1. Đến sớm 10 phút Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tạo ưu thế trong buổi phỏng vấn
- Tạo ưu thế trong buổi phỏng vấn
1. Đến sớm 10 phút
Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều
quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút.
Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của
NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng
vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”.
và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này”.
Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng
ban đầu tốt đẹp này.
2. Ăn mặc chuyên nghiệp
Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu
rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường
chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có
“được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp
không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn
trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể
bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.
- 3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành
Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với
những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng
viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ
cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó:
chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào
công ty phỏng vấn.
4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn
Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của
ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì
máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ
tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi
tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên
nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là
một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác.
Thật đơn giản biết bao!
5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển
NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời
- gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không
biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể
trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”,
hay “Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”.
Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu
website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của
doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều
lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị
trí này.
6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD
làm được gì cho bạn
Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó
có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của
công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải
quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với
kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho
công ty.
- Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy
dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho
NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã
từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm
công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở
công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn
nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo
tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh
nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng
phù hợp với vị trí này”.
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả
lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết
vấn đề họ đang gặp phải.
7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn
David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill
Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David
Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ
vì họ đam mê những gì mình làm.
- Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự
đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người
có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh
vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời
sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay
không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm
huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta
không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng
viên này.
Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên
bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu
thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện
điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề
nghiệp này.
8. Gửi thư cảm ơn
Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho
thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một
thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc
- này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc
phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số
hàng trăm ứng viên khác.
Tôi hy vọng bạn thấy những chia sẻ này hữu dụng. Hàng tháng,
tôi sẽ rất vinh dự nếu tiếp tục được chia sẻ về những chủ đề khác
nữa. Hãy cho tôi biết bạn thích chủ đề gì, và hãy gửi câu hỏi cho
tôi qua email careeradvice@vietnamworks.com. Tôi rất mong
nhận được phản hồi của các bạn.