc tiểu tiện khó khăn hơn: - Khả năng chứa lượng nước tiểu tối đa của bàng quang giảm. - Cơ bàng quang yếu nên không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, do đó sau khi đi tiểu vẫn còn sót ít nước tiểu.
- - Các cơ vòng của đường tiểu có chức năng kiểm soát việc tống nước tiểu ra ngoài không thể co thắt chặt làm rỉ giọt nước tiểu, do đó người già khó nín tiểu. Đàn ông có xu hướng bị phì đại tiền liệt tuyến, khi lớn đến một mức nào đó có thể gây chèn ép làm tiểu khó. Ở phụ nữ, sự ảnh hưởng của tuổi già lên nồng độ các hocmon sinh dục rõ rệt hơn đàn ông. Đến tuổi mãn kinh nồng độ kích thích tố giảm, kinh kỳ ngưng vĩnh viễn và không còn thụ thai được. Buồng trứng và tử cung teo lại, âm đạo trở nên mỏng, khô và kém đàn hồi, dẫn đến viêm teo âm đạo. Tuyến vú bớt săn chắc và có nhiều xơ nên xệ xuống, do đó việc phát hiện khối u ở vú khó hơn. Ở đàn ông sự thay đổi nồng độ hocmon không xảy ra đột ngột, testosterone trong máu giảm kéo theo số lượng tinh trùng giảm và hứng thú tình dục cũng giảm, nhưng giảm từ từ. Rối loạn cương là vấn đề thường gặp của người cao tuổi. 6. Hệ nội tiết và chuyển hóa: Nồng độ và hoạt động của một số kích thích tố do các tuyến nội tiết sản xuất bị giảm: - Kích thích tố tăng trưởng giảm dẫn đến giảm khối lượng cơ. - Insulin hoạt động kém hiệu quả và được tiết ra ít đi nên người già dễ bị đái tháo đường typ 2. - Mức độ chuyển hóa của cơ thể giảm mỗi năm 1% kể từ sau tuổi trưởng thành. Kết quả là nhu cầu năng lượng giảm, vì vậy mặc dù lượng thức ăn không thay đổi nhưng người cao tuổi vẫn bị tăng cân. Sự hấp thụ và chuyển hóa thuốc cũng giảm nên dễ bị nhiễm độc và ngộ độc thuốc. 7. Hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh có thể mất đi một số thụ thể đảm nhận việc tiếp nhận tín hiệu, lưu lượng máu lên não giảm vì vậy não người già có thể hoạt động kém hơn. Họ phản ứng và thực hiện một công việc có phần nào chậm, nhưng làm chính xác. Một số chức năng về trí tuệ có giảm đi sau tuổi 70 như nhớ các từ, chuyện mới xảy ra, hoặc khả năng học điều mới. Ở người cao tuổi, các tín hiệu từ dây thần kinh truyền đến cơ lâu hơn nên cơ phản ứng chậm đi. Họ cũng nhận ra cảm giác đau chậm và phản ứng cũng chậm hơn.
- - Các giác quan: Các giác quan mất đi tính nhạy bén. Xúc giác giảm, khả năng nghe các âm thanh tần số cao cũng giảm. Sau tuổi 50, khứu giác và vị giác giảm dần. Hai giác quan này rất cần để thưởng thức hương vị thức ăn. Các gai vị giác về vị ngọt và mặn giảm về số lượng và độ nhạy. Khả năng ngửi giảm nhẹ vì lớp niêm mạc mũi mỏng hơn và khô đi. Cũng vì sự thay đổi này mà người già thấy thức ăn có vẻ đắng hơn và mùi nhạt nhẽo vô vị. Nước bọt tiết ra ít làm miệng khô. Nướu răng teo lại, hậu quả là phần chân răng dễ bám thức ăn và vi khuẩn, lớp men răng mòn đi nên dễ bị sâu răng và rụng răng. Thủy tinh thể trở nên chai cứng, giảm khả năng điều tiết nên không thể nhìn gần, vì vậy người già cần mang kiếng để đọc sách. Đồng tử đục và nhỏ lại nên khó thích nghi với ánh sáng mờ, người từ 60 tuổi cần độ sáng gấp 3 lần so với người trẻ mới nhìn rõ. Khả năng nhận biết màu sắc kém hơn do thủy tinh thể hơi ngã sang màu vàng, nên khi nhìn màu xanh trở thành xám vì vậy sẽ khó khăn khi đọc chữ đen trên nền xanh. Mắt người già khô vì ít tiết dịch . Nói chuyện với người già nên nói lớn và chậm. Tăng ánh sáng để nhìn rõ hơn. Không thêm muối mà nên thêm màu sắc và gia vị để thức ăn thêm phần hấp dẫn. Vì khó phân biệt màu sắc người già thấy đồ vật trở nên ảm đạm, hãy đổi qua những màu sáng hơn như màu cam, đỏ cho những vật dụng trong nhà, áo quần… - Giấc ngủ: Người già khó ngủ và phải mất thời gian lâu mới đi vào giấc ngủ. Họ ngủ không sâu, không ngon giấc, không đầy giấc và thường thức giấc nhiều lần. Sở dĩ có những rối loạn này là do nhiều yếu tố tác động: + Giảm tiết melatonin là kích thích tố kiểm soát chu kỳ ngủ làm cho người cao tuổi thường buồn ngủ sớm và thức giấc lúc sáng sớm. Giảm tiết kích thích tố tăng trưởng là kích thích tố làm cho ngủ sâu. + Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như viêm xương khớp làm đau nhức, bệnh tim gây khó thở, loạn nhịp. Một số loại thuốc trị bệnh có thể làm mất ngủ như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, steroids, thuốc sỗ mũi, thuốc làm giãn phế quản. thói quen như hút thuốc, uống rượu, cafe, ít vận động… cũng làm khó ngủ. 8. Hệ cơ, xương khớp: Có sự giảm dần sức căng cơ, tính mềm dẽo và sức mạnh của cơ. Một số nơi trên cơ thể cơ được thay thế bằng mô mỡ và
- trở nên mềm nhão. Sau tuổi 30 khối lượng cơ bắt đầu giảm, đến năm 70 chỉ còn bằng một nửa so với lúc còn trẻ. Hậu quả là người già giảm sức mạnh và độ bền khi làm một công việc nặng nhọc. Ở người già, khi không họat động, khối lượng và sức mạnh của cơ giảm đi nhanh chóng so với người trẻ. Mỗi ngày nằm liệt giường phải mất 2 tuần tập luyện mới lấy lại được khối lượng cơ đã mất. Theo thời gian hệ xương từ từ giảm calci, mật độ xương cũng giảm dần. Xương người già trở nên xốp và dễ gãy. Ở phụ nữ hiện tượng này nổi bật hơn: sự giảm mật độ xương diễn ra nhanh hơn sau tuổi mãn kinh do sự tiết estrogen giảm. Luợng calci giảm do cơ thể ít hấp thụ được calci từ thức ăn. Mật độ xương đốt sống giảm, đĩa đệm giữa các đốt sống cũng ít dịch hơn và mỏng hơn làm cho cột sống ngắn lại, nên khi già người ta thấp hơn và dáng khòm. Lớp sụn nằm giữa các khớp mỏng đi, các mặt khớp không còn cử động lên nhau tốt như trước nên dễ bị tổn thương. Sự tổn hại của khớp do vận động qua thời gian dài và chấn thương tái diễn nhiều lần dẫn đến viêm xương khớp, đây là bệnh thường gặp nhất ở người già. Các dây chằng dùng nối các khớp với nhau hay các dây gân để nối cơ vào xương trở nên kém mềm dẽo và linh hoạt. Các dây chằng dễ bị rách và khi rách thì chậm lành. Để thích ứng với sự giảm sức mạnh và độ bền, người cao tuổi không nên cố gắng tự mình làm việc nặng và phải chấp nhận mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất. 9. Da, tóc: Tóc bạc là biểu hiện rõ ràng nhất của quá trình lão hóa. Hầu hết ai cũng có tóc bạc từ sau tuổi 40, hiện tượng này có chịu ảnh hưởng của yếu tố gia đình, chủng tộc. Đi kèm với bạc tóc là hói đầu, hiện tượng này cũng có xu hướng di truyền. Ngòai ra tóc cũng trở nên mảnh hơn khi tuổi cao. Ở người già các lớp da mất khả năng giữ nước và khô hơn, cơ thể sản xuất ít sợi collagen có tác dụng làm da săn chắc và elastin làm da mềm dẽo nên da trở nên nhăn và dễ bị trầy xước, bầm tím. Lớp mỡ dưới da mỏng đi, lớp này như gối đệm có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ da. Lớp mỡ này còn giúp bảo tồn thân nhiệt, khi lớp này mỏng đi sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và khả năng thích nghi với lạnh cũng giảm. Số lượng mút tận cùng thần kinh ở da giảm nên người già kém nhạy cảm với cảm giác đau, nhiệt độ, sự đè ép do đó dễ bị thương tích. Số lượng tuyến mồ hôi, mạch máu giảm, lượng máu đến lớp sâu dưới da giảm đưa đến hậu quả cơ thể giảm khả năng thải nhiệt cơ thể qua đường mạch máu dẫn đến bề mặt của cơ thể. Nhiệt thoát ra ngoài
- ít hơn nên cơ thể không tự làm mát được, do đó dễ bị say nóng. Số lượng tế bào sắc tố giảm, hậu quả là da ít được bảo vệ chống lại bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời. Nhiều đốm nâu xuất hiện ở phần da phơi ra ánh sáng do da giảm đi khả năng loại bỏ chất cặn bã. Người ít phơi nắng thường trông trẻ hơn so với tuổi. Ở người cao tuổi da giảm khả năng hình thành vitamin D , vì vậy dễ có nguy cơ bị thiếu loại sinh tố này. 10. Hệ tạo máu: Tủy xương là nơi sản xuất tế bào máu giảm hoạt động khi lão hóa, có nghĩa là số lượng tế bào máu của người già được sản xuất ít đi. Tuy nhiên tủy xương vẫn cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể suốt đời. Chỉ khi yêu cầu của cơ thể về tế bào máu gia tăng ví dụ thiếu máu, nhiễm trùng hay xuất huyết… lúc bấy giờ tủy xương không thể đáp ứng đầy đủ được. 11. Hệ miễn dịch: Số lượng tế bào miễn dịch lympho T không giảm, nhưng hoạt động của chúng kém hiệu quả. Do đó người già thường gặp những vấn đề sau: - Mất khả năng chống lại nhiễm khuẩn nên có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Viêm phổi, cúm, nấm… là những bệnh thường mắc phải. - Việc tiêm ngừa kém hiệu quả và thời gian tác dụng không kéo dài như mong muốn. - Mất khả năng nhận biết và điều chỉnh những biến đổi của tế bào nên dễ bị ung thư. - Khi lão hóa, cơ thể không còn khả năng phân biệt tế bào lạ với tế bào của cơ thể nên quay sang tấn công những mô và cơ quan của chính cơ thể mình gây ra bệnh tự miễn nhiễm. - Giảm phản ứng viêm, triệu chứng dị ứng và chậm lành vết thương. Phản ứng viêm, dị ứng đều là những đáp ứng của hệ miễn dịch nên cũng giảm đi khi lão hóa. Hiện tượng chậm lành vết thương ngoài nguyên nhân do suy giảm hệ miễn dịch còn do những bệnh khác thường gặp ở người già như đái tháo đường, xơ cứng động mạch làm máu lưu thông kém, dùng các loại thuốc kháng viêm ví dụ để điều trị viêm khớp… III. BỆNH TẬT
- Kéo theo rất nhiều bệnh tật xuất hiện đe dọa cuộc sống: 1. Cao huyết áp Một ngày nào đó, nếu đột nhiên bạn cảm thấy nhức đầu dai dẳng trong nhiều giờ, chạy bộ xa nhanh mệt thì đó là lúc bạn cần lưu ý đến chỉ số huyết áp của mình. Qua hàng chục năm làm việc, mạch máu của bạn bắt đầu cứng lại. Nếu máu lưu thông khó khăn hơn, áp lực tăng thì rất có thể bạn bắt đầu bị cao huyết áp. Về đo huyết áp, bạn cần đo lúc nghỉ (ít ra là 5 phút), ngày 3 lượt: sáng, trưa, chiều, mỗi lượt đo 3 lần. Nếu chỉ số huyết áp trung bình của bạn trên 140/90 nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Đây là bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi, nhất là khi bạn đã quá tuổi 50-60. Nó gây ra các biến chứng đột ngột, đe dọa tử vong như nhũn não, xuất huyết não. Do vậy, khi huyết áp bắt đầu cao, bạn nên đi khám, cân lại trọng lượng xem mình có béo phì không. Muốn tránh huyết áp cao, bạn nên ăn bớt mặn, bớt chất béo và năng tập thể dục hằng ngày. Thử đi xe đạp mỗi ngày độ vài km, bỏ hẳn xe máy, có thể huyết áp sẽ trở lại bình thường mà không cần đến viên thuốc nào cả. Các môn đi bộ, chạy bộ không giảm được huyết áp nhiều, còn môn cầu lông, tennis chỉ càng làm huyết áp tăng thêm. 2. Bệnh gút Nếu bạn có thể trạng hơi béo, thích uống bia, cần nghĩ đến bệnh gút khi thấy đau khớp (nhất là các khớp hạ chi) hoặc khi khớp gốc ngón chân cái sưng, đỏ, đau lúc về sáng. Bạn nên thử máu và có thể sẽ thấy lượng axit uric máu trên 7 mg%. 3. Xơ gan Nhiều bạn có quan niệm sai lầm rằng chỉ rượu mới có hại, còn bia rất bổ và tốt cho sức khoẻ. Thực ra, 3 ly bia cũng có tác hại bằng 1 ly rượu. Nếu uống quá nhiều rượu bia, gan bạn sẽ bị hóa mỡ. Ở giai đoạn đầu, bệnh còn dễ chữa nếu bạn kiêng hẳn bia rượu. Nếu vẫn tiếp tục uống, bạn sẽ bị xơ gan, vô phương cứu chữa. 4. Tiểu đường Vào tuổi này, bệnh tiểu đường hay xuất hiện ở người béo phì. Nhiều bạn cứ tưởng rằng ăn nhiều đường, chất ngọt thì sẽ mắc bệnh. Thực ra, cơ thể chúng ta có một cơ chế điều hòa thật hữu hiệu. Nếu bạn ăn đường nhiều, phần dư sẽ được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, khiến lượng đường trong máu lúc nào cũng là 1 g/l. Khi bạn ăn ít đi, cơ thể sẽ lấy glycogen dự trữ ở gan ra dùng lại dưới dạng glucose.
- Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ chế trên bị rối loạn. Bạn phải uống thuốc hạ đường huyết hằng ngày suốt đời nếu không muốn bị các biến chứng tai hại về thần kinh, mắt, thận... rất khó chữa. 5. Các bệnh do thuốc lá Bạn nghiện thuốc lá? Nên bỏ sớm nếu muốn sống lâu. Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, khí thũng phổi, tâm phế mãn, tắc các mạch máu đầu chi... Trong bệnh nhồi máu cơ tim, một phần mạch vành chở máu nuôi cơ tim bị bít tắc, gây hoại tử cơ tim. Khi tim co bóp, phần cơ hoại tử sẽ bị lủng, gây vỡ tim. Máu lan tràn rất nhanh vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong đột ngột. 6. Các bệnh do làm việc nặng Đừng bao giờ làm quá sức mình. Nếu không, đến một ngày nào đó, sau khi khiêng nặng, bạn sẽ bị cụp xương sống và đứng lên không được. Chứng đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh tọa cũng có thể xảy ra sau khi quá gắng sức. Cơn đau này đặc biệt khởi đầu từ một bên hông, lan qua mông xuống một bên chân, bàn chân. 7. Mất ngủ Càng nhiều tuổi, bạn càng thấy giấc ngủ mình ngắn dần, hay thức dậy sớm (3-4 giờ sáng). Điều đó báo hiệu bạn đã bị chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Nên tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ, không ăn trái cây lúc chiều tối, ngủ nơi yên tĩnh, tránh đọc sách hay xem phim căng thẳng, bạn sẽ ngủ tốt hơn. 8. Đục thủy tinh thể Nếu bạn cảm thấy mắt mờ dần, không còn nhìn xa hay gần được nữa thì có thể bạn đã bị cườm (đục thủy tinh thể), phải đến khám bác sĩ. Khi cườm đã chín hay già, bác sĩ sẽ mổ lấy thủy tinh thể đục ra và đặt vào một thủy tinh thể nhân tạo, giúp bạn trông rõ trở lại. 9. Thoái hoá khớp Sau bao năm hoạt động, khi đến tuổi này, các khớp xương của bạn bắt đầu bị lão hóa. Nếu cảm thấy đau lưng, mỏi gối, có thể bạn đã bị thoái hóa khớp. Việc uống thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm đau phần nào nhưng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi không sao khỏi hẳn được. 10. U xơ tiền liệt tuyến Nếu tình cờ bạn cảm thấy tiểu khó, sức rặn yếu đi, hãy đi siêu âm hoặc khám ở bác sĩ ngoại khoa để phát hiện sớm bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ chèn ép ống thoát tiểu, bạn sẽ đi tiểu thoải mái ngay.
- Bạn cũng có thể vô tình thấy một khối u mềm ở bìu hay bẹn, đó là do cơ thành bụng đã yếu, gây bệnh sa ruột hay thoát vị. Không có gì phải lo ngại; hãy đến khám bác sĩ ngoại khoa. Bác sĩ sẽ mổ kéo ruột lên và may thành bụng chắc lại. 11. Ung thư dạ dày Cũng vào tuổi này, khi bạn thấy ăn uống không còn ngon, đôi lúc muốn nôn, ngày càng thiếu máu, da nhợt nhạt, cần nghĩ ngay đến một bệnh ác tính là ung thư dạ dày. Phải chụp hình kiểm tra dạ dày để phát hiện bệnh thật sớm. Đừng để quá trễ; đến khi sờ thấy một khối u cứng ở bụng thì bác sĩ đã không thể giúp gì cho bạn được. 12. Khả năng tình dục suy giảm Nếu thấy quan hệ tình dục không còn thoải mái, bạn không nên mặc cảm rồi tự mua Viagra dùng. Do Viagra là thuốc giãn mạch nên cần hết sức cẩn thận với người có tiền sử cao huyết áp, tim mạch. Nếu dùng không đúng, nó có thể gây tử vong đột ngột. Để có thể duy trì được sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần, giữ được tính năng động và độc lập trong cuộc sống cần nỗ lực rất lớn thực hiện những yêu cầu sau: 1. Kiểm tra sức khỏe 2. Dinh dưỡng tốt 3. Rèn luyện thể chất và tinh thần 4. Chú ý đến các biện pháp an toàn: đề phòng té ngã, lắp thiết bị báo cháy 5. Thái độ sống tích cực lạc quan: duy trì mối liên hệ tốt với người xung quanh, gia đình, bạn bè. IV.HỒI XUÂN Đặc biệt, trong giai đoạn này con người sẽ trải qua giai đoạn hồi xuân. Hồi xuân là một dấu ấn đặc biệt mang đậm tính văn hóa của cá nhân, là điểm sáng của quá trình phát triển ở mỗi người, là một hiện tượng phổ biến của cơ thể trước khi quá trình lão hóa “rầm rộ” xảy ra. Hồi xuân không có nghĩa là trở lại thời tuổi trẻ, đó chỉ là một giai đoạn "bùng cháy", là bồi hồi, xao xuyến khi sắp phải bỏ lại sau lưng những cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh, là món quà tặng của tạo hóa trước khi "lực bất tòng tâm". Nam giới và nữ giới sẽ trải qua giai đoạn hồi xuân với những thay dổi khác nhau. Ở phụ nữ:
- Khi bước vào kỳ hồi xuân người phụ nữ thấy tinh thần phấn khởi, năng nổ, hoạt bát hẳn lên, sức khỏe tốt hơn, ham muốn tình dục cũng tăng cao. Sự thay đổi nội tiết sinh dục chính là nguyên nhân của hiện tượng hồi xuân. Đây là món quà của tạo hóa ban cho người phụ nữ. Về mặt sinh học, thời gian hồi xuân của mỗi người phụ nữ khác nhau. Có những người thì hồi xuân trôi qua êm đềm như một cơn gió thoảng nhè nhẹ, nhưng có những người hồi xuân như là một bản tình ca mùa xuân, dạt dào cháy bỏng. Các nhà nội tiết cho rằng phụ nữ bước vào tuổi 45 trở đi, buồng trứng bắt đầu “lên lão”, cho nên sự bài tiết hormone hướng sinh dục ngày một giảm đi, do đó cơ thể phát ra những xung động theo cơ chế điều khiển ngược lên cấp trên. Thế là tổng chỉ huy nội tiết ở trên não bộ phát lệnh cho thùy trước tuyến yên làm tăng nội tiết tố hướng sinh dục FSH (Folicle stimulating hoóc-môn) sẽ kích thích xuống buồng trứng khiến lớp áo trong của nang trứng tăng tiết estrogen. Chính vì thế, cơ thể có sự trở lại của estrogen. Cái tuổi hồi xuân bắt đầu xuất hiện đến từ đây. Mặt khác, khi buồng trứng yếu thì tuyến thượng thận tăng tiết testosterone. Chính testosterone làm rối loạn kinh nguyệt nhưng lại làm tăng ham muốn. Vì thế, có người dịu dàng, có người nóng nảy tùy thuộc vào sự biến động nội tiết. Nội tiết tăng, kéo theo sự thay đổi tâm lý. Họ thích được chiều chuộng, âu yếm, tặng quà hay vài lời khen. Thích chải chuốt hơn, thích được mọi người quan tâm và “tìm lại mùa xuân” bằng cách ăn mặc đỏm dáng như mấy cô còn trẻ. Sức sống của họ mãnh liệt. Đồng hành sự thay đổi tâm lý ấy là sự ham muốn tình dục tăng lên. Ở cái tuổi mà ý thức về việc hưởng thụ về lạc thú ái tình đã chín muồi, ở cái tuổi mà sự cảm nhận người hôn phối đã trở nên rõ ràng, cả vợ lẫn chồng cần phải nhận ra rằng người hôn phối của mình như thế nào gọi là “thích” trong các hoạt động tình dục. Thời gian đó được mệnh danh là sống cho nhau và vì nhau, không còn vị kỷ hấp tấp như thuở còn son trẻ. Cái tuổi hồi xuân chỉ tồn tại không được là bao chỉ xảy ra trong vòng 1 – 2 năm mà thôi. Ở đàn ông: Độ tuổi hồi xuân ở đàn ông trước đây thường là 47 - 52 tuổi. Bây giờ, tuổi này kéo dài tới tận 52 - 56 tuổi. Đàn ông hồi xuân không như phụ nữ, dù cũng có những dấu hiệu nhất định. Mức độ hồi xuân ở mỗi người mỗi khác. Có người mạnh mẽ, có người âm ỉ... Khi hồi xuân, người đàn ông có khuynh hướng trẻ lại cả về tư duy, tình cảm lẫn hành vi, thậm chí cả các nhu cầu. Tuy nhiên, các dấu
- hiệu của sự hồi xuân ở nam giới mang tính tiềm tàng, lắng đọng. Nó không ồn ào, cuồng nhiệt, nông nổi, non nớt như lúc dậy thì, nhưng lại bộc lộ một cách mạnh mẽ mà thanh lịch, sâu sắc mà tha thiết. Hồi xuân là một dấu ấn đặc biệt mang đậm tính văn hóa của cá nhân, là điểm sáng của quá trình phát triển ở mỗi người. Nam giới hồi xuân thường rất tự tin và lạc quan. Chính hai yếu tố trên khiến họ yêu đời hơn. Trong công việc, họ nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tốt lên, trong đó có cả sự lạc quan kèm chút phấn khích. Họ thường dễ tha thứ cho lỗi lầm của đồng nghiệp, cấp dưới, dễ chia sẻ cảm xúc với người thân quen, muốn chứng minh lòng hào hiệp, mong được thông cảm và đồng hành với những người xung quanh... Do vậy ở tuổi này, người đàn ông trở nên đáng yêu và đáng kính hơn. Trạng thái cảm xúc của quý ông hồi xuân còn là sự đan xen giữa thực tại, tương lai và quá khứ. Đôi khi quý ông tỏ ra tiếc nuối điều gì đó chưa như ý hay một hình ảnh, trạng thái hoặc cảm xúc đã qua và có lúc mong ước, dù là ảo tưởng, sống lại thời sung mãn. Có lúc lại muốn được hâm nóng cảm xúc một lần nữa, thích sống với cảm giác được mong chờ, hẹn hò, hồi hộp như đang yêu. Với một quý ông đương hồi xuân, khả năng quan hệ tình dục như một dấu hiệu của sự trẻ trung, cường tráng và là một bằng chứng vẫn đang... mạnh. Đặc biệt, nhiều người tỏ ra thích thú và mãn nguyện khi nhận ra họ vẫn phong độ trong tình dục. Tuy nhiên, về chuyện ấy, không phải ai ở tuổi này cũng bỗng dưng mạnh mẽ lạ thường. Do vậy, nhiều người đã kỳ vọng nhưng không được như ý nên tỏ ra lo lắng, thậm chí xuất hiện tâm trạng căng thẳng, hoang mang và sau đó lại quay ra nghĩ quẩn là mình đã già. Trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến "phong độ" của quý ông trong thời gian này. Chỉ có sự tự tin mới giúp họ cảm thấy mình luôn mạnh mẽ và ở "phong độ" ổn định. V. MÃN KINH Nhưng sau thời kỳ “trẻ hóa” đó, sau những tháng ngày phong độ trở lại đó, rồi sẻ phải đối mặt vớii tình trạng tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ với tắt dục ở đàn ông. Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi kinh nguyệt của phụ nữ dứt hẳn, nó có thể sớm và kéo dài từ 4-5 năm trước khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 48-52, diễn ra sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố: khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội,.. Những chị em có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tốt thì giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra muộn hơn và ngược lại. một số triệu chứng hay gặp phải trong giai đoạn này: chức năng tình dục suy giảm, kinh nguyệt không đều, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp, vấn đề về âm đạo và bàng
- quang, thay đổi tâm lý do sự thiếu hụt của tiết tố nữ gây ra cho phụ nữ những cơn bốc hỏa, nóng ran, toát mồ hôi, hay cáu gắt, hồi hộp, lo âu, thậm chí có trường hợp thay đổi cả tính tình. Mãn kinh được định nghĩa là thời gian chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, tức là lần cuối cùng ra huyết âm đạo do các hormone buồng trứng gây ra, và tuồi trung bình của mãn kinh là 51 tuổi. Trước thời điểm này 5 năm, kinh nguyệt thường không đều, nên mãn kinh chỉ hồi cứu, sau 12 tháng “vô kinh” hoàn toàn không thấy kinh. Mãn kinh cũng có thể gọi là “tắt dục”. Trong thời kỳ chu mãn kinh kéo dài đến vài năm sau mãn kinh, tất cả thời kỳ sau mãn kinh gọi là hậu mãn kinh. Măc dù tuổi mãn kinh nói trên là phổ biến, nhưng có sự biến thiên đáng kể. Mãn kinh có xu hướng xảy ra ở tuổi cao hơn ở các nước phương Tây, có lẽ là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống và lối sống. Ngay trong một nước cũng có yếu tố di truyền mạnh quyết định tuổi mãn kinh; Điều này được chứng minh khi nghiên cứu gia đình và so sánh số liệu của các cặp sinh đôi. Ngoài ra nên chú ý rằng một số phụ nữ mãn kinh sớm, tức là xảy ra ở một tuổi khá trẻ. Điều này có thể xảy ra một cách tự nhiên, vì lý do di truyền hoặc không rõ nguyên nhân, hoặc là hậu quả của cắt bỏ buồng trứng. Một số thủ thuật cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ buồng trứng hai bên có thể được thưc hiện có cân nhắc vì những lý do lâm sàng như cắt bỏ khối u buồng trứng. Trong mọi trường hợp tình trạng hormone cũng giống như phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở bất kỳ tuổi nào. Các triệu chứng của mãn kinh Không phải vì mãn kinh là một hiện tượng tự nhiên nên không có triệu chứng, và có nhiều phụ nữ có nhiều triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu khi cơ thể họ điều chỉnh thích nghi với nồng độ hormone mới – Các triệu chứng thường gặp nhất là cơn bốc hoả, và đổ mồ hôi không phải lúc, mà có trên 4% số phụ nữ mãn kinh mắc phải và gây phiền hà cho đa số
- phụ nữ. Họ có thể cảm thấy nóng quanh ngực, đầu và cổ các triệu chứng này đi kèm với tăng nhiệt độ dưới da tại chỗ có thể đo được (và đôi khi thấy đuợc) kéo dài 20-40 phút – Nhịp tim có thể tăng lên 20 lần/ phút. Những triệu chứng vận mạch này có thể khởi phát ở những phụ nữ còn kinh nguyệt đều đặn và có thế kéo dài 5- 10 năm sau mãn kinh (thường là 2-3 năm). Xuất độ của cơn bốc hoả thay đổi khá nhiều, từ 1 lần mỗi vài ngày đến 100 lần mỗi tuần ở một số trường hợp nặng. Các cơn bốc hoả có thể do stress, uống rượu hoặc nóng bức gây ra, nhưng đa số khó tìm đuợc nguyên nhân cụ thể. – Rối loạn tính khí cũng thường gặp, tuy khó lượng hóa hơn điển hình là lo lắng, ngủ gà, thiếu tập trung và mất ngủ. Những triệu chứng này thường gặp nhất khoảng 3 năm trước khi mãn kinh. Tỉ lệ phụ nữ có những thay đổi tính khí đó ước tính khoảng 25 -50%. Triệu chứng trầm cảm cũng được báo cáo trong thời gian này. – Ham muốn tình dục ở phụ nữ mãn kinh thường được báo cáo là thấp, có thể liên quan đến tác động tâm lý của estrogen trên não và giảm nồg độ androgen. Có nhiều yếu tố can dự vào vào việc định đoạt mức độ ham muốn tình dục và hưởng lạc, bao gồm những thay đổi thực thể mô tả dưới đây tuy vậy, (bản thân mãn kinh không phải là một quá trình lão hoá) cũng là một yếu tố liên quan trực tiếp đến; mất ham muốn và chức năm tình dục đã được báo cáo sau khi cắt bỏ buồng trứng – Các thay đổi khác ít được báo cáo hơn là đau khớp, hoặc đau cơ, chóng mặt và dị cảm. Thay đổi niệu sinh dục Các cơ quan niệu sinh dục như âm đạo, âm hộ, và niệu đạo xa cùng một nguồn gốc phôi học, và tất cả đều nhạy cảm với estrogen. Vì vậy, khi nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm, những cơ cấu này sẽ thay đổi và có thể gây nên triệu chứng đó gây khó chịu và thường gặp. Teo âm đạo Thiếu estrogen làm mỏng biểu mô âm đạo vì tốc độ phân bào giảm đi; tỉ lệ các tế bào trưởng thành hơn trên bề mặt giảm. Thể tích bào tương cũng giảm. Biểu mô âm đạo trở nên khô hơn và dể tổn thương hơn. Sự phối hợp những yếu tố đó có thể gây nên một số triệu chứng bất lợi như đau hoặc ngứa tại chỗ.
- Tế bào biểu mô không những thay đổi số lượng mà còn thay đổi tính chất trong điều kiện tiền mãn kinh, các tế bào nông ở âm đạo tiết ra glycogen, thúc đẩy sự tăng trưởng các trực khuẩn này là vi sinh cộng sinh và giúp bảo vệ chống nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh khác, vì chúng sản xuất acid lactid làm âm đạo có pH acid ức chế sự tăng trưởng nhiều tác nhân gây bệnh khác. Trong tình trạng mãn kinh, giảm số luợng trực khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn trong phân, còn có nguy cơ cao nhiễm khuẩn đường tiểu dưới, dẫn đến viêm bàng quang. Triệu chứng âm đạo: 38% Nhiễm trùng niệu tái diễn: 13% Giao hợp đau: 38% Tiểu tiện mất tự chủ: 29% Khí hư: 15% Khi gắng sức 12% Ngứa : 15% Tiểu gấp 8% Hỗn hợp 9% Tỉ lệ các triệu chứng niệu sinh dục trên 900 phụ nữ 61 tuổi (chỉ có 4% phụ nữ dùng liệu pháp hormon thay thế) Những thay đổi bất lợi do teo âm đạo thương gây ra giao hợp đau và giảm lạc thú tình dục. Mỏng biểu mô âm đạo và giảm chất tiết âm đạo do nồng độ estrogen thấp là những yếu tố chính trong loại triệu chứng này. Giảm nồng độ estrogen cón có thể làm cho sự nâng đở thành âm đạo yếu đi và mất mô mở ở môi lớn. Không phải lúc nào người phụ nữ cũng cảm thấy thoải mái khi báo cho bác sĩ triệu chứng này. Do đó ngoài việc giảm ham muốn, nhiều phụ nữ còn cảm thấy chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng tồi tệ vì suy giảm nồng độ estrogen. Xương là một chất liệu trơ. Trong suốt cuộc đời, xương mới được sản xuất bởi các tạo cốt bào khi đứ với nhiều loại kích thích. Tuy vậy, mô xương cũng bị các hủy cốt bào tiêu hủy một cách hằng định, và có một sự cân bằng giữa hoạt động của hai loại tế bào này, quyết định tổng lượng xương thật sự. Trên phụ nữ sau mãn kinh, có sự thiên lệch về hướng ít tác động tạo cốt bào, làm mất dần khối lượng xương theo thời gian, tuy cơ chế chính xác của sự thay đổi này phức tạp và chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Có một số bằng chứng cho rằng tốc độ chu chuyển xương nhanh tự nó cũng góp phần tạo điều kiện cho gãy xương xãy ra. Những thay đổi về tim mạch Quan trọng tương tự đối với sức khỏe phụ nữ, nếu không nói là nhiều hơn, là những thay đổi về hình thái và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, đặc
- biệt là bệnh mạch vành (BMV). BMV là một trong những nguyên nhân tử vong lớn nhất của phụ nữ, chiếm trên 45% số tử vong. Tuy BMV hay gặp ở nam giới hơn phụ nữ trên mãn kinh, phần lớn các yếu tố nguy cơ đều tương tự nhau ở hai giới. Tuy vậy, đáng quan tâm là nguy cơ của mội yếu tố có thể khác nhau giữa hai giới; ví dụ bệnh tiểu đường có giá trị tiên đoán cho BMV ở phụ nữ tiền mãn kinh nhiều gấp ba lần so với nam giới. Trước mãn kinh, phụ nữ có xuất độ BMV thấp hơn một cách có ý nghĩa, nhưng xuất độ tương đối tăng đáng kể khi khởi sự mãn kinh. Vì vậy nguy cơ tử vong liên quan tới BMV ở nam giới cao gấp 5 lần so với nữ giới 55 tuổi; nhưng tỷ số này giảm dần theo tuổi, cho đến trên 85 tuổi thì xuất độ ở hai giới hầu như giống hệt nhau. Ngoài các yếu tố nguy cơ BMV chung cho nam và nữ, estrogen còn được chứng minh là một yếu tố bảo vệ chính, và nồng độ estrogen ở mức bảo vệ đã hạ thấp nguy cơ ở phụ nữ tiền mãn kinh. Một trong những nghiên cứu tim mạch lớn nhất được thực hiện trên phụ nữ (và đang tiếp tục ) là nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng, đã cho thấy vai trò của estrogen trong dự phòng BMV. Ví dụ, Phụ nữ tiền mãn kinh bị cắt bỏ buồng trứng ( và không còn tiết estrogen) có nguy cơ tương đối nhồi máu cơ tim cao hơn gấp đôi, trong khi những người như thế được bổ sung estrogen có cùng nguy cơ như ở nhóm tiền mãn kinh. Các hệ cơ quan khác Da có nhiều thay đổi sau mãn kinh, nhưng một số thay đổi này có thể liên quan với lão hóa hơn là thay đổi hormon. Nhiều phụ nữ thấy rằng da trở nên khô và dể bong vào thời kỳ này, và cũng dể bị bầm máu hơn. Có nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi này lệ thuộc estrogen, và liệu pháp hormon thay thế (HTT) được chứng minh là cải thiện được phẩm chất da trong một thời gian ngắn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
39 p | 1822 | 223
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 5 - GV. Nguyễn Thị Vân
22 p | 329 | 29
-
Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh phổ thông: Chương 2
55 p | 320 | 26
-
Nguyên nhân và biện pháp can thiệp đối với các vấn đề về cư xử và chống đối ở trẻ em
8 p | 146 | 17
-
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 2 - Vũ Thị Nho
103 p | 63 | 11
-
Phản ứng của học sinh trung học cơ sở khi có xung đột tâm lý trong giao tiếp với cha mẹ
0 p | 72 | 8
-
Mối liên hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề với rối loạn trầm cảm của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 34 | 5
-
Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 58 | 4
-
Giáo dục đạo đức từ tuổi ấu thơ đến tuổi thanh thiếu niên: Phần 1
85 p | 14 | 3
-
Tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh điếc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
4 p | 114 | 3
-
Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn cho học sinh của giáo viên trong trường trung học cơ sở
10 p | 47 | 2
-
Thực trạng nghiện Internet ở học sinh trường trung học cơ sở Lê Độ, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
4 p | 24 | 2
-
Thực trạng bắt nạt trực tuyến của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 18 | 2
-
Bài giảng Tâm lý học phụ nữ: Phần 2
56 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn