intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo dung dịch dinh dưỡng để trồng rau cải xanh (Brassica juncea), đánh giá sinh trưởng và năng suất cây rau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là tạo dung dịch dinh dưỡng để trồng rau cải xanh và đánh giá sinh trưởng, năng suất của cây rau cải xanh. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 thí nghiệm: (1) Pha chế dung dịch dinh dưỡng: pha trộn các chất vô cơ theo 2 bình A và B. (2) Trồng rau cải xanh và đánh giá sinh trưởng của cây rau: dùng dung dịch dinh dưỡng từ thí nghiệm 1 để trồng rau theo 6 nghiệm thức: từ nghiệm thức NT0 (đối chứng). Trong đó NT0 sử dụng nền phân bón theo khuyến nghị của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh và NT1 đến NT5 tương ứng với các nồng độ dinh dưỡng là: 1.100, 1.200, 1.300, 1.400 và 1.500 ppm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo dung dịch dinh dưỡng để trồng rau cải xanh (Brassica juncea), đánh giá sinh trưởng và năng suất cây rau

  1. TẠO DUNG DỊCH DINH DƯỠNG ĐỂ TRỒNG RAU CẢI XANH (Brassica juncea), ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY RAU Đặng Trung Thành1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: thanhdt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tạo dung dịch dinh dưỡng để trồng rau cải xanh và đánh giá sinh trưởng, năng suất của cây rau cải xanh. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 thí nghiệm: (1) Pha chế dung dịch dinh dưỡng: pha trộn các chất vô cơ theo 2 bình A và B. (2) Trồng rau cải xanh và đánh giá sinh trưởng của cây rau: dùng dung dịch dinh dưỡng từ thí nghiệm 1 để trồng rau theo 6 nghiệm thức: từ nghiệm thức NT0 (đối chứng). Trong đó NT0 sử dụng nền phân bón theo khuyến nghị của Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh và NT1 đến NT5 tương ứng với các nồng độ dinh dưỡng là: 1.100, 1.200, 1.300, 1.400 và 1.500 ppm. Kết quả cho thấy ở NT3 tương ứng với nồng độ dinh dưỡng 1.300 ppm cho năng suất cây rau cải xanh cao nhất là 20,70 tấn/ha/vụ và năng suất thấp nhất có ở NT0 là 19,12 tấn/ha/vụ. Kết quả của nghiên cứu có khả năng phát triển với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở đô thị bị hạn chế bởi quỹ đất và có khả năng ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất tích hợp phương pháp tưới với phân bón dạng dung dịch. Từ khóa: dung dịch, dinh dưỡng, năng suất, phân bón, rau cải xanh. 1. GIỚI THIỆU Rau xanh là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân ở nông thôn đến thành thị. Mặc dù lượng đạm và chất béo trong cây rau không nhiều, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể các muối khoáng có tính kiềm, axit hữu cơ, chất xơ và các vitamin có vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sự sống và phát triển của cơ thể con người (Phạm Thị Thúy, 2013). Trồng trọt là phương thực sản xuất cung cấp trực tiếp các sản phẩm cho nhu cầu đời sống con người. Phương pháp trồng trọt thổ canh đã xuất hiện từ lâu đời và để bổ sung khoáng chất cho cây rau người nông dân thường sử dụng phân bón đa lượng N.P.K dạng hạt, tuy nhiên theo nguyên lý khoa học thì chỉ phân NPK là không đáp ứng được nhu cầu các nguyên tố trung lượng và vi lượng của cây trồng. Để cây phát triển tốt cần đủ các nguyên tố như: cacbon (C), oxi (O), hydro (H), nitơ (N), photpho (P), kali (K) và các nguyên tố hóa học khác (Phạm Thị Thúy, 2013 và Võ Thị Bạch Mai, 2003). Phương pháp trồng trọt thủy canh là một bước tiến của khoa học và kỹ thuật. Trồng trọt thủy canh xuất hiện vào khoảng năm 1860 (Hoagland and Arnon, 1950). Thủy canh có nhiều ưu điểm so với trồng trọt truyền thống trên đất nhờ việc sử dụng các giá thể thay cho đất trồng và cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các cây trồng tránh được sự phát triển của các loại cỏ dại, côn trùng và các vi sinh vật gây bệnh lây nhiễm từ đất. Tùy thuộc theo từng loại hình thủy canh mà toàn bộ hoặc một phần của bộ rễ cây được nuôi ngập trong dung dịch dinh dưỡng (Nguyễn Xuân Nguyên, 2009). Hiện nay, ở Việt Nam đang dần dần áp dụng những thành tựu của kỹ thuật thủy canh trên thế giới vào sản xuất nông nghiệp (Đặng Thị Kim Dung, 2013). Trồng trọt thủy canh phát triển mạnh nhờ khả năng linh hoạt, có khả năng triển khai thực hiện ở những vùng đất đai cằn cỗi không có khả năng sản 131
  2. xuất tự nhiên như hải đảo, núi đá vùng xa hẻo lánh và đặc biệt là ở khu vực đô thị, các hộ gia đình có thể sử dụng không gian trên sân thượng, ban công để trồng trọt. Trồng rau thủy canh canh có khả năng giải quyết tốt nhu cầu về trồng rau sạch tại các hộ gia đình đặc biệt là ở đô thị nên được người dân chú ý đến nhiều hơn. Kỹ thuật thủy canh còn có nhiều lợi ích khác là làm tăng năng suất cây trồng, tiết giảm thời gian canh tác và cây trồng ít bị sâu bệnh hại. Cải xanh (hình 1b) hay cải bẹ xanh, cải cay, cải canh, giới tử (danh pháp hai phần: Brassica juncea) là loài thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Cây còn có các tên gọi khác trong tiếng Anh là green mustard, brown mustard, oriental mustard hay vegetable mustard (Bách khoa toàn thư mở (2022). Cải bẹ xanh có nguồn gốc xuất xứ ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới châu Á và có nhiều ở vùng Trung Á, ở Việt Nam cây cải bẹ xanh được trồng khắp cả nước, về mùa vụ có thể trồng rau cải xanh quanh năm trừ những tháng nóng và mưa nhiều (Đặng Thị Kim Dung, 2013). Các giống cải bẹ xanh có hệ rễ cạn, mỗi cây rau có nhiều lá và diện tích mặt là lớn, vì vậy cần ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao để cây sinh trưởng. Độ ẩm đất thích hợp từ 80 – 85%, độ ẩm không khí thích hợp từ 80 – 90% thuận lợi cho sự sinh trưởng thân, lá. Cây cải xanh có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng cây thích hợp gieo trồng trên đất màu mỡ, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, độ pH từ 5,5 - 7,0 (Phạm Thị Thúy, 2013). Cây cải xanh thích hợp với khí hậu ôn hòa, mát lạnh. Hầu hết các giống cây rau cải xanh đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18 – 22 oC. Các giống cây rau cải xanh thích hợp với ánh sáng tán xạ ở cường độ vừa phải, cây rau cải xanh có khả năng chịu bóng râm hơn các loại cây rau ăn quả. Ánh sáng mạnh cùng với nhiệt độ của không khí cao sẽ làm cho cây rau cải xanh kém phát triển, có thể làm giảm năng suất và giảm chất lượng (Phạm Thị Thúy, 2013). Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của rau xanh với cơ thể sống sinh vật và con người. Nhằm tích hợp những ưu điểm của phương pháp trồng trọt thổ canh với thủy canh, phát huy khả năng tự động hóa trong sản xuất, đặc biệt là công đoạn bón phân và kiểm soát nhu cầu về dưỡng chất của cây rau, nghiên cứu: “Tạo dung dịch dinh dưỡng để trồng rau cải xanh (Brassica juncea) và đánh giá sinh trưởng, năng suất cây rau” được tiến hành thực hiện. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu, dụng cụ - Hóa chất được sử dụng để pha chế dung dịch dinh dưỡng: các chất vô cơ được sử dụng để pha 1 lít dung dịch dinh dưỡng cốt (Chai A) và 1 lít dung dịch dinh dưỡng cốt (Chai B) được trình bày trong (Bảng 1). - Dụng cụ dùng pha chế dung dịch dinh dưỡng: 2 bình đựng nước loại 1,5 lít, 2 lít nước cất, cân tiểu ly, 2 cốc thủy tinh 200 ml, đũa thủy tinh, muỗng thủy tinh, phễu thủy tinh, bút đo pH nước, bút đo tổng chất rắn hòa tan (TDS). - Dụng cụ và vật liệu trồng rau: khay ươm cây con, cuốc, xẻng trộn đất, ống nước và hệ thống tưới nước nhỏ giọt, thước dây, chậu (dọ) nhựa trồng rau, trấu đốt, xơ dừa. - Hạt giống rau cải xanh: của Công ty Trang Nông, được đóng gói trong túi kín trọng lượng tịnh 20 gram, còn thời hạn sử dụng (Hình 1a). 132
  3. (a) (b) Hình 1. Hạt giống rau cải bẹ xanh (a) và cây rau cải bẹ xanh trưởng thành (b) Các dụng cụ, hóa chất sử dụng để pha chế dung dịch dinh dưỡng và trồng rau ở trên dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật tư, hóa chất nông nghiệp trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một. - Địa điểm nghiên cứu: dung dịch dinh dưỡng được pha tại phòng Thí nghiệm Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Thủ Dầu Một. Rau được trồng tại cơ sở rau sạch Nguyễn Năm, đường ĐX.22, phưởng Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một. - Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thí nghiệm I: Pha chế dung dịch dinh dưỡng Việc pha chế dung dịch dinh dưỡng từ các chất vô cơ được thực hiện pha chế thành 2 chai dung dịch dinh dưỡng cốt (đậm đặc): chai A và chai B tham khảo phương pháp của các tác giả (Phạm Thị Thúy, 2013 và Lê Phương Vy, 2017). - Pha chế dung dịch dinh dưỡng chai A: cân hóa chất 95,5 gram Ca(NO 3)2 cho hóa chất vào cốc thủy tinh 200 ml, đổ 100 ml nước vào cốc rồi dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ cho hóa chất hòa tan với nước, rồi rót dung dịch trên vào chai nhựa và bổ sung thêm nước cất để được 1 lít, đánh dấu chai A (Hình 3a). - Pha chế dung dịch dinh dưỡng chai B: cân lần lượt 9 chất vô cơ còn lại theo thứ tự như ở Bảng 1 và cho các hóa chất vào cốc thủy tinh 200 ml, đổ 100 ml nước vào cốc rồi dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ cho hóa chất hòa tan với nước, rồi rót dung dịch trên vào chai nhựa và bổ sung thêm nước cất để được 1 lít, đánh dấu chai B (Hình 3b). Bảng 1. Các chất vô cơ và tỷ lệ được sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng TT Tên chất Công thức hóa học Tỷ lệ chất vô cơ (gram) Tỷ lệ nước (lít) Chai A 1 Calcium nitrate Ca(NO3)2 95,5 1,0 Chai B 133
  4. 2 Potassium nitrate KNO3 9,2 3 Mono potassium phosphate KH2PO4 27,1 4 Magnesium sulfate MgSO4 30,5 5 Zinc sulfate ZnSO4 0,015 6 Cooper sulfate CuSO4 0,01 1,0 7 Ferric Sulphatet FeSO4 0,65 8 Axit boric H3BO3 0,02 9 Kali Sunphat K2SO4 42,3 10 Disodium ethylendiamin tetracetate Na-EDTA 0,86 2.2.2 Thí nghiệm II: Trồng rau cải xanh Cây rau cải xanh được trồng trong chậu nhựa với giá thể là xơ dừa và tro đốt từ vỏ trấu. Có 18 chậu nhựa cho 6 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được thực hiện lặp lại 3 lần, cụ thể: - NT0 (đối chứng): sử dụng công thức bón phân N.P.K dạng hạt ở tỷ lệ 55 kg N, 75 kg P và 60 kg K theo khuyến nghị của Trung tâm Khuyến nông TP.HCM năm 2009; - NT1 ở tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng 1.100 ppm; - NT2 ở tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng 1.200 ppm; - NT3 ở tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng 1.300 ppm; - NT4 ở tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng 1.400 ppm; - NT5 ở tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng 1.500 ppm. Cách trồng: ngâm hạt rau ở nhiệt độ từ 40-45℃ trong thời gian từ 3-4 giờ. Sau đó rửa sạch hạt rau và ủ qua 1 đêm. Đem hạt đã ngâm gieo vào khay ươm, sau khi gieo xong lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun sương nhẹ (Hình 2). Hình 2. Ươm hạt giống rau cải xanh Chăm sóc: tưới nước theo hệ thống nhỏ giọt trực tiếp vào gốc cây rau. Bổ sung dung dịch dinh dưỡng lần 1 sau khi trồng khoảng 7 ngày sau đó tiếp tục bổ sung dinh dưỡng vào tưới nước vào các ngày 134
  5. 14, 21 và 28 ngày sau trồng. Ngưng bổ sung dinh dưỡng vào nước tưới 7 ngày trước khi thu hoạch. Nhổ cỏ tạp và theo dõi sâu hại cho cây. 2.2.3 Đo đạc sinh trưởng cây rau Theo dõi sinh trưởng rau cải xanh, chiều cao cây và số lá của cây rau được đo bốn lần trong một chu kỳ cây trồng ở 14, 21, 28 và 35 ngày sau trồng (NST). Trong đó: chiều cao cây rau được tính từ phần cây trên mặt đất tính đến đầu mút lá dài nhất, chiều dài lá là tính từ phần cuống lá giáp thân cây đến đầu mút lá, chiều rộng lá là phần rộng nhất theo bề ngang của lá. Các chỉ tiêu đo đạc được trình bày trong Bảng 2. Năng suất rau cuối vụ được thu hoạch bằng cách nhổ cả cây, trọng lượng ăn được là phần thân và lá sau khi loại bỏ phần gốc và rễ (từ nách lá đầu tiên của cây trở xuống). Thu hoạch rau vào lúc chiều mát khoảng 16h00’- 18’h00’. Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excell và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS Statistics v.22. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Dung dịch dinh dưỡng để trồng rau Dung dịch dinh dưỡng cốt thu được gồm 2 chai A và B. Độ pH dung dịch dinh dưỡng cốt được pha là 5,8 (Hình 3). Khi trồng rau sử dụng dung dịch cốt trên và tiến hành pha loãng theo tỷ lệ 1/100 với nước sách để tưới định kỳ cho cây rau. Cụ thể, để có được 10 lít dung dịch dinh dưỡng cho trồng rau, bằng cách cho 10 lít nước vào xô, đổ 100 ml dung dịch A vào xô và khuấy đều, sau đó đổ tiếp 100 ml dung dịch B vào xô đó và tiếp tục khuấy cho 2 loại tan đều trong nước. (a) (b) Hình 3. Dung dịch dinh dưỡng cốt chai A (a) và chai B (b). 135
  6. Muốn tăng nồng độ dinh dưỡng trong dung dịch (ppm) dùng để tưới rau bằng cách sẽ bổ sung thêm dung dịch đậm đặc. Nếu muốn hạ nồng độ dinh dưỡng thì bổ sung nước sau đó sẽ kiểm tra lại nồng độ của dung dịch bằng bút đo TDS (ppm) và đo độ pH theo mong muốn. 3.2. Sinh trưởng của cây rau cải bẹ xanh Số liệu ở Bảng 2 cho thấy các đặc điểm sinh trưởng của cây rau ở các NT1, 2, 3, 4 và 5 đều cao hơn so với NT0 (đối chứng), có thể nói dung dịch dinh dưỡng và phương pháp sử dụng hòa tan vào nước tưới đã cho cây rau cải xanh sinh trưởng tốt. Đặc biệt là tại NT3, đa số các chỉ tiêu theo dõi cho thấy cây rau có sinh trưởng vượt trội hơn các nghiệm thức khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,05, tương đồng kết quả nghiên cứu của (Đặng Thị Kim Dung, 2013). Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng cây rau cải bẹ xanh theo các nghiệm thức NST Chỉ tiêu Đơn vị tính NT0 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 d b b a cd Chiều cao của cây cm 5,8±0,2 6,2±0,2 6,2±0,2 6,3±0,1 6,0±0,1 6,0±0,1cd Chiều dài của lá cm 4,9±0,2d 3,1±0,1c 3,2±0,2b 3,4±0,1a 3,1±0,1c 2,9±0,1d 14 Chiều rộng của lá cm 2,6±0,2d 2,6±0,1c 2,7±0,1b 2,8±0,1a 2,7±0,1b 2,5±0,1d Số lá lá 4a 4a 4a 4a 4a 4a Chiều cao của cây cm 12,0±0,1c 13,2±0,2b 13,4±0,2b 14,8±0,2a 13,3±0,2b 13,1±0,1c Chiều dài của lá cm 11,1±0,1c 11,2±0,1b 11,3±0,1b 11,6±0,1a 11,2±0,1b 11,0±0,2c 21 Chiều rộng của lá cm 4,3±0,1c 4,6±0,1b 4,7±0,1b 4,9±0,1a 4,6±0,1b 4,3±0,1c Số lá lá 6b 6b 6b 7a 6b 6b Chiều cao của cây cm 19,8±0,1c 19,3±0,2b 19,4±0,1b 20,2±0,2a 19,3±0,cb 18,9±0,1c Chiều dài của lá cm 18,0±0,1c 18,2±0,2c 18,4±0,1b 18,8±0,1a 18,3±0,1bc 18,1±0,1c 28 Chiều rộng của lá cm 6,2±0,1d 6,5±0,1c 6,7±0,2b 6,8±0,1a 6,5±0,1c 6,3±0,1d Số lá lá 8a 8a 8a 8a 8a 8a Chiều cao của cây cm 27,1±0,2d 28,1±0,2c 28,1±0,2b 30,8±0,2a 28,0±0,1b 28,2±0,1d Chiều dài của lá cm 25,1±0,2d 26,0±0,2c 26,2±0,2b 27,9±0,2a 26,1±0,1c 26,2±0,2d 35 Chiều rộng của lá cm 9,0±0,2d 9,3±0,2c 9,6±0,2b 9,8±0,2a 9,6±0,2b 9,1±0,2d Số lá lá 10b 11b 11b 12a 11b 11b Ghi chú: NT1: đối chứng, NT2: 1.200 ppm, NT3: 1.300 ppm, NT4: 1.400 ppm, NT5: 1.500 ppm và NT6: 1.600 ppm. Các chữ cái a, b, c, d sau các số liệu thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị đo ở cùng một hàng với p = 0,05. 3.3. Năng suất và trọng lượng của cây rau cải xanh Năng suất, trọng lượng và trọng lượng phần ăn được của cây rau cải xanh theo các nghiệm thức được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Năng suất và trọng lượng phần ăn được của cây rau theo các nghiệm thức NST Chỉ tiêu NT0 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 40 Trọng lượng cây (g/cây) 20,20±1,7d 20,47±1,6b 20,68±1,6b 20,80±1,6a 20,68b 20,50±1,6c 136
  7. Trọng lượng ăn được 16,16±1,7d 16,58±1,6b 16,88±1,6b 17,06±1,6a 16,77b 16,40±1,6c (g/cây) Tỷ lệ ăn được (%) 80,00±3,4b 81,00±3,5b 81,62±3,4a 82,02±3,3a 81,09±3,3a 80,00±3,4a Năng suất (tấn/ha) 19,12±1,8d 20,47±1,7b 20,68±1,6b 20,70±1,5a 20,68±1,7b 20,50±1,7c Số liệu ở Bảng 3 và Hình 4a cho thấy, năng suất cây rau (tấn/ha) tăng dần từ NT0 đến NT3 và sau đó có xu hướng giảm dần ở NT4 và NT5. Như vậy, ở nồng độ 1.300 ppm phù hợp với sinh trưởng cây rau, đồng thời cho năng suất cây rau thu được cao nhất có ý nghĩa thống kê. (a) (b) Hình 4. Năng suất (a) và trọng lượng phần ăn được của cây rau cải xanh (b) ở các nghiệm thức Tương ứng với năng suất, trọng lượng cây và trọng lượng phần ăn được của cây rau (g/cây) cũng tăng dần từ NT0 đến NT3 và sau đó có xu hướng giảm dần ở NT4 và NT5. Trọng lượng ăn được của cây rau đạt cao nhất ở NT3 là 17,06 g/cây và có ý nghĩa thống kê (Bảng 3, Hình 4b). 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã chứng minh dung dịch dinh dưỡng ở các nồng độ khác nhau khi hòa tan cùng nước tưới cho cây rau cải xanh sinh trưởng tốt và năng suất cao hơn so với phương pháp trồng rau truyền thống và bón phân N.P.K dạng hạt. Ở NT3 tương ứng với nồng độ dinh dưỡng 1.300 ppm cây rau sinh trưởng tốt nhất và năng suất thu được của cây rau cao nhất là 20,70 tấn/ha/vụ, có ý nghĩa thống kê với p = 0,05. Việc sử dụng dung dịch dinh dưỡng hòa tan vào trong nước kết hợp với hệ thống tưới tự động trong nghiên cứu giúp cây trồng dễ thấp thu dinh dưỡng, tiết kiệm được nước, phân bón và nhân công. Hạn chế của nghiên cứu là chưa tiến hành phân tích tồn dư dinh dưỡng trong đất sau trồng và thành phần dinh dưỡng của cây rau. Qua nghiên cứu này, các hướng phát triển tiếp theo: áp dụng cho nhiều đối cây trồng khác nhau, đồng thời đánh giá tồn dư dinh dưỡng trong đất sau trồng, dư lượng kim loại trong sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoagland D.R. and Arnon D.I. (1950). The water culture method for growing plants without soil. Berkeley: College of Agriculture, University of California Circular 347: 34. 2. Nguyễn Xuân Nguyên (2004). Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 3. Võ Thị Bạch Mai (2003). Thủy canh cây trồng. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 126 trang. 4. Phạm Thị Thúy (2013). Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩnh. Khóa luận tốt nghiệp khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Lê Phương Vy (2017). Nghiên cứu loại và lượng dinh dưỡng thủy canh cây kiểng lá. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên (TSV2017-70), Đại học Cần Thơ. 6. Bách khoa toàn thư mở (2022). Cải bẹ xanh, (truy cập ngày 02 tháng 5 năm 2024) https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_b%E1%BA%B9_xanh 137
  8. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 VÀ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Trung Thành1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: thanhdt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Với mục tiêu cập nhật, điều chỉnh bổ sung những nhu cầu sử dụng đất phát sinh mới đồng thời đề xuất hủy bỏ các công trình, dự án không có tính khả thi cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030, nghiên cứu được tiến hành thực hiện trên cơ sở: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Cần Giờ năm 2023 và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Bằng phương pháp tổng hợp thống kê, đánh giá chỉ tiêu đất đai, kinh tế - xã hội và môi trường đã đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đai đến năm 2030 như sau: Tổng diện tích tự nhiên là 71.021,58 ha, tăng 576,24 ha so với năm 2023 ha do phát triển dự án lấn biển Cần Giờ, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo các nhóm chính gồm: (i) Đất nông nghiệp: 45.582,07 ha, tăng 812,20 ha so với quy hoạch được duyệt, (ii) Đất phi nông nghiệp: 25.130,51 ha, giảm 1.112,69 ha và (iii) Đất chưa sử dụng là 309,00 ha, tăng 300,49 ha so với quy hoạch được duyệt. Kết quả của nghiên cứu giúp huyện có cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thực hiện công tác quản lý sử dụng đất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao hiệu quả thực tiễn. Từ khóa: huyện Cần Giờ, Quy hoạch, sử dụng đất. 1. GIỚI THIỆU Huyện Cần Giờ có vị trí ven biển và nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trung tâm huyện lỵ cách khu vực trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Cần Giờ là cửa ngõ hướng ra biển kết nối theo đường thủy đi Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và cũng là trục phát triển không gian của thành phố TP.HCM về hướng biển. Về mặt môi trường, rừng Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của Thế giới. Theo quy định hiện hành của Luật Đất đai năm 2013, công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là một trong mười lăm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2013). Thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng UBND các huyện triển khai công tác lập và điều chỉnh QHSDĐ đất của các kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) nhằm mục tiêu bố trí sử dụng đất, đảm bảo sự hài hòa, hợp lý (UBND TP.HCM, 2020); góp phần phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội (KT-XH). QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 của huyện Cần Giờ và KHSDĐ đất năm đầu của QHSDĐ huyện Cần Giờ được Ủy ban nhân dân TP.HCM duyệt theo Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 07/8/2023, đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện (UBND TP.HCM, 2023). Do QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 của huyện Cần Giờ được lập trên số liệu hiện trạng đầu vào là năm 2020 nên đến nay hiện trạng đã có nhiều thay đổi, đồng thời theo quy định của Luật Đất đai, công tác điều chỉnh QHSDĐ được thực hiện trong mỗi kỳ 5 năm, nhằm điều chỉnh, bổ sung các nhu cầu sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế và những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội. Xuất 138
  9. phát từ yêu cầu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp những cơ sở cho công tác điều chỉnh QHSDĐ của huyện giai đoạn 2026-2030. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng, ban và từ 7 xã – thị trấn về các thông tin điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KT-XH có tác động đến nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất trong thời gian 10 năm vừa qua và hiện trạng sử dụng đất của năm 2020. Các thông tin được tổng hợp gồm: số công trình, dự án đã thực hiện từ năm 2021 đến nay, các dự án không có khả năng thực hiện trong giai đoạn 2026-2030 và các dự án mới cần bổ sung trong giai đoạn 2026-2030. - Khảo sát thực địa các khu vực sản xuất nông nghiệp, ranh giới bảo vệ rừng đặc dụng Cần Giờ, thu thập số liệu từ ngành tài nguyên và nông nghiệp về: các nhóm đất, loại đất, các nguồn tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu. - Làm việc, thảo luận với những người chịu trách nhiệm quản lý và nhân viên phụ trách chuyên môn ngành TN&MT về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sử dụng đất, nguồn vốn và các hạng mục được ưu tiên đầu tư đến năm 2030. Tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực liên quan như quản lý đô thị, vai trò của Cần Giờ trong quy hoạch chung xây dựng và định hướng phát triển thành phố. - Tổng hợp, thống kê, phân tích xử lý kết quả thu thập thông tin tài liệu, số liệu kiểm kê, thống kê đất đai qua các năm: 2010 và 2023 bằng phần mềm Excel. - Dự tính, chu chuyển, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất trên cơ sở các định hướng phân bổ sử dụng đất của TP.HCM, nhu cầu sử dụng đất của các ngành cấp huyện theo danh mục các dự án được duyệt trước đây không có tính khả thi và các dự án phát sinh cần bổ sung trong giai đoạn 2026-2030. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KT-XH có tác động đến quy hoạch sử dụng huyện Cần Giờ 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, các nguồn tài nguyên Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam TP.HCM, cách trung tâm thành phố 50 km đường bộ, diện tích tự nhiên (DTTN) của huyện là 70.445,34 ha, gồm thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Lý Nhơn. Cần Giờ nổi tiếng bởi khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, ngày 21/01/2000 được Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của Thế giới. Đồng thời, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là "lá phổi" và "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các tỉnh, thành phố công nghiệp từ thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Ðông (Bách khoa toàn thư mở, 2024). - Địa hình: Do tác động về dòng chảy của các dòng sông lớn trên địa bàn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thủy triều Biển Đông đã hình thành nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo tài liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, độ cao bình quân của địa bàn Cần Giờ là 0,6 - 0,7m, chi tiết được chia thành 06 dạng: (i) Không ngập: có cao trình từ 2 đến 10m, phân bố ở Giồng Chùa, xã Thạnh An diện tích khoảng 50ha, chiếm 0,07% DTTN, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập triều; (ii) Ngập triều theo chu kỳ tháng (22,93%); (iii) Ngập triều theo chu kỳ năm (21,30%), (iv) Ngập triều theo chu kỳ nhiều năm (13,63%); (v) Ngập triều theo chu kỳ ngày: chỉ chiếm 8,52%; và (vi) Dạng bãi bồi ven 139
  10. sông và cửa sông chiếm 7,38% chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao. Đây là đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển các loại hình canh tác và phát triển lấn biển. - Địa chất công trình: có các trầm tích tuổi Holocene và Pleistocene phân bố khá rộng rãi và hầu như phủ kín cả huyện. Theo bản đồ phân vùng địa kỹ thuật của TP.HCM cho huyện Cần Giờ (Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì) đặc điểm phân vùng địa kỹ thuật cho từng khu vực giúp định hướng trong quy hoạch xây dựng, quy mô chiều sâu tầng khảo sát để có các giải pháp nền móng thích hợp cho xây dựng hạ tầng. + Khu vực có kiến tạo nền đất phù sa cổ (xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn), chủ yếu phân bố ở khu vực có nền đất cao trên 2m; thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha trộn lẩn 1 ít lẫn tạp bởi chất hữu cơ, màu của đất thường là vàng hoặc nâu đỏ. Khả năng chịu tải của nền địa chất khá tốt, lớn hơn 1,5kg/cm2, mực nước ngầm không áp nông, độ sâu từ 1,0m đến trên 5,0m tính từ mặt đất xuống; + Khu vực có kiến tạo nền đất phù sa mới (TT. Cần Thạnh, xã: Long Hòa, Tam Thôn Hiệp) chủ yếu nằm ở khu vực có nền đất thấp dưới 2,0m; thành phần cơ giới chủ yếu là sét, bùn pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, màu của đất thường là đen hoặc xám đen. Khả năng chịu tải của nền địa chất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, độ sâu cách mặt đất chỉ khoảng 0,5m. - Thủy triều: Toàn bộ hệ thống sông rạch ở địa bàn Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông, mỗi ngày xuất hiện 02 lần nước lên và nước xuống. Mực nước triều cao nhất trong năm thường xuất hiện từ tháng 10 đến 11 và thấp nhất vào tháng 5 đến 6. - Đặc điểm tài nguyên đất: Trên cơ sở lược khảo kết quả của các chương trình khảo sát thổ nhưỡng, huyện Cần Giờ có 07 nhóm đất chính; trong đó nhóm đất mặn - phèn chiếm diện tích chủ yếu là 62,40% DTTN, ở nhóm đất này có loại đất mặn - phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, bị ngập mặn thường xuyên với diện tích 38.705 ha, chiếm 54,96% DTTN, phân bố hầu hết các xã (trừ Bình Khánh). Đây là loại đất giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều. Cây đước phát triển tốt ở vùng đất này (UBND TP.HCM, 2014). - Đặc điểm tài nguyên rừng: Rừng ngập mặn ở Cần Giờ chiếm hơn 50% diện tích toàn huyện. Rừng ngập mặn ở đây có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Rừng ngập mặn ở có chức năng chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về phát triển du lịch sinh thái. Bảng 1. Bảng phân loại các loại đất Tên đất DT đất Tỷ lệ (%) so STT Theo hệ thống Theo hệ thống Ký hiệu (ha) với DTTN phân loại đất Việt Nam phân loại đất FAO/UNESCO 1 Đất cát biển Arenosols AR 680,0 0,96 2 Đất phù sa Fluvisols FL 480,0 0,68 3 Đất phèn Thionic Fluvisols FLt 4.380,0 6,22 4 Đất mặn phèn Thioni- Salic Fluvisols FLs-t 43.945,0 62,40 5 Đất than bùn Histosols HT 210,0 0,30 6 Đất bãi bồi Regosols, Arenosols RG,AR 1.390,0 1,97 7 Đá gốc Leptpsols LP 5,0 0,01 Nguồn: Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và Kế hoạch SDĐ 5 năm đầu (2011-2015) huyện Cần Giờ. Diện tích các loại đất trên không bao gồm đất thổ cư, chuyên dùng và sông rạch 140
  11. - Tài nguyên biển: Huyện Cần Giờ có bờ biển dài 23km, riêng từ mũi Đồng Tranh đến mũi Cần Giờ có chiều dài khoảng 13 km. Từ mũi Cần Giờ đến mũi Nghinh Phong của thành phố Vũng Tàu khoảng 10 km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái. Khi triều thấp từ bờ biển nhìn ra là một bãi triều rộng nhiều cây số, bãi Cần Giờ rộng trên 100 km2. Với tiềm năng và lợi thế trên huyện đã đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, phát triển dịch vụ thu hút khách du lịch, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 3.1.2. Kinh tế - xã hội - Tổng giá trị sản xuất (GTSX) năm 2022 đạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2021. Cơ cấu GTSX: (i) Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm tỷ trọng 35,3%; (ii) Công nghiệp-xây dựng: 23,2%; (iii) Dịch vụ: 41,5% (UBND TP.HCM, 2022). - Tổng dân số năm 2022 của huyện Cần Giờ là 77.157 người (Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2022), mật độ dân số của huyện là 110 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,7%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã và thị trấn Cần Thạnh. Dân số tập trung đông nhất ở xã Bình Khánh (do đây là xã tiếp giáp với khu vực nội ô của thành phố) và thấp nhất là xã đảo Thạnh An với hơn 5 ngàn dân. 3.2. Thực trạng sử dụng đất và đánh giá chung 3.2.1. Thực trạng và biến động sử dụng đất - Tổng DTTN theo thống kê đất đai 2023 là: 70.445,34 ha, tăng 23,76 ha so với năm 2010 do diện tích được bồi lắng thêm ở ven biển). Cơ cấu sử dụng đất: nhóm đất nông nghiệp là 47.733,60 ha (chiếm 67,76% DTTN), nhóm đất phi nông nghiệp là 21.785,81 ha (chiếm 30,93% DTTN) và nhóm đất chưa sử dụng là: 925,93 ha (chiếm 1,31% DTTN), chủ yếu là đất bãi bồi và núi đá tại xã đảo Thạnh An (UBND huyện Cần Giờ, 2023). - Biến động các nhóm đất chính huyện Cần Giờ trong 13 năm qua: đất nông nghiệp tăng do việc khai thác mặt nước chưa sử dụng, bãi bồi và một số diện tích mặt nước chuyên dùng (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) đưa vào nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân đất nông nghiệp tăng do việc khoanh định diện tích đất rừng, các diện tích đất trống trong ranh giới rừng kỳ kiểm kê 2010 tính vào nhóm đất phi nông nghiệp, nay được tính vào đất rừng. Bảng 2. So sánh biến động sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2023 2010 2023 Tăng, giảm TT Loại đất DT đất Tỷ lệ DT đất Tỷ lệ DT đất Tỷ lệ (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Diện tích đất tự nhiên 70.421,58 100 70.445,34 100 23,76 0 1 Nhóm đất nông nghiệp 44.324,47 62,94 47.733,60 67,76 3.409,13 7,69 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 24.830,29 35,26 21.785,81 30,93 -3.044,48 -12,26 3 Nhóm đất chưa sử dụng 1.266,82 1,8 925,93 1,31 -340,89 -26,91 Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, 2022), Thống kê đất đai 2023 huyện Cần Giờ (UBND huyện Cần Giờ, 2023) 3.2.2. Đánh giá chung * Lợi thế: 141
  12. - Huyện Cần Giờ có vị trí địa lý quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường, có thể giao lưu kinh tế với nhiều tỉnh, thành trong khu vực. Trong đó, mối liên hệ với khu công nghiệp - cảng biển Hiệp Phước là động lực để phát triển kinh tế biển và công nghiệp. - Cần Giờ có đường bờ biển dài 23km là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái biển, khả năng khai thác thuỷ sản biển rất lớn, có khả năng nuôi trồng thủy sản như: nuôi nghêu, sò, tôm sú và các loại hải sản khác. - Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi phát triển giao thông đường thủy. Sinh thái rừng ngập mặn phong phú, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. - Tiềm năng về các loại cây ăn quả đặc sản trên dải đất cát giồng là lợi thế để phát triển các giống cây bản địa như: xoài cát, nhãn da bò, nhãn xuồng. * Hạn chế: - Huyện nằm trong vùng chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu và trực tiếp những ảnh hưỡng của biển như: mưa, gió, bão, sóng, thủy triều. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, nền đất yếu do đó việc phát triển hệ thống các hạng mục cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn, chi phí xây dựng cao. - Tăng trưởng nhanh kinh tế sẽ gây những áp lực nhất định tới môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho phát triển (nhất là hạ tầng cơ sở) cần nguồn kinh phí lớn, song khả năng thực tế còn nhiều hạn chế, cần phải phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. 3.3. Đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 3.3.1. Dự báo và định hướng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặt du lịch, dịch vụ lên hàng đầu phát huy những lợi thế về biển, rừng, di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác, Lễ hội nghinh Ông,... thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng nông nghiệp áp dụng công nghệ cao; phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng và giá trị cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường; tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ theo hướng hiện đại. - Giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP từ 13-15%/năm. Trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản tăng 10%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 14%, thương mại - dịch vụ tăng 27%/năm. Dự kiến đến năm 2030, cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là: thương mại - dịch vụ chiếm 54-60%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24-25% và nông lâm nghiệp thủy sản 18-21% (UBND TP.HCM, 2014). - Về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng của huyện với nhiệm vụ là khẳng định chức năng, nhiệm vụ của huyện Cần Giờ đến năm 2025 (UBND TP.HCM, 2012). Bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới và lá phổi xanh của thành phố. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất. Điều chỉnh quy hoạch, chỉnh trang xây dựng các khu dân cư hiện hữu ổn định, hạn chế giải toả. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nghề và hoàn chỉnh cơ sở trường lớp đến xã đảo Thạnh An (UBND huyện Cần Giờ, 2008). 3.3.2. Đề xuất điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2030 Theo QHSDĐ đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của QHSDĐ năm 2021 được phê duyệt (theo Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 07/8/2023 của UBND TP.HCM), tổng số công trình, dự án sử dụng đất đăng ký thực hiện là 230 dự án. Kết quả đã thực hiện hoàn thành đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 được 30 công trình, dự án đạt tỷ lệ 13%. Trên cơ sở trao đổi nghiệp vụ với các phòng, ban ngành, các tổ chức sử dụng đất và đánh giá kế hoạch vốn đầu tư trung hạn trên địa bàn huyện Cần Giờ 142
  13. cùng với các dự báo tác động khác về KT-XH, đề xuất điều chỉnh số công trình, dự án sử dụng đất dự kiến sẽ thực hiện trong kỳ kế hoạch 2026-2030 còn 160 công trình, dự án, giảm 38 công trình, dự án so với QHSDĐ được duyệt năm 2023, bao gồm: đất thể thao: 10 công trình, đất y tế: 02 công trình, đất giao thông: 11 công trình, đất thủy lợi: 10 công trình, đất di tích: 01 công trình, đất quốc phòng 01 công trình và đất trụ sở cơ quan: 03 công trình, đồng thời bổ sung mới 02 dự án khu dân cư. Nguyên nhân, do trong quá trình rà soát lại các công trình, dự án cùng các ban, ngành chuyên môn và các chủ đầu tư, thì 38 công trình, dự án này không còn phù hợp và không có tính khả thi trong giai đoạn 2026-2030. Các mục đích sử dụng đất theo các nhóm đất chính có sự thay đổi do sự điều chỉnh trên như sau: Bảng 3. Đề xuất điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2030 Năm 2030 So sánh HT năm 2023 điều TT Loại đất QH đã duyệt năm 2023 Kiến nghị điều chỉnh chỉnh với DT đất Tỷ lệ DT đất Tỷ lệ DT đất Tỷ lệ QH được (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) duyệt Diện tích đất tự nhiên 70.445,34 100,0 71.021,58 100,0 71.021,58 100,0 0,0 1 Nhóm đất nông nghiệp 47.733,60 67,76 44.769,87 63,04 45.582,07 64,18 812,20 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 21.785,81 30,93 26.243,20 36,95 25.130,51 35,38 -1.112,69 3 Nhóm đất chưa sử dụng 925,93 1,31 8,51 0,01 309,00 0,44 300,49 Số liệu trong bảng 3 cho thấy: - Nhóm đất nông nghiệp đến năm 2030 tăng 812,20 ha so với QH được duyệt, nguyên nhân do trong những năm gần đây việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án, công trình đạt thấp so với quy hoạch được duyệt năm 2023. - Nhóm đất phi nông nghiệp giảm 1.112,69 ha so với QH được duyệt, do dự báo từ nay đến năm 2030 khả năng thực hiện một số dự án, công trình phi nông nghiệp vẫn còn khó khăn về nguồn vốn và ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khác về quy trình, thủ tục như: thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để triển khai các công trình, dự án chậm tiến độ (cụ thể giảm 38 công trình không có tính khả thi). - Nhóm đất chưa sử dụng tăng 300,49 ha so với QH được duyệt, nguyên nhân do dự báo khả năng khai thác đất chưa sử dụng từ nay đến năm 2030 cho các mục đích sử dụng trong nông nghiệp và phi nông nghiệp chỉ đạt khoảng 60% diện tích quỹ đất chưa sử dụng của huyện. 4. KẾT LUẬN Hiện trạng sử dụng đất năm 2023 và biến động sử dụng đất qua đợt kiểm kê 2010 và thống kê năm 2023 của huyện cho thấy: nhóm đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp tăng do việc khoanh định lại diện tích đất rừng, các diện tích đất trống trong ranh giới rừng kỳ kiểm kê 2010 tính vào nhóm đất phi nông nghiệp, nay được tính vào đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đề xuất điều chỉnh so với quy hoạch sử dụng đất được duyệt trước đây là: giảm 38 công trình dự án phi nông nghiệp do trong quá trình rà soát thấy các công trình này không có tính khả thi vì điều kiện nguồn vốn chưa xác định được do bối cảnh kinh tế khó khăn và tăng 2 dự án dân cư do nhà đầu tư tăng ký. Cụ thể các chỉ tiêu sử dụng đất: diện tích đất nông nghiệp tăng 812,20 ha, đất phi nông nghiệp giảm 1.112,69 ha và đất chưa sử dụng tăng 300,49 ha so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt năm 2023. 143
  14. Điều chỉnh QHSDĐ kịp thời cập nhật những biến động và phát sinh các nhu cầu về đất đai, là căn cứ để quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn tài nguyên đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH và môi trường huyện Cần Giờ, đóng góp cho chiến lược phát triển chung của TP.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2022). Niên giám thống kê 2020, 2021, 2022; 2. UBND TP.HCM (2020). Quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050; 3. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (2022). Kiểm kê đất đai năm 2019, thống kê đất đai năm 2020, 2021, 2022; 4. UBND TP.HCM (2023). Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 07/8/2023 phê duyệt QHSDĐ thời kỳ 2021- 2030 của huyện Cần Giờ và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của của QHSDĐ huyện Cần Giờ huyện Cần Giờ; 5. UBND TP.HCM (2014). Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 của UBND thành phố về xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Cần Giờ; 6. UBND TP.HCM (2022). Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của UBND thành phố về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Cần Giờ; 7. UBND TP.HCM (2012). Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15/9/2012 của UBND thành phố về duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ đến năm 2025; 8. UBND huyện Cần Giờ (2008). Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND huyện Cần Giờ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục đào tạo huyện Cần Giờ đến năm 2020; 9. UBND huyện Cần Giờ (2023). Thống kê đất đai năm 2023; 10. Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2013. Luật Đất đai năm 2013; 11. Bách khoa toàn thư mở (2024). Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày truy cập 17 tháng 4 năm 2024) www://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_dự_trữ_sinh_quyển_rừng_ngập_mặn_Cần_Giờ. 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0