intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng huyết áp khi mang thai

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. THA gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, trong đó tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng huyết áp khi mang thai

  1. Tăng huyết áp khi mang thai Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. THA gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, trong đó tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất. Thế nào là tăng huyết áp khi mang thai? Một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Tăng huyết áp có thể
  2. có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật (TSG). Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ để phòng tăng huyết áp.Ảnh: B.P Những dấu hiệu của bệnh
  3. TSG rất nguy hiểm cho thai phụ. Nếu HA không được kiểm soát có thể đưa đến cơn sản giật – cơn co giật: ban đầu có thể là nhức đầu, sau đó cơn co giật cả người trong vài giây đến vài phút. Bệnh nhân lơ mơ trong cơn co giật rồi tỉnh lại một cách chậm chạp. Cơn co giật có thể xảy ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu HA vẫn tăng cao. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nặng là: nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, tri giác thay đổi. Ai dễ mắc bệnh? TSG thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi có con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ. Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng sau khi sinh, HA sẽ giảm dần tới ổn định. Tuy nhiên, nếu có các biến chứng (tai biến mạch máu não, tổn thương các cơ quan nội tạng mà thường nhất là gan, mật) thì chắc chắn sẽ có di chứng, tùy theo mức độ tổn thương. Dự phòng tiền sản giật
  4. Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều. Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2