Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
TẦN SUẤT PHỔ BIẾN CỦA VI KHUẨN ENTEROBACTERIA <br />
SINH MEN β‐LACTAMASE TRONG CỘNG ĐỒNG <br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 <br />
Nguyễn Đỗ Phúc*, Nguyễn Lý Hoàng Ngân* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) là những men đề kháng kháng sinh với tất cả <br />
penicillins, cephalosporins và monobactams (nhưng không phải cephamycin hoặc carbapenems). Vi khuẩn <br />
Enterobacteria tạo men ESBLs đã lan rộng trên khắp thế giới và do đó nhiều nhiễm trùng phổ biến và đe dọa đến <br />
tính mạng ngày càng trở nên khó điều trị hoặc thậm chí không thể điều trị. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tần suất phổ biến của vi khuẩn <br />
Enterobacteria sinh men β‐lactamase trong cộng đồng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2013. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 tại Tp. Hồ <br />
Chí Minh. Bộ câu hỏi phỏng vấn và mẫu phân được lấy từ những người khỏe mạnh tuổi từ 20 – 70 tại 4 quận, <br />
huyện. Các mẫu phân được nuôi cấy sàng lọc để nhận dạng hình thái khuẩn khác vi khuẩn sinh men ESBL trên <br />
môi trường CHROMagar ESBL. Kiểu hình kháng kháng sinh của những chủng phân lập được kiểm tra bằng đĩa <br />
kháng sinh phối hợp. <br />
Kết quả: 160 mẫu phân nuôi cấy, có 63% mẫu có vi khuẩn Enterobacteria sinh men ESBL. 139 chủng phân <br />
lập được (trong đó có 40 mẫu mang hơn 2 chủng sinh men ESBL). E. coli chiếm ưu thế 63%, tiếp đến Klebsiella <br />
spp. 35% và Citrobacter 1%. Quận 3 có tần suất mẫu có vi khuẩn sinh men ESBL cao nhất là 80%, tiếp theo Tân <br />
Phú là 67,5%, Củ Chi là 65,0%, và quận 6 là 40%. <br />
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tần suất của vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL cao trong cộng đồng <br />
tại Tp. Hồ Chí Minh, từ 40‐80% trong các quận, huyện, với E. coli và Klebsiella spp.chiếm ưu thế. Tần suất cao <br />
này cho thấy đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL tại Tp. Hồ Chí Minh không chỉ giới <br />
hạn trong môi trường bệnh viện mà đã lan rộng trong cộng đồng. Để ngăn ngừa sự lan rộng sự đề kháng kháng <br />
sinh, cần phải sử dụng hợp lý và các sản phẩm làm giả cũng cần phải được loại bỏ. <br />
Từ khóa: Vi khuẩn Enterobacteria sinh men ESBL, cộng đồng. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PREVALENCE OF EXTENDED SPECTRUM LACTAMASE PRODUCING ENTEROBACTERIA IN <br />
HEALTHY POPULATION, HO CHI MINH, 2013.<br />
Nguyen Do Phuc, Nguyen Ly Hoang Ngan <br />
* Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 397 – 401 <br />
Background: Extended spectrum β‐lactamase (ESBLs) are enzymes that promote resistance to antibiotics <br />
such as penicillins, cephalosporins and monobactams (but not including cephamycin or carbapenems). <br />
Enterobacteria producing ESBLs spread over the world; therefore, many infections are becoming common, life‐<br />
threatening and difficult or even impossible to treat. <br />
Objectives: to determine the prevalence of ESBL‐producing enterobacteria in a healthy population in Ho <br />
Chi Minh City, Vietnam. <br />
Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đỗ Phúc <br />
<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
ĐT: 0907 669 008 <br />
<br />
Email: nguyendophucihph@gmail.com <br />
<br />
397<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Methods: A cross ‐ sectional study was conducted in Ho Chi Minh City from January to July in 2013. Stool <br />
samples were collected from healthy individuals aged 20‐70 years in four districts, and were screened with <br />
CHROMagar ESBL (The Chromogenic Media Pioneer, USA) for ESBL‐producing enterobacteria. Phenotypes of <br />
these isolates were confirmed by combined disc method. <br />
Result: Of 160 stool samples, 63% samples contained ESBL‐producing enterobacteria. Of 139 isolates (40 <br />
samples carried more than 2 isolates), E.coli, Klebsiella spp. and Citrobacter predominated at 63%, 35% and 1% <br />
respectively. District3 had the highest prevalence (80%), Tan Phu at the second (67.5%), Cu Chi (65.0%), and <br />
District 6 (40%) then. <br />
Conclusion: This study indicates that the prevalence of ESBL‐producing enterobacteria was high in the <br />
healthy population in Ho Chi Minh City, ranging from 40‐80% by district, with the domination of E.coli and <br />
Klebsiella spp. This high prevalence suggests that antibiotic resistance may be a problem in Ho Chi Minh City. <br />
The resistance have not only located in the hospital environment but also spread in community. To prevent the <br />
continuation of resistance coverage, antibiotics should be prescribed appropriately and counterfeit products <br />
should be abolished. <br />
Keywords: ESBL‐producing enterobacteria, healthy population. <br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ <br />
Kháng sinh họ β‐lactam được sử dụng xấp xỉ <br />
50% trong các loại kháng sinh trên toàn thế giới <br />
và điều này tạo áp lực chọn lọc thúc đẩy nhanh <br />
sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại các <br />
kháng sinh này(3). Một cơ chế đề kháng quan <br />
trọng của vi khuẩn đường ruột đối với β‐lactam <br />
là sản xuất men β‐lactamase(5). Vi khuẩn <br />
Enterobacteria có thể chiếm đến 80% trong số các <br />
trực khuẩn Gram âm gây tiêu chảy và 50% phân <br />
lập được tại các phòng xét nghiệm do nguyên <br />
nhân tiêu chảy(2). Tỷ lệ sinh β‐lactamase phổ <br />
rộng (extended spectrum β‐lactamase ‐ ESBL) <br />
của vi khuẩn Enterobacteria thì rất cao. ESBL là <br />
những men β ‐lactamases có khả năng đề kháng <br />
kháng sinh như penicillins, cephalosporins thế <br />
hệ thứ nhất, nhì, ba và monobactams nhưng <br />
không đề kháng với cephamycins và <br />
carbapenems(8) và các vi khuẩn mang gen điều <br />
khiển sinh β‐lactamase phổ rộng thì có thể <br />
chuyển gen cho nhau(6). Vi khuẩn Enterobacteria <br />
sinh ESBLs đã lan truyền nhanh chóng trên khắp <br />
thế giới và gây nên nhiễm trùng phổ biến, gây <br />
khó khăn trong điều trị và thậm chí không thể <br />
điều trị(8). Do vậy nghiên cứu này là xác định tần <br />
suất vi khuẩn Enterobacteria sinh ESBL ở người <br />
khỏe mạnh trong cộng đồng tại Thành phố Hồ <br />
Chí Minh với các mục tiêu sau. <br />
<br />
398<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu.<br />
Xác định tần suất lưu hành vi khuẩn đường <br />
ruột sinh ESBL trong cộng đồng tại Thành phố <br />
Hồ Chí Minh. <br />
Xác định tỷ lệ các loài vi khuẩn đường ruột <br />
sinh ESBL trong mẫu phân. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Dân số mục tiêu: Người dân và bệnh phẩm <br />
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. <br />
Dân số nghiên cứu: Người dân và bệnh <br />
phẩm tại quận 3, 6, Tân Phú và huyện Củ Chi, <br />
Tp. Hồ Chí Minh. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến <br />
tháng 12 năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh ở trên <br />
dân số khỏe mạnh. <br />
Cỡ mẫu: được tính toán dựa vào công thức sau: <br />
2<br />
<br />
n<br />
<br />
Z (1-/2) p(1 p)<br />
d2<br />
<br />
Trong đó: Z (1‐α / 2) = 1,96 ở độ tin cậy 95%, <br />
p: tỷ lệ vi khuẩn Enterobacteriacae sinh men ESBL trong <br />
cộng đồng trong nghiên cứu trước đây ở Thái Lan(8) ; p= <br />
0,506, q = (1‐p)=0,494; d = 10% (sai số chấp nhận được). <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Cỡ mẫu được tính như sau: (1.96)2 x <br />
(0,506x0,494)/0,12 = 96,02 <br />
Thêm 10% khả năng mất mẫu, tổng số mẫu <br />
gồm 105 mẫu. Ngoài ra, bởi vì sử dụng việc lấy <br />
mẫu nhiều giai đoạn nên tổng số mẫu được <br />
nhân với 1,5 (thiết kế có hiệu lực). <br />
Cỡ mẫu sẽ là: 105 x 1,5 = 157 mẫu. Làm tròn <br />
160 mẫu <br />
<br />
Cách chọn mẫu <br />
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh được nhóm <br />
thành 24 cụm: 19 cụm (quận) nội thành và 5 <br />
cụm(huyện) ngoại thành. Từ đó, 3 quận nội <br />
thành và một huyện ngoại thành được rút ra <br />
một cách ngẫu nhiên. Trong mỗi quận, huyện <br />
chọn được tiếp tục chọn ngẫu nhiên ra 2 phường. <br />
Trong mỗi phường chọn ngẫu nhiên ra 20 hộ gia <br />
đình. Trong mỗi hộ gia đình chọn một người <br />
khỏe mạnh tuổi từ 20 đến 70 (mỗi phường gồm <br />
10 nam và 10 nữ) để lấy thông tin và mẫu phân. <br />
<br />
Kỹ thuật lấy mẫu phân <br />
Các mẫu phân được thu thập bằng cách sử <br />
dụng que tăm bông vô trùng chạm vào ít nhất ba <br />
phần khác nhau rồi bỏ vào trong môi trường vận <br />
chuyển Cary‐Blair. Các mẫu phân này được giữ <br />
trong một thùng mát cho đến khi cấy mẫu. Việc <br />
cấy mẫu được bắt đầu trong ngày sau khi thu <br />
thập mẫu. <br />
<br />
Phương pháp phòng thí nghiệm <br />
160 mẫu phân được nuôi cấy sàng lọc trên <br />
môi trường CHROMagar ESBL (Chromogenic <br />
Media Pioneer, USA) cho vi khuẩn <br />
Enterobacteria sinh ESBL. Các chủng được xác <br />
định lại bằng thử nghiệm sinh vật hóa học. Kiểu <br />
hình kháng kháng sinh của những chủng phân <br />
lập được xác nhận bằng phương pháp đĩa kháng <br />
sinh phối hợp theo hướng dẫn bởi CLSI, 2011. <br />
Thực hiện kháng sinh đồ bằng phương pháp <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
khuếch tán đồng thời hai cặp đĩa kháng sinh <br />
ceftazidime và ceftazidime/clavulanic acid <br />
(30mg/10mg), <br />
cefotaxime <br />
và <br />
cefotaxime/clavulanic acid (30mg/10mg), trên <br />
cùng một đĩa thạch. Tính hiệu số đường kính <br />
vòng vô khuẩn của từng cặp đĩa kháng sinh. <br />
Biện luận kết quả như sau: <br />
ESBL (+) khi hiệu số đường kính vòng vô <br />
khuẩn ≥ 5 mm giữa ceftazidime/clavulanic acid <br />
và ceftazidime hoặc cefotaxime/clavulanic acid <br />
và cefotaxime <br />
ESBL (‐) khi hiệu số đường kính vòng vô <br />
khuẩn