intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viện Y học Mỹ vừa đề xuất những khuyến nghị chưa từng có trước đây để giúp trẻ có được thói quen dinh dưỡng và vận động ngay từ khi nhỏ, tránh những ảnh hưởng xấu về lâu dài do thừa cân. Chú ý khẩu phần ăn hằng ngày

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ

  1. Tạo thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ Viện Y học Mỹ vừa đề xuất những khuyến nghị chưa từng có trước đây để giúp trẻ có được thói quen dinh dưỡng và vận động ngay từ khi nhỏ, tránh những ảnh hưởng xấu về lâu dài do thừa cân. Chú ý khẩu phần ăn hằng ngày Với trẻ nhỏ, chúng chỉ uống sữa, uống đến no và khi đói trở lại. Nhưng với trẻ 2-3 tuổi, chúng khá nhạy với lượng khẩu phần mỗi bữa và nhiều bậc cha mẹ vô tình rèn cho trẻ thói quen ăn quá nhiều. “Nếu người lớn cho ăn một khẩu phần lớn hơn, trẻ sẽ ăn nhiều hơn”, ông Birch nói. “Đó là một cơ hội lớn để thấm nhuần những thói quen tốt ở thời điểm mà không có những cái cũ cần phải thay đổi”, ông LeAnn Birch, GĐ TT Nghiên cứu béo phì ở trẻ em, ĐH bang Pennsylvani, nhấn mạnh.
  2. Đứng đầu danh sách các thay đổi đề xuất là cần có những hướng dẫn tốt hơn để giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ biết rằng trẻ ở lứa tuổi chập chững nên ăn bao nhiêu khi chúng chuyển từ thực phẩm dành cho trẻ nhỏ sang thực phẩm dành cho trẻ lớn. Và phải đảm bảo trẻ mẫu giáo được hoạt động thể lực ít nhất là 15 phút mỗi giờ. Theo đó, các bác sĩ nhi khoa nên đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về việc cho trẻ sơ sinh ăn như thế nào. Và những hướng dẫn dinh dưỡng mang tính quốc gia cần đặc biệt chú ý tới trẻ mẫu giáo, bao gồm những thông tin về khẩu phần ăn nói chung hằng ngày nên là khoảng 1 thìa cho mỗi loại thực phẩm ở mỗi độ tuổi. Nhưng trên tất cả, một hướng dẫn toàn quốc cần nhắm tới trẻ 2 tuổi bởi các khảo sát cho thấy trẻ ăn quá ít hoa quả và rau xanh so với nhu cầu cơ thể. Nên vận động 15 phút mỗi giờ Tất nhiên, cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến việc liệu trẻ có ăn uống lành mạnh và hoạt động thể lực đều đặn không. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ
  3. người chăm sóc trẻ cũng rất lớn, khảo sát cho thấy ¾ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo dành ít nhất 1 nửa thời gian trong ngày ở những đơn vị chăm sóc trẻ. Do đó: - Các trường mẫu giáo cần chú trọng hoạt động thể lực ở trẻ, ít nhất là 15 phút mỗi giờ và tránh phạt trẻ bằng cách cấm vận động. - Hạn chế để mẫu giáo ngồi hay đứng lâu hơn 30 phút mỗi lần và hạn chế đặt trẻ trong võng, ghế giữ, cũi… khi trẻ đang thứ. - Các trường mẫu giáo cần chú trọng tới những gì liên quan tới phản ứng cho ăn như khẩu phần thực phẩm phù hợp với lứa tuổi, dạy trẻ cách tự phục vụ, người lớn ngồi và ăn cùng với trẻ các loại thức ăn giống nhau và cho phép trẻ dừng khi không muốn ăn nữa. - Trẻ sơ sinh được bú mẹ sẽ ít béo phì khi lớn hơn vì thế các bác sĩ, bệnh viện cần khuyến khích các bà mẹ cho con bú và hạn chế giới thiệu sữa công thức. - Phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra cân nặng vì qua đó có thể đánh giá được nguy cơ béo phì ở trẻ và có những cảnh báo sớm cũng như các
  4. bước phòng ngừa cần thiết với cha mẹ trẻ. Khoảng 10% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có cân nặng lớn hơn chiều cao của chúng. Những khuyến nghị của Viện Y học Hoa Kỳ vừa được đưa ra ngày thứ 5 này và chưa từng có trong chế độ ăn của trẻ nhỏ. Theo Reuters/Dân trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2