intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầng đầu địa ngục - Phần 24

Chia sẻ: Tran Nguyen Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vẫn hân hoan sung sướng, Sologdin đẩy mạnh cánh cửa phòng Đồ Hình và bước vào. Nhưng thay vì cảnh đông đảo hoạt động mà anh chờ đợi trông thấy, trong căn phòng rộng sáng nay chỉ có mỗi một người đàn bà đứng bên cửa sổ. "Larisa Nikolayevna… Chỉ có mình cô ở đây thôi sao?"

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầng đầu địa ngục - Phần 24

  1. Phần 24 Dấu phạt Vẫn hân hoan sung sướng, Sologdin đẩy mạnh cánh cửa phòng Đồ Hình và bước vào. Nhưng thay vì cảnh đông đảo hoạt động mà anh chờ đợi trông thấy, trong căn phòng rộng sáng nay chỉ có mỗi một người đàn bà đứng bên cửa sổ. "Larisa Nikolayevna… Chỉ có mình cô ở đây thôi sao?" Sologdin ngạc nhiên hỏi. Anh vừa hỏi vừa rảo bước đi tới bàn làm việc của anh. Larisa Nikolayevna Emina, một thiếu phụ ba mươi tuổi, nhân viên tự do và là nữ họa viên, quay lại từ cửa sổ, nàng cười với Sologdin. "Dmitri Aleksandrovich…? Tôi tưởng cả sáng hôm nay tôi sẽ ngồi buồn một mình ở đây chứ…" Giọng nói của nàng như chứa đựng một ý nào đó. Sologdin nhìn nàng và ánh mắt ghi nhận nhanh của anh bao bọc tấm thân nảy nở của nàng nằm trong bộ y phục bằng sợi len đan màu trắng sáng. Không trả lời nàng, anh đi thẳng tới bàn và trước khi ngồi xuống ghế, anh cầm bút vạch một nét lên tờ giấy hồng để sẵn trên bàn. Xong, đứng quay lưng về phía Emina, anh đặt một tờ giấy vẽ lên bàn vẽ của anh. Phòng Đồ hình là một căn phòng rộng ở tầng lầu ba. Phòng có ba khung cửa sổ rộng mở về phía nam. Giữa những bàn viết và kệ sách thường phòng có chừng mười bàn vẽ giống như bàn vẽ của Sologdin và Emina. Bàn vẽ của Sologdin đặt hướng về cửa ra vào và ánh nắng tràn vào từ cửa sổ chan hòa trên tờ giấy gắn trên đó. Sau cùng Sologdin hỏi: "Sáng nay họ đi đâu hết? Sao không thấy ai đến cả?" Tiếng nói trong và nhịp nhàng của người thiếu phụ vút cao: "Tôi đang định hỏi anh câu ấy". Sologdin quay phắt lại nhìn nàng và nói: "Tôi chỉ có thể trả lời cô về bốn tên tù khốn nạn làm việc ở đây hiện đang ở đâu mà thôi. Một tên được đưa đi gặp vợ. Tên Hugo Leonardovich đang dự lễ Giáng sinh Latvia. Tôi đang trả lời có tên thứ tư Ivan Ivanovich xin được phép ngồi vá lại đôi vớ. Kể từ ngày hắn vào tù đến giờ, đôi vớ rách này là đôi vớ thứ hai mươi của hắn. Những người tôi muốn hỏi sáng nay đi đâu không đến làm việc là mười sáu nhân viên tự do, những đồng chí có tinh thần trách nhiệm và yêu công tác hơn chúng tôi kìa". Emina nhìn rõ nụ cười kiêu hãnh, khinh mạn trên đôi môi mỏng của Sologdin, nụ cười nở giữa hàng ria mịn và bộ râu đen gọn ghẽ để treo kiểu người Pháp ấy làm cho nàng thích thú. "Sao? Bộ anh không biết là đồng chí Trưởng toán của chúng tôi đã thỏa thuận với đồng chí Viện trưởng là chúng tôi được nghỉ trọn ngày hôm nay sao? Chỉ có tôi là không may phải đi trực thôi". "Ngày nghỉ? Vì lý do gì mà nghỉ?" "Lý do gì nữa? Hôm nay là Chủ nhật". "Từ bao giờ Chủ nhật được coi là ngày nghỉ nhỉ?" "Đồng chí Trưởng toán chúng tôi nói rằng chúng tôi có quyền nghỉ một ngày vì lúc này không có công tác gì phải làm cấp bách cả". "Các người không có công tác gì phải làm?" – Sologdin kêu lên giận dữ – "Các người nghĩ sao nếu tôi dàn xếp cho các người, tất cả mười sáu người, có việc ngồi vẽ cả ngày lẫn đêm. Cô có muốn thế không?"
  2. Việc phải ngồi vẽ lại những đồ hình phức tạp là một đe dọa hãi hùng cho Emina cũng như cho những cô bạn của nàng, xong nàng vẫn thản nhiên. Vẻ thản nhiên, trầm tĩnh hợp với sắc đẹp nảy nở toàn diện như một bông hoa của nàng. Nàng đứng dựa bụng vào cạnh bàn vẽ và chiếc áo len đan ôm vừa vặn da thịt nàng làm nổi bật bầu ngực dày của nàng. Nàng đu đưa hai chân và nhìn Sologdin bằng cặp mắt thiện cảm: "Chúa cứu chúng tôi! Mà anh có nhẫn tâm làm nổi cái việc đó không chứ?" Sologdin lạnh lùng nhìn nàng: "Tại sao cô lại kêu Chúa? Cô là vợ một nhân viên Mật vụ mà?" Emina ngạc nhiên: "Là vợ nhân viên Mật vụ thì sao? Có gì khác?" – Nàng hỏi lại – "Đến lễ Giáng sinh chúng tôi cũng làm bánh Giáng sinh. Chúng tôi có gì khác mọi người đâu?" "Bánh Giáng sinh?" "Chứ sao?" Emina ngồi xuống và Sologdin đứng cao nhìn xuống nàng. Màu len trắng hợp với nước da hồng hào của nàng. Cả chiếc áo và chiếc xiêm nàng bận đều bó sát lấy thân thể nàng, để cho người nhìn thấy được da thịt đầy đặn của nàng. Nút áo cổ mở để hở chút ngực và vai nàng. Sologdin vạch một nét nữa trên tờ giấy hồng và nói, giọng anh thản nhiên nhưng không có ác cảm: "Cô nói chồng cô là Trung tá Mật vụ? Phải không nhỉ?" "Phải. Nhưng đó là chồng tôi. Còn mẹ tôi với tôi đều là đàn bà". Emina nói câu đó với nụ cười ngây thơ có sức quyến rũ thật lạ. Mái tóc đen dày của nàng quấn lại thành từng vòng quanh đầu nàng làm cho nàng, có cái vẻ trang trọng của những nữ hoàng ngày xưa. Nàng mỉm cười và đột nhiên nàng giống như một thiếu phụ nông thôn, nhưng là một thiếu phụ nông thôn do nữ kịch sĩ nổi tiếng Emma Tsesarskaya đóng. Sologdin không nói gì nữa, anh ngồi xuống ghế để khỏi phải nhìn Emina và anh bắt đầu nghiên cứu đồ hình trên bàn vẽ. Anh vẫn còn xúc động vì những lời phán quyết của Giáo sư Chelnov và anh muốn dành hết thì giờ và tâm trí vào việc hoàn thành sáng chế của anh. Giáo sư Chelnov có nói anh còn nhiều việc phải làm. Anh muốn anh hoàn toàn thảnh thơi tâm trí và tin tưởng khi anh phải đối phó với Yakanov để tính chuyện đi ra khỏi đây. Vì vậy Sologdin muốn cắt đứt mọi liên lạc với Emina để trở về với công việc. Emina từng ngồi cạnh anh cả nửa năm trời nay nhưng chưa bao giờ anh có dịp nói chuyện nhiều với nàng như hôm nay, chưa bao giờ chỉ có anh và nàng ngồi riêng với nhau trong căn phòng rộng này. Đôi khi Sologdin cũng nói đùa vài câu với nàng theo đúng chương trình làm việc hai tiếng đồng hồ lại có năm phút nghỉ của anh. Emina là chuyên viên họa đồ làm việc dưới quyền anh, nàng là một bà ở một giai cấp khá cao trong xã hội trong khi anh chỉ là một tên nô lệ có học và anh khó chịu nhiều hơn là thoải mái khi anh nhìn thấy tấm thân đàn bà nảy nở của nàng ở cạnh anh suốt ngày dài. Emina vẫn chống hai cùi chỏ tay lên bàn, nàng vẫn đong đưa nửa người trên của nàng và nàng hỏi: "Còn anh, Dmitri Aleksandrovich… Ai vá những chiếc vớ rách cho anh?" "Tôi hả?" – Đôi lông mày của Sologdin nhướng lên nhưng anh vẫn nhìn vào đồ hình – "Tôi không vá vớ. Tôi đi rách là thay đôi khác".
  3. "Độ bao lâu thì anh phải thay vớ mới?" "Tôi đi liền một đôi vớ trong một năm, một năm thay một đôi…" Emina kêu lên như hoảng sợ: "Một năm mới thay một đôi vớ, anh nói thật hay giỡn chơi?" Sologdin cười lớn, tiếng cười của anh còn trong và vô tư: "Một năm chứ sao. Cô tưởng bọn tôi có thừa tiền để mua vớ sao? Lương tháng của cô bao nhiêu?" "1.500 đồng ruble". "Cô… cô là người vẽ lại những gì do tôi vẽ ra, cô lãnh mỗi tháng 1.500 đồng ruble trong khi tôi, tôi là "nhà sáng chế", tôi được lãnh mỗi tháng 30 đồng ruble. Nếu cô ở vào địa vị tôi, cô cũng không phí tiền mua vớ. Đúng không?" Đôi mắt Sologdin sáng lên niềm vui. Lời anh nói chẳng có nghĩa gì với Emina hết nhưng vậy mà đôi má nàng cũng đỏ hồng lên. Anh chồng của Emina, nói rõ ra, là một gã vô tích sự. Từ lâu rồi gã coi gia đình gã như một nơi để gã nương tựa, với Emina, vợ gã, từ lâu rồi gã đã trở thành một vật vô hồn như bàn ghế trong nhà. Khi ở sở về nhà, gã dành hết thì giờ và tâm trí vào việc ăn uống, gã ăn tham lam và tục tĩu, ăn no gã lăn ra ngủ. Trở dậy gã đọc báo và nghe radio. Gã mê radio. Tháng nào gã cũng bận bán cái máy radio cũ đi để mua cái mới. Đề tài duy nhất làm gã chú ý ăn ngủ và kích thích được gã là những trận đá banh. Vì là nhân viên Mật vụ, đội banh được gã ủng hộ nhiệt liệt là đội Dynamo (đa số cầu thủ trong đội này là nhân viên Mật vụ). Tâm hồn gã phẳng lặng; nông cạn và con người gã tầm thường đến nỗi Emina nản không còn muốn gần gã nữa. Nàng gần Sologdin nhiều hơn là gần chồng nàng. Và Sologdin với những cử chỉ nhanh nhẹn, với lối nói sắc sảo, với khả năng biến đổi thật nhanh từ vẻ nghiêm trọng sang đùa giỡn hấp dẫn nàng ghê gớm mặc dù không cố ý. Điều đáng nói nhất là Sologdin không hề hay biết là anh hấp dẫn Emina mạnh đến như thế. Sologdin lại nhìn xuống đồ hình trên bàn vẽ và Emina có dịp nhìn ngắm lâu khuôn mặt anh, hàm râu đen và đôi môi dày của anh. Nàng tưởng tượng đến cảm giác những sợi râu ấy di động trên da thịt nàng. Một lần nữa, Emina lại phá cái yên lặng của Sologdin: "Dmitri Aleksandrovich … tôi có làm phiền anh không?" "Chút ít". Sologdin đang cần tập trung tư tưởng nhưng anh không thể suy nghĩ đến công việc khi người đàn bà này ở gần anh. Anh quay vào bàn giấy và quay lưng hẳn về phía Emina, anh soạn lại những giấy tờ trên bàn. Anh có thể nghe rõ tiếng tích tắc phát ra từ chiếc đồng hồ đeo tay của Emina. Emina chắp hai bàn tay lại và đặt má nàng lên đấy. Đôi mắt nàng mệt mỏi và trìu mến nhìn người đàn ông ngồi đó. "Ngày nào cũng vậy, giờ nào cũng vậy" – Giọng nàng thì thầm với những âm thanh thán phục – "Anh ở trong tù mà anh vẫn học thêm, vẫn nghiên cứu thêm. Anh là một người thật lạ…" Sologdin đang đọc nhưng rõ ràng là anh không đọc được gì hết, vì anh ngẩng đầu lên ngay: "Tôi học trong khi ở tù thì đã sao? Tôi ở tù từ năm tôi hai mươi nhăm tuổi, tôi sẽ ra khỏi tù vào năm tôi bốn mươi hai. Có điều là tôi không tin là tôi có thể ra được nhà tù, người ta sẽ cho tôi một hạn tù nữa. Tôi sống những năm tháng đẹp nhất của tôi ở
  4. trong tù. Trong trường hợp tôi, nếu tôi không học ở tù, tôi học ở đâu? Ở bất cứ đâu ta cũng phải sống. Dựa vào hoàn cảnh để buông xuôi là thái độ hèn nhát". Emina đưa ngón tay trỏ có móng tay dũa tròn và tô sơn hồng ra di di trên góc một tờ giấy trên bàn Sologdin: "Tôi có chuyện này phải xin lỗi anh.." "Chuyện chi vậy?" "Có lần tôi đứng cạnh bàn anh và tình cờ tôi nhìn thấy anh viết thư. Tôi tình cờ nhìn thấy thật mà… Ít ngày sau tôi lại thấy…" "Ít ngày sau cô lại tình cờ thấy nữa…?" "Tôi lại thấy anh viết thư. Mà cái thư thứ hai này anh viết dường như giống hệt cái thư trước…" "Như vậy có nghĩa là cô đã đọc hơi kỹ thư của tôi. Rồi, còn lần thứ ba, thứ tư cô tình cờ đọc thư của tôi nữa? Đúng không?" Nàng mở rộng đôi mắt nhìn anh. Miệng nàng không nhận nhưng mắt nàng nhận. "Nếu cô còn tiếp tục như thế nữa tôi rất tiếc sẽ phải miễn sự cộng tác của cô. Tôi sẽ tiếc cô... vì cô vẽ không đến nỗi quá dở". "Nhưng chuyện đó lâu rồi. Từ ngày ấy đến nay tôi không còn thấy anh viết gì nữa". "Cô lập tức báo cáo với Thiếu tá Shikinidi…?" "Sao lại… Shikinidi?" "Thì Shikin. Cô viết báo cáo dài mấy trang?" "Sao anh lại nghi tôi như thế?" "Tôi không cần phải nghi. Tôi biết chắc. Bộ cô định nói với tôi là Thiếu tá Shikin không hề chỉ thị cho cô là phải do thám tôi? Phải biết hết cả những việc tôi làm, ngay cả ý nghĩ của tôi nữa?" Sologdin vạch một nét bút chì lớn lên tờ giấy trắng. "Hắn có chỉ thị cho cô làm thế không? Nói đi. Nói thật đi". "Có". "Và cô đã tố cáo tôi bao nhiêu lần, bao nhiêu tội rồi?" "Dmitri Aleksandrovich …! Anh nghĩ rằng tôi làm được cái việc ấy sao? Tôi có báo cáo nhưng tôi không tố cáo gì anh hết. Trái lại. Tôi chỉ viết toàn chuyện tốt về anh". "Hừm. Được rồi, tôi tạm tin cô. Về chuyện cô muốn biết tôi viết gì thì… nếu cô chỉ hỏi vì tò mò, tôi sẵn sàng làm thỏa mãn sự tò mò đàn bà của cô. Chuyện đó xảy vào tháng Chín. Năm ngày liền tôi viết thư cho vợ tôi". "Tôi chỉ muốn hỏi anh về chuyện đó. Anh có vợ ư? Vợ anh chờ anh ư? Anh viết gì cho vợ anh mà dài thế?" Trước những câu hỏi dồn dập ấy, Sologdin trả lời nghiêm trang và chậm rãi: "Tôi, có vợ, nhưng cũng như tôi chưa có vợ vậy. Tôi không còn có thể viết thư cho nàng được nữa. Khi tôi viết cho nàng – không, tôi không viết hết bức thư dài đó mặc dù tôi suy nghĩ về nó trong năm tháng trời. Nghệ thuật viết thư là một nghệ thuật thật cao, thật khó. Chúng ta thường viết thư quá cẩu thả, để rồi chúng ngạc nhiên khi chúng ta thấy mất những người mà chúng ta mến thương. Vợ tôi không được gần tôi từ nhiều năm nay nhưng nàng vẫn cảm thấy vòng tay tôi ôm xiết nàng. Thư từ là những sợi dây liên lạc duy nhất tôi có với nàng trong mười hai năm nay". Emina đột nhiên nhô người về đằng trước. Ngực nàng gần cánh tay Sologdin hơn và nàng áp hai bàn tay lên đôi má ửng hồng của nàng: "Anh tin rằng anh có thể giữ được nàng ư? Mà anh giữ nàng để làm gì? Tại sao anh
  5. lại giữ nàng? Đã mười hai năm qua, anh còn xa nàng năm năm nữa. Mười bảy năm xa nhau tất cả. Anh làm nàng mất tuổi trẻ. Tại sao? Hãy để cho nàng sống". "Ở đời này có một loại đàn bà đặc biệt. Đó là những người đàn bà ra đời để làm chinh phụ, làm vợ những chiến sĩ Vikgin vượt biển đi chinh phục thế giới, những nàng Isolde linh hồn bằng kim cương. Cô sống trong một xã hội thấp kém nên cô không sao biết được họ". Emina nhắc lại: "Để cho nàng sống. Và nếu có thể được, anh cũng nên sống". Hơi thở nàng dồn dập và Sologdin nhìn đi. Tay anh gạch một nét lên tờ giấy hồng. "Dmitri Aleksandrovich … tôi muốn hỏi anh chuyện này từ lâu… Sao anh lại cứ vạch luôn tay những nét này? Ý nghĩa gì? Tôi để ý thấy anh hết vạch lên tờ giấy trắng lại vạch lên tờ giấy hồng". "Lần này tôi sợ cô tò mò quá rồi đấy…" Sologdin giơ tờ giấy trắng có những nét vạch lên: "Mỗi lần tôi nghĩ được điều hay, làm được việc gì đúng, tôi vạch một nét lên đây…" "Còn tờ giấy hồng?" "Còn tờ giấy hồng… Chắc cô cũng nhận thấy tôi hay gạch lên tờ giấy hồng này những lúc nào chứ?" Trong phòng không có qua một tiếng động nào, câu trả lời của Emina gần như tiếng thì thầm: "Có. Tôi có nhận thấy". Khuôn mặt Sologdin cũng đỏ lên, anh giận dữ thú tội: "Tôi vạch lên đây những dấu để phạt tôi…" "Sao anh… lại… phạt anh?" "Phạt tôi… vì tội tôi… thèm muốn cô. Đây tôi đánh liền ba dấu. Dấu này là vì đôi mắt ướt đa tình của cô… tôi phạt tôi vì tội rung động vì đôi mắt ấy. Dấu này là vì… vì… cổ áo cô hở và tôi nhìn thấy ngực cô. Dấu này là vì tôi muốn… muốn hôn lên đấy". Emnina nói như người mất hồn: "Anh muốn… sao anh không hôn đi?" "Cô điên ư? Cô ra khỏi đây ngay… Đi ra…" Sologdin quay phắt lại cùng một lúc với Emina đứng bật lên. Cái ghế nàng ngồi đổ sau nàng. Sologdin nhìn ngay lên bàn vẽ nhưng anh không thấy cái gì trên đó hết. Đột nhiên anh cảm thấy bộ ngực đầy của người đàn bà dựa vào lưng anh. "Lasira…" Anh nói, và anh quay lại ôm nàng. "Dmitri…" Nàng như người nghẹn thở. "Cho tôi… Để tôi khóa cửa lại…" Emina không lùi lại, nàng nói trong hơi thở: "Phải đấy. Khóa cửa lại". Chú thích: [1]Decartes, triết gia kiêm toán học gia người Pháp, sinh năm 1596, mất năm 1650, nổi tiếng nhất thời Phục hưng (Renaissance, thế kỷ XIV-XV) – thời kỳ chuyển tiếp từ Trung cổ sang Cận đại và cũng là thời khoa học, nghệ thuật phát triển rực rỡ nhất ở Âu châu. [2]Nội dung bài thơ này có một ý nghĩa thời sự. Lev Rubin, tuy bị tù, nhưng vẫn là
  6. một người Cộng sản. Y muốn bào chữa cho Stalin, muốn chứng minh việc làm của Stalin là đúng. Y ngầm ví Stalin với Moses: cũng như Moses hướng dẫn dân Do Thái qua sa mạc khổ sở đến đất lành, Stalin hướng dẫn dân Nga đến hạnh phúc. Chỉ với một điểm thắc mắc rất khoa học về địa dư, Giáo sư Chelnov đánh đổ luận điệu này (người dịch).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2