intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TẦN SUẤT TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ BẰNG THANG ĐIỂM HAMILTON & THANG ĐIỂM BECK

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

118
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đột quị là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng thần kinh học, và là một bệnh gây tàn phế hàng đầu. Tuy nhiên, trầm cảm là một trong những biến chứng gây tàn phế ở bệnh nhân đột quị, lại chưa được chú ý tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau đột quị (PSD: PostStroke Depression) vào khoảng 30 – 50%. Mục tiêu:Xác định tần suất trầm cảm sau đột qụi và sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị với các yếu tố dân tộc, loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TẦN SUẤT TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ BẰNG THANG ĐIỂM HAMILTON & THANG ĐIỂM BECK

  1. TẦN SUẤT TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỊ BẰNG THANG ĐIỂM HAMILTON & THANG ĐIỂM BECK TÓM TẮT Đột quị là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng thần kinh học, và là một bệnh gây tàn phế hàng đầu. Tuy nhiên, trầm cảm là một trong những biến chứng gây tàn phế ở bệnh nhân đột quị, lại chưa được chú ý tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau đột quị (PSD: PostStroke Depression) vào khoảng 30 – 50%. Mục tiêu:Xác định tần suất trầm cảm sau đột qụi và sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị với các yếu tố dân tộc, loại tồn thương, vị trí tổn thương. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang thực hiện trên 182 bệnh nhân đột qụi. Kết quả:Qua nghiên cứu 182 bệnh nhân đột quị. Chúng tôi ghi nhận tần suất trầm cảm sau đột quị là 31,16%, không có sự liên quan rõ ràng giữa trầm cảm sau đột quị với giới tính, loại đột quị, và bên bán cầu tổn thương. Có sự liên quan giữa PSD và tuổi của bệnh nhân.
  2. SUMMARY Background: Stroke is a most frequent disease in clinical of neurology, it is also a primary cause of physical disability in the patient. Depression is a complication of stroke, and it causes the physical disability in stroke’s patient. In VietNam, PSD is not noted yet. Many researches of the world found that the frequency of PSD is 30 – 50%. Objective: Determine PSD and the relation between PSD with ischemic or heamorrhagic stroke, lesion of left or right hemisphere and age. Methods: A desriptive,prospective and cross sectional study.We studied a series of 182 patients with stroke. Result: Our research found that the frequence of PSD is 31,16%. There is no the relation between PSD and ischemic or heamorrhagic stroke, lesion of left or right hemisphere. There is the relationship between PSD and age of the patient. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân Cushing, Addison, thiểu năng giáp, suy thận mãn, ung thư, viêm gan siêu vi, nghiện rượu(1) ... Trong thần kinh học trầm cảm gặp ở những bệnh nhân Alzheimner, Huntington, Parkinson, u não, chấn thương, MS(6,7) ... Tai biến
  3. mạch máu não đã được báo cáo là dẫn đến trầm cảm. Trong nghiên cứu có kiểm soát so sánh giữa nhóm người bị khuyết tật chỉnh hình và nhóm người tai biến mạch máu não cho thấy sự xuất hiện của trầm cảm cao hơn ở nhóm tai biến mạch máu não (45% so với 10%)(7), nghiên cứu này cho thấy rằng tổn thương những vùng não đặc biệt sẽ gây nên trầm cảm sau đột quị chứ không phải chỉ là do khiếm khuyết về vận động. Nghiên cứu này của chúng tôi với mong muốn tìm ra tần suất trầm cảm sau đột quị, sự liên quan giữa nó với một số yếu tố: dân số học, loại tổn thương, vị trí tổn thương... để đóng góp một phần trong quá trình tìm hiểu về trầm cảm sau đột quị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh nhân thoả mãn các tiêu chuẩn lâm sàng về tai biến mạch máu não của Tổ Chức Y Tế Thế giới. - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định vị trí tổn thương bằng CT- Scan, hoặc MRI. Tiêu chuẩn loại trừ
  4. - Bệnh nhân trầm cảm do mắc các bệnh mạn tính khác như ung bướu, Parkinson, viêm gan mạn...,các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận. - Bệnh nhân sa sút trí tuệ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Mẫu Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả bệnh nhân đột quị nằm điều trị tại khoa đột quị BV Nhân Dân 115 từ tháng 11/ 2004 đến tháng 06/ 2005, thoả mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và không phạm phải các tiêu chuẩn loại trừ. Tổng số bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu là 182 người. Phương pháp tiến hành + Các bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán đột quị theo WHO, đáp ứng với các tiêu chuẩn chọn bệnh, và tiêu chuẩn loại trừ được cho vào mẫu nghiên cứu.
  5. + Bệnh nhân được khám, theo dõi các xét nghiệm, thực hiện CT, hoặc MRI để xác định tổn thương. + Sau một tuần đến 10 ngày bệnh nhân được thực hiện test Hamilton và test Beck rút gọn. Tổng kết điểm, đánh giá bệnh nhân có trầm cảm hay không, mức độ trầm cảm. Cách tính điểm Hamilton 0 -7 : không trầm cảm 8 - 15 : trầm cảm nhẹ >15 : trầm cảm nặng. BECK rút gọn 0 – 4 : không trầm cảm. 5 – 7 : trầm cảm nhẹ. 8 – 15 : trầm cảm mức độ trung bình. >15 : trầm cảm nặng. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các dữ liệu được xử lý trên phần mềm thống kê Stata 8.0. Thống kê và vẽ biểu đồ theo từng biến số được thống kê.
  6. Dùng phép kiểm chi bình phương để xét sự liên quan giữa các biến số, T test. KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU Bảng 1: Tần suất trầm cảm sau đột quị Trầm Số Tỉ lệ % cảm sau đột BN quị Có 64 35,16% Không 118 64,84% Tổng 182 100% Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu gồm 182 bệnh nhân có 64 bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm sau đột quị chiếm tỉ lệ 35,16%, đây là một tỉ lệ khá cao. Bảng 2: Phân bố mức độ trầm cảm sau đột quị theo thang điểm Beck: Thang Số Tỉ lệ % BN điểm Beck
  7. Trầm 2 3,13% cảm nhẹ Trầm 31 48,44% cảm TB Trầm 31 48,44% cảm nặng Tổng 64 100% Nhận xét: Theo thang điểm Beck thì trong số 64 bệnh nhân bị trầm cảm sau đột quị thì đa số là trầm cảm trung bình (48,44%) và trầm cảm nặng 48,44%). Bảng 3: Khảo sát sự liên quan giữa PSD và nhóm tuổi (theo thang điểm Beck) Nhóm Không Trầm Tổng tuổi TC cảm N 6 0 6
  8. lệ % N 40 27 67 40-60 Tỉ 59,70% 40,30% 100% lệ % N 61 37 98 60-80 Tỉ 62,24% 37,76% 100% lệ % N 11 0 11 >80 Tỉ 100% 0,00 100% lệ % Tổng N 118 64 182 Tỉ 64,84% 35,16% 100% lệ % Pearson chi bình phương (3) = 10.2832 P = 0.016 Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tuổi (p < 0.05), khảo sát bằng thang điểm Beck.
  9. Bảng 4: Phân bố mức độ PSD theo thang điểm Hamilton: Thang Số Tỉ lệ % điểm BN Hamilton Trầm 30 46.87% cảm nhẹ Trầm 34 53.13% cảm nặng Tổng 64 100% Nhận xét: Theo thang điểm Hamilton thì trong số 64 bệnh nhân bị trầm cảm sau đột quị thì tỉ lệ trầm cảm nặng là (53,13%) và trầm cảm nhẹ là (46,87%). Bảng 5: Khảo sát sự liên quan giữa PSD và nhóm tuổi (theo thang điểm Hamilton): Nhóm Không Trầm Tổng tuổi TC cảm
  10. Nhóm Không Trầm Tổng tuổi TC cảm N 6 0 6 80 Tỉ 100% 0,00 100% lệ % Tổng N 118 64 182 Tỉ
  11. Nhóm Không Trầm Tổng tuổi TC cảm lệ % 64,84% 35,16% 100% Pearson chi bình phương (3) = 10.2832 P = 0.016 Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm sau đột quị và tuổi (p < 0.05), khảo sát bằng thang điểm Hamilton. BÀN LUẬN Tần suất trầm cảm sau đột quị: Trong nhóm nghiên cứu gồm 182 bệnh nhân có 64 bệnh nhân bị trầm cảm sau một tuần nhập viện vì đột quị chiếm tỉ lệ 31,16%. Nghiên cứu của tác giả Fuh J L và cộng sự ở bộ môn Thần Kinh, Đại học Y khoa Quốc Gia Yang Ming, Đài Loan là 62,2% (4), tương đương với tác giả Pohjasvaara và cộng sự ở bộ môn Tâm Thần, Đại Học Helsinki, Phần Lan là 40,1%(7). Trong những nghiên cứu trước đây, dựa theo sự liệt kê riêng lẻ, thì các triệu chứng trầm cảm được tìm thấy ở từ 20 – 50% bệnh nhân, từ một tuần đến một năm sau đột quị. Theo nghiên cứu của House và cộng sự(5), tần suất trầm cảm sau sáu tháng bị đột quị là 15 – 40%.
  12. Từ những nghiên cứu khác nhau, người ta thấy có sự thay đổi của tần suất trầm cảm sau đột quị, theo chúng tôi nghĩ sở dĩ có điều này là do việc dùng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau và tiêu chuẩn chọn bệnh khác nhau, cũng như thời điểm thực hiện trắc nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, tần suất trầm cảm sau đột quị nói chung trong khoảng từ 30% - 50%. Sự khác biệt tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Fuh J L, có lẽ là do tiêu chuẩn chọn bệnh của tác giả Fuh (bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên), và thời điểm khám bệnh không giống nhau. Mức độ trầm cảm sau đột quị đánh giá bằng thang điểm Beck và thang điểm Hamilton Theo kết quả nghiên cứu, trong 64 bệnh nhân trầm cảm sau đột quị, khi đánh giá bằng thang điểm Beck có 2 bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ (chiếm 3,13%), 31 bệnh nhân bị trầm cảm trung bình (chiếm 48,44%), 31 bệnh nhân trầm cảm nặng (chiếm 48,44%) (bảng 2), và trong khi đánh giá bằng thang điểm Hamilton thì có 30 bệnh nhân trầm cảm nhẹ (chiếm 46,87%), 34 bệnh nhân trầm cảm nặng (chiếm 53,13%) (bảng 4). Nói chung, tỉ lệ trầm cảm sau đột quị khi đánh giá bằng hai thang điểm Beck và Hamilton là tương đương nhau. Sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và độ tuổi
  13. Khi khảo sát mối liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và độ tuổi bằng thang điểm Beck và thang điểm Hamilton, chúng tôi tìm thấy sự liên hệ giữa hai biến số này (bảng 3 và bảng 5): nhóm tuổi từ 40-60 tuổi và nhóm từ 60-80 tuổi có tỉ lệ trầm cảm cao hơn các nhóm khác. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Pohjasvaara ở Đại Học Helsinki, Phần Lan(7), và nghiên cứu của Mayberg H S(6). Trong nghiên cứu của Anu Berg, và cộng sự(2), thì nhóm lớn tuổi của nữ giới có tỉ lệ trầm cảm nặng cao hơn, còn ở nhóm tuổi trẻ hơn thì nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn. Anu Berg cũng thấy rằng tuổi càng cao thì càng có nhiều triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn cấp và vào thời điểm hai tháng sau đột quị. KẾT LUẬN Qua tìm hiểu nhiều y văn, và nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy những triệu chứng trầm cảm thường hiện hữu sau đột quị. Tỉ lệ mắc trầm cảm sau đột quị là khá cao, và có sự liên quan giữa vị trí tổn thương cũng như một số yếu tố khác với trầm cảm sau đột quị. Từ đó chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này trên 182 bệnh nhân tại khoa Thần kinh bệnh viện Nhân Dân 115. Nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:
  14. - Tìm được tần suất của trầm cảm sau đột quị là 35,16%, tần suất này tương tự như tần suất các nghiên cứu của các tác giả khác trước đây (Robinson, Pohjasvaara,...). - Tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm sau đột quị và độ tuổi, nhóm bệnh nhân tuổi từ 40-80 thường bị trầm cảm sau đột quị hơn nhóm khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2