intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Thực hành phay bào nâng cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng Thực hành phay bào nâng cao giới thiệu về các phương pháp gia công phức tạp trên máy phay vạn năng, các bài tập ứng dụng cho phần thực hành. Nội dung bài giảng gồm 12 bài thực hành, đây là những nội dung nâng cao giúp sinh viên củng cố các kỹ năng cơ bản và hình thành kỹ năng nâng cao thông qua việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế gia công được bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Thực hành phay bào nâng cao

  1. LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá đất nước, vị trí của ngành công nghiệp cơ khí là rất quan trọng, trong đó ngành công nghệ chế tạo máy đóng vai trò then chốt. Việc biên soạn Tập bài giảng môn học thực hành phay- bào nâng cao dùng làm tài liệu để giảng dạy, học tập cho sinh viên chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại Bộ môn cơ khí chế tạo máy - Khoa cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đang đặt ra vấn đề cấp thiết. Tập bài giảng này dựa trên cơ sở chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành công nghệ chế tạo máy theo khung chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí hệ đại học và cao đẳng kỹ thuật công nghệ. Nội dung của giáo trình tập trung chủ yếu giới thiệu về các phương pháp gia công phức tạp trên máy phay vạn năng, các bài tập ứng dụng cho phần thực hành. Dựa trên cơ sở kết hợp, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các môn học khác thuộc lĩnh vực chuyên môn cơ khí chế tạo máy, góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo của ngành cơ khí, phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại và xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Tập bài giảng thực hành phay - bào nâng cao gồm 12 bài thực hành, đây là những nội dung nâng cao giúp sinh viên củng cố các kỹ năng cơ bản và hình thành kỹ năng nâng cao thông qua việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế gia công được bài tập. Do biên soạn lần đầu, giáo trình này chắc chắn vẫn còn những sai sót. Chúng tôi rất mong đợi và trân trọng cảm ơn những ý kiến trao đổi của quý vị độc giả và các bạn đồng nghiệp để Tập bài giảng hoàn thiện hơn. Những ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn cơ khí chế tạo máy - Khoa cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Nhóm tác giả 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................1 BÀI SỐ 01: SỬ DỤNG ĐẦU PHÂN ĐỘ VẠN NĂNG (PHÂN ĐỘ VI SAI)....................3 BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V .........................................................................10 2.1. Bào rãnh chữ V thẳng ..............................................................................................10 2.2. Bào chốt chữ V thẳng ..............................................................................................17 BÀI SỐ 03: PHAY THANH RĂNG ..................................................................................25 3.1. Phay thanh răng thẳng .............................................................................................25 3.2. Phay thanh răng nghiêng .........................................................................................33 BÀI SỐ 04: PHAY RÃNH XOẮN ................................................................................41 4.1. Phay rãnh xoắn hướng xoắn phải ............................................................................41 4.2. Phay rãnh xoắn hướng xoắn trái ..............................................................................48 BÀI SỐ 05: PHAY BÁNH RĂNG .....................................................................................54 5.1. Phay bánh răng trụ răng thẳng .................................................................................54 5.2. Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng xoắn phải) ...................................................64 5.3. Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng xoắn trái) .....................................................74 BÀI SỐ 06: PHAY TRỤC THEN HOA ............................................................................82 6.1. Phay trục then hoa bằng dao phay đĩa ba mặt cắt ....................................................82 6.2. Phay trục then hoa bằng dao phay đĩa chuyên dùng................................................91 BẢN VẼ GIA CÔNG .........................................................................................................98 2
  3. BÀI SỐ 01: SỬ DỤNG ĐẦU PHÂN ĐỘ Thời gian thực hiện: 06 tiết VẠN NĂNG (PHÂN ĐỘ VI SAI) Tên bài học trước: ................................................... Thực hiện từ ngày..................... đến ngày .................................... I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1.1. Phương tiện dạy học Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn SL Ghi chú Bổ sung T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ Đầu phân độ vạn năng Cái 02 Sử dụng tiếp Phụ tùng theo đầu phân độ: - Bộ bánh răng thay thay thế theo đầu phân độ Bộ 02 Sử dụng tiếp - Chạc và các trục trung gian - Đĩa chia độ với 2 mặt lỗ - Then lắp bánh răng lên trục Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp 2 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV) Phôi thép dạng bạc Ф90xФ45x20 Cái 01 Sử dụng tiếp Bột mầu Kg 0.05 Hủy Dầu HD50 Lít 0.05 Hủy 3 Khác II. Thực hiện bài học 2.1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: + Về kiến thức - Củng cố thao tác sử dụng đầu phân độ vạn năng. - Tính toán được bộ bánh răng thay thế để thực hiện phân độ vi sai. + Về kỹ năng Lắp được bộ bánh răng thay thế để thực hiện phân độ vi sai đúng số phần cần chia, đạt yêu cầu kỹ thuật. 3
  4. + Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.2. Nội dung bài học 2.2.1. Đầu phân độ vạn năng Đây là đầu phân độ được sử dụng rộng dãi nhất bởi nó có tính vạn năng cao, có thể thực hiện theo phương pháp chia độ trực tiếp hay phân độ đơn giản. Ngoài ra nó có thể chia được thành những phần bằng nhau mà các phương pháp chia độ ở trên không làm được, ví dụ chia chi tiết thành 61 phần bằng nhau gọi là phương pháp chia độ vi sai. Độ chính xác cao do dùng cơ cấu giảm tốc trục vít - bánh vít, cặp bánh răng côn và cặp bánh răng trụ. a) Cấu tạo đầu phân độ vạn năng Cơ cấu đẩy chốt phân độ trực tiếp Khoá đĩa chia Mâm cặp 3 chấu Bulông khoá Dẻ quạt Cơ cấu chốt cài Đĩa chia Đĩa chia độ trực tiếp tay quay Hình 1.1 Cấu tạo đầu chia độ vạn năng Hình 1.2 giới thiệu các bộ phận chính của đầu chia độ vạn năng. Khác với đầu chia độ đơn giản, đầu chia độ vạn năng còn có thêm bộ bánh răng thay thế và các chạc và trục trung gian để lắp bánh răng tạo cầu vi sai khi thực hiện phân độ vi sai; bộ bánh răng thay thế theo đầu chia độ thường gồm các bánh răng có số răng sau z = 25, 30, 35, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. Hình 1.1 là cấu tạo tổng thể của đầu chia độ vạn năng, trong quá trình sử dụng đầu chia độ gia công chi tiết ta có thể thay mâm cặp 3 chấu như trên Hình 1.1 bằng tu tĩnh khi gá chi tiết có chống tâm hai đầu như Hình 1.2 hoặc có thể gá chi tiết trực tiếp vào lỗ côn trục chính đầu chia độ. Hình 1.3 là sơ đồ động đầu phân độ vạn năng 4
  5. kiểu УДГ-Д-200 (tại xưởng thực hành phay - bào C103 Nhà trường) trường hợp chưa lắp cầu vi sai (bộ bánh răng thay thế) Đầu phân độ Ụ chống tâm sau Bộ bánh răng thay thế Đĩa chia Chạc và các trục trung gian Hình 1.2. Các bộ phận chính của đầu chia độ vạn năng Trong đó: 1: đĩa chia độ có hai mặt hàng lỗ tương tự như ở đầu chia độ đơn giản I II 2: tay quay 3: chốt định vị (cơ cấu chốt cài) III 4: ống nối đĩa chia độ với bánh răng côn 5: cặp bánh răng côn có tỷ số truyền bằng 1 IV 6: trục IV để lắp cầu vi sai 7: cặp bánh răng trụ có tỷ số truyền bằng 1 8: trục vít có số đầu mối k = 1 9: trục chính gá chi tiết 10: bánh vít có số răng z = 40 Dựa vào sơ đồ động hình 1.3 có thể tìm ra Hình 1.3. Sơ đồ động đầu chia độ vạn đặc tính đầu chia độ dựa vào tỷ số truyền: 1 năng kiểuУДГ-Д-200 chưa lắp cầu vi sai vòng tay quay 2 được 1/40 vòng trục chính 9, 5
  6. vậy ta phải quay 40 vòng tay quay 2 thì trục chính quay được một vòng. Do đó đặc tính đầu chia độ vạn năng kiểuУДГ-Д-200, N = 40 Thường đầu chia độ có đặc tính: 40; 60; 80; 120... trước khi thực hiện tính toán phân độ ta phải kiểm tra đặc tính của đầu chia độ. 2.2.2. Phân độ vi sai I Để mở rộng khả năng của đầu II phân độ khi thực hiện phân độ một số chi tiết có số phần bằng nhau mà III không thể thực hiện theo phương pháp phân độ đơn giản được. Ví dụ, IV bằng phương pháp phân độ đơn giản không thể chia vòng tròn ra 61, 79, 83, 97... phần, nghĩa là số phần không có thừa số bằng hoặc là bộ số của số lỗ trên đĩa chia. Trình tự thực hiện phân độ vi Hình 1.4. Sơ đồ động đầu chia độ vạn năng sai như sau: kiểuУДГ-Д-200 khi lắp cầu vi sai Bước 1: Gọi Zth (Zthực) số phần cần chia. Zgđ (Z giả định) số phần chia giả định. Zth < Zgđ Hoặc Zth > Zgđ Zgđ phải thoả mãn điều kiện: - Thực hiện được theo phương pháp phân độ đơn giản. - Khi tính cầu bánh răng vi sai phải có bánh răng theo đầu phân độ, gồm các bánh răng có số răng sau: 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 60, 70, 80, 90, 100. Bước 2: Thực hiện phân độ đơn giản theo Zgđ N n ; (N là đặc tính đầu chia độ; n là số vòng tay quay ĐPĐ) Zgđ Bước 3: Tính cầu bánh răng vi sai N ( Zgđ  Zth) A z z i   1. 3 Zgđ B z2 z4 Bước 4: Lắp cầu bánh răng vi sai (sơ đồ hình 1.4) - Lắp bánh răng z1 chặt với trục chính đầu phân độ (trục I). 6
  7. - Lắp bánh răng z4 chặt với trục IV đầu chia độ. Bánh răng z2 lắp lồng không trên trục trung gian ăn khớp với z1. Bánh răng z3 lắp lồng không trên trục trung gian và ăn khớp với bánh răng z4. - Nếu tỉ số (+) lắp số trục trung gian lẻ (trục trung gian nối từ z1 đến z4). Khi quay tay quay thực hiện phân độ thì đĩa phân độ (1) quay cùng chiều tay quay (2). - Nếu tỉ số (–) lắp số trục trung gian chẵn. Khi quay tay quay thực hiện phân độ thì tay quay (2) quay ngược chiều đĩa phân độ (1). * Lưu ý: khi thực hiện phân độ vi sai ta phải nới vít cố định đĩa chia với thân đầu phân độ (khóa đĩa chia) Hình 1.1 để đĩa chia quay được trong quá trình thực hiện phân độ. 2.2.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Sau khi phân độ xong chi Tính toán các bánh răng lắp Cẩn thận trong khi tính tiết không đủ số răng cầu vi sai không đúng. toán cầu vi sai (thừa hoặc thiếu) Lắp các bánh răng lên cầu vi Lắp các bánh răng sai không đúng theo tỉ số đúng vị trí đếm chính truyền đã tính toán. xác số răng bánh răng Thao tác phân độ không tốt Cẩn thận trong khi phân độ 2 Sau khi phân độ xong các Chưa khử độ rơ đầu phân độ Khi bắt đầu thực hiện phần chi tiết không bằng phân độ ta quay tay nhau quay ít nhất 1 vòng để khử độ dơ bộ truyền. Khi phân độ nếu quay quá số lỗ trên đĩa chia ta phải quay ngược lại khoảng 2/3 vòng tay quay sau đó mới quay lại vị trí cắm chốt. 2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 1. Bài tập Chia chi tiết thành 61 phần bằng nhau (Z = 61) trên phôi dạng bạc Ф90xФ45x20, 1sinh viên/1sản phẩm 7
  8. 2. Trình tự các bước thực hiện TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện 1 Bước 1: Chọn số phần cần chia giả Zgđ phải thoả mãn điều kiện: định Zgđ - Thực hiện tính toán được theo phương Zgđ = 60 pháp phân độ đơn giản. - Khi tính cầu bánh răng vi sai phải có bánh răng theo đầu phân độ. 2 Bước 2: Tính phân độ theo Zgđ Điều chỉnh cơ cấu chốt cài vào hàng lỗ 30 N 40 20 trên đĩa chia n   Zgđ 60 30 Sau mỗi lần chia độ quay 20 khoảng lỗ trên hàng lỗ 30 của đĩa chia 3 Bước 3: Tính cầu bánh răng vi sai Việc chọn Zgđ = 60 là hợp lý vì nó vừa thực hiện được theo phương pháp phân độ 40(60  61) 40 1 4 25 80 đơn giản, khi tính cầu vi sai có bánh răng i      Hoặc: 60 60 2 3 50 60 theo đầu phân độ. - Bánh răng Z1=40 - Bánh răng Z1=25 - Bánh răng Z2=30 - Bánh răng Z2=50 - Bánh răng Z3=30 - Bánh răng Z3=80 - Bánh răng Z4=60 - Bánh răng Z4=60 Bước 4: Lắp bánh răng - Bánh răng z1 = 40 răng lắp chặt vào trục chính đầu phân độ (trục I). - Bánh răng z2 = 30 răng lắp lồng không trên trục trung gian. - Bánh răng z3 = 30 răng lắp lồng không trên trục trung gian. - Bánh răng z4 = 60 răng lắp chặt trên trục IV đầu chia độ. - Tỉ số i (-) lắp số trục trung gian nối từ bánh răng z1 = 40 tới bánh răng z4 = 60 chẵn do đó ta lắp thêm 1 trục trung gian trên có lắp bánh răng zn với số răng tùy ý sao cho phù hợp với khoảng cách từ trục I đến trục IV. 8
  9. 2.4. Hướng dẫn tự học Tính toán bộ bánh răng thay thế để lắp cầu vi sai chia chi tiết thành các phần bằng nhau trên đầu phân độ vạn năng kiểuУДГ-Д-200: 63, 67, 69, 71, 73, 77, 79, 81, 83, 87, 89, 91, 93… 9
  10. BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V Thời gian thực hiện: 6 tiết 2. 1 Bào rãnh chữ V thẳng Tên bài học trước: ................................................... Thực hiện từ ngày..................... đến ngày .................................... I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1.1. Phương tiện dạy học Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn SL Ghi chú Bổ sung T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị Máy bào ngang B665 Cái 01 Sử dụng tiếp Máy bào ngang 7E35 Cái 01 Sử dụng tiếp Ê tô máy bào Cái 02 Sử dụng tiếp Bàn máp Cái 01 Sử dụng tiếp Phụ tùng theo máy bào Bộ 02 Sử dụng tiếp 2 Dụng cụ Mũi vạch dấu Cái 02 Sử dụng tiếp Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp Thước cặp 1/50, L=200 Cái 03 Sử dụng tiếp Thước lá 200 Cái 02 Sử dụng tiếp Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 01 Sử dụng tiếp Thước đo sâu Cái 02 Sử dụng tiếp ᵒ Dưỡng Kiểm tra rãnh V 90 Cái 02 Sử dụng tiếp 3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV) Phôi thép dạng hộp 100x45x28 Cái 01 Hủy Dao bào rãnh thép gió Cái 0.5 Hủy Dao bào rãnh V cạnh trái Cái 0.5 Hủy Dao bào rãnh V cạnh phải Cái 0.5 Hủy Dầu HD50 Lít 0.5 Hủy 4 Khác 10
  11. II. Thực hiện bài học 2.1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: + Về kiến thức - Củng cố thao tác bào rãnh thẳng, bào mặt nghiêng - Chọn dao và mài được dao để bào rãnh chữ V + Về kỹ năng Gá được dao và điều chỉnh được bàn trượt đầu máy nghiêng góc 45ᵒ để bào rãnh chữ V đạt yêu cầu kỹ thuật. + Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.2. Nội dung bài học Rz 20 2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật - Sai lệch góc V cho phép 90° ±30´ - Hai mặt bên của rãnh V đối xứng qua tâm - Độ chính xác kích thước đạt cấp 9 đến cấp 8 - Độ nhám sườn rãnh V đạt Rz20 - Độ phẳng mặt phẳng đạt 75% - 80% 2.2.2. Dụng cụ cắt - Dao bào thô và bào tinh rãnh V phải hình 2.1. - Dao bào thô và bào tinh rãnh V trái hình 2.2. Hình 2.1: Dao bào cạnh phải Hình 2.2: Dao bào cạnh trái 11
  12. - Dao bào rãnh hình 2.3. Hình 2.3: Dao bào rãnh 2.2.3. Chế độ cắt Khi thực hiện bào rãnh V chọn chế độ cắt như khi thực hiện bào rãnh thẳng và bào mặt nghiêng 2.2.4. Trình tự các bước thực hiện Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị phôi, lấy dấu rãnh V trên phôi - Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt kích thước ở bài tập trước. - Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước đo góc để lấy dấu rãnh V theo kích thước bản vẽ trên bàn máp như hình 2.4 Hình 2.4: Lấy dấu phôi Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy - Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá đồ gá lên bàn máy tương tự như bào rãnh thẳng - Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô vuông góc với hành trình cắt của đầu bào. - Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của ê tô Hình 2.5: Gá phôi 12
  13. Bước 3: Gá dao bào thô lên máy Khi gá dao bào lên máy phải kiểm tra chiều dài đầu dao bào xem có bào hết chiều sâu chi tiết cần gia công hay không. Sau đó chỉnh đúng góc độ của dao rồi siết chặt bu lông giữ dao n Sd n Sd Hình 2.6: Sơ đồ bào thô Hình 2.7: Sơ đồ bào tinh đáy rãnh V đáy rãnh V Bước 4: Bào thô rãnh V bằng dao bào rãnh và bào Sx tinh rãnh thoát dao ở đáy rãnh V Khi bào quan sát đường dấu đã vạch ở bước n 1 sao cho lượng dư nhỏ nhất để lại cho bước gia công sau khoảng 1.5÷2mm. Bước 5: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V bên phải - Nghiêng đầu máy 1 góc 45° theo chiều cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào cạnh phải Hình 2.8: Sơ đồ bào bán tinh bào bán tinh để lại lượng dư so vạch dấu rãnh V bên phải khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Quá trình ăn dao bằng bàn trượt dọc đứng trên đầu máy thực hiện chuyển động quay bằng tay hình 2.8. Sx - Điều chỉnh máy tương tự như bào bán tinh bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích n thước theo đường vạch dấu sơ đồ hình 2.9. Bước 6: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V bên trái Hình 2.9 Sơ đồ bào tinh rãnh V bên phải 13
  14. Tiến hành bào tương tự như bào rãnh V bên phải nhưng khi nghiêng đầu máy ta nghiêng góc 45° ngược chiều kim đồng hồ, sơ đồ bào bán tinh hình 2.10 và bào tinh hình 2.11. Sx Sx n n Hình 2.10: Sơ đồ bào bán tinh Hình 2.11: Sơ đồ bào tinh rãnh rãnh V bên trái V bên trái Bước 7: Kết thúc Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối cùng trước khi tháo sản phẩm 2.2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Góc rãnh V không - Lấy dấu rãnh V sai - Cẩn thận trong khi lấy dấu ᵒ ᵒ đúng 90 - Nghiêng đầu máy góc 45 - Nghiêng đầu máy đúng góc không đúng độ, khi tiến hành bào mặt nhiêng dùng dưỡng hay thước đo góc để kiểm tra. 2 Kích thước thẳng - Thao tác đo kiểm không tốt - Củng cố lại thao tác đo không đạt - Thao tác điều chỉnh máy - Thao tá điều chỉnh máy chưa thành thạo thành thạo trước khi gia công 3 Độ nhám bề mặt - Chế độ cắt không hợp lý - Chọn lại chế độ cắt rãnh không đạt - Dao cùn - Mài lại dao hoặc thay dao - Dung động hệ thống công - Siết chặt vít hãm các nghệ chuyển động không tịnh tiến 4 Thành rãnh V không Khi gá đồ hàm tĩnh ê tô Khi gá ê tô lên máy dùng vuông góc với mặt không vuông góc với đồng hồ so rà hàm tĩnh của đầu phương hành trình cắt của ê tô vuông góc với phương máy. hành trình cắt của máy. 14
  15. Rz 20 2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 1. Bài tập Yêu cầu: 1sinh viên/1sản phẩm 2. Trình tự thực hiện (bảng quy trình thực hiện) TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện 1 Bước 1: lấy dấu rãnh V trên phôi - Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt kích thước 100x28x45. - Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước đo góc, thước lá để lấy dấu rãnh V theo kích thước bản vẽ trên bàn máp. 2 Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy - Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá đồ gá lên bàn máy tương tự như bào rãnh thẳng - Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô vuông góc với hành trình cắt của đầu bào. - Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của ê tô 3 Bước 3: Gá dao bào thô lên máy Khi gá dao bào lên máy phải kiểm tra chiều dài đầu dao bào xem có bào hết chiều sâu chi tiết cần gia công hay không. Sau đó chỉnh đúng góc độ của dao rồi siết chặt bu lông giữ dao 15
  16. 4 Bước 4: Bào thô rãnh V bằng dao bào Khi bào quan sát đường dấu đã vạch ở rãnh và bào tinh rãnh thoát dao ở đáy bước 1 sao cho lượng dư nhỏ nhất để rãnh V lại cho bước gia công sau khoảng 1.5÷2mm. n Sd 5 Bước 5: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V - Nghiêng đầu máy 1 góc 45ᵒ theo chiều bên cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào phải. cạnh phải bào bán tinh để lại lượng dư so vạch dấu khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Sx Quá trình ăn dao bằng bàn trượt dọc n đứng trên đầu máy thực hiện chuyển động quay bằng tay. - Điều chỉnh máy tương tự như bào bán tinh bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích thước theo đường vạch dấu. 6 - Tiến hành bào tương tự như bào rãnh V Bước 6: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V bên phải nhưng khi nghiêng đầu máy ta bên trái nghiêng góc 450 ngược chiều kim đồng hồ Sx n 7 Bước 7: Kết thúc - Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối cùng - Dũa ba via - Tháo sản phẩm 2.4. Hướng dẫn tự học (1) Lập trình tự bào rãnh đuôi én 16
  17. BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V (TIẾP) Thời gian thực hiện: 6 tiết 2.2. Bào chốt chữ V thẳng Tên bài học trước: ................................................... Thực hiện từ ngày..................... đến ngày .................................... I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1.1. Phương tiện dạy học Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn SL Ghi chú Bổ sung T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị Máy bào ngang B665 Cái 01 Sử dụng tiếp Máy bào ngang 7E35 Cái 01 Sử dụng tiếp Ê tô máy bào Cái 02 Sử dụng tiếp Bàn máp Cái 01 Sử dụng tiếp Phụ tùng theo máy bào Bộ 02 Sử dụng tiếp 2 Dụng cụ Mũi vạch dấu Cái 02 Sử dụng tiếp Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp Thước cặp 1/50, L=200 Cái 03 Sử dụng tiếp Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 01 Sử dụng tiếp Thước lá 200 Cái 02 Sử dụng tiếp Thước đo sâu Cái 02 Sử dụng tiếp ᵒ Dưỡng Kiểm tra chốt V 90 Cái 02 Sử dụng tiếp 3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV) Phôi thép dạng hộp 60x45x28 Cái 01 Hủy Dao bào rãnh thép gió Cái 01 Hủy Dao bào rãnh V cạnh trái Cái 01 Hủy Dao bào rãnh V cạnh phải Cái 01 Hủy Dầu HD50 Lít 01 Hủy 4 Khác 17
  18. II. Thực hiện bài học 2.1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: + Về kiến thức: - Củng cố thao tác bào mặt bậc, bào rãnh chữ V - Chọn dao và mài được dao để bào chốt chữ V + Về kỹ năng: Gá được dao và điều chỉnh được bàn trượt đầu máy nghiêng góc 450 để bào chốt chữ V đạt yêu cầu kỹ thuật. + Về thái độ: - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.2. Nội dung bài học 2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật 20 Rz - Sai lệch góc chốt V cho phép 900 ±30´ - Hai mặt bên của chốt V đối xứng qua tâm - Độ chính xác kích thước đạt cấp 9 đến cấp 8 - Độ nhám sườn chốt V đạt Rz20 - Độ phẳng mặt phẳng đạt 75% - 80% 2.2.2. Dụng cụ cắt - Dao bào thô và bào tinh chốt V phải hình 2.12. Hình 2.12: Dao bào cạnh trái Hình 2.13: Dao bào cạnh phải 18
  19. - Dao bào thô và bào tinh chốt V trái hình 2.13. 2.2.3. Chế độ cắt Khi thực hiện bào chốt V chọn chế độ cắt như khi thực hiện bào rãnh V thẳng 2.2.4. Trình tự các bước thực hiện Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị phôi, lấy dấu chốt V trên phôi Hình 2.14: Lấy dấu phôi - Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt kích thước ở bài tập trước. - Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước đo góc để lấy dấu chốt V theo kích thước bản vẽ trên bàn máp như hình 2.14 Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy - Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá đồ gá lên bàn máy tương tự như bào rãnh V thẳng - Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô vuông góc với hành trình cắt của đầu bào. - Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của ê tô để dao bào không cắt vào hàm ê tô. Hình 2.15: Gá phôi trên ê tô Bước 3: Bào mặt bậc bên phải và n n bên trái Sd Sd Sử dụng bao bào cạnh trái và dao bào cạnh phải để bào thô và bào Sn Sn tinh mặt bậc bên phải và mặt bậc bên trái đạt kích thước bậc hình 2.16 Hình 2.16: Sơ đồ bào bậc bên phải và bên trái phôi 19
  20. Bước 4: Bào thô và bào tinh chốt V bên trái - Nghiêng đầu máy 1 góc 450 theo chiều cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào cạnh trái bào thô để lại lượng dư so vạch dấu khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Quá trình ăn dao bằng bàn trượt dọc đứng trên đầu máy thực hiện chuyển động quay bằng tay. - Điều chỉnh máy tương tự như bào thô bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích thước theo đường vạch dấu. Sx n Hình 2.16: Sơ đồ bào thô chốt V bên trái Sx n Hình 2.17: Sơ đồ bào tinh chốt V bên trái Bước 5: Bào thô và bào tinh chốt V bên phải Tiến hành bào tương tự như bào chốt V bên trái nhưng khi nghiêng đầu máy ta nghiêng góc 450 ngược chiều kim đồng hồ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1