Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay
lượt xem 5
download
Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an, thể hiện qua 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, trọng tâm là đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Từ việc phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức công an nhân dân trên hai phương diện thành tựu và hạn chế, bài viết cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong tình hình hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0018 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 150-156 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY Nguyễn Quốc Huy Phòng An ninh kinh tế, Công an Thành phố Hải Phòng Tóm tắt. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an, thể hiện qua 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, trọng tâm là đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Từ việc phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức công an nhân dân trên hai phương diện thành tựu và hạn chế, bài viết cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong tình hình hiện nay. Từ khóa: Giáo dục đạo đức, công an nhân dân, cần, kiệm, liêm, chính. 1. Mở đầu Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đối với lực lượng công an, Người cũng từng căn dặn: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Hiện nay, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ công an suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm kỉ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, kỉ luật ngành. Chính vì thế, cần phải tiếp tục đẩy mạnh học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là học tập 6 điều dạy đối với ngành công an nhân dân. Đã có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đạo đức người công an nhân dân với hướng tiếp cận khác nhau. Một số nhà nghiên cứu ngoài ngành công an đã có những công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân như: PGS. Song Thành (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) có bài viết: Cần, Kiệm, Liêm, Chính – cái gốc làm nên sức mạnh của người Công an nhân dân [10]; PGS.TS Ngô Hữu Thảo (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) có bài viết:“Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” [11]... Các bài viết tập trung luận giải ý nghĩa tổng quan của 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân trong bối cảnh các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”... Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an trong ngành công an có một số bài viết của các tác giả: Thiếu tướng PGS. T.S Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện khoa học Công an) với bài: Sáu điều Bác Hồ dạy và các mối quan hệ xã hội cơ bản của công an nhân dân cách mạng [10]; Thiếu tướng PGS. TS Nguyễn Phùng Hồng (nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học Công an) có bài: Công an nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy “Đối với tự mình, phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính” trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [11]. . . Mặc dù nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, song các tác giả đều phân tích 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức người công an nhân dân một cách Ngày nhận bài: 16/8/2014. Ngày nhận đăng: 20/12/2014 Liên hệ: Nguyễn Quốc Huy, e-mail: nguyenquochuy16667@gmail.com 150
- Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh... hệ thống dưới góc độ triết học, đặc biệt là ý nghĩa thời sự của nó. Bải viết này hi vọng có thể làm sáng tỏ hơn vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân Hồ Chí Minh đã có sáu điều dạy chiến sĩ công an nhân dân: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ. Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép Đối với công việc phải tận tụy Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo" [5]. Hạt nhân trong sáu điều dạy ấy là tinh thần “đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính”. Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội. Mối quan hệ gốc, căn bản, quyết định, chi phối các quan hệ khác chính là sự tự tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương ở bản thân mỗi con người. Tự mình đối với bản thân mình tưởng như đơn giản nhưng lại là khó khăn nhất. Nho giáo đã đề ra nhiệm vụ của người quân tử: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đó là tiêu chí nội tại, sự tự giác cao nhất trong việc hoàn thiện nhân cách. Lão giáo cũng đề cao yếu tố chủ quan, thuần phác, nhấn mạnh chữ: “vô vi”. Phật giáo đề cao tinh thần tự tu tập, tu dưỡng thân tâm. Theo Hồ Chí Minh: “Tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lí” [10; 227 - 228]. “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính” là mở đầu của thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Chỉ khi nào con người chiến thắng được chính mình thì mới thực sự làm chủ được bản thân, làm chủ cuộc đời. Phải hiểu được bản thân, chỗ mạnh và chỗ yếu của mình để tự điều chỉnh khoảng cách giữa con người hiện thực của chính mình với con người lí tưởng mà Đảng và dân mong muốn. Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù trên thế giới, muốn đánh thắng thực dân và phong kiến địa chủ là kẻ thù trong nước thì trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình” [10; 227]. Vì vậy, để tự biết mình quả thật không dễ chút nào. Cần là cần cù, chăm chỉ lao động, say mê công việc. Kiệm là tiết kiệm, đó là một phẩm chất quan trọng để sử dụng tốt thành quả lao động của con người. Liêm là liêm khiết, không tư lợi, tham lam, không tìm cách giành nhiều lợi ích cho mình. Chính là sống quang minh chính đại, không giả dối, thấy việc gì đúng thì làm. Cần, kiệm, liêm, chính là phẩm chất đạo đức, cái tâm cần có ở người công an nhân dân, không chỉ được hiểu là cần cù, tiết kiệm, trong sạch, ngay thẳng mà còn phải đạt đến cái tầm, là làm việc với tư duy khoa học, hiệu quả cao, lợi ích nhiều nhất cho Đảng, nhà nước và nhân dân. Cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là xu thế thời đại trong một hệ thống đạo đức cơ bản, xác lập mối quan hệ giữa người với người, hướng vào mục tiêu phục vụ con người. Hồ Chí Minh từng nói: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ. Cần phải đi đôi với kiệm. Đó là điều kiện quan trọng để đạt được hiện quả cao trong công tác và lao động. Liêm, chính là điều kiện để xây dựng mối quan hệ đồng chí, bạn bè, tình yêu gia đình một cách văn hóa, là nghĩa vụ của con người trong xã hội. Theo Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. 151
- Nguyễn Quốc Huy Cần, kiệm, liêm, chính là đức thì trí tuệ, năng lực nhạy bén, sáng tạo, trình độ chuyên môn cao là tài. Nhà báo Trần Bạch Đằng trong “Thanh kiếm và lá chắn” cho rằng:“Nghề”công an là một ngành khoa học. Có lẽ điều khoa học đầu tiên là cách nhìn tiêu chuẩn một người công an [3; 30]. Đạo đức cách mạng không chỉ đơn thuần ở tư chất: cần, kiệm, liêm, chính, mà còn phải thấm nhuần sâu sắc lí tưởng cách mạng của Đảng, nó luôn vận động, biến đổi không ngừng theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể. Trong bài nói chuyện tại trường Công an Trung cấp, khóa 2, năm 1951, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Làm công an không phải làm quan cách mạng” [6; 365], mà phải: “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” [8; 291]. Lo trước thiên hạ là có tầm nhìn tiên đoán trước sự việc, hiện tượng có thể xảy ra để hành động đạt được hiệu quả cao nhất. “Chọn nghề công an tức là chọn trách nhiệm, chọn phần gian khổ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, tức gắn chặt đời mình với nghĩa vụ. Chọn nghề công an tức là phải yêu và hơn cả yêu, phải đam mê. . . làm kinh tế còn có lợi ích thứ ba, làm công an chỉ có một lợi ích: Giữ bình yên cho mọi công dân ngay khi họ ngủ” [3; 29]. Có đạt tới “Cần, kiệm, liêm, chính” thì mới có thể đạt đến “thân ái giúp đỡ đối với đồng sự”, “tuyệt đối trung thành đối với chính phủ”, “kính trọng lễ phép đối với nhân dân”, “tận tụy đối với công việc” và “cương quyết, khôn khéo với địch”. Đó là mối quan hệ biện chứng, ý nghĩa triết học ngay trong lời dạy thứ nhất của Hồ Chí Minh về phẩm chất người công an nhân dân. Cần, kiệm, liêm, chính là đòi hỏi có tính tất yếu, là nhân tố để xây dựng lực lượng công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Xa rời cần, kiệm, liêm, chính là xa rời đạo đức, xa rời lí tưởng của người công an nhân dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển. Hồ Chí Minh vừa nhìn nhận một cách toàn diện các mối quan hệ xung quanh người công an nhân dân, vừa thiết lập phương châm ứng xử cho từng mối quan hệ cụ thể trong sự gắn bó, tác động lẫn nhau. Đây là đường hướng, nguyên tắc để mỗi chiến sĩ công an không ngừng học tập, rèn luyện, hoàn thiện mình, xứng đáng danh hiệu cao quý “Công an nhân dân”. 2.2. Giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay – thành tựu và hạn chế 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quán triệt 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, công tác giáo dục đạo đức trong ngành công an đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ Công an đã có nhiều chỉ thị như: Chỉ thị số 214 về việc “Tiếp tục học tập và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy trong tình hình mới”; Kế hoạch số 30/KH - BCA - X11 phát động cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; Chỉ thị số 05/CT - BCA - X11 ngày 19/8/2013 tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” giai đoạn 2013 – 2018...Việc thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy đã trở thành hành động cách mạng cụ thể, thiết thực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện. Lực lượng công an nhân dân tổ chức cho cán bộ công an sinh hoạt chính trị, liên hệ kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo 6 điều Bác Hồ dạy gắn với bình xét, phân loại cán bộ chiến sĩ, xây dựng chương trình hành động, phát động các đợt thi đua ngắn, thi đua đặc biệt, báo công dâng Bác, phát động học tập điển hình tiên tiến mưu trí, dũng cảm, liêm khiết, tận tụy trong công việc, biểu dương và nhân rộng cá nhân, tập thể tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thực hiện nghiêm túc, bền vững sáu điều Bác Hồ dạy. Từ năm 2011 đến 2014, lực lượng công an đã tiếp nhận 802.448 ý kiến phản ánh, đóng góp 152
- Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh... về tình hình an ninh trật tự và xây dựng lực lượng công an nhân dân (trong đó có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, đạo đức, tác phong lối sống của người công an nhân dân), đã xử lí, giải quyết được 570.663 ý kiến (đạt 70,82%) [2;18]. Đa số cán bộ công an đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, tự giác chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, nội quy, quy chế của ngành công an; dựa vào dân, tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, văn hóa ứng xử trong công tác, sinh hoạt, tiếp xúc với nhân dân; tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự; cương quyết, dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh quốc gia trong mọi tình huống. Trong đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự chuẩn bị cho tết Giáp Ngọ năm 2014, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 7.442 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lí 10.643 đối tượng, đạt tỉ lệ 77,1%, tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế và giảm 2,8% so với cùng kì năm 2013, tổ chức lực lượng bảo vệ tuyệt đối an toàn 615 mục tiêu, xây dựng 918 phương án, tổ chức thực tập 5.455 lượt phương án, với 86,069 công an và hàng nghìn vũ khí, phương tiện tham gia. Trong đợt cao điểm này, Bộ Công an đã tặng Bằng khen cho 141 tập thể và 127 cá nhân. Quán triệt ý nghĩa sâu sắc trong lời dạy của Hồ Chí Minh: “. . . Làm công an là để giữ gìn trật tự cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân. . . ”; “. . . Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc” [7; 118], tuyệt đại bộ phận công an đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững bản chất giai cấp, lòng trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, gắn bó với ngành, luôn nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc, từ lời nói tới việc làm, thái độ. . . Trong năm 2012 và 2013, Đảng và Nhà nước, Bộ Công an khen thưởng huân chương các loại cho 3.204 tập thể, cá nhân; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh cho 10 tập thể cá nhân, cờ thi đua Chính phủ cho 48 tập thể, bằng khen của Thủ tướng cho 1.262 tập thể, cá nhân. Những bằng chứng sinh động đó chính là sự tu dưỡng rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân mà sinh thời Hồ Chí Minh thường căn dạy: “Cán bộ và chiến sĩ công an nhân dân phải ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, liên hệ mật thiết với quần chúng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [9; 148]. 2.2.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục đạo đức người công an nhân dân còn có một số hạn chế cần khắc phục: - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, quản lí cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân ở một số tổ chức Đảng, công an một số đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa được chú trọng, còn thiếu sót, khuyết điểm. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát, xử lí chưa cương quyết trong đấu tranh, ngăn chặn, loại bỏ tư tưởng bi quan, dao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. - Sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chính trị mới dừng ở nhận thức, xem nhẹ thực tiễn hành động và tính tự giác nêu gương; chưa thực sự tự phê bình và phê bình, tư tưởng nể nang, e sợ trù úm, ngại va chạm diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp công an. Việc phát hiện, đấu tranh với tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống, làm giàu phi pháp, tham nhũng... từ đơn vị cơ sở, chi bộ còn hạn chế. - Chưa gắn kết nội dung giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng với việc tự nâng cao phẩm chất chính trị, lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Ý thức phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân nhiều nơi, nhiều lúc chưa trở thành tinh thần, thái độ thường trực, lời nói 153
- Nguyễn Quốc Huy không đi đôi với việc làm, ít cụ thể hóa bằng các việc làm đơn giản, cụ thể, thiết thực, gắn với đời thường, dễ nhận thấy, dễ làm đem lại lợi ích nhiều hơn cho nhân dân. - Chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ công an với phân loại cán bộ, kết quả hoàn thành công tác chuyên môn, chấp hành điều lệnh công an nhân dân, đặc biệt quan hệ nội bộ, quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội. Bởi vậy, việc đánh giá có phần còn thiếu đầy đủ, khách quan, toàn diện. - Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên ở các trường công an còn nhiều bất cập, thời gian dành cho môn Đạo đức nghề nghiệp còn ít, chưa đi sâu đổi mới cách thức giáo dục tư cách người công an cách mạng phù hợp với tình hình mới. Theo Đại tá, PGS. TS Vũ Đức Trung, Trưởng phòng T48 - Bộ Công an khi nói về đổi mới chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học trong các trường công an nhân dân: “Nội dung của một số môn học trong hệ thống chương trình đào tạo còn nghèo nàn, đặc biệt là chưa cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên và kịp thời nhất là các phương thức thủ đoạn mới của các đối tượng phạm tội. Phương pháp dạy học vẫn còn lạc hậu, nặng về lí thuyết, chưa coi trọng giảng dạy kĩ năng, thái độ đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao tiếp với nhân dân khi thi hành nhiệm vụ...” [1; 86]. Những hạn chế trên, cùng với sự tác động của âm mưu “diễn biến hòa bình”, mặt trái của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế khiến cho đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ công an có xu hướng giảm sút với những biểu hiện sau: 1. Suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, phai nhạt lí tưởng cách mạng, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, nói không đi đôi với làm, nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ công tác công an trong tình hình mới; 2. Việc ngại học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước để tự mình nâng cao nhận thức chính trị, củng cố lí tưởng, niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là nguyên nhân dẫn đến tầm nhìn còn hạn hẹp; 3. Tác phong lề lối làm việc thiếu khoa học, quan liêu hách dịch, sách nhiễu, đòi hỏi điều kiện, tiếp xúc với nhân dân thiếu văn hóa, làm việc không đúng nội dung 5 lời thề, 10 điều kỉ luật và điều lệnh công an nhân dân; 4. Ý thức trách nhiệm kém, chưa tận tụy trong công việc, thiếu kính trọng lễ phép với nhân dân ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, tư cách đạo đức người công an nhân dân. 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, phải coi trọng xây dựng và phát triển lực lượng công an nhân dân có cả “đức” và “tài” gắn với việc quán triệt và thực hiện theo 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, là nhiệm vụ quan trọng tập trung vào 3 nhóm vấn đề: đối với mình, đối với người và đối với công việc, để thực hiện được nhiệm vụ có ý nghĩa đó, lực lượng công an cần phải: Một là, xây dựng lực lượng công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có văn hóa, có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có trí tuệ, năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đạo đức cách mạng không hình thành một cách tự phát, nó không phải “trên trời sa xuống” mà phải trải qua một quá trình tự giác tu dưỡng, rèn luyện rất công phu, bền bỉ, là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, cái thiện và cái ác, cái tích cực và cái lạc hậu trong bản thân mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví đạo đức cách mạng như lúa non, phải vất vả bón chăm mới tốt tươi lên được, mới cho ta nhiều bông chắc mẩy, còn chủ nghĩa cá nhân, với tất cả nhũng biểu hiện xấu xa của nó thì như cỏ dại, chẳng cần chăm sóc, bón phân cũng mọc nhanh, làm hỏng con người. Thường nói dễ hơn làm, nói hay nhưng làm dở. Chiến thắng những tiêu cực ngoài xã hội đã là một việc khó, nhưng không khó khăn bằng tự chiến thắng với chính bản thân mình. 154
- Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh... Hai là, thường xuyên rèn luyện và quán triệt thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, mà điều đầu tiên Người dạy: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính", là chuẩn mực đạo đức số một cần có ở người công an, là nhân tố nội sinh giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ công an có sức đề kháng tốt trong đấu tranh với mọi tác động tiêu cực bên trong và bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến uy tín, danh dự bản thân của ngành công an. Thực tế đã chứng minh, chỉ cần một vài cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân sai sót về về tư thế, lễ tiết, tác phong, thái độ ứng xử thiếu văn hóa sẽ tạo ra dư luận rất xấu, ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân phải gương mẫu ở mọi nơi, mọi lúc, trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, nơi cư trú. Ba là, tăng cường công tác quản lí cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân trên các mặt ý thức tổ chức kỉ luật, thực hiện công tác chuyên môn, năng lực hoạt động thực tiễn gắn với quy định 19 điều đảng viên không được làm, 11 điều cấm cán bộ công an không được làm, nhận xét, đánh giá định kì của chi bộ nơi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an cư trú. . . là cơ sở cho việc phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an nhân dân. Đối với lãnh đạo chỉ huy, ngoài những yêu cầu trên còn phải có trình độ lí luận chính trị, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng vào lĩnh vực do mình phụ trách, có nghiệp vụ chuyên môn cao, có năng lực chỉ huy điều hành công việc, mạnh dạn đổi mới, gương mẫu về đạo đức, lối sống, dân chủ trong nội bộ, quy tụ đoàn kết, quan tâm giúp đỡ cán bộ, được cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an tin yêu. Bốn là, làm tốt công tác thi đua khen thưởng theo hướng động viên kịp thời cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an có thành tích xuất sắc gắn với đảm bảo điều kiện vật chất, tăng cường tiềm lực phương tiện khoa học kĩ thuật cho lực lượng công an, đảm bảo khen đúng người đúng việc. Lực lượng công an nhân dân cần nghiêm túc, thường xuyên thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ” và “công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” gắn với phong trào “Vì an ninh Tổ quốc” trở thành phong trào thường xuyên, tạo sức lan tỏa rộng lớn trên phạm vi toàn quốc. Năm là, đẩy mạnh việc nêu gương của người đứng đầu các cấp, thường xuyên tổng kết lí luận, gắn lí luận khoa học với thực tiễn sinh động. Lãnh đạo công an các cấp phải thường xuyên kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu cao vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người lãnh đạo, thường xuyên giáo dục cán bộ công an thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa cách mạng và khoa học của 6 điều Bác Hồ dạy, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ, dân giúp đỡ công an nhiều hơn. 3. Kết luận Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có lực lượng công an nhân dân. Ngày nay, tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đan xen giữa thời cơ và thách thức. Lực lượng công an nhân dân càng thấm thía những lời dạy của Bác Hồ, không ngừng phấn đấu, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt sáu điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, gắn với các cuộc thi đua có nội dung hướng tới mục tiêu “vì nhân dân phục vụ”. Đây là yêu cầu nghiêm túc, góp phần quan trọng vào đấu tranh đẩy lùi, phòng chống suy thoái sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an, nhằm xây dựng lực lượng công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 155
- Nguyễn Quốc Huy TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Công an, 2012. Tạp chí Công an nhân dân Số 6. Hà Nội. [2] Bộ Công an, 2014. Tài liệu Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” và 2 năm thực hiện khẩu hiệu hành động “kỉ cương, trách nhiệm, hiệu quả”. Hà Nội (lưu hành nội bộ). [3] Trần Bạch Đằng, 2003. Thanh kiếm và lá chắn. Nxb TP Hồ Chí Minh [4] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 6. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 9. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9] Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 12. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [10] Nhiều tác giả, 1998. Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [11] Nhiều tác giả, 2008. Công an nhân dân học tập, làm theo lời dạy và di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. ABSTRACT Using Ho Chi Minh Thought to teach morality to police personnel In this paper we analyze the lack of Ho Chi Minh Thought among members of the current police force with reference to the six things that Uncle Ho believed should be learned by the People’s police. Three of the six things are diligence, thrift, honesty and righteousness. We analyzed the morality the People’s police in terms of achievements and limitations, and we propose measures that might improve the morality of police personnel. Keywords: Ho Chi Minh Thought, moral education, People’s police. 156
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "BÁC HỒ VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"
6 p | 740 | 232
-
Đề tài: Phương pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với tổ chức đoàn, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo đức học sinh
10 p | 168 | 20
-
Một số biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên quân đội nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện trong giai đoạn hiện nay
5 p | 132 | 13
-
Đánh giá của cán bộ quản lí về hiệu quả biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh tại một số trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
7 p | 110 | 10
-
Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 115 | 7
-
Vai trò và một số biện pháp của gia đình trong giáo dục đạo đức cho học sinh
5 p | 97 | 6
-
Giáo dục đạo đức nghề dạy học cho sinh viên sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
11 p | 56 | 6
-
Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên - Trần Đình Tuấn
5 p | 103 | 5
-
Tăng cường giáo dục đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cho sinh viên trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
5 p | 49 | 5
-
Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh
7 p | 37 | 4
-
Giáo dục đạo đức cho cán bộ theo yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ
8 p | 9 | 3
-
Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên khoa Sư phạm tự nhiên trường Cao đẳng Sơn La
9 p | 23 | 3
-
Nguyên tắc tăng cường giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
4 p | 97 | 2
-
Giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học hiện nay
5 p | 32 | 2
-
Một số suy nghĩ về giáo dục đạo đức công dân ở Việt Nam hiện nay
5 p | 64 | 2
-
Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay
19 p | 12 | 2
-
Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường Đại học Hạ Long
3 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn