intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tanaka Isson Paul Gauguin của Nhật Bản

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tanaka Isson [田中一村] (22/9/1908 – 11/9/1977) sinh tại thành phố Tochigi thuộc tỉnh Tochigi ở Đông Bắc Tokyo. Bố ông là một nhà điêu khắc. Tanaka Isson có năng khiếu hội họa từ rất sớm. Năm lên 7 tuổi ông được tặng thưởng vì vẽ một bức tranh màu nước đẹp. .Năm 18 tuổi (1926) Tanaka Isson vào học tại trường Mỹ thuật Tokyo – tiền thân của Đại học Mỹ thuật Âm nhạc Quốc gia Tokyo ngày nay. Tại đây Tanaka Isson theo học hội họa truyền thống Nhật Bản. (Ở Nhật, người ta phân biệt hai dòng hội họa:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tanaka Isson Paul Gauguin của Nhật Bản

  1. Tanaka Isson - Paul Gauguin của Nhật Bản Tanaka Isson [田中一村] (22/9/1908 – 11/9/1977) sinh tại thành phố Tochigi thuộc tỉnh Tochigi ở Đông Bắc Tokyo. Bố ông là một nhà điêu khắc. Tanaka Isson có năng khiếu hội họa từ rất sớm. Năm lên 7 tuổi ông được tặng thưởng vì vẽ một bức tranh màu nước đẹp.
  2. Năm 18 tuổi (1926) Tanaka Isson vào học tại trường Mỹ thuật Tokyo – tiền thân của Đại học Mỹ thuật Âm nhạc Quốc gia Tokyo ngày nay. Tại đây Tanaka Isson theo học hội họa truyền thống Nhật Bản. (Ở Nhật, người ta phân biệt hai dòng hội họa: Nihonga 日本画 tức hội họa truyền thống Nhật Bản, và Yōga 洋画 tức hội họa du nhập từ Tây phương). Tuy nhiên chỉ sau vài tháng ông đã phải thôi học vì bố ông qua đời, không có ai trợ cấp cho ông học tiếp.
  3. Từ đó Tanaka Isson vừa đi làm kiếm sống vừa tự học vẽ. Từ năm 1938 ông sống tại tỉnh Chiba – phía Đông Nam Tokyo. Tuy nhiên các bức tranh của ông thường bị các triển lãm công cộng từ chối trưng bày. Không được giới mỹ thuật chính thống (và cũng rất bảo thủ) ở Tokyo chấp nhận, ông gặp khó khăn trên con đường thành danh. Tranh của ông hầu như không bán được.
  4. Trong Đệ nhị Thế chiến, Tanaka Isson sống trong nghèo khổ và ốm đau, nhưng vẫn tiếp tục vẽ. Mãi tới năm 1947, giới mỹ thuật Nhật Bản mới biết tới tên ông sau khi tranh của ông lọt vào một cuộc triển lãm do Kawabata Riyushi (1885 – 1966) – một trong ba danh họa truyền thống Nhật Bản thời hậu chiến – tài trợ.
  5. Năm 1958, ở tuổi 50, Tanaka Isson bỏ Tokyo tới sống ẩn dật tại Amami Oshima – một hòn đảo diện tích trên 700 km2 ở phía Tây Nam quần đảo Nhật Bản. Tanaka Isson đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ lạ của hòn đảo cận nhiệt đới này trong một chuyến đi tới đây vài năm trước đó. Tại đây ông thuê một căn nhà nhỏ làm nơi sinh sống và xưởng vẽ. Trong ảnh: Ngôi nhà – xưởng vẽ của Tanaka Isson tại đảo Amami Oshima.
  6. Để kiếm sống ông vào làm việc tại một xưởng dệt trên đảo. Ông mất sau một cơn đau tim tại Amami năm 69 tuổi, trong nghèo khổ, cô đơn và vô danh.
  7. Trong 19 năm sống tại Amami, Tanaka Isson đã vẽ những bức tranh cỡ lớn bằng màu truyền thống Nhật Bản trên lụa. Tuy không vẽ được nhiều vì điều kiện sống khó khăn, ông đã sáng tạo nên các bức tranh phong cảnh mang vẻ đẹp kỳ lạ của Amami. (Các bức trích dẫn trong bài này là vài tác phẩm trong số đó).
  8. Năm 1984, đài truyền hình NHK đã phát một bộ phim tài liệu về Tanaka Isson và hội họa của ông. Ngay lập tức một cơn sốt Tanaka Isson lan ra toàn nước Nhật.
  9. Tranh của Tanaka Isson rất khác biệt dòng tranh Nihonga nặng tính họa viện đương thời. Được tạo nên bằng tài năng, nghị lực và niềm say mê bất chấp cuộc sống nghèo khổ, hội họa và cuộc đời của Tanaka Isson đã khiến công chúng Nhật đặc biệt xúc động. Nhiều người coi ông là Paul Gauguin của Nhật Bản.
  10. Năm 2001, 24 năm sau khi ông mất, một bảo tàng mỹ thuật mang tên ông đã được khánh thành tại đảo Amami Oshima, trưng bày nhiều tác phẩm của ông. Ảnh: Một phần Bảo tàng Mỹ thuật Tanaka Isson tại Amami Oshima (được thiết kế giống các vựa thóc của người Amami). * Tháng 5/2011, người viết bài này cùng 10 hoạ sĩ Nhật Bản đã tổ chức một triển lãm nhóm mang tên “Giác quan thứ sáu” tại Bảo tàng Mỹ thuật Tanaka Isson.
  11. Ảnh: Một góc triển lãm “Giác quan thứ sáu” (10 – 25/5/2011) tại Bảo tàng Mỹ thuật Tanaka Isson. Sau chuyến đi Amami nói trên, người viết bài này đã vẽ bức tranh nhan đề Amami, Amami! (xem hình bên dưới) và viết một bài cùng tên liên quan tới bức tranh này.
  12. Nguyễn Đình Đăng, “Amami, Amami!”, 2012, sơn dầu trên linen canvas, 60.6 x 72.7 cm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2