intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam" tập trung vào đánh giá thực trạng sử dụng Fintech tại Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường áp dụng Fintech tronh thúc đẩy tài chính toàn diện. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các lĩnh vực trong đấy có lĩnh vực tài chính toàn diện, đồng thời giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ quá trình này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

  1. TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG FINTECH TRONG THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM Chúc Anh Tú*, Phạm Mai Hương** - Nguyễn Đặng Phương Linh*** - Nguyễn Quang Minh**** - 1 Nguyễn Tuấn Anh*****- Nguyễn Hiền Minh******- Trương Thị Thu Hà******* TÓM TẮT: Hệ thống hóa và đưa ra các khái niệm về Fintech, tài chính toàn diện để từ đó xây dựng mô hình mối quan hệ của Fintech đến thúc đẩy tài chính toàn diện. Năm yếu tố của mô hình được xác định bao gồm thanh toán, cho vay, quản lý dữ liệu, tài chính cá nhân và Blockchain. Bài viết cũng tập trung vào đánh giá thực trạng sử dụng Fintech tại Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường áp dụng Fintech tronh thúc đẩy tài chính toàn diện. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các lĩnh vực trong đấy có lĩnh vực tài chính toàn diện, đồng thời giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ quá trình này Từ khoá: Fintech; tài chính toán diện; thanh toán; tài chính cá nhân; quản lý dữ liệu; cho vay. Abstract: Economic responsibility audit (ERA) by The State Audit of China (CNAO) is a special stype of the history of international audit. It is a great dedication of The State Audit of China. ERA is the work based on legal provisions conducted surveillance, assessment and appraisal of the implementation of economic responsibility of the leader of state enterprises and the leader of government departments and other agencies. Thus, the object of ERA is mainly “human”. With the experience of CNAO and the real situation in Vietnam, ERA is the major tasks of the SAV in the fight against corruption and wastefulness in the near future. Keywords: economic responsibility audit 1. GIỚI THIỆU Sự xuất hiện của Fintech giúp thay đổi cách thức hoạt động của ngành ngân hàng trên toàn thế giới. Fintech có khả năng giúp giao dịch đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều nên luôn được lòng người dùng ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, Fintech hoạt động với mức chi phí thấp nên càng thu hút được đa dạng các loại nhóm khách hàng. Vì giao diện thân thiện, dễ sử dụng bằng tiếng Việt, tiếng Anh. Dùng cho cả Khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp, Khách hàng Doanh nghiệp có thể được cấp nhiều tài khoản khác nhau. Fintech có thể thay thế các ngân hàng vật lý truyền thống. Điều đó khiến các hộ gia đình có thu nhập quá thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính nhưng đổi lại nó thuận tiện hơn, không tốn nhiều chi phí cho ngân hàng truyền thống 2. KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT Khái niệm, đặc điểm Fintech Theo bài viết “Fintech là gì? Công nghệ Fintech quan trọng thế nào với ngành tài chính?” của web kienthucvecoin.com thì Fintech là viết tắt của từ financial technology, fintech được sử dụng chung cho tất * Học viện Tài chính,Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng Quận, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Điện thoại: 0946419999. Email: chucanhtu@hvtc.edu.vn. **,***,****,*****,****** Đại học Kinh tế quốc dân. ******* Chi Cục thuế Cầu giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  2. 1236 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cả các Công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán đám mây, điện thoại di động, các phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.(1) Theo Wikipedia, Fintech là một ngành công nghiệp mới sử dụng công nghệ để cải thiện các hoạt động tài chính. Việc sử dụng điện thoại thông minh cho ngân hàng di động, dịch vụ đầu tư và tiền điện tử là những ví dụ về công nghệ nhằm làm cho các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn với công chúng. Các Công ty công nghệ tài chính bao gồm cả các Công ty khởi nghiệp và các Công ty tài chính và công nghệ được thành lập đang cố gắng thay thế hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các Công ty tài chính hiện có. Fintech phát triển đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại vì công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho Ngân hàng quản lý tốt hơn, phục vụ Khách hàng nhanh chóng, chính xác và trong thời đại Internet hiện nay, Khách hàng chỉ cần giao dịch trực tuyến mà không cần phải đến Ngân hàng. Fintech là các ứng dụng, quy trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và được cung cấp như một quy trình ‘từ đầu tới cuối’ qua mạng internet Theo bài Fintech xu hướng thị trường tài chính hiện đại của báo dân trí, Fintech là nơi dịch vụ tài chính và công nghệ giao thoa. Tại đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra sự thay đổi, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của các công ty dịch vụ tài chính cung cấp. Do đó Fintech cũng giúp doanh nghiệp tài chính truyền thống tiết kiệm chi phí và tạo ra một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả trong bối cảnh sự thống trị của công nghệ đã thay đổi rất lớn hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Từ các khái niệm và phân tích trên, có thể kết luận rằng Fintech là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ. Trong đó có các ứng dụng, quy trình, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong ngành tài chính. Từ đó mở ra được nhiều tiềm năng hơn cho ngành tài chính, tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng, tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí. Ngoài ra còn giúp tăng cường tiếp cận tài chính cho khách hàng, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa; giúp tăng tính bảo mật nhờ sự phát triển của công nghệ dữ liệu và các ứng dụng giao diện mở. Nên có thể thấy Fintech có thể là lựa chọn tối ưu cho ngành tài chính Khái niệm, đặc điểm tài chính toàn diện Theo mục I.1 Định nghĩa tài chính toàn diện của sách “Sơ lược về tài chính toàn diện”, thì Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để triển khai tài chính toàn diện hiệu quả cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan, không chỉ khu vực Chính phủ mà còn các khu vực tư nhân cũng như các khu vực chính thức, khu vực phi chính thức...Tài chính toàn diện có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của đất nước. Vai trò quan trọng nhất là tiếp cận tài chính. Tiếp cận tài chính có tác động rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, nạn nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: làm tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững; góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội, nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1237 toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Tài chính toàn diện còn giúp tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện đời sống cho người nghèo nông thôn, tăng cường vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế… Theo Financial Inclusion in Malaysia thì Tài chính toàn diện tương đối đồng nhất trên các phân đoạn khác nhau của dân số, dân số được chia theo nhóm tuổi, mức thu nhập, nơi cư trú (nông thôn so với khu vực thành thị) và giới tính, tỷ lệ tài chính toàn diện được tính bằng số lượng người lớn có tài khoản tại một tổ chức tài chính, vẫn tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, một số khác biệt đáng kể về mặt tài chính toàn diện quan sát thấy khi dân số được nhóm lại theo trình độ học vấn của họ. Một hệ thống tài chính toàn diện phục vụ tốt nhất tất cả các thành viên của xã hội, bao gồm cả không được phục vụ, có quyền truy cập và sử dụng chất lượng, tài chính thiết yếu phải chăng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ đối với thịnh vượng chung. Qua các khái niệm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện bao gồm nhiều yếu tố như vấn đề tiếp cận dịch vụ, sử dụng dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ tài chính. Nó cung cấp dịch vụ tài chính một cách ưu việt nhất đến với người dùng, bảo vệ người dùng nhờ đó làm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tài chính toàn diện phục vụ tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Giúp cho nền kinh tế phân bổ phát triển một cách đồng đều 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa Fintech với tài chính toán diện Sơ đồ 1. Mô hình của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Phân tích vai trò của Finetch trong thúc đẩy tài chính toàn diện dựa trên sơ đồ mô hình 1 (1) Trong lĩnh vực thanh toán (Payment) Fintech được ứng dụng trong việc chuyển khoản, thanh toán tiền online, mua sắm trực tuyến...Điển hình là thẻ ATM với nhiều chức năng có thể tích hợp trong một dịch vụ. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch cơ bản như rút tiền, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống với nhiều ngân hàng khác đến các nhu cầu thanh toán trong đời sống hàng ngày như thanh toán hoá đơn điện nước, thẻ tín dụng, vé máy bay, phí bảo hiểm...hoàn toàn chỉ bằng một chiếc thẻ. Thay bằng việc chờ 45 phút để giao dịch tại các ngân hàng, mọi người hoàn toàn có thể
  4. 1238 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION thực hiện nhanh chóng các giao dịch bằng cách ra cây ATM gần nhất để rút tiền mà không tốn giời gian và công sức. Tại một số ngân hàng, thẻ ATM còn có tích hợp các dịch vụ online như ebanking, mobile banking, internet banking...điều này cho phép người sử dụng thực hiện các thao tác chuyển tiền, thanh toán ngay tại chỗ chỉ với điện thoại thông minh. Ngoài ra, nói đến sự thuận tiện trong thanh toán hiện nay không thể không nhắc tới các loại ví điện tử hay còn gọi là tài khoản điện tử như Momo, PayPal, AliPay, Vimo...Đây là các phần mềm được cài đặt miễn phí trên điện thoại, cho phép người dùng gửi, nhận tiền nhanh chóng, thanh toán ở bất cứ đâu mà không cần mang theo tiền mặt. Khi chưa xuất hiện ATM hay các loại ví điện tử, người sử dụng luôn phải mang theo tiền mặt, thậm chí khi thực hiện các khoản thanh toán lớn như mua nhà hay mua ô tô...cũng cần chuẩn bị tiền mặt, điều này tạo nên sự bất lợi cho việc thanh toán như vấn đề an ninh, kiểm đếm, quản lý...Tuy nhiên với Fintech, người dùng không nhất thiết sử dụng tiền mặt trong các khoản thanh toán, dễ dàng quản lý các khoản thu chi của mình, được cung cấp dịch vụ ngay cả trong các ngày lễ tết, ứng dụng được vào nhiều mảng dịch vụ tài chính như nạp thẻ điện thoại, thẻ game, đặt phòng khách sạn…Chi phí thực hiện giao dịch tài chính thông qua ví điện tử cũng rẻ hơn rất nhiều so với dịch vụ ngân hàng, Ví dụ như phí chuyển tiền qua Vimo chỉ từ 1.000 VND. Đối với nhà cung cấp, các ví điện tử cung cấp phương thức thanh toán lương theo tháng theo yêu cầu chủ doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiền lương, tra cứu lịch sử online cũng như hạch toán vào các phần mềm kế toán. Với nhiều tiện ích như tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng cho khách hàng, mua sắm nhanh và an toàn, dễ dàng theo dõi các khoản thanh toán lương cho doanh nghiệp, mức phí gửi hàng thấp, chính sách đổi trả thuận tiện...Fintech đã đưa lĩnh vực thanh toán trong ngành tài chính phát triển một cách nhanh chóng. Tỷ lệ người tham gia các giao dịch tài chính tăng lên đáng kể do các giao dịch ứng dụng Fintech đã đáp ứng được nhu cầu của một xã hội đang có thiên hướng đặt điện thoại thông minh lên đầu mọi hoạt động đời thường. Điều này giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí và tạo ra sự thuận tiện hơn cho các khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính. Theo khảo sát công bố mới đây của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cách đây 1 năm, mua sắm trực tuyến mới chỉ chiếm 0,9% nhưng chỉ sau 1 năm, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp 3 lần 2,7%. Báo cáo nghiên cứu vào năm 2017 của CBRE Việt Nam cho thấy 25% số người tiêu dùng, trong tổng số hơn 1.000 người được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế, trong khi 45-50% số người cho rằng sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn trong tương lai. (2)  Cho vay (Lending) Lending là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,... Trong Lending được chia thành 2 phần là CrowdFunding and Digital Lending. Đầu tiên, CrowdFunding là gọi vốn từ cộng đồng hay tài trợ bởi đám đông. Đây là một hình thức kêu gọi vốn dành cho tất cả mọi người, ngoài ra còn giúp chúng ta giới thiệu ý tưởng của mình đến với đại đa số công chúng. Có 4 hình thức CrowdFunding phổ biến là (i) Donate là một hình thức mà tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ vận động quyên góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có hoàn cảnh đặc biệt…(ii) Reward- based là số tiền tài trợ được chia theo từng gói, mỗi gói là một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu (iii) Equity là hình thức này không khác việc mua cổ phiếu một công ty mới có tiềm năng. Người đầu tư nhận lại cổ phần và lợi nhuận nếu công ty kinh doanh có lãi; (iv) Lending là Vốn vay được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã kinh doanh thành công từ hình thức này nhằm tạo ra dòng vốn luân chuyển lớn
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1239 Thứ hai, Digital Lending. Cryptocurrency (Crypto) là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Digital Lending là việc sử dụng công nghệ trực tuyến để bắt nguồn và gia hạn các khoản vay để cung cấp nhanh hơn và hơn thế nữa…Nó sử dụng tiền điện tử để thanh toán qua Internet giúp thuận tiện hơn cho người sử dụng. Một số trang web thông dụng cho Digital Lending Loanvi, Tima, TrustCircle… Các mô hình cho vay ngang hàng-Peer to Peer Lending (P2P) đang bùng nổ trên thế giới, đỉnh điểm là tại Trung Quốc. Theo thống kê năm 2015 của Prime Meridian Capital Management và China News, thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, tại Trung Quốc là 150 tỷ USD về quy mô giao dịch. Vậy điều gì khiến việc cho vay trực tuyến bùng nổ mạnh mẽ như vậy? Bằng cách dựa trên công nghệ Big Data, P2P cho phép việc thực hiện phân tích đánh giá thông tin khách hàng hoàn toàn trực tuyến giúp cho việc thẩm định thông tin khách hàng nhanh, hiệu quả với chi phí thấp hơn nhiều so với hình thức truyền thống. Với P2P Lending, người có nhu cầu vay được cung cấp một dịch vụ vay trực tuyến với phí dịch vụ hấp dẫn và nhanh chóng. Với lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin khách hàng, chi phí dịch vụ thấp hơn so với phương pháp truyền thống, cho phép nhà đầu tư thu về được mức lợi nhuận cao hơn khi gửi tiết kiệm hay đầu tư vào ngân hàng Sơ đồ 2. How Peer to Peer Lending Works (Nguồn:https://www.quora.com/) Khác với mô hình gọi vốn truyền thống, P2P cho phép gọi vốn ở các hình thức rộng rãi, đa dạng khi mà bạn có ý tưởng nhưng không có tiền để thực hiện, từ những khoản vay nhỏ để mua điện thoại, máy tính, tiêu dùng, ôtô và bất động sản...với hình thức có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo giống như ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn. Tại Việt Nam, một số Công ty cho vay Fintech hoạt động mạnh như cho vay trực tuyến (LoanVi), gọi vốn (FundStart...). Đây được coi là một hình thức cho vay đa dạng cùng với việc thẩm định trực tuyến, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay và theo dõi lợi nhuận nhanh, tiện lợi, hiệu quả cùng chi phí thấp hơn so với hình thức truyền thống (3)  Quản lý dữ liệu (Data Management) Data management là thực hành tổ chức và duy trì các quy trình dữ liệu để đáp ứng nhu cầu vòng đời thông tin đang diễn ra. Nhấn mạnh vào quản lý dữ liệu bắt đầu với kỷ nguyên điện tử của xử lý dữ liệu, nhưng các phương pháp quản lý dữ liệu có nguồn gốc trong kế toán, thống kê, lập kế hoạch hậu cần và các ngành khác
  6. 1240 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION trước sự xuất hiện của máy tính doanh nghiệp vào giữa thế kỷ 20...Data management sinh ra với mục đích áp dụng nền tảng công nghệ Big data cho các Công ty thành viên và phát triển một số nghiệp vụ mới. Trong đó có 5 xu hướng công nghệ để quản lý dữ liệu như No Clear Standard, Reorientation to Happen,  Outsourcing Data Management, Cloud-based Solutions, Adoption of Technology Innovation. Ngoài ra có thể kể đến các dịch vụ hỗ trợ quản lý dữ liệu là POS, DLT, e-KYC…Với các phần mềm, ứng dụng các công nghệ như sổ cái phân tán (DLT), hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học, các thủ tục nhận biết khách hàng điện tử (e-KYC), phân tích hành vi người sử dụng thông tin tín dụng điện tử...việc mở rộng cơ sở, lưu trữ thông tin khách hàng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ có các phần mềm này, nhà cung cấp có thể nhìn nhận được bao quát nhu cầu thị trường và đưa ra các quyết định tài chính một cách đúng đắn nhất. Điển hình là mỗi cá nhân khi thực hiện giao dịch tài chính đều để lại thông tin, giúp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính gia tăng sự hiểu biết đối với phân khúc khách hàng thông qua việc xử lý, phân tích cách thức khách hàng giao dịch và nhờ đó xác định được những sản phẩm phù hợp, tiềm năng, giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính có thể dễ dàng đánh giá rủi ro tín dụng trên thị trường. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về cho vay, thấu chi, khả năng trả nợ. Đặc biệt đối với ngân hàng, việc xác thực nhân thân khách hàng và giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giúp cho các giao dịch ngân hàng có thể tiến hành một cách an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Với các nhà cố vấn tài chính việc ứng dụng Fintech trong phân tích dữ liệu góp phần tìm kiếm hiệu quả hơn, cho phép họ nhắm mục tiêu chính xác hơn trên thị trường và sử dụng thông tin tốt hơn để thu hút khách hàng cũng như triển vọng của họ. Ngoài ra thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu Fintech, nên các ngân hàng giảm bớt số lượng nhân viên. Mặc dù vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng (giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin). Hơn nữa, việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng sẽ dần chấm dứt, do chi phí hoạt động cao, thay vào đó là công nghệ ngân hàng hiện đại (4) Tài chính cá nhân (Personal Finance) Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập, quản lý tiền bạc. Đầu tư là việc mua hàng hóa không được tiêu thụ ngày nay nhưng được sử dụng trong tương lai để tạo ra sự giàu có. Nó là một tài sản tiền tệ được mua với ý tưởng rằng tài sản sẽ cung cấp thu nhập trong tương lai hoặc sau đó sẽ được bán với mức giá cao hơn cho lợi nhuận. Một số trang web uy tín của Investment là FunsinFunsindia, Scripbox,… Bảo hiểm là phương tiện bảo vệ khỏi mất mát tài chính. Nó là một hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để phòng hộ chống lại nguy cơ mất mát ngẫu nhiên hoặc không chắc chắn. Một số hãng bảo hiểm thông dụng đối với người tiêu dùng hiện nay như PolicyBazaar, Cover Fox,… Quản lý tiền bạc là quản lý ngân sách của mình và cách bạn quản lý các khoản đầu tư của mình. Quản lý tiền trong ngân sách của bạn chỉ đơn giản là đảm bảo bạn chi tiêu ít hơn bạn mang về nhà. Nó cho bạn biết làm thế nào để ngừng chi tiêu tiền trước khi bạn chạy ra ngoài. Nó bao gồm việc thực hiện các khoản phụ cấp cho các trường hợp không lường trước được và ưu tiên tiết kiệm. Nó xác định nguy cơ hết tiền trước khi bạn hết tháng và nó xác định nguy cơ hết tiền trong tương lai vì chi tiêu của bạn. Nếu bạn không có quản lý tiền
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1241 đúng đắn, bạn sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm tiền và bạn sẽ không bao giờ có thể nắm giữ các khoản đầu tư của mình. Còn nếu bạn quản lý tiền bạc một cách khoa học sẽ giúp cân đối ngân sách, tạo ra những khoản tiết kiệm, nhờ đó bạn sẽ đạt được tự do tài chính và trên hết có cơ hội chạm đến những ước mơ của mình. Thời buổi hiện nay đã có một số ứng dụng hỗ trợ trong việc quản lý tiền bạc của bạn như Mobivi, Timo, Kiu… Phần mềm thông minh nhân tạo (AI) đang phát triển khá nhanh. thúc đẩy dữ liệu giao dịch của người tiêu dùng, AI giúp theo dõi sức khỏe tài chính của người dùng và cung cấp hướng dẫn tài chính có thể hành động phù hợp với hoàn cảnh của họ. Bằng cách mở rộng giải pháp chăm sóc sức khỏe tài chính (ứng dụng AI FinCheck), nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể cung cấp cho người tiêu dùng một trợ lý chăm sóc sức khỏe tài chính ảo được cá nhân hóa cung cấp thông tin chi tiết hữu ích để giúp cải thiện sức khỏe tài chính của họ. Công cụ này sử dụng dữ liệu thực tế cá nhân đưa vào, từ đó nó có thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định tài chính sáng suốt. Đối với mỗi người dùng AI FinCheck cung cấp thông tin chi tiết về sức khỏe tài chính được cá nhân hóa, tự động hóa qua thói quen chi tiêu, tiết kiệm, vay và lập kế hoạch của người dùng. Giúp cho người dùng liên tục tương tác, công cụ cung cấp thông tin chi tiết tương tác trên kênh ưa thích của họ. Điều này không chỉ giúp cá nhân cải thiện tình hình tài chính của họ mà còn đưa ra một trợ lý chăm sóc sức khỏe tài chính ảo nhanh và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, bộ phận chăm sóc sức khỏe tài chính như FastLink cho phép người dùng liên kết các tài khoản tài chính bên ngoài và xem tất cả thông tin tài chính của họ ở một nơi; lưu trữ mục tiêu cần đạt, giúp người dùng thiết lập, dễ dàng thực hiện và thành công trong mục tiêu tài chính của họ. (5) Blockchain Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian, do đó được gọi là chuỗi khối. Ứng dụng của Blockchain là khá đa dạng, tác động đến hầu hết lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng, như tiền gửi,  thanh toán và chuyển tiền, bảo hiểm, tín dụng tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ, quản trị rủi ro, an toàn bảo mật, tài trợ thương mại, bao thanh toán, giao dịch ngoại hối, giao dịch chứng khoán; các dịch vụ hỗ trợ khác như nhận biết khách hàng, phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Công nghệ Blockchain có thể ứng dụng cho hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) và các hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn trên thị trường tài chính phái sinh để quản lý và thanh toán. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhân lực để thực hiện một số bước thủ công cần yếu tố con người và giảm chi phí giao dịch, tăng tính bảo mật trong các giao dịch tài chính phức tạp như hiện nay. Dựa trên công nghệ Blockchain, các đồng tiền kỹ thuật số đã được phát minh, điển hình là đồng Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo, Ethereum, Zcash, Monero...đã tạo nên xu hướng đầu cơ, giao dịch tiền ảo với vốn hóa thị trường lên đến hàng trăm tỷ USD. Có thể thấy, Blockchain đóng vai trò giống như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch, thúc đẩy các ngành nghề như ngân hàng, đầu tư, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, bất động sản, du lịch, khám chữa bệnh…Sự phát triển của đồng tiền điện tử không do các ngân hàng trung ương phát hành (với 3 loại nổi tiếng nhất là Bitcoin, Onecoin, Litecoin) có thể sẽ gây ảnh hưởng việc điều hành CSTT. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng, mức độ hiệu quả của các công cụ CSTT có thể bị ảnh hưởng bởi sự chấp nhận rộng rãi tiền điện tử. Vậy lý do mà đồng tiền điện tử ngày càng được ứng dụng rộng rãi là gì? Phân tích kỹ về Blockchain - một loại cơ sở dữ liệu có vai trò là sổ kế toán, có khả năng phân phối, minh bạch và an toàn, ghi lại tất cả các giao dịch kể từ khi khởi động hệ thống, tự động hóa việc xác minh các giao dịch bằng cách huy động sức mạnh tính toán của tất cả các máy tính đang tham gia mạng, mà không cần sự kiểm soát tập trung và trên cơ sở đồng thuận. Từ đó cung cấp tính minh bạch cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ như duy trì hồ sơ của tất cả các giao dịch Cryptocurrency (đồng tiến số được phân quyền sử dụng mã hoá) trên một mạng lưới phân phối của máy tính mà không có sổ cái trung tâm. Điển hình là Bitcoin-một loại tiền tệ kỹ thuật số cho phép cá nhân thực hiện giao dịch trên toàn thế giới vô cùng nhanh chóng với chi
  8. 1242 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION phí cực thấp, đảm bảo tính riêng tư và bảo mật cao. Hơn thế nữa, mỗi cá nhân có thể tự kiếm thêm tiền cho bản thân thông qua sử dụng Bitcoin-đây là một trong những lý do dẫn tới sự bùng nổ của tiền tệ số. Bạn có thể mua Bitcoin bằng điện thoại và Internet ở bất cứ đâu trên thế giới, điều này dẫn tới việc nhà nước không thể kiểm soát cũng như không thể thu thuế từ đồng tiền cá nhân được tạo ra từ Bitcoin. Ngoài ra, chỉ có duy nhất 21 triệu bitcoin được tạo ra. Do vậy, lạm phát rất khó xảy ra trong phạm vi tiền tệ số này. Với các tính năng như thanh toán nhanh, minh bạch, dễ dàng thiết lập và chi phí giao dịch nhỏ và có thể tạo ra lợi nhuận, Bitcoin là lựa chọn khá hấp dẫn cho các cá nhân quan tâm đến công nghệ 4. THẢO LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ Quy mô áp dụng Fintech: so với các nước Đông Nam Á trong khu vực như Thailand và Malaysia thì tỷ lệ sử dụng các giải pháp tài chính điện tử vẫn còn khá thấp chỉ ở mức 59% trong khi Thailand và Malaysia lần lượt ở mức 86% và 92% Sơ đồ 3. Tỉ lệ sử dụng các giải pháp tài chính điện tử (Nguồn: theo https://blog.truemoney.com.vn/bao-cao-thi-truong-fintech-vietnam-2017) Đầu năm 2017 tổng giá trị thương vụ liên quan tới startup Fintech là 129 triệu $ chiếm tới 63% tổng giá trị các thương vụ startup. Tính đến thời điểm 2018 đã có nhiều ngân hàng lớn áp dụng Fintech, ví dụ như khách hàng có thể thanh toán bằng FaceId , chuyển tiền qua mạng xã hội, hay hệ thống ngân hàng số Sơ đồ 4. Tỷ lệ các lĩnh vực hoạt động Fintech tại Việt Nam (Nguồn:https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1243 %25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV327374&rightWidth=0%25&centerWid th=80%25&_afrLoop=3719565113758000#%40%3F_afrLoop%3D3719565113758000%26centerWidth%3 D80%2525%26dDocName%3DSBV327374%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26sh owFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dc19lzy169_27 ) Ở thời điểm hiện tại đã có hơn 48 công ty cung cấp Fintech tại VN trong đó có đến 48% cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian, các lĩnh vực còn lại như gọi vốn, blockchain, quản lí tài chính cá nhân, cho vay… dao động từ 4-8%.Ngân hàng nhà nước VN cũng đã quan tâm đến Fintech từ rất sớm. Từ năm 2008 đã có 27 tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán được cấp giấy phép hoạt động chính thức. Văn bản pháp quy về phát triển Fintech: NHNN đã đưa ra các nghị quyết chính sách nhằm hỗ trợ phát triển Fintech, Bảng 1 Bảng 1. Các chính sách của nhà nước về phát triển Fintech Chính sách Đối tượng thụ Mục tiêu hưởng Chương trình phát triển Các cơ quan, tổ - Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại điện tử thương mại điện tử quốc chức, doanh - Nâng cao nhận thức của người dân về TMĐT gia giai đoạn 2014-2020 nghiệp thuộc - Phát triển nguồn nhân lực, các sản phẩm, giải pháp về (Quyết định số 689/QĐ- mọi thành TMĐT TTg ngày 11/5/2014) phần kinh tế - Mở rộng hợp tác  quốc tế về TMĐT - Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT Đề án thanh toán không Toàn thể người - Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chin sách dùng tiền mặt tại Việt dân Việt Nam - Thức đẩy sử dụng thanh toán điện tử , giảm sử dụng tiền Nam giai đoạn 2016-2020 mặt (quyết định số 2545/QĐ- - Đổi mới hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán và TTg ngày 30/12/2016) hệ thống thanh quyết toán - Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn đào tạo và bảo vệ người tiêu dùng Thành lập ban chỉ đạo về Các đối tượng -Tham mưu các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái , lĩnh vực công nghệ tài cung cấp công khuôn khổ pháp lí cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt chính (Quyết định số nghệ tài chính Nam phát triển  phù hợp với chủ trương định hướng của 328/QĐ-NHNN ngày chính phủ 16/3/2017) Đề án hoàn thiện khung Những người - Nghiên cứu đề nghị sửa đổi bổ sung, ban hành mới văn pháp lí để quản lí, xử lí giao dịch tiền bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử đối với các loại tài sản điện tử, tiền - Đề xuất biện pháp phòng chống, xử lí các vi phạm lien ảo, tiền điện tử, tiền ảo ảo, tài sản ảo quan đến tiền ảo, tài sản ảo (Quyết định số 1255/QĐ- - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài TTg ngày 21/08/2017) sản ảo, tiền ảo (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Đối tượng sử dụng ở Việt Nam: nhìn chung, việc sử dụng Fintech ở Việt Nam đang được phổ biến nhanh chóng. Thị trường Fintech ở Việt Nam đạt 4,4 tỉ USD vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỉ USD vào năm
  10. 1244 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 2020 (theo nghiên cứu của Solidiance). Việt Nam có tiềm năng để phát triển Fintech nhờ vào việc người dân sử dụng phổ biến Internet, điện thoại thông minh, nhất là ở các đô thị lớn.Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, ta có thể phân loại đối tượng sử dụng Fintech ở Việt Nam theo sự khác biệt về nơi sinh sống và làm việc, độ tuổi, công việc… Sơ đồ 5. Tỷ lệ người dân tiếp cận với dịch vụ ngân hàng (Nguồn: Thống kê của ngân hàng nhà nước) Theo thống kê của NHNN hiện nay vẫn còn tới 70% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng đồng nghĩa với việc các dịch vụ Fintech của ngân hàng vẫn chưa đến được với lượng người này. Trong khi đó lại có đến  141.59 triệu thẻ ngân hàng được phát hành. Sự mâu thuẫn này cho thấy sự phân bổ không đều và việc một người có quá nhiều thẻ ngân hàng cùng một lúc...Bên cạnh đó lượng người sử dụng Fintech hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Với việc phát triển về công nghệ cùng với việc thương mại quốc tế được thúc đẩy cho nên việc người dân thành phố sử dụng Fintech cho những giao dịch trực tuyến cũng là điều dễ hiểu. Ở nông thôn, do nhu cầu sử dụng là không nhiều nên việc mở tài khoản ngân hàng là không thực sự cần thiết nhưng người dân nông thôn vẫn thực sự có nhu cầu thanh toán trực tuyến, cho nên thay vì sử dụng tài khoản ngân hàng, việc sử dụng các ứng dụng thanh toán tiện lợi như ví điện tử sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Fintech cần phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường nông thôn vì đây thực sự là một thị trường tiềm năng khi chiếm tới 65% tỷ lệ dân cư toàn Việt Nam Sơ đồ 6. Giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC (đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn:https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/gdqatmpos?_ afrLoop=3706425341251000#%40%3F_afrLoop%3D3706425341251000%26centerWidth%3D80%2525% 26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfal se%26_adf.ctrl-state%3Dwnv3wzn32_142)
  11. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1245 Giá trị giao dịch: qua các phương tiện như ATM  hay POS/EFTPOS/EDC tính từ quý III/2017-II/2018 có sự tăng trưởng nhẹ. Trong hai quý đầu 2018 giá trị giao dịch gần như không thay đổi ở mức gần 600.000 tỷ đối với ATM và gần 100.000 tỷ đối với POS/EFTPOS/EDC.   Về thương mại điện tử: theo số liệu từ Stalista trung bình mỗi người dân Việt Nam chỉ tiêu 54.89$ cho việc mua sắm online. Trong năm 2018, số lượng người dùng tham gia mua sắm trực tuyến đạt 76% lượng người tham gia sử dụng Internet tương đương với 49 triêu người Sơ đồ 7. Số người tham gia hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam (Nguồn: https://www.dammio.com/2018/07/10/chi-so-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2018) Lượng người tham gia TMĐT ở VN có dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2018 đã tăng từ 47,1 triệu người lên 49,8 triệu người. Theo dự báo, số người tham gia hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ đạt tới 54,7 triệu người vào năm 2022. Tỷ lệ tăng trương thương mại điện tử ở Việt Nam thuộc nhóm các nước top đầu trong thời gian gần đây Sơ đồ 8. Thông kê lượng giao dịch phi tiền mặt (Nguồn:https://www.dammio.com/2018/07/10/chi-so-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2018) Lượng giao dịch phi tiền mặt ở VN chỉ đạt 4,9% trong khi ở Trung quốc là 26,1%, ở Malay lên đến 89%. Mặc dù tốc độ phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là rất nhanh nhưng lượng giao dịch online lại rất thấp. Hiện tại có gần 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng lại có tới 90% chi tiêu hàng
  12. 1246 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION ngày sử dụng bằng tiền mặt .Qua đó có thể thấy mặc dù việc phát triển nhanh nhưng lòng tin của người tiêu dùng vào tmđt vẫn còn khá thấp Sơ đồ 9.Thống kê độ tuổi sử dụng thương mại điện tử tại Việt Nam (Nguồn:http://tapchinganhang.com.vn/huong-phat-trien-dich-vu-mobile-banking-cho-cac-ngan-hang- viet-nam.htm) Về độ tuổi của người dùng Fintech, hầu hết là những người đi làm mới có nhu cầu tài chính cần sử dụng đến Fintech đồng thời đây cũng là số người  sử dụng Smartphone cao nhất. Độ tuổi từ 26-35 chiến tới gần một nửa số người dùng vì đây là độ tuổi có nhu cầu nhiều nhất cho việc giao dịch trực tuyến , dân số có độ tuổi lớn hơn 55 chỉ chiếm 6% Cơ sở hạ tầng: theo thống kê cho thấy Việt Nam tính đến năm 2018 sẽ lên đến hơn 60 triệu smartphone... Cạnh đó theo thống kê trên hệ thống ngân hàng có khoảng 150 triệu thẻ với 66,6 triệu tài khoản thanh toán cá nhân; 58,6% người trưởng thành có thẻ ATM. Theo NHNN tính đến quý II năm 2018 đã có tới 18,287 cây ATM với hơn 200,000 giao dịch đạt tổng giá trị giao dịch là 592,362 tỷ đồng. Các thiết bị khác như POS/EFTPOS/EDC cũng đã đạt đến 289,075 thiết bị với tổng giá trị giao dịch là 104,673 tỷ đồng. Việc sắp nhập thành công Smartlink vào Banknetvn và đổi tên thành Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đã tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kết nối, chuyển mạnh thẻ, đây là bước đi quan trọng nhằm tạo nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển thanh toán thẻ Hạ tầng Internet: trong khoảng 92 triệu dân, có hơn 40% sử dụng Internet, trong đó 50% sử dụng vào việc mua hàng trực tuyến, 65% sử dụng Smartphone để truy cập. Tính đến nay, Việt nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, 95% sử dụng Smartphone cho việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng và 60% đã từng mua hàng. Điều này cho thấy phương thức thương mại truyền thống cần có sự chuyển dịch nhằm thích ứng với quá trình mua hàng tiêu dùng Hạ tầng viễn thông, di động: hạ tầng viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư tới vùng sâu, vùng xa. 6 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp viễn thông đã phát triển thêm được 22.665 trạm BTS, 19.865 km cáp quang, với tỷ lệ phủ sóng di động đạt 95% diện tích cả nước, tỷ lệ người sử dụng internet là 59,37% dân số.Tốc độ mạng đứng thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau Sing. Hệ thống ATM phân bổ không đều, phát triển khá nhanh ở các vùng thành thị, trung tâm nhưng lại thưa vắng tại khu vực nông thôn, miền núi. Một số cây ATM tại các khu vực trung tâm, nơi đông dân cư...thường xuyên báo nghẽn hoặc hết tiền. Hệ thống máy POS dù tăng nhưng cũng vẫn ở mức thấp nhất thế giới. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ
  13. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1247 Công thương), mật độ 1 máy POS/1.000 dân (1.000 chủ thẻ ngân hàng) của Việt Nam được đánh giá là mức rất thấp so với các nước trong khu vực như Tháilan là 5 máy, Ma-lai-xi-a 8 máy...Một số bộ phận dân cư vẫn chưa có đủ khả năng để sử dụng các công cụ hỗ trợ Fintech như smartphone, laptop, mạng viễn thông... 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân như sau: Thứ nhất, tỷ lệ sử dụng các giải pháp tài chính điện tử vẫn còn khá thấp so với Thailand và Maylasia. Theo nghiên cứu của Iprice kết hợp với SocialBaker về sự tham gia của người dùng vào truyền thông xã hội trên các trang TMĐT ở mỗi quốc gia, Thái lan có tỷ lệ tương tác cao nhất trên mỗi 1000 người yêu thích trang mạng xã hội khi đạt 237,6 điểm so với Việt Nam và Malaysia lần lượt là 208,9 và 109 điểm. Vì thế mà TMĐT ở Thái Lan phát triển hơn Việt Nam. Một lý do nữa khiến cho tỷ lệ sử dụng TMĐT ở Việt Nam cũng như Thái Lan thấp hơn các nước như Malaysia là do rào cản ngôn ngữ. Hơn nữa do người dân Việt Nam vẫn thích dùng tiền mặt để chi trả các bởi vì chưa nhận thức được sự thuận tiện của việc thanh toán online và cũng là do chưa có lòng tin vào hệ thống bảo mật Thứ hai, có đến gần một nửa số Công ty là cung cấp dịch vụ thanh toán vì đây là thị trường có nhiều đối tượng sử dụng nhất, nhưng trong khi đó vẫn còn những dịch vụ điển cần được phát triển như dịch vụ tài chính doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh đó thì ứng dụng quản lí tài chính cá nhân cũng chưa được chú trong nhiều khi mà các ứng dụng này chỉ chiến từ 6-8% trong thị phần. Nguyên nhân là do thời gian để phát triển ứng dụng này lâu hơn thanh toán, chi phí để quảng cáo, phát triển sản phẩm cũng rất lớn, đặc biệt để chiếm được lòng tin và thay đổi lối tư duy cũ của các doanh nghiệp hiện nay là một bài toán khó Thứ ba, hơn 70% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Rất nhiều người dân có nhu cầu nhưng lại chưa được cung cấp các dịch vụ phù hợp. Mạng lưới chi nhánh phân bổ không đều khi chỉ tập trung ở các thành phố lớn và gặp khó khăn về vị trí địa lý. Đặc biệt, hạn chế vô cùng lớn là nằm ở giáo dục tài chính, tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết về tài chính ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước lân cận, các khu vực như miền núi và nông thôn vẫn còn thói quen tiêu dùng cũ và chưa được tiếp cận với sự tiện lợi của các công nghệ tài chính Thứ tư, Mặc dù thống kê tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top đầu cho thế giới nhưng theo số liệu ở biểu đồ 6 lượng giao dịch bằng tiền mặt lại lên tới gần 95%. Lí do là người dân vẫn chưa đặt hết niềm tin vào dịch vụ giao dịch trực tuyến,  bên cạnh đó một số bộ phận dân cư vẫn chưa tiếp cận được với các công nghệ tân tiến này là vì lý do địa lí, tiềm lực tài chính ko đủ để thực hiện hoặc gặp khó khăn về mặt giấy tờ khi mở tài khoản ngân hàng. TMĐT ở Việt Nam chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn trên thế giới, đặc biệt là các Công ty lớn ở Trung Quốc điển hình như Alibaba đã thâu tóm hầu hết các startup TMĐT ở Việt Nam. Có thể hiểu rằng là do các doanh nghiệp tài chính Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm trong việc quản trị năng lực tài chính và công nghệ, thiếu hụt về nguồn vốn và nguồn nhân lực cũng hạn chế lớn để phát triển TMĐT ở Việt Nam Giải pháp tăng cường áp dụng Fintech tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay Giải pháp 1, khi người tiêu dùng Việt Nam luôn ưu tiên mua hàng qua website thương mại điện tử ở nước ngoài vì đó là những website nổi tiếng, đi đầu và đã lấy được lòng tin của mọi người trên thế giới. Các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam nói riêng cần phải tập trung xây dựng niềm tin cho người sử dụng. Việc marketing để chứng minh cho người dùng thấy tính năng nổi bật và sự tiện lợi đặc biệt thong qua tiếp thị bằng trực quan, làm mẫu trực tiếp cho người tiêu dùng. Theo dự báo hết năm 2018 sẽ có tới hơn 60 triệu smartphone tại Việt Nam và tỷ lệ máy kế nối Internet trên 50% và vẫn đang tăng lên, để tận dụng điều này các doanh nghiệp Fintech phát triển sản phẩm theo hướng
  14. 1248 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION càng tiện lợi sử dụng qua di động càng tốt, yếu tố an toàn và bảo mật là yếu tố thiết yếu hàng đầu,sẽ rất tốt nếu các doanh nghiệp tích hợp đựơc với càng hình thức bảo mật thông minh hiện nay như vân tay, faceid… Sơ đồ 10. Tỷ lệ sử dung smartphone tại Việt Nam (Nguồn: Nielsen VietNam SmarrtPhone insight report) Sơ đồ 11. Số lượng thanh toán trên smartphone tại Việt Nam (Nguồn: Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, Vụ Thanh toán, NHNN) Sơ đồ 12.Tổng giá trị giao dịch qua smarrtphone tại Việt Nam (Nguồn: Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, Vụ Thanh toán, NHNN)
  15. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1249 Có thể thấy sự tăng trưởng về mức độ sử dụng smartphone ở Việt Nam tăng mạnh trong 3 năm từ 2015-2017, đồng thời khi đó số lượng giao dịch qua di động cũng tăng lên , mặc dù ở năm 2017 có giảm nhẹ so với năm 2016 nhưng tổng giá trị giao dịch lại hơn hẳn. Tổng giá trị giao dịch qua smartphone đã tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 3 năm. Chứng tỏ rằng cứ theo đà tăng mạnh này thì việc hướng các doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm ên smartphone là một giải pháp tối ưu   Giải pháp 2, Giống như thị trường tài chính toàn cầu, các nhà cung cấp fintech đang phải đau đầu với hàng loạt thách thức, đặc biệt là tính ổn định trong các dịch vụ. Cần tăng thêm số lượng công ty tham gia dầu tư và sự đa dạng trong các dịch vụ Fintech. Các Công ty Fintech ở Việt Nam hiện nay chủ yếu cung cấp dịch vụ thanh toán, do đó cần hướng các doanh nghiệp sang Fintech sang các lĩnh vực khác như quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro, bảo hiểm...điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn Giải pháp 3, Thách thức tiếp theo là đến từ nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm Fintech. Sự yếu kém trong khâu phổ cập dịch vụ làm cho rất nhiều đối tượng khách hàng không được tiếp cận hoặc có tiếp cận nhưng chưa nắm rõ công nghệ. Cạnh đó hị trường nông thôn hiện nay đang bị các Fintech bỏ trống trong khi thị trường này chiếm tới 65% dân số. Để khai phá hết thị trường này, các Công ty nên thiết kế các sản phẩm có thể dùng với điện thoại cơ bản mà không cần Internet, phù hợp với thói quen sử dụng điện thoại và  điều kiện kinh tế phát triển của người dân vùng sâu vùng xa. Trong khi đó chi phí để mở điểm giao dịch cho nạp và rút tiền ở nông thôn, vùng sâu xa là rất lớn nêu như so sánh với các nguồn thu khác cho nên giải pháp tối ưu là phát triển ứng dụng ví điện tử tại các khu vực này. Đi đầu trong giải pháp này là ViettelPay khi có tới hơn 120000 điểm giao dịch và rút tiền phân phối trải rộng đến từng làng xã Giải pháp 4, khi ngân hàng sử dụng Fintech, sự phối hợp này giữa hai yếu tố này là rất cần thiết để là tiền đề giúp các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách  tạo nên được một thị trường tài chính phát triển an toàn và hiệu quả trong tương lai, đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng. Các chuyên gia cao cấp nước ngoài cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần thay đổi theo người tiêu dùng. Nếu có được một hành lang pháp lý chuẩn mực sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai dịch vụ tài chính linh hoạt. Nhà nước nên lập ra mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như tạo một hệ sinh thái lành mạnh, đồng bộ cho các công ty Fintech cung ứng các dịch vụ, giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng. Về độ an toàn, tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn còn xem nhẹ vấn đề bảo mật an ninh. Thông tin cá nhân của khách hàng luôn là miếng mồi ngon của tin tặc. Vì thế, tương lai các nhà quản lý  nên chú trọng vào việc chứng thực cá nhân đối với các tài khoản trực tuyến. Các công nghệ như faceid , vân tay...được dự báo sẽ phổ biến hơn ở các hệ thống doanh nghiệp hay ngân hàng. Ngoài ra cung cần nâng cao ý thức người sử dụng để họ có ý thức trong việc tự bảo mật những thông tin cá nhân như họ và tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản… Điều này làm gia tăng mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tài khoản của chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính. Giải pháp 5, ngoài ra các nhà cung cấp dịch vụ nên có cái giải pháp giáo dục tài chính. Để giúp hiểu rõ về Fintech, các nhà đầu tư  cần được hỗ trợ kiến thức cũng như những hướng dẫn, cố vấn đúng đắn từ các tổ chức tài chính, các chuyên gia và các nhà đầu tư. Nhà nước nên đẩy mạnh việc giáo dục tài chính thông qua các buổi hội thảo, giải đáp khúc mắc hay các buổi giới thiệu sản phẩm. Đối với người dùng tại Việt Nam, các nhà cung cấp phải có những khoá học hay buổi toạ đàm hướng dẫn và giải thích. Các trường đại học, cũng như các tổ chức giáo dục hiện nay đang từng bước đi vào công tác giáo dục Fintech cho thế hệ trẻ. Điển hình như Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Giađã có những đổi mới như liên kết với ASIA University để đạo tạo chương trinh cử nhân Công nghệ Tài chính đầu tiên tại Việt Nam, mục đích chính là đào tạo ra thế
  16. 1250 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION hệ nhân lực có kiến thức chuyên môn cao về Fintech kết hợp với đó là hội thảo quốc tế Giáo dục tài chính trong bối cảnh đẩy mạh phổ cập tài chính ở Việt Nam. Với sự hợp tác của Viện kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) Sơ đồ 13. Tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết tài chính (Nguồn: Điều tra về hiểu biết tài chính toàn cầu của Standard & Poor’s năm 2014) Qua Sơ đồ trên có thể thấy nếu so sánh với các nước trong khu vực thì tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết về tài chính ở Việt Nam vẫn chỉ ở mức trung bình với 24% đồng nghĩa với việc lượng người được tiếp cận với công nghệ tài chính cũng không nhiều. Sau 3 năm, đến năm 2017 theo thông kê của NHNN thì đã có 58,6% người trưởng thành sở hữu tài khoản và thẻ ATM. Điều này cho thấy Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc giáo dục tài chính đối với người dân. Thời gian gần đây khi nền kinh tế đang trong công cuộc cách mạng 4.0 thì việc đầu tư cho giáo dục, phổ cập kiến thức về công nghệ tài chính là điều cần thiết để thúc đẩy Fintech tại Việt Nam 6. LỜI CÁM ƠN (KNOWLEDEGMENTS) Bài viết Tăng cường vận dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam hiện nay được thực hiện theo đề tài trọng điểm cấp Nhà nước Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Đây là kết quả làm việc của nhóm nghiên cứu, xuất phát từ việc đánh giá thực trạng áp dụng Fintech hiện nay trong hoạt động tài chính. Nhóm Tác giả xin chân thành cám ơn sự quan tâm, hỗ trợ của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học đã góp ý, tạo điều kiện trong suốt thời gian thực hiện bài viết DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Government Chính phủ (2017), Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg Quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014) Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016, Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/08/2017, Đề án hoàn thiện khung pháp lí để quản lí, xử lí đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/03/2017, Thành lập ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính Korean-World Bank High Level Conference on Post Crisis Growth and Development (June 3, June 4, 2010), Inclusive Finance
  17. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1251 Journals Học viện Ngân hàng (2017), Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam Dịch vụ ngân hàng trực tuyến bùng nổ (01/06/2017) từ: https://forbesvietnam.com.vn/thong-tin-doanh-nghiep/dich- vu-ngan-hang-truc-tuyen-bung-no-1042.html Germana Corrado, Luisa Corrado (2017), Inclusive Finance for Inclusive Growth and Development, Elsevier, scienceDirect Quanda Zhang & Alberto Posso (2017), Thinking Inside the Box: A Closer look At Financial Inclusion and Household Income, The Journal of Development Studies World Wide Web: AI,Big Data sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến (09/05/2018): https://vtv.vn/cong-nghe/ai-big-data-se- thong-tri-thi-truong-cho-vay-ca-nhan-truc-tuyen-20180509163302194.htm Blockchain có thể là công nghệ dẫn dắt cách mạng Công nghiệp 4.0 (14/06.2018) từ : https://vtv.vn/cong-nghe/ blockchain-co-the-la-cong-nghe-dan-dat-cach-mang-cong-nghiep-40-20180614182458569.htm Bitcoin và những lợi ích từ nó mang lại (23/10/2017) từ : http://mgs.net.vn/bitcoin-va-nhung-loi-ich-tu-no.html Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2017 (11/06/2017) từ: https://blog.truemoney.com.vn/bao-cao-thi-truong- fintech-vietnam-2017 Cần hệ sinh thái lành mạnh cho “cây non” Fintech (16/10/2017) từ : https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/can-he- sinh-thai-lanh-manh-cho-cay-non-Fintech-204859.html Cách mạng công nghiệp và sự chuẩn bị lần thứ 4 của ngân hàng việt nam (23/08/2017) từ: .http://hvnh.edu.vn/tuyensinh/vi/tin-tuc-su-kien/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-va-su-chuan-bi-cua-nganh-ngan- hang-viet-nam-39.html Chất lượng thẻ ngân hàng: “Đuổi sao cho kịp số lượng” (08/12/2016) từ: .http://www.nhandan.com.vn/kinhte/ item/31501402-duoi-sao-cho-kip-so-luong.html Data management, viewed november 2017, from: https://searchdatamanagement.techtarget.com/definition/data-management Fintech tại lĩnh vực thanh toán còn nhiều đất diễn, viewed 17 October 2017, from: http://fintech.vn/news/ blockchainbitcoin/fintech-tai-linh-vuc-thanh-toan-con-nhieu-dat-dien FinTech - xu hướng thị trường tài chính hiện đại-05/12/2016 từ : https://dantri.com.vn/suc-manh-so/fintech-xu-huong- thi-truong-tai-chinh-hien-dai-20161205145452116.htm Fintech: Những thông tin cơ bản nhất về Fintech (phần 1) 31/10/2017 từ : https://doimoisangtao.vn/news/2017/10/25/ fintech-nhng-thng-tin-c-bn-nht-v-fintech-phn-1-j78bk Fintech tự tin vượt mặt tài chính truyền thống (11/04/2016) từ : http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/fintech-tu-tin-vuot- mat-dich-vu-tai-chinh-truyen-thong-298790.html Kienthucvecoin.c, Fintech la gi?Công nghệ Fintech quan trọng thế nào với ngành tài chính?, viewed 20 January 2018 from: https://kienthucvecoin.com/2018/01/20/fintech-la-gi-cong-nghe-fintech-quan-trong-the-nao-voi-nganh-tai-chinh/ Mô hình cho vay ngang hàng hoạt động như thế nào (28/12/2017) từ: https://lendbiz.vn/mo-hinh-cho-vay-ngang- hang-hoat-dong-nhu-nao/ Nắm bắt xu hướng Fintech, thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam (12/06/2018) từ : https://tinnhanhchungkhoan.vn/ fin-tech/nam-bat-xu-huong-fintech-thuc-day-tai-chinh-toan-dien-o-viet-nam-245189.html Sơ lược về tài chính toàn diện : http://khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/09/So-luoc-tai-chinh- toan-dien.pdf Tài chính cá nhân, from: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_ch%C3%ADnh_c%C3%A1_nh%C3%A2n Thẻ ATM-”ví vạn năng” thời hiện đại (03/01/2013) từ : http://vietnamnet.vn/vn/thi-truong-tieu-dung/the-atm-vi-van- nang-thoi-hien-dai-103662.html
  18. 1252 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và một số kiến nghị (03/12/2017) từ: http://tapchicongthuong.vn/thuc- trang-thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi-20171203013252271p0c488.htm Wikipedia, Financial technology, viewed 15 September 2018, from: https://en.wikipedia.org/wiki/Financial_ technology Wikipedia, Tín dụng, from: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng What is Crowdfunding, from: https://www.fundable.com/learn/resources/guides/crowdfunding/what-is-crowdfunding What is digital lending and how can community banks, credit unions benefit?, viewed 26 July 2018, from: https://www.sageworks.com/blog/digital-lending-what-it-is-how-community-banks-credit-unions-benefit/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2