YOMEDIA
ADSENSE
Tầng đầu địa ngục - Phần 29
71
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nerzhin đến giúp Potapov chế tạo cái bánh ngọt. Trong những năm dài đói khát vì bị quân Đức bắt làm tù binh rồi ở tù trong những nhà tù Xô Viết, Potapov đã học được sự thật là ăn không phải là một cái gì đáng để cho con người xấu hổ, chê bỏ, chán ghét, ngược lại, ăn là một thống khoái của đời sống, ăn là tinh hoa của đời sống con người.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầng đầu địa ngục - Phần 29
- Phần 29 Chuyện vặt trong tù Nerzhin đến giúp Potapov chế tạo cái bánh ngọt. Trong những năm dài đói khát vì bị quân Đức bắt làm tù binh rồi ở tù trong những nhà tù Xô Viết, Potapov đã học được sự thật là ăn không phải là một cái gì đáng để cho con người xấu hổ, chê bỏ, chán ghét, ngược lại, ăn là một thống khoái của đời sống, ăn là tinh hoa của đời sống con người. Tôi muốn biết thì giờ Qua những bữa ăn… Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối… Người kỹ sư điện cao thế hát nho nhỏ. Mặc dù anh đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho những dòng điện tới cả ngàn kilowatt, Potapov, nhờ khéo tay và thông minh, rất sớm đã trở thành một chuyên viên nấu bếp cừ khôi: anh có thể chế tạo những chiếc bánh cam bằng vỏ khoai tây và trong Viện Mavrino, anh nổi tiếng với tài làm bánh ngọt và những món tráng miệng. Lúc này, Potapov đang bận rộn trước hai cái bàn nhỏ kê liền lại, đặt giữa giường anh và giường của Pryanchikov. Khi Nerzhin tới Potapov đang long trọng pha sữa đặc, sô-cô-la và hai quả trứng gà (đa số những món này do Rubin cung cấp, Rubin thường được nhận được đồ tiếp tế và bao giờ cũng ăn chung với anh em) thành một thứ dung dịch không có tên trong ngôn ngữ của nhân loại. Potapov đưa ra nhận xét là Nerzhin đến muộn và sau đó, ra lệnh cho Nerzhin đi tìm ngay hai cái ly sắt có thể dùng làm khuôn bánh. Nerzhin đề nghị để anh đi mượn hai cái ca dùng để cạo râu, anh sẽ rửa hai cái ca sắt này bằng nước nóng. Cảnh nghỉ ngơi thảnh thơi của ngày Chủ nhật ngự trị trên gian phòng đầy những giường ngủ. Nhiều người nằm trên giường nói chuyện với bạn, nhiều người khác đang đọc sách, những mẩu đối thoại bay đi, bay lại quanh họ. Nhiều người khác nằm yên, hai tay đặt dưới đầu, nhìn ngay lên trần phòng. Tất cả những thứ tiếng ấy hòa hợp thành một âm thanh hỗn độn. Tù nhân Zemelya, nằm phây phây trên chiếc giường trên, anh bận quần cụt, ở trần, tay mân mê những sợi lông trên ngực, miệng mỉm nụ cười vui và hiền lành thường trực, đang kể một câu chuyện với tù nhân Miska Mordvin nằm cách anh hai giường: "Nếu chú muốn biết sự thật… Tất cả những bê bối này bắt đầu bằng một nửa đồng kopeck". [1] "Sao? Liên can gì đến đồng kopeck?" "Trước đây, trong năm 1926, 1928 gì đó – năm đó chú còn nhỏ xíu – ở trước những ghi-sê phát tiền người ta có treo tấm bảng "Nhớ lấy cả những đồng một nửa kopeck tiền lẻ". Thời đó có đồng nửa kopeck. Bọn phát tiền có bổn phận phải trả đủ cả từng đồng. Đó là thời thanh bình…" "Thời đó không có chiến tranh sao?" "Không có chiến tranh – chú có thể tưởng tượng được không? Đó là thời trước chiến tranh. Thanh bình. Phải đó, thanh bình. Trong những công sở người ta làm việc sáu tiếng đồng hồ một ngày, không phải làm quá nhiều giờ như bây giờ. Và mọi việc đều êm đẹp. Mọi người làm việc tốt. Chỉ cần chú phải làm việc thêm mười lăm phút
- là người ta trả chú tiền phụ trội liền. Chú nghĩ coi cái gì biến mất trước nhất? Những đồng nửa kopeck. Tình trạng bê bối bắt đầu. Rồi đến những đồng tiền biến mất. Tới năm 1930, những đồng bạc biến nốt. Không còn tiền lẻ nữa. Đôi khi, họ không thèm trả chú cả những đồng ruble lẻ. Kể từ đó, những sai lầm theo nhau đến. Ở ngoài phố, bọn hành khất không thèm hỏi xin đồng kopeck nữa, họ nói: "Bạn công dân, cho tôi một đồng ruble…". Khi lãnh tiền lương do nhà nước trả, chú chớ dại mà đòi họ trả cho chú cả những đồng kopeck ghi trên sổ lương – họ sẽ cười vào mũi chú, họ sẽ gọi chú là… đồ bần tiện, bủn xỉn. Nhưng họ đã lầm: đồng nửa kopeck tuy nhỏ nhưng nó tượng trưng cho sự lương thiện của con người, cho sự kính trọng con người. Nói cách khác, họ coi thường con người, họ đái lên đầu con người. Không ai đòi hỏi quyền được hưởng những đồng nửa kopeck. Và con người mất giá trị vì thế". Trên một chiếc giường khác, một tù nhân đang đọc sách ngừng lại để nói với người nằm ở giường bên: "Chính phủ của Nga Hoàng thối nát. Một chính phủ yếu xìu như thế không đổ sao được. Anh nghe này: Một thiếu phụ cách mạng tuyệt thực trong tám ngày để bắt một anh quản đốc nhà tù phải xin lỗi… [2] . Và anh quản đốc ngu đần này chịu xin lỗi… Bây giờ làm gì có ai dám nghĩ đến chuyện đòi Quản đốc Nhà tù Krasnaya Presnya xin lỗi…?" "Bây giờ họ sẽ nhét thức ăn vào ruột bà ta vào ngày tuyệt thực thứ ba. Sau đó, họ cho bà ta thêm một hạn tù nữa vì tội khiêu khích. Anh đọc chuyện đó ở đâu vậy?" "Trong tiểu thuyết của Gorki". Tù nhân Dvoyetyosov nằm gần đó ngóc đầu lên: "Ai đọc Gorki đó?" "Tôi". "Đọc làm chi vậy?" "Đọc để biết chuyện ngày xưa ra sao, cũng có lợi lắm chứ. Như những chi tiết Gorki tả về khám đường Niznhy Novgrod chẳng hạn. Ở khám đường này, anh có thể bắc thang trèo qua tường mà không ai ngăn cản anh hết. Anh có thể tưởng tượng nổi chuyện ấy không? Về bọn giám thị thì Gorki tả cho ta biết rằng họ có súng lục nhưng lâu quá không được dùng đến nên súng rỉ hết, họ chỉ có thể dùng súng vào việc thay búa đóng đinh lên vách. Biết được những chuyện ấy cũng có lợi lắm chứ?" Ở bên dưới họ, đề tài thảo luận được nói đến luôn trong những nhà tù đang được nhiều người tham dự. Đó là đề tài Người ta nên ở tù lúc nào nhất? Cách đặt câu hỏi này cho người ta thấy quan niệm chung là ở đời này không ai tránh khỏi việc ở tù, chẳng sớm thì muộn ai cũng phải tù. Những người ở tù thường có khuynh hướng phóng đại số người ở tù. Thực ra hiện giờ chỉ có khoảng từ mười hai triệu đến mười lăm triệu người đang ở tù song những tù nhân tin rằng có tới hai mươi triệu đến ba mươi triệu người đang ở tù. Họ cho rằng bên ngoài nhà tù gần như không còn đàn ông nữa. Câu hỏi "Người ta nên ở tù lúc nào nhất?" ngụ ý muốn hỏi người ta nên ở tù khi còn trẻ hay ở tù khi đã già? Nhiều tù nhân thường là những anh trẻ. Ở tù trẻ, người ta có dịp tìm biết nghĩa lý của đời sống, biết những gì có giá trị thực trong đời và những gì tầm thường, để tới năm ba mươi nhăm tuổi, sau khi đã ở tù mười năm, người đàn ông vừa trưởng thành có thể xây dựng đời mình trên những căn bản hiểu biết khôn ngoan và đứng đắn. Những người ở tù khi đã già có thể khổ sở khi thấy rằng đời mình là một chuỗi dài những sai lầm đó. Nhiều tù nhân khác – đa số là những ông tù già – cũng lạc quan không kém khi nói rằng người ta nên ở tù khi về già, về già đi tù là nhất.
- Vì khi đã già, người ta vào tù như vào Viện Dưỡng Lão vậy. Lúc đó người ta đã tận hưởng được tất cả những lạc thú ở đời. (Trong ngôn ngữ của tù nhân, "tất cả" có nghĩa là việc có một tấm thân đàn bà, quần áo tốt, thức ăn tốt và rượu mạnh). Họ đưa ra nhận xét là đời sống trong tù không làm hại gì được những người già trong khi nó có thể làm hại rất nhiều những người trẻ. Có những người trẻ, sau khi được ra khỏi tù, trở thành "không còn thích đàn bà". Đó là đề tài đang được bàn cãi sôi nổi nhất trong phòng. Tù nhân thường rất ham nói. Nhiều người nói để trấn an mình, để an ủi mình, nhiều người nói để tự hành hạ mình, tự làm mình thêm khổ sở. Nhưng rốt cuộc, vấn đề vẫn không được sáng tỏ hơn, vẫn không ai nắm được sự thật. Trong những buổi chiều Chủ nhật người ta thấy ở tù là một lạc thú, nhưng khi họ trở dậy vào sáng thứ Hai, ở tù bao giờ cũng là một cực hình. Nhưng việc thảo luận về đề tài ở tù vào tuổi nào tốt trên đây tuy có nhiều người tham dự nhưng không bao giờ đưa những người tham dự đến chỗ kích động, to tiếng. Trái lại, cuộc trao đổi ý kiến đưa họ đến gần nhau hơn trong nỗi buồn chung. Cuộc thảo luận không dẫn người ta đến đâu hết, nhất là không làm cho người ta cáu giận. Cuộc thảo luận về đề tài ở tù tàn đi, gian phòng im lặng trong một lúc, sau đó người ta nghe tiếng Khorobrov nói: "Khi người mình bắt đầu chuyến bay đầu tiên lên mặt trăng, tự nhiên là sẽ có một cuộc họp cuối cùng trước khi hỏa tiễn khai hỏa. Phi hành đoàn sẽ nguyện tiết kiệm đến tối đa nguyên liệu, nguyện phá kỷ lục tốc lực, nguyện không ngừng phi thuyền đang bay lại để sửa chữa… Một trong ba phi hành gia phải là một cán bộ chính trị. Trong chuyến bay, cán bộ này sẽ yêu cầu hai phi hành gia kia học tập chính trị và lấy lời tuyên bố của họ gửi về đăng báo". Pryanchikov nghe được lời tiên đoán này trong lúc anh đi ngang gian phòng với chiếc khăn tắm và hộp đựng xà bông. Như người biểu diễn một động tác vũ điệu, anh nhảy tới bên giường Khorobrov và nghiêm trọng nói: "Ilya Terentich… cho phép tôi được cải chính: việc xảy ra sẽ không như anh nói đâu… Bởi vì…" Pryanchikov đưa ngón tay trỏ lên môi với vẻ bí mật như một diễn viên trong một phim trinh thám: "… người Hoa Kỳ sẽ lên mặt trăng nước". Chàng cười, tiếng cười trong như tiếng của một đứa trẻ, rồi nhảy đi. Anh thợ khắc ngồi cạnh Sologdin trên giường. Anh và Sologdin đang say mê thảo luận về đề tài đàn bà. Anh thợ khắc đã ngoài bốn mươi, tuy nét mặt anh còn trẻ, tóc anh đã có nhiều sợi bạc. Mái tóc ấy hợp với anh. Hôm nay, anh thợ khắc đang hài lòng. Quả thực là anh đã lầm khi anh vội nuốt bản truyện ngắn của anh trong phòng khám trước khi lên xe đi gặp vợ, nếu anh đừng quá vội, anh có thể đem được truyện ra ngoài và trao cho vợ anh. Nhưng trong cuộc gặp mặt, vợ anh có nói cho anh biết rằng chị đã đưa cho nhiều người tin cẩn và có uy tín đọc những truyện ngắn gửi ra trước đây của anh và tất cả mọi người đều khen là hay, là truyện rất giá trị. Anh cũng biết rằng vợ anh có thể phóng đại những lời khen và những người thân được chị cho coi những đoản thiên ấy thường chỉ khen chứ không chê, nhưng dù sao anh vẫn thấy sung sướng. Anh nghĩ rằng dù anh viết hay hoặc viết dở, anh cũng đã ghi lại được cho hậu thế những sự thật về sự đối xử của Stalin với những chiến sĩ Nga bị Đức bắt làm tù binh trong trận thế chiến thứ Hai, anh nói lên
- tiếng kêu thương ai oán của cả triệu người không may đó Anh cảm thấy kiêu hãnh và anh tự nguyện sẽ tiếp tục viết truyện. Cuộc gặp gỡ hôm nay còn đem lại cho anh nhiều tin vui: vợ anh vẫn trung thành với anh, vẫn chờ đợi anh, chị đã gửi nhiều đơn xin cho anh được tự do, chị đã nhờ nhiều luật sư uy tín biện hộ cho anh và chắc chắn là trong thời gian tới, họ sẽ có tin vui hơn nữa. Trước hết, anh thợ khắc nói về hai chị vợ người Nga của anh, sau đó anh nói đến cuộc sống của anh khi anh là tù binh Đức ở trên đất Đức và những chị đàn bà Đức khả ái mà anh được gần ở đó. Anh so sánh đàn bà Nga với đàn bà Đức và đây là lần đầu tiên Sologdin được nghe nói đến sự cách biệt này. Anh thợ khắc nói rằng đàn bà Nga quá tự lập, quá tự tin, không chịu chấp nhận thiệt thòi khi yêu, họ quan sát người đàn ông họ yêu, tìm hiểu những nhược điểm của người yêu, và tấn công vào những lúc người họ yêu ít can đảm nhất. Đàn bà Nga bao giờ cũng ngang hàng với đàn ông trong tình yêu. Trong khi ấy, người đàn bà Đức mềm như một cây lau trong bàn tay người đàn ông họ yêu. Đàn bà Đức coi người đàn ông họ yêu là ông chúa, là người đàn ông duy nhất trên trái đất, người tốt nhất, đáng quý nhất. Họ hoàn toàn lệ thuộc và theo ý muốn người họ yêu. Họ chỉ mơ đến chuyện làm sao làm cho người họ yêu hài lòng. Vì vậy, anh thợ khắc thấy rằng với đàn bà Đức, anh sung sướng hơn, anh là ông chủ, là ông chúa. Chú thích: [1]Kopeck: Đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Nga, cũng giống như đồng trinh của ta cách đây 30 năm. [2]Những người tù này đang nói đến cuốn tiểu thuyết Người mẹ của Maxime Gorki. Cái thùng sắt Buổi sáng thứ Hai ấy trong Phòng Đồ hình của Viện Khoa học Mavrino cũng có một phiên họp học tập chính trị. Những tù nhân và viên chức tự do ngồi lẫn nhau trong phòng. Mặc dù phòng này ở trên lầu và có những khung cửa sổ mở về hướng nam nhưng ánh sáng xanh xám của buổi sáng cũng không chiếu được nhiều vào phòng, đây đó trên những mặt bàn vẽ, người ta bật sáng những ngọn đèn điện. Ông Trưởng phòng, một Trung tá, không đứng lên khi nói với mọi người. Ông ngồi như mọi người và ông nói không được hùng hồn, quyết liệt mấy về sự thực hiện kế hoạch, về những kế hoạch mới và sự nhất định phải thành công của "chủ nghĩa xã hội", về trách nhiệm của những người xã hội trong cuộc thách đố này. Ông ta nói, mặc dù chính ông ta là người không tin tưởng hơn ai hết, là vào khoảng cuối năm sắp tới, họ sẽ thành công rực rỡ trong địa hạt phát minh về âm thanh, những phát minh của họ sẽ làm chấn động thế giới. Sologdin ngồi ở hàng ghế cuối cùng, mắt anh nhìn ngây lên bức tường sau lưng ông Trưởng phòng. Ánh mắt anh sáng trong, nét mặt anh dịu dàng và tươi tỉnh. Chỉ nhìn ánh mắt và nét mặt đó không ai có thể ngờ rằng tâm trí anh không được thanh thản hoặc anh đang có chuyện suy nghĩ, bối rối, lo âu. Ngược lại, người ta có thể nghĩ là anh đang lợi dụng cuộc học tập này để không suy nghĩ gì cả. Nhưng Sologdin đang suy nghĩ rất nhiều. Anh không thể biết chắc là anh còn nhiều giờ đồng hồ – hay là chỉ còn có vài phút – để suy nghĩ và giải quyết vấn đề lớn của
- đời anh, giải quyết thỏa đáng và không lầm lỗi. Suốt buổi sáng hôm nay, Sologdin đã đứng chặt những khúc cây làm củi đun ở ngoài sân Viện – anh không bắt buộc phải làm việc này nhưng anh tự ý làm để có dịp hoạt động – và trong lúc làm việc ấy, óc anh đã suy nghĩ ráo riết. Cũng buổi sáng nay, anh đã nghe Thiếu tá An ninh Shikin đọc những điều luật mới áp dụng cho tù nhân về việc gửi thư cho thân nhân và thăm viếng. Anh nghe với nụ cười mỉa mai trên môi vì anh đã nhìn thấy trước những luật lệ ấy từ lâu rồi. Và anh là người đầu tiên trong nhà tù này chuẩn bị đón chúng: chính anh đã cắt đứt mọi liên lạc với thân nhân bên ngoài. Việc ban hành những luật lệ này chỉ là sự chứng minh những gì anh xét đoán là đúng: chế độ lao tù sẽ càng ngày càng khắt khe hơn, con đường đi trở về với tự do được gọi là "mãn hạn tù" đã bị đóng lại. Cuộc học tập chính trị chấm dứt, mọi người trở về chỗ làm việc của mình. Sáng nay, Larisa Emina không có mặt trong phòng. Nàng được nghỉ bù vì ngày Chủ nhật hôm qua nàng đi làm. Sologdin cảm thấy ngầm hài lòng vì hôm nay Emina không có mặt ở bên anh. Một người đàn bà thân thiết với mình hôm qua có thể trở thành kẻ hại mình trong hôm nay. Đứng trước bàn vẽ, Sologdin gỡ một đồ hình ra khỏi mặt bàn. Đồ hình kiểu mẫu giàn máy Âm thính do anh sáng chế và đã được Giáo sư Chelnov kiểm soát, xác nhận có giá trị, hiện lên trên mặt giấy. Anh đứng im một lúc lâu nhìn xuống đồ hình. Càng nhìn lâu sáng chế của mình, trái tim Sologdin càng hồi hộp. Anh không còn bối rối nữa, anh đã biết chắc anh phải làm gì. Hai viên chức tự do, cả hai cùng là phụ nữ làm việc trong phòng, theo đúng luật, mỗi tuần một lần đi khắp các bàn thu thập, những giấy tờ cũ, không cần thiết, đem đi đốt bỏ. Tất cả những giấy tờ trong phòng Đồ hình đều không được vò xé vứt vào giỏ đựng giấy vụn mà là phải nộp cho viên chức phụ trách thiêu hủy. Những tờ giấy này được đếm kỹ, ghi số lại trước khi đem đốt trong thùng sắt ở ngoài sân Viện. Trước khi hai viên chức phụ nữ tới bàn mình, Sologdin cầm cây viết chì mỡ mạnh tay gạch nhiều nét lên mẫu đồ hình giàn máy do anh sáng tạo. Xong, anh tháo nó ra khỏi bàn vẽ, đặt nó vào giữa hai tờ giấy có vẽ hình khác và đưa cho một trong hai chị đàn bà: "Tôi có ba tờ". Rồi anh ngồi xuống mở một quyển sách nhưng không đọc, anh lặng lẽ nhìn xem có những chuyện gì sẽ xảy đến với ba tờ giấy của anh. Hai chị đàn bà đếm lại tất cả những tờ giấy thâu được để đem đi thiêu hủy và ghi con số này vào sổ lưu trữ. Sologdin chú ý nhìn kỹ để biết chắc rằng không có một nhân viên nào khác của phòng này xem kỹ những tờ giấy bỏ đi ấy. Cũng không có ai cần đến gần hai chị đàn bà cầm tập giấy này. Hai sĩ quan an ninh Shikin, Myshkin, với việc thiêu hủy tất cả những giấy tờ trong phòng Đồ hình, đã tỏ ra cẩn thận nhưng không khôn ngoan. Ít nhất, sự kiểm soát này cũng chưa hoàn toàn hữu hiệu. Đã quá tin tưởng ở sự lương thiện của người đời. Họ không ngờ rằng có những người sáng tạo nhiều khi muốn đốt đi những sáng tạo của mình. Nếu Shikin và Myshkin thật khôn ngoan lập một ban kiểm soát lại từng tờ giấy, xem có mẫu hình nào có giá trị bị đưa đi thủ tiêu hay không, Sologdin sẽ gặp rắc rối nhiều. Sau cùng, hai chị đàn bà cuộn những tờ giấy lại thành nhiều cuộn và mượn bao quẹt
- của một người hút thuốc lá, đi ra khỏi phòng. Sologdin cầm cây viết vạch những vòng tròn đều nhau trên mặt giấy nhưng tâm trí anh theo dõi bước đi của hai chị đàn bà, đếm từng giây đồng hồ: họ đang đi trên thang, họ xuống tới cửa sau, họ đang bận áo lạnh trước khi ra sân… Và bây giờ họ đã ra tới sân… Sologdin ngồi sau bàn vẽ để không một ai trong phòng có thể nhìn thấy anh nhưng anh nhìn được xuống sân, nơi có chiếc thùng sắt lớn dùng làm lò đốt giấy tờ. Hai chị đàn bà bỏ những cuộn giấy vào thùng và lúi húi đánh diêm. Nhưng họ lúng túng mãi vẫn chưa đốt được tờ giấy nào, khi thì diêm tắt, khi thì diêm gãy, khi thì lửa bốc quá nhanh làm họ phải liệng cây diêm đi. Sau cùng, lão gác cửa Spiridon được gọi tới giúp. Sologdin thở ra một hơi dài khi thấy có ánh lửa và khói xanh bốc len từ miệng thùng sắt. Cũng vừa đúng lúc ấy có tin gọi xuống bằng điện thoại: Sologdin phải lên trình diện ngay ở Phòng Viện trưởng Yakanov.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn