Tập bài giảng Đá cầu - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
lượt xem 2
download
Tập bài giảng "Đá cầu - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" trình bày các nội dung chính sau đây: Lý thuyết đá cầu; Kỹ thuật di chuyển; Kỹ thuật phát cầu; kỹ thuật tấn công; kỹ thuật phòng thủ; các chiến thuật cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Đá cầu - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG ĐÁ CẦU Shuttlecock (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Lê Đăng An Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao Mã học phần : QTT014 THANH HÓA, NĂM 2018 PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG 1
- 1. Mục tiêu và yêu cầu của học phần 1.1. Mục tiêu tổng quát * Nguồn gốc môn đá cầu. + Thông tin hoạt động Sơ lược lịch sử đá cầu Việt Nam 1.1. Nguồn gốc môn đá cầu: Đá cầu được hình thành và phát triển từ những trò chơi dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau mà mỗi địa phương, vùng dân cư trên đất nước Việt Nam có những hình thức, màu sắc đặc trưng riêng... Đá cầu có một quá trình phát triển theo lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Có thời kỳ phát triển rất rực rỡ, từ vua quan trong triều đến các tầng lớp nhân dân lao động, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược ... ở đâu môn đá cầu cũng được ưa chuộng. Tương truyền rằng năm Nhâm Tuất (722), Mai Hắc Đế lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, ông là người đã khuyến khích và tổ chức cho nghĩa quân thường xuyên tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu, nhằm rèn luyện sức khoẻ cho binh sĩ. Từ đó nhân dân quanh vùng Vạn An (Nay là Nam Đàn - Nghệ An) dần dần cũng tập luyện đá cầu, phong trào ngày càng phát triển. Trò chơi này thường được tổ chức trong những ngày lễ lớn mừng chiến thắng của dân tộc. Từ thế kỷ thứ VIII, ở vùng Vạn An, ngày xuân có tục lễ thi đấu đá cầu rất sôi nổi và hào hứng. Nó không những hấp dẫn đối với người chơi trong sân mà còn thu hút đông đảo nhiều người xem và cổ vũ bên ngoài. Trong cuốn tìm hiểu truyền thống thượng võ của dân tộc, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có ghi chép: "Không biết môn đá cầu nảy sinh từ bao giờ,chỉ biết rằng đến thời Lý, Trần môn này đã được thịnh hành lắm(1)".ở thời nhà Lý, đất nước thái bình, mùa màng gặt hái xong cũng là lúc cuộc vui chơi được tổ chức để mừng vụ mùa bội thu. Trong các cuộc vui này luôn có trò chơi đá cầu. Nhà Vua còn cho phép đá cầu biểu diễn ngay trước bệ rồng tại điện Thiên An trong kinh thành. Năm 1085 sau khi đánh tan quân xâm lược Nhà Tống, Nhà Lý đã tổ chức ngày hội thi đá cầu để mừng chiến thắng. 2
- Đời Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) đã quan tâm và tạo điều kiện cho trò chơi đá cầu phát triển như: "Bính Ngọ/ Thiện Phù Duệ Vũ/ năm thứ 7 [1126], (Tống Khâm Tông Tằng, Tĩnh Khang năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, mở hội đèn Quảng Chiếu bảy ngày đêm.. Tháng 2 ngày mồng 1, Vua ngự điện Thiên An, xem các vương hầu đá cầu"(1) Kế thừa đời nhà Lý trò chơi đá cầu tiếp tục được hoàn thiện và phát triển ở thời nhà Trần. ở thời kỳ này có Trương Hán Siêu nổi tiếng là người có tài đá cầu và rất được vua yêu, quan dân kính nể, ông có biệt danh là: "Thôn cầu cước". Đời vua Trần Anh Tông trị vì (1293 - 1314) có một vị quan tên là Trần Cụ giỏi đánh đàn, bắn cung và đá cầu, được vua quan tâm và nhân dân kính nể: "... Bây giờ có viên độc bạ là Trần Cụ tính khoan hậu, cẩn thận, thật thà, giỏi nghề đánh đàn, bắn nỏ và chơi đá cầu. Vua sai dạy Thái tử các nghề ấy... Cụ làm cầu thì cân nhắc các múi da cho mười hai múi cân nhau, duy ba múi ở miệng cầu là chỗ bỏ cái bong bóng lợn vào thì hơi mỏng và nhẹ để cân với sức nặng ở đầu bong bóng. Cho nên khi đá cầu, múi nào ở trên đến lúc rơi xuống đất lại nguyên như cũ, không bao giờ chuyển khác "(2) Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tham khảo trong dân gian ông đã viết ra một số lý thuyết của trò chơi đá cầu, có thể nói đây là tiền đề để những người chơi đá cầu sau này có thể tiếp thu, thừa kế và hoàn thiện cho môn đá cầu ngày nay. ở thời nhà Trần không những đã kế thừa và phát triển tốt trò chơi đá cầu từ thời nhà Lý mà còn quy định trong hệ thống GDTC cho tầng lớp quý tộc, cho binh sĩ trong quân đội. Họ phải thường xuyên tập luyện: cưỡi ngựa, bắn cung, đá cầu. Trong cuốn truyền thống thượng võ của dân tộc đã ghi nhận: "... Trong võ dân tộc có nhiều đòn đá, và từ thời xa xưa vì khi đá cầu người tậpphải sử dụng linh hoạt các thế trong cước pháp (đấu bằng chân ) để đá trúng vào mộ mục tiêu rất nhỏ như đá gối, đá vòng cầu (cung), đá cạnh bàn chân , đá hất , đá búng, đá móc, đá gót"(3). 3
- Đến thời nhà Lê trò chơi đá cầu đã đạt tới mức tài nghệ điêu luyện, có nhiều người chơi đá cầu giỏi. Trong dân gian đã lưu truyền lại câu chuyện rất thú vị như sau: Trong lễ mừng thọ của nhà Vua, có một sĩ phu xin Vua cho phép được đá cầu chúc thọ. Người đó xin đứng trước mạn thuyền rồng giữa dòng sông Nhị đá cầu( tâng cầu), đá được mỗi một quả cầu là mừng nhà Vua thêm một tuổi, sau khi nêu điều kiện, người sĩ phu đã làm cho mọi người lo ngại vì chỉ cần sơ sảy là phạm tội khi quân. Nhưng thật kỳ diệu người sĩ phu ấy đã ung dung đá và đếm từ 1 đến 98 mà quả cầu vẫn bay lên hạ xuống rất nhịp nhàng. Nhà Vua sung sướng hạ lệnh cho dừng lại và nói: "Thôi, Trẫm chỉ mong sống đến 98 tuổi là hạnh phúc lắm rồi ". Sau đó người sĩ phu xin nhà Vua cho phép đá tiếp và ông đã đá được 120 quả nữa. Người sĩ phu đó chính là Đinh Sửu, người Nam Sách - Hải Dương đỗ Thám hoa(1). Đến thời nhà Nguyễn trò chơi đá cầu vẫn được duy trì, những người chơi cầu giỏi thường là dân thành thị, thuộc tầng lớp khá giả. Trải qua nhiều thế kỷ trò chơi đá cầu vẫn được tồn tại, duy trì và phát triển rộng trên cả đất nước và nó cũng mang đăc thù của giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như theo từng phong tục, truyền thống của từng địa phương (miền Bắc - miền Trung - miền Nam), thời kỳ pháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, những trò chơi dân gian không có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham thích của các tầng lớp nhân dân nên trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân gian. Trong thời kỳ này những trò chơi dân gian bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại như: Đua xe đạp, bóng đá, quyền anh… Thời kỳ sau khi hoà bình được lập lại (Tháng 10-1954 đến trước 04-1975). Tuy được Đảng và nhà nước quan tâm tạo điều kiện, song thực tế dân tộc Việt Nam lại phải đối mặt với cuộc chiến tranh huỷ diệt của đế quốc Mỹ. Chính vì vậy mà hoạt động thể thao nói chung và đá cầu nói riêng vẫn chưa có điều kiện để phát 4
- triển, ở thời kỳ này trò chơi đá cầu tồn tại mang tính tự phát trong các trường học là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm 1970- 1974, một số giải đá cầu của học sinh các trường cấp II và cấp III khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận vẫn được tổ chức. Mặc dù nội dung và hình thức thi đấu còn đơn giản, song cũng thu hút được khá đông học sinhcác cấp tham gia tập luyện. Đồng thời cũng để lại hình ảnh đẹp đẽ về môn đá cầu trong mỗi người tham dự. Thời kỳ sau tháng 4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Lúc này phong trào TDTT được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để phát triển và hội nhập cùng khu vực cũng như trên thế giới. Trong xu thế đó, trò chơi đá cầu được khôi phục và phát triển. Dần dần, nó đã có vị trí xứng đáng trong hàng ngũ các môn thể thao dân tộc của Việt Nam. Đặc biệt từ tháng 08-1985 Tổng cục TDTT (Nay là UB TDTT) cho ban hành Luật đá cầu. Sau khi Luật đá cầu ra đời thì vị trí của trò chơi đá cầu đã bước sang một trang mới. Thời điểm quyết định nhất để chuyển đổi đó là: "... Giai đoạn quan trọng nhất để chuyển trò chơi đá cầu thành môn thể thao đá cầu năm 1986 đến nay, đã tổ chức thành công 8 giải đá cầu; 2 lần ban hành Luật đá cầu; nghiên cứu và sản xuất được quả cầu đúng tiêu chuẩn, đồng thời mở rộng giao lưu với nước ngoài"(1). Mục đích của môn học: - Rèn luyện cho - Thực hành chính xác các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung đã học, - Hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động chuyên môn của thể - Góp phần quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí và lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội. 1.2 Mục tiêu cụ thể - Kiến thức: + SV có kiến thức hiểu biết về lịch sử, nguồn gốc, luật thi đấu và + Nắm bắt được phương phương pháp tập luyện môn đá cầu. 5
- - Kỹ năng: + Cung cấp cho sinh viên kỹ năng, kiến thức, phù hợp với yêu cầu của học phần, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thể dục thể thao 2. Cấu trúc tổng quát học phần 2.1 Tín chỉ 1: Thực hành kỹ năng đấ cầu Danh mục tên bài giảng: Bài 1: lý thuyết Đá Cầu Bài 2: Kỹ thuật di chuyển Bài 3: Kỹ thuật phát cầu - Số tiết lên lớp của GV: 15 - Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 15 - Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 2.2 Tín chỉ 2: Thực hành kỹ năng đấ cầu Bài 1: Kỹ thuật tấn công Bài 2: Kỹ thuật phòng thủ Bài 3: Các chiến thuật cơ bản - Số tiết lên lớp của GV:15 - Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 15 - Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 6
- 3. Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ thực hành 3.1 Tín chỉ 1: Thực hành kỹ thuật Đá Cầu Bài 1: Lý thuyết Đá Cầu. ( 05 tiết GV lên lớp, 05 tiết SV tự học ) 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài Môn đá cầu là một môn thể thao dân tộc nằm trong hệ thống thi đấu các môn thể thao của quốc gia. Đây là một trong những nội dung được sử dụng để rèn luyện và GDTC cho Như vậy, từ chỗ chỉ là một trò chơi trong dân gian - rồi trở thành một môn thể thao dân tộc và từ đó cho đến nay môn đá cầu đã không ngừn - Giải Dân tộc nội trú toàn quốc. - Giải của Hội khoẻ Phù Đổng quốc gia - Giải Trẻ toàn quốc - Giải Vô địch quốc gia . - Giải Vô địch thế giới - Giải của Đại hội thể thao Đông Nam á (2003 tại Việt Nam). 3.1.1.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản I. Lịch sử phát triển Đá Cầu. Người ta cho rằng đá cầu phát triển từ môn thể thao Tsu Chu, môt môn thể thao giông như là bóng đá. Đá cầu đòi hỏi những tố chất như là sự nhanh nhẹn khéo léo của thể chất đồng thời cần sự tập trung khi tham gia. Chính vì những điều này, từ rất lâu, đá cầu được dùng như những bài học đầu tiên trong tập luyện quân sự ở Trung Quốc. Đây là một môn thể thao đơn giản. Một vài đứa trẻ có thể làm được một quả cầu với đồng xu dùng để làm đế cầu và lông gà ở phần trên cua quả cầu. Ngày này, môn thể thào này được chơi ở mọi trường học ở Trung Quốc. Đá cầu đã phát triển từ một hoạt động luyện tập quân sự thời cổ xưa. Rất nhiều vị tướng Trung Hoa cổ đã dùng môn này nhằm mục đích tập luyện và thư giãn cho quân đội. Đá cầu bát đầu phát triển vào thời nhà Hán và Tống (207 – 906). Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên là Chien Tsu, từ này theo tiếng 7
- Trung Quốc nghĩa là “mui tên” nó khá giông với từ đá cầu trong tiếng Anh “shuttlecock” Môn thể thao này được chia ra làm hai loại: Đá cầu nghệ thuật và Đá cầu thi đấu. Môn này thi đấu theo luật. Luật khá giống như môn Bóng chuyền nhưng không được phép sử dùng tay. Đá cầu nghệ thuật thì hoàn toàn khác. Giống như cái tên của nó, nó được thực hiện với những kỹ năng của thể dục dụng cụ và múa ba lê. Người chiến tháng là người thực hiện nhiều động tác khó nhất và điều khiển quả cầu khéo léo nhất. Đá cầu nghệ thuật có thể chơi từng người một, đôi hay đồng đội. Cả hai loại hình này có chung một điểm là không để trái cầu rơi xuống đất. Quả cầu được đá bởi chân, đầu gối, đùi, thân mình, nhưng không bao giờ được dùng tay. Giải đầu mang tính quốc gia đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 1933. Tại đại hội thể dục thể thao toàn Trung Hoa, năm 1933, tại Nam Kinh, đá cầu, vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao chính thưc quốc gia (Cộng Hòa Trung Hoa). Vào tháng giêng năm 1961, một bộ phim có nhan đề “The flying feather” được thực hiện bởi hãng phim Central news movie company. Bộ phim này đã rất thành công khi giành được giải vàng tại liên hoan phim quốc tế. Từ năm 1984, đá cầu trở thành mộn thể thao quốc gia chính thức tại Trung Quốc (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Năm 1984, một nhóm các cổ động viên nhiệt tình đã thành lập hội đá cầu không chuyên. Vào năm 1994, hiệp hội này đổi tên thành liên đoàn đá cầu Hồng Kong. Đá cầu tới Châu Âu trước thế chiến thứ hai, khi mà các vận động viên điền kinh Trung Quốc đế từ tỉnh Giang Tô thực hiện môt màn trình diễn ở thế vận hội Olympic Beclin 1936. Người Đức và các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng, và họ đã bắt đầu học và chơi môn thể thảo mang tính biểu diễn đó. Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiện thường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế giới (ISF – International Shuttlecock Federation) được thành lập vào năm 1999. Từ đó, các quốc gia đã tiến hành tổ chức các giải đấu hàng năm. Theo thời gian, môn thể thao này đã thu được những sự nghi nhận đáng kể, nó 8
- đã được đưa vào là môn thể thao thi đấu của Đại hội thể theo các nước Đông nam Á năm 2003. Các thành viên của ISF là Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Hungary, Lào, Việt Nam, Hy Lạp, Pháp, Rumani, Serbia … Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam được coi là hai nước mạnh nhất, trong khi đó Hungary và Đức là hai nước được coi là mạnh nhất Châu Âu. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2003, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romani và Serbia đã thành lập Liên đoàn đá cầu châu âu (SFE – Shuttlecock Federation of Europe) tại Újszász (Hungary). Lịch sử đá cầu tại Việt Nam Đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu….Đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm theo lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Có thời kỳ phát triển rực rỡ: từ Vua, quan quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao động, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược….ở đâu môn đá cầu cũng được ưa chuộng. Theo sử sách đã ghi chép và miêu tả thì Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) lãnh tụ cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược nhà Đường (Trung Quốc) – năm 722, đã khuyến khích và tổ chức cho quân đội thường xuyên tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu nhằm rèn luyện sức khoẻ và tinh thần cho binh sỹ. Nhân dân quanh vùng (Vạn Xuân) dần dần cũng tập luyện đá cầu, phong trào ngày càng phát triển. Trò chơi này thường xuyên được tổ chức trong những ngày lễ mừng chiến thắng của dân tộc. Lịch sử đã ghi nhận: từ thế kỷ thứ VIII, ở vùng Vạn Xuân (Nam Đàn- Nghệ An), ngày xuân có tục lệ thi đá cầu rất sôi nổi và hào hứng. Nó không những hấp dẫn đối với người chơi trong sân, mà còn thu hút đông đảo cả người xem cổ vũ bên ngoài. Trong cuốn “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS sử học Trần Quốc Vượng có ghi chép: “..không biết môn đá cầu nảy sinh từ bao giờ, chỉ biết là đến thời Lý, Trần môn này đã được thịnh hành lắm”.Đến thời nhà Lý, đất nước thái bình, 9
- mùa gặt hái xong cũng là lúc các cuộc vui chơi được tổ chức để mừng vụ mùa bội thu. Trong các cuộc vui này, luôn có trò chơi đá cầu, từ trong triều đến ngoài nội ai cũng mê đá cầu, thái tử cũng học đá cầu. Nhà Vua còn cho phép đá cầu trước bệ rồng tại điện Thiên An trong kinh thành. Trong cuốn “An Nam chí lược” đã ghi chép rằng: “đá cầu được tổ chức vui chơi trong dịp tết nguyên đán và suốt mùa xuân, trai gái đi lễ phật đá cầu, đánh đu…”. Năm 1085, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, nhà Lý đã tổ chức linh đình hội thi đá cầu mừng chiến thắng. Đời Vua Lý Nhân Tông (1072-1127), đã quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích trò chơi đá cầu phát triển. Mùa xuân năm 1126 (mùng 1 tháng 2 năm Đinh ngọ), nhà Vua đến Thiên An xem các vương hầu đá cầu. Kê sthừa đời nhà Lý, trò chơi đá cầu tiếp tục được phát triển ở thời nhà Trần, ở thời này có Trương Hán Siêu nổi tiếng là người có tài đá cầu được Vua yêu, quan dân kính nể, ông có biệt danh “thôn cầu cước”. Đời Vua Trần Anh Tông trị vì (1293-1314), có một vị quan tên là Trần Cư “giỏi đánh đàn, bắn cung và đá cầu”, trích trong “Đại Việt sử ký toàn thư” được Vua quan và nhân dân nể phục. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tham khảo trong dân gian, ông đã viết ra một số lý thuyết của trò chơi đá cầu, có thể nói đây là những tài liệu đá cầu đầu tiên của Việt Nam, làm tiền đề để những người chơi đá cầu sau này có thể tiếp thu, kế thừa và hoàn thiện cho môn đá cầu ngày nay. Ở thời nhà Trần, có quy định chính thức trong hệ thông giáo dục thể chất cho tầng lớp quý tộc, tướng sĩ trong quân đội, họ phải thường xuyên tập luyện “cưỡi ngựa, bắn cung, đá cầu..” trích trong: “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS sử học Trần Quốc Vượng. 10
- Đến thời nhà Lê, trò chơi đã đến mức tài nghệ điêu luyện, có nhiều người chơi cầu giỏi. Sử sách có ghi lại câu truyện thú vị: trong lễ mừng thọ nhà Vua, có một sĩ phu xin Vua cho phép được đá cầu chúc thọ. Người đó xin đứng trước mạn thuyền rồng giữa dòng sông Nhị đá cầu (tâng cầu) mỗi lần chạm là mừng nhà Vua một tuổi, sau khi nêu điều kiện, người sĩ phu làm tất cả mọi người lo ngại vì chỉ một sơ suất nhỏ sẽ phạm tội khi quân. Nhưng thật kỳ diệu, người sĩ phu đó đã ung dung đá và đếm từ 1 đến 98 mà quả cầu vẫn bay lên xuống nhịp nhàng, nhà Vua sung sướng hạ lệnh: “Thôi, Trẫm chỉ mong sống đến 98 tuổi là hạnh phúc lắm rồi”, sau đó người sĩ phu xin phép nhà Vua cho được đá tiếp và ông đã đá được 120 quả. Người sĩ phu đó chính là Đinh Sửu, người Nam Sách, Hải Dương đỗ thám hoa, trích trong:” “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS sử học Trần Quốc Vượng”. Đến thời nhà Nguyễn, trò chơi đá cầu vẫn được duy trì, người chơi cầu giỏi thường là dân thành thị thuộc tầng lớp con nhà khá giả.Trải qua bao thăng trầm của dân tộc, trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và phát triển rộng khắp, nó mang đặc thù của từng giai đoạn lịch sử, theo truyền thống của từng địa phương (Bắc, Trung, Nam). Thời Pháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than, những trò chơi dân gian không có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham hích của các tầng lớp nhân dân nên trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân gian. Trong thời kỳ này, những trò chơi dân gian bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại: đua xe, đua thuyền, quyền anh, bóng đá… Thời kỳ hoà bình lập lại (10/1954 – 4/1975), tuy được Đảng và nhà nước quan tâm, xong thực tế dân tộc Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ, chính vì vậy những hoạt động thể thao nói chung và đá cầu nói riêng vẫn chưa có đủ điều kiện để phát triển, ở thời kỳ này trò chơi đá cầu tồn tại mang tính tự phát tại các trung tâm, trường học là chủ yếu. 11
- Trong những năm 1972 – 1974, có tổ chức được một số giải tại các trường phổ thông ở khu vực phía Bắc. Sau tháng 4/1975, đất nước thống nhất. Đá cầu nói riêng và các môn thể thao nói chung được tạo điều kiện phát triển. Trò chơi đá cầu đã từng bước được đặt đúng vị trí của nó là một môn thể thao dân tộc. Từ cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ XX, môn đá cầu đã từng bước được khôi phục và phát triển trở thành một môn thể thao dân tộc độc đáo nhờ rất nhiều cá nhân tâm huyết. Trong đó phải kể tới ông Nguyễn Khắc Viện (nhà văn hoá lớn), ông Đỗ Chỉ (GV văn người Bắc Giang), ……. là những người có công lớn trong việ khôi phục môn đá cầu của dân tộc. Ông Nguyễn Khắc Viện, có trích trong sách: “trong võ thuật có nhiều đòn đá, và từ thời xa xưa chúng ta đã có trò chơi đá cầu. Đây là hình thức tập luyện võ, vì khi đá cầu người tập phải sử dụng linh hoạt các thế trong cước pháp (đấu pháp bằng chân) để đá trúng vào mục tiêu rất nhỏ như đá gối, đá vòng cầu (cung), đá cạnh bàn chân, đá hất, đá búng, đá móc, đá gót….”. Một trong những hình ảnh khó phai nhạt trong lòng những người hâm mộ: vào mùa hề năm 1983, BS Nguyễn Khắc Viện (ở độ tuổi 70) dẫn đầu đoàn VDV Hà Nội tham gia thi đấu giao hữu tại Hải Phòng. Trong buổi khai mạc, ông đã tham gia biểu diễn các kỹ thuật cơ bản đá cầu trước sự ngưỡng mộ của của hàng ngàn khán giả.Tiếp theo phải kể đến là thày giáo Đỗ Chỉ - giáo viên trường cấp 3 Ngô Sỹ Liên là người có công lớn khi đặt những “viên gạch” đầu tiên cho phong trào Đá cầu Bắc Giang. Những người yêu thích môn Đá cầu Bắc Giang không thể quên hình ảnh người thày bình dị luôn mang bên mình hành trang một cuộn dây làm lưới, vài quả cầu lông gà tự chế, đạp chiếc xe đạp "cà tàng" để đi đến khắp các trường học trong tỉnh vận động, hướng dẫn các học trò chơi môn Đá cầu với tất cả lòng say mê và nhiệt huyết.Vụ TDTT Quần chúng, đơn vị đầu tiên quản lý môn đá cầu, cũng được coi là nơi hội tụ nhiều cán bộ tâm huyết với đá cầu như 12
- ông Lương Kim Trung, ông Trần Duy Ly, ông Trương Quang Trung (nguyên là các Vụ trưởng)…đã có công lớn cho việc thúc đẩy sự ra đời “luật đá cầu”. Ngày 14/8/1985, bộ luật đầu tiên của môn đá cầu ra đời, mặc dù còn đơn giản chưa đầy đủ, xong nó đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của đá cầu, từ một trò chơi dân gian trở thành một môn thể thao dân tộc. Luật quy định môn đá cầu có 5 nội dung thi đấu cá nhân. Bắt đầu từ năm 1986, tổ chức giải đá cầu đầu tiên:”Giải đá cầu báo thiếu niên tiền phong lần thứ nhất” tổ chức tại Thị xã Bắc Giang. Từ đây trở đi, giải đá cầu toàn quốc và khu vực hàng năm được tổ chức luân phiên tại nhiều địa phương trên cả nước. Năm 1990, đá cầu được đưa vào là một môn thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 2 tại Hà Nội. Từ năm này, đá cầu có hệ thống thi đấu 2 giải lớn một năm: - Giải đá cầu vô địch quốc gia. - Giải đá cầu vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc Năm 1992, đá cầu được đưa vào là môn thi đấu chính thức của ngày hội thể thao học đường, HKPĐ lần thứ III tại Đà Nẵng. Ngày 1/12/1993, Tổng cục TDTT ban hành Luật đá cầu mới gồm 6 chương 32 điều, luật này cụ thể chi tiết hơn rất nhiều, đặc biệt có quy định quả cầu nhựa 93, tính chất thi đấu cá nhân và đồng đội giống môn cầu lông. Năm 1999, giải đá cầu Quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, thành lập Liên đoàn đá cầu thế giới ISF. Cũng trong năm 1999, Việt Nam ban hành luật sửa đổi bổ xung lần thứ nhất, đưa nội dung đá đội 3 người vào, tăng nội dung đá cầu lên 7 nội dung. Bắt đầu áp dụng vào giải vô địch toàn quốc tại Đà Nẵng. 13
- Năm 2000, tổ chức giải đá cầu vô định thế giới lần thứ nhất tại Hungary. Năm 2001, tại giải vô địch quốc gia tại Đồng Tháp, thay quả cầu 201, quả cầu do tác giả Vạn Ngọc- giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội làm ra….tăng kịch tính trong trận. Năm 2002, sửa đổi bổ xung luật đá cầu lần thứ 2, làm rõ hơn 1 số điều trong luật. Cũng trong năm 2002, mở 2 lớp tập huấn trọng tài đầu tiên tại hai khu vực Tư Sơn (Bắc) và Đồng Tháp (Nam). Năm 2003, đá cầu được đưa vào Đại hội thể thao khu vực (Seagame 22) tại Vĩnh Phúc, Việt Nam giành 7/7 bộ huy chương, góp phần vào thành công của đoàn thể thao Việt Nam. Năm 2005, Uỷ ban TDTT quyết định đưa bộ môn đá cầu về Vụ TTC 2 quản lý, mở ra bước nguặt lớn cho đá cầu (hoà nhập quốc tế 100%). Năm 2006, tổ chức Giải đá cầu vô địch đồng đội toàn quốc (đồng đội nam và đồng đội nữ), đưa nội dung thi đấu của đá cầu lên 9. Năm 2007, hướng tới mục tiêu phát triển môn đá cầu trên thế giới, luật 2007 ra đời, luật này áp dụng gần như 100% luật quốc tế. Chính thức áp dụng tại giải vô địch toàn quốc 2007 tại TT Huế. Tháng 8/2009, đá thử nghiệm nội dung đồng đội đôi trong giải vô địch đồng đội tại Bắc Giang, đưa số nội dung thi đấu của môn đá cầu lên 10. 11/2009, đá cầu được đưa vào thi đấu chính thức tại AIG tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam giành 5/6 bộ huy chương. Trải qua quá trình phục hồi và phát triển, đá cầu được lựa chọn là một môn học trong trương trình nội khoá và ngoại khoá của các bậc học tại Việt Nam. 14
- II. Luật thi đấu môn Đá Cầu 1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m, chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân. 1.2. Các đường giới hạn: - Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau. - Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân. 2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m. Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được theo trên cột căng lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m. 2.2. Chiều cao của lưới: 2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m. 2.2.2 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,60m. 2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m. 2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m. 2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m. 15
- 3.1. Cột lưới phải cao tối đa: 1,70 mét. 3.2. Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50 mét. 3.3. Cột Ăngten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trên của lưới là 0,44m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những mầu sáng tương phản với tiết diện 10cm. - Cầu đá Việt Nam 202 + Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m. + Trọng lượng 14gam (+, -1). 5.1. Ghế trọng tài chính có chiều cao từ 1,20m - 1,50m, được đặt chính giữa sau cột lưới, trên đường phân đôi sân kéo dài và cách cột lưới 0,50m. 5.2. Ghế trợ lý trọng tài (trọng tài số 2) có chiều cao từ 0,80m - 1,00m đặt phía ngoài cột lưới đối diện với trọng tài chính và cách cột lưới 0,50m. 6.1. Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ. 6.2. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ. 6.3. Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ. 6.4. Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn. 6.5. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ) 7.1. Trang phục thi đấu: 16
- 7.1.1 Đấu thủ phải mặc quần áo thi đấu thể thao và đi giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng của Đá cầu. Trang phục của đấu thủ được coi là một phần của cơ thể đấu thủ, áo phải bỏ trong quần. 7.1.2 Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái. 7.1.3 Áo của đâú thủ phải có số sau lưng và phía trước. Mỗi đấu thủ phải đeo một số áo cố định trong suốt giải. Mỗi đấu thủ được quyền sử dụng một số trong các số từ 1 - 15. Chiều cao tối thiểu của số ở sau lưng là 0,20m và ở đằng trước là 0,10m. 7.1.4 Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 đấu thủ, các đấu thủ cùng 1 đội phải mặc trang phục thi đấu có cùng màu sắc và giống nhau (đồng phục). 7.2. Trang phục chỉ đạo viên và huấn luyện viên: Phải mặc trang phục thể thao và đi giầy thể thao. 7.3. Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây). 8.1. Được phép thay đấu thủ ở bất cứ thời điểm nào (được thay 3 đấu thủ trong 1 hiệp), theo yêu cầu của lãnh đội hoặc đội trưởng của mỗi đội với trọng tài chính khi cầu dừng. Mỗi đội được đăng ký 3 đấu thủ dự bị ở nội dung đội, còn các nội dung đơn, đôi không có đấu thủ dự bị. 8.2. Trong khi đấu, khi trọng tài truất quyền thi đấu của đấu thủ: - Ở nội dung đội thì đội đó được quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay người trong hiệp đấu đó. Nếu đã thực hiện thay người rồi thì bị xử thua. - Ở nội dung đôi và đơn thì đội đó bị xử thua. Trận đấu được điều hành bởi những Trọng tài sau: 9.1. Một trọng tài chính. 17
- 9.2. Một trợ lý trọng tài (số 2) 9.3. Trọng tài bàn. 9.4. Một trọng tài lật số. 9.5. Hai trọng tài biên. Trước khi thi đấu và trước khi bắt đầu vào hiệp thứ ba, hai bên bắt thăm. Bên nào được thăm có quyền chọn sân hoặc cầu. Bên kia được chọn phần còn lại. Bên được thăm sẽ khởi động trước 2 phút, sau đó đến bên kia. Chỉ huấn luyện viên hoặc chỉ đạo viên mới được phép vào sân khởi động cùng với đấu thủ chính thức. 11.1. Khi bắt đầu trận đấu, các đấu thủ của mỗi đội phải đứng ở vị trí tương ứng trên phần sân của mình trong tư thế sẵn sàng. 11.2. Đấu thủ phát cầu phải đặt chân trụ phía ngoài sân thi đấu ở khu giới hạn phát cầu. 11.3. Đấu thủ bên đỡ phát cầu phải đứng trong phạm vi sân thi đấu của mình và được di chuyển tự do trong phần sân của mình. 11.4. Vị trí cầu thủ trong thi đấu đôi và đội: Phát cầu: Thi đấu đôi: Khi một đấu thủ phát cầu, đấu thủ còn lại không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên và không được có những hành động lời nói làm ảnh hưởng đến sự tập trung của đối phương.Thi đấu đội: Khi đấu thủ số 1 phát cầu, đấu thủ số 2 - 3 đứng trong sân (2 bên phải, 3 bên trái) và không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên. Đỡ phát cầu đội: Phải đứng đúng vị trí 1 - 2 - 3 theo đăng ký (số 1 phải đứng gần đường biên ngang sân mình nhất và ở trong khoảng cách hình chiếu của số 2 và 3). Số 2 và số 3 phải đứng gần lưới và đường biên dọc bên mình hơn số 1. 18
- 12.1. Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên. Bên nào thắng sẽ giành quyền phát cầu ở hiệp thứ hai. 12.2. Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Đấu thủ cố tình trì hoãn, trọng tài sẽ nhắc nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một điểm cho đối phương. 12.3. Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối thủ còn lại được phép tự do di chuyển trên phần sân của mình. 12.4. Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả cầu và sự di chuyển của đấu thủ. 12.5 Phát cầu lại: - Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng. - Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu. - Cầu được phát đi trước khi trọng tài ra ký hiệu phát cầu. - Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu. 13.1. Lỗi của bên phát cầu: 13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu. 13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lướihoặc qua nhưng chạm lưới. 13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương. 13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân. 19
- 13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây). 13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu. 13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu: 13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ 13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu. 13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể. 13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu: 13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương. 13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới. 13.3.3 Cầu chạm cánh tay. 13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người 13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương. 13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác. 13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần 13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên quá 4 chạm. 14.1. Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm và giành quyền giao cầu. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu thuyết Ánh trăng không hiểu lòng tôi (Tập 1): Phần 2
268 p | 90 | 7
-
Ứng dụng bài tập thể dục Aerobic nâng cao thể lực cho nữ sinh viên ngành Du lịch và Văn hóa – Nghệ thuật trường Đại học An Giang
6 p | 8 | 6
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong thời đại CMCN 4.0
9 p | 4 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên thông qua giờ tập ngoại khóa trong câu lạc bộ thẩm mỹ trường Đại học dân lập Hải Phòng
5 p | 29 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng
5 p | 6 | 3
-
Tập bài giảng Bóng đá: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
36 p | 7 | 2
-
Tập bài giảng Giáo dục thể chất: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
102 p | 5 | 2
-
Biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện môn Đá cầu cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
5 p | 19 | 2
-
Thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
6 p | 43 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên học tự chọn môn Cầu lông trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
5 p | 21 | 2
-
Xây dựng tiểu chuẩn đánh giá mức độ tập luyện phù hợp môn Bóng đá nam lứa tuổi 12-13 Câu lạc bộ Bóng đá nghiệp dư thành phố Đà Nẵng
5 p | 19 | 2
-
Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực trong giờ học giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực của học sinh khối 11 trường Trung học Phổ thông Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
8 p | 38 | 2
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên câu lạc bộ cầu lông trường Đại học Xây dựng
3 p | 42 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT số 1 Sa Pa - Lào Cai
4 p | 40 | 2
-
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá tạt cho nam môn sinh tại câu lạc bộ Vovinam – Việt Võ Đạo Trường Đại học Phú Yên
13 p | 65 | 2
-
Phát triển du lịch bền vững tại công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
10 p | 8 | 1
-
Đánh giá thực trạng khả năng linh hoạt của sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn