intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Thực hành tiện nâng cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng Thực hành tiện nâng cao cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức chính yếu nhất của học phần mang tính hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nghiên cứu và thực hành làm ra sản phẩm. Nội dung bài giảng gồm có 5 chương với những nội dung chi tiết như sau: Tiện trên trục kém cứng vững, tiện ren trên trục kém cứng vững, tiện ren nhiều đầu mối, tiện định hình, tiện chi tiết bạc, tiện các mặt trụ trên chi tiết hộp, tiện lệch tâm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Thực hành tiện nâng cao

  1. Lời nói đầu Tập bài giảng “Thực hành tiện nâng cao” được biên soạn trên mục tiêu, nội dung, chương trình học phần “Thực hành tiện nâng cao” đào tạo bậc đại học, cao đẳng ngành cơ khí chế tạo máy đang thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng đảm bảo tính khoa học, logic của thực hành từ đơn giản đến phức tạp, bài tập trước làm cơ sở, hỗ trợ cho bài tập sau. Chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và sử dụng các tài liệu của các nhà khoa học, tập trung biên soạn những vấn đề cốt lõi mà nhất thiết sinh viên phải hiểu được, vận dụng được khi học xong học phần thực hành tiện nâng cao. Tập bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức chính yếu nhất của học phần mang tính hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nghiên cứu và thực hành làm ra sản phẩm. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tích cực mang tính thống nhất về mặt cấu trúc, nội dung mà cán bộ giảng dạy cần trang bị cho sinh viên khi nghiên cứu học phần này và rất có thể phần nào giúp cho các bạn đồng nghiệp làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy các học phần thực hành khác thuộc chuyên môn ngành cơ khí chế tạo máy. Tác giả rất mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của bạn đọc để tập bài giảng được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! Tác giả 1
  2. Mục lục Lời nói đầu ...................................................................................................................... 1 BÀI 01: TIỆN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG ...................................................... 3 Bài 1.1. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ di động .......................... 3 Bài 1.2. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định ....................... 12 BÀI 02: TIỆN REN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG ............................................ 19 BÀI 03: TIỆN REN NHIỀU ĐẦU MỐI ....................................................................... 25 Bài 3.1. Tiện ren nhiều đầu mối bằng bàn trượt dọc phụ .................................. 25 Bài 3.2. Tiện ren nhiều đầu mối bằng cách xoay chi tiết .................................. 33 Bài 3.3. Tiện ren nhiều đầu mối bằng đồng hồ chỉ đầu ren .............................. 39 BÀI 04: TIỆN ĐỊNH HÌNH .......................................................................................... 46 Bài 4.1: Tiện định hình bằng dao chép hình ..................................................... 46 Bài 4.2. Tiện định hình bằng phối hợp hai chuyển động .................................. 53 Bài 4.3. Tiện định hình bằng dưỡng chép hình ................................................. 60 BÀI 05: TIỆN CHI TIẾT BẠC ..................................................................................... 65 BÀI 06: TIỆN CÁC MẶT TRỤ TRÊN CHI TIẾT DẠNG HỘP ................................. 76 Bài 6.1. Tiện mặt phẳng trên chi tiết dạng hộp ................................................. 76 Bài 6.2. Tiện lỗ trên chi tiết dạng hộp ............................................................... 84 Bài 6.3. Tiện lỗ trên chi tiết dạng hộp, sử dụng dao quay ................................ 91 BÀI 07: TIỆN LỆCH TÂM ......................................................................................... 96 Bài 7.1. Tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu .................................. 96 Bài 7.2: Tiện trục lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu ............................... 105 Bài 7.3: Tiện trục lệch tâm khi gá trên 2 mũi tâm .......................................... 112 BÀI 08: BÀI TẬP TỔNG HỢP .................................................................................. 119 Bài 8.1: Bài tập tổng hợp số 01 ........................................................................ 119 Bài 8.2: Bài tập tổng hợp số 02 ........................................................................ 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 144 2
  3. BÀI 01: Thời gian thực hiện: 12 tiết TIỆN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG Tên bài học trước: VỮNG Thực hiện từ ngày.......đến ngày .......... Bài 1.1. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ di động (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 Sử dụng tiếp vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 Sử dụng tiếp - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 Sử dụng tiếp thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 Sử dụng tiếp dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm - Giá đỡ di động. Bộ 01 Sử dụng tiếp 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 28x505)mm Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít 5 Sử dụng tiếp - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết sử dụng giá đỡ di động để tiện trục dài kém cứng vững. - Biết chọn dao với thông số hình học hợp lý để tiện trục dài kém cứng vững. Về kỹ năng 3
  4. - Sử dụng và điều chỉnh được giá đỡ di động trên máy tiện. - Tiện được trục dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật cho trước. Về thái độ Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Đặc điểm của trục dài kém cứng vững - Trục dài kém cứng vững là trục có tỷ lệ chiều dài trên đường kính lớn hơn 12 lần (L/D > 12 lần). - Trong quá trình tiện, dưới tác dụng của thành phần lực hướng kính (Py) làm cho chi tiết bị uốn theo phương ngang, thành phần lực (Pz) làm cong chi tiết theo phương thẳng đứng, vị trí nguy hiểm nhất là khoảng giữa chiều dài phôi. Để hạn chế được các thành phần lực cắt khi tiện, ta sử dụng giá đỡ di động có 2 chấu tỳ, một chấu tỳ hạn chế thành phần lực (Py), chấu tỳ còn lại hạn chế thành phần lực (Pz) (hình1.1). 1. Chi tiết gia công 3. Chấu tỳ của giá đỡ 4’ và 4'': Núm điều chỉnh chấu tỳ tiếp xúc với bề mặt phôi. 5. Vít hãm để chấu tỳ không bị chuyển vị khi gia công. Hình 1.1 Giá đỡ di động 2.2. Giá đỡ di động a. Công dụng - Tăng độ cứng vững cho trục gần vị trí dao cắt, chống lại lực hướng kính và lực thẳng đứng phát sinh trong quá trình cắt, làm cho phôi không bị cong theo phương ngang và bị uốn theo phương thẳng đứng. - Giá đỡ di động có 2 chấu tỳ, một chấu đối diện với dao theo phương nằm ngang (chống lại thành phần lực cắt Py), một chấu phía trên của phôi theo phương thẳng đứng (chống lại thành phần lực cắt Pz). 4
  5. - Chấu tỳ của giá đỡ được làm bằng vật liệu dễ mài mòn (đồng thau) để đảm bảo bề mặt chi tiết gia công không bị hư hỏng, trong quá trình gia công phải thường xuyên tra mỡ công nghiệp vào các chấu tỳ. b. Cách gá giá đỡ trên máy tiện Trên bàn xe dao ngang có mặt định vị để định vị giá đỡ di động, gá giá đỡ di động với bàn xe dao bằng 2 bu lông (hình 1.1). Như vậy giá đỡ di động luôn chuyển động đồng thời cùng bàn xe dao. Hình 1.2 Cách gá đặt giá đỡ di động trên bàn xe dao c. Cách điều chỉnh chấu tỳ - Hai chấu tỳ của giá đỡ điều chỉnh độc lập nhau, để chấu tỳ dịch chuyển theo phương hướng kính vặn núm vặn 4’ và 4”phía trên, sau khi điều chỉnh xong phải vặn vít hãm trên thân giá đỡ để chấu tỳ không chuyển vị khi gia công. - Điều chỉnh cho hai chấu tỳ của giá đỡ phải luôn luôn tỳ sát vào bề mặt phôi. Nhưng ban đầu, mặt trụ ngoài của phôi chưa đồng tâm với tâm máy, nên không thể điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ luôn tỳ và mặt ngoài của phôi được. Do vậy, lần cắt đầu tiên, điều chỉnh bàn trượt dọc phụ để lưỡi cắt chính của dao vượt quá chấu tỳ của giá đỡ về phía mâm cặp, rồi tiến hành tiện bình thường (chưa điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ, vì tiện ngay phía ụ sau, độ cứng vững của phôi cao) đến khi vị trí của chấu tỳ đã nằm trong khoảng chiều dài đã tiện thì dừng máy. - Tiến hành điều chỉnh để hai chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào bề mặt trụ vừa tiện (Lưu ý: lực tỳ của chấu tỳ vào mặt phôi vừa đủ, nếu có khe hở khi tiện các thành phần lực cắt tác động làm cho phôi bị chuyển vị, nhưng nếu lực tỳ lớn quá sẽ làm cho phôi bị chuyển vị và chấu tỳ nhanh bị mài mòn. Trong quá trình tiện thường xuyên tra mỡ công nghiệp vào mặt tỳ của chấu tỳ và mặt phôi). Sau khi điều chỉnh chấu tỳ xong, tiến hành tiện tiếp hết chiều dài phôi. 5
  6. - Như vậy, khi tiện trục dài kém cứng vững sử dụng giá đỡ di động có trường hợp: vị trí của dao ở phía trước chấu tỳ, hoặc vị trí của dao ở phía sau chấu tỳ theo hướng chuyển động chạy dao từ phía ụ sau về phía ụ trước. + Khi tiện thô, thường điều chỉnh cho vị trí của dao ở phía trước chấu tỳ, để chấu tỳ luôn tỳ vào bề mặt đã gia công. + Khi tiện tinh, nên điều chỉnh vị trí của dao ở phía sau chấu tỳ, như vậy chấu tỳ không tỳ vào bề mặt đã gia công tinh. 2.3. Chọn dao Do độ cứng vững của phôi kém, nên chọn dao có góc nghiêng chính  bằng 90 độ, khi cắt lực cắt sẽ giảm do chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt ngắn nhất. Các thông số khác chọn tương tự như khi tiện ngoài. 2.4. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.5. Định vị và kẹp chặt phôi khi sử dụng giá đỡ di động - Phôi được định vị và kẹp chặt một đầu trên mâm cặp và một đầu chống tâm hoặc định vị trên hai lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp. S1 S2 S2 S1 S1 S2 Hình 1.4 Sơ đồ định vị khi gia công trục dài 6
  7. 2.6. Trình tự thực hiện 2.6.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: giá đỡ di động, chìa vặn mâm cặp, ổ dao; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me; - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.6.2. Gá phôi, gá dao và giá đỡ di động - Khi gia công mặt trụ ngoài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ di động + Định vị và kẹp chặt phôi một đầu bằng mâm cặp (hạn chế 2 hoặc 3 bậc tự do), đầu còn lại định vị bằng lỗ tâm trên mũi tâm của ụ sau. + Hoặc định vị phôi bằng 2 lỗ tâm (hạn chế 5 bậc tự do), sử dụng tốc kẹp để truyền chuyển động quay cho phôi. - Gá dao cao ngang tâm máy và có góc φ phù hợp (φ ≥90 độ) - Giá đỡ di động được gá cố định trên bàn xe dao ngang bằng 2 bu lông. 2.6.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy (khi có đồ gá và dao), dao chưa tham gia cắt gọt. 2.6.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: So dao, lấy chiều sâu cắt Bước 2: Tiện thô (một đoạn có độ dài đủ lớn để đảm bảo chấu tỳ đặt được vào phần đã tiện). Bước 3: Dừng máy, điều chỉnh cho chấu tỳ của giá đỡ vừa chạm vào mặt trụ của phôi vừa tiện mặt ngoài. Bước 4: Thực hiện tiện hết chiều dài mặt trụ ngoài (thường xuyên tra mỡ, hoặc dầu vào vị trí chấu tỳ với bề mặt ngoài phôi, để giảm ma sát) đến khi hết lượng dư gia công. Bước 5: Tiện tinh (khi tiện tinh nên điều chỉnh để dao cắt ở vị trí phía sau chấu tỳ, để chấu tỳ của giá đỡ không tỳ vào bề mặt trụ đã tiện tinh). Bước 6: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.7. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 7
  8. 2.8. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Lượng dư gia công thiếu - Kiểm tra phôi Bề mặt chi tiết - Khoan lỗ tâm bị lệch - Khoan lỗ tâm chính xác 1 có phần không - Gá phôi bị đảo - Rà gá đảm bảo độ cắt gọt đảo nhỏ nhất Điều chỉnh chấu tỳ của giá Điều chỉnh hai chấu tỳ với Mặt trụ ngoài có 2 đỡ di động chưa đúng (chấu mặt phôi không còn khe hở hình tang trống tỳ với bề mặt phôi có khe hở) - Trục chính bị đảo - Kiểm tra trục chính - Điều chỉnh lực tỳ của mũi - Điều chỉnh lực tỳ của Mặt trụ ngoài bị 3 tâm sau và lỗ tâm còn khe hở mũi tâm ụ sau với lỗ tâm; ô van - Lực tỳ của chấu tỳ và mặt giữa chấu tỳ với mặt trụ phôi có khe hở hoặc quá lớn của phôi. - Dao mòn - Mài sửa dao Độ nhám mặt trụ - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý 4 không đạt - Hệ thống công nghệ rung - Điều chỉnh chấu tỳ, ụ sau động. hợp lý 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ (trục trơn 01) b. Yêu cầu Mỗi SV thực hiện 01 bài tập tiện trục trơn 01 từ phôi Ø28, L=505 tiện chống tâm hai đầu để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. 8
  9. 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật Bước 1: Gá phôi dài ra Gá dao , khỏi mâm cặp S2 gá phôi 50mm để đảm 1 bảo an toàn S1 Bước 2: Khỏa mặt đầu Khoan lỗ phẳng để thực S2 tâm thứ 1 hiện khoan tâm để làm chuẩn 2 định vị cho bước S1 sau n = 600÷900 v/ph; S = tay Bước 3: Tiện một đến Tiện trụ hai lát cắt thô để làm hết phần phôi chuẩn thô để có được 3 tinh phụ bề mặt làm S cho bước chuẩn tinh cho khoan việc khoan tâm tâm n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 4 Khỏa mặt đầu Khoan lỗ phẳng và khoan S2 tâm thứ 2 lỗ tâm đảm bảo 4 bề rộng góc vát S1 n = 600÷900 v/ph; S = tay 9
  10. Bước 5: Tiện đạt kích Tiện trụ thước Ø18 L15 Ø18 sau đó vát mép 3 x 450 5 S1 S2 n = 400÷600 v/ph; S = 0.1÷0.2 mm/vg; t = 0.5mm Bước 6: Tiện đến khi bóc Tiện thô hết phần đảo của một đoạn phôi thì dừng và 6 trụ để gá tiến hành lắp giá đặt giá đỡ S1 đỡ di động n = 400÷600 v/ph; S = 0.1÷0.2 mm/vg; t = 0.5mm Bước 7: Điều chỉnh chấu Lắp giá tỳ của giá đỡ sao đỡ cho tỳ nhẹ và đều trên hai phía 7 của phôi , cho phôi quay tròn và tra mỡ , kiểm tra khoảng ra vào của dao Bước 8: Ban đầu để dao Tiện thô chạy trước, giá trục dài đỡ chạy sau . Khi đã có bề mặt trụ nhẵn S1 bóng cho giá đỡ 8 đi trước, dao chạy sau Khi tiện lưu ý chỉnh côn cho ụ sau n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm 10
  11. Bước 7: Kiểm tra độ côn Kiểm tra của chi tiết đảm trung bảo trong miền gian dung sai thì 9 chuyển sang bước tiện tinh Bước 10: Tiện đạt kích Tiện tinh thước đường trục dài kính và đảm bảo độ côn theo yêu S1 cầu 10 n = 900÷1200 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 11: Kiểm tra sản phẩm và nộp bài Đảm bảo yêu 11 Tổng cầu kỹ thuật kiểm tra theo bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Phân tích các thành phần lực tác động lên chi tiết khi tiện trục dài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ di động. b. Cách điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ với mặt trụ của phôi; lực tỳ của mũi tâm ụ sau với lỗ tâm trên phôi. 11
  12. Bài 1.2. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (dao vai: Bộ 01 Sử dụng tiếp T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm - Giá đỡ cố định Bộ 01 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 24x500 - phôi bài tập trước) Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức: - Biết sử dụng giá đỡ cố định để tiện trục dài kém cứng vững. - Biết chọn dao với thông số hình học hợp lý để tiện trục dài kém cứng vững Về kỹ năng: - Tiện được trục kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định đạt yêu cầu kỹ thuật Về thái độ: - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 12
  13. 2. Nội dung bài học 2.1. Giá đỡ cố định a. Công dụng: - Tăng độ cứng vững cho trục dài tại một vị trí cố định (tức là biến trục dài kém cứng vững trở thành trục có độ cứng vững để tiến hành tiện được, đảm bảo chi tiết trục đạt yêu cầu kỹ thuật). Hoặc tiện trục dài cứng vững, khi chiều dài của trục lớn không cần có sự tham gia định vị mũi tâm của ụ sau. - Giá đỡ cố định có 3 chấu tỳ, cách đều nhau 120 độ. Các chấu tỳ điều chỉnh độc lập nhau (giống như mâm cặp 3 chấu), vật liệu làm chấu tỳ bằng đồng thau dễ mài mòn để không làm hỏng bề mặt trục, do trong quá trình gia công mặt ngoài của phôi luôn luôn quay trượt trên mặt đầu của chấu tỳ. b. Cách gá và điều chỉnh giá đỡ cố định: - Giá đỡ cố định được gá cố định trên băng máy tiện vạn năng, vị trí của giá đỡ thường được gá ở đoạn giữa ụ trước và ụ sau, hoặc ở phía cuối băng máy khi gá phôi dài nhưng không sử dụng ụ sau để định vị (hình vẽ 1.5). Phôi gá trên 1 đầu mâm cặp Phôi gá trên 2 mũi tâm Hình vẽ 1.5 Gá đặt giá đỡ cố định trên máy tiện - Điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ: + Điều chỉnh sao cho vị trí mặt đầu của 3 chấu tỳ trên giá đỡ phải cách đều tâm máy. Như vậy, đường kính ngoài của phôi tại vị trí chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào phải được tiện tròn, độ nhám bề mặt càng cao càng tốt. + Lực tỳ của 3 chấu tỳ tỳ lên mặt trụ của phôi phải đều nhau, để khi phôi chịu tác dụng của lực cắt, phôi không bị chuyển vị. + Sau khi điều chỉnh chấu tỳ xong phải vặn vít cố định chấu tỳ với thân của giá đỡ cố định. 13
  14. 2.2. Phương pháp tiện trục kém cứng vững khi dùng giá đỡ cố định Trường hợp chi tiết gá trên 2 mũi tâm, sử dụng tốc kẹp (hình 1.6): - Bước 1 (Hình a): Tiện đoạn cổ trục tại vị trí gá giá đỡ cố định, xong tiến hành điều chỉnh để 3 chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào đoạn cổ trục vừa tiện - Bước 2 (Hình b): Tiện đoạn trục từ phía ụ sau đến sát chấu tỳ của giá đỡ cố định cho đến khi đạt kích thước yêu cầu. - Bước 3 (Hình c): Đảo đầu, điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ cố định vào vị trí trục đã tiện đủ kích thước (gần sát với đoạn cổ trục chưa tiện đủ kích thước). - Bước 4 (Hình d): Tiện đoạn trục còn lại đến khi đạt kích thước yêu cầu. Hình 1.6 Gia công trục dài dùng giá đỡ cố định 2.3. Chọn dao Chọn dao tương tự như khi tiện trục dài kém cứng vững khi sử dụng giá đỡ di động, nên sử dụng dao có góc nghiêng chính bằng 90 độ ( = 900). 2.4. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: giá đỡ cố định, chìa vặn mâm cặp, ổ dao; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me...; 14
  15. - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.5.2. Gá phôi, gá dao và giá đỡ cố định - Khi gia công mặt trụ ngoài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ cố định + Định vị và kẹp chặt phôi bằng 2 lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp. + Định vị và kẹp chặt phôi trên mâm cặp và 1 đầu chống tâm. + Hoặc định vị phôi trên mâm cặp và giá đỡ cố định. - Gá dao cao ngang tâm máy và có góc φ phù hợp (φ ≥90 độ) - Giá đỡ cố định được gá cố định trên băng máy (không chuyển động với bàn xe dao). 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao chưa tham gia cắt gọt. 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện sơ bộ cổ trục tại vị trí mà chấu tỳ của giá đỡ cố định sẽ tỳ vào; Bước 2: Điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ cố định vào cổ trục vừa tiện. Bước 3: Tiện đoạn trục từ phía ụ sau đến sát chấu tỳ, đạt kích thước yêu cầu. Bước 4: Đảo đầu phôi, điều chỉnh giá đỡ cố định để chấu tỳ, tỳ vào đường kính đã tiện hoàn chính (gần sát với vị trí trục chưa tiện). Bước 5: Tiện hoàn chỉnh đoạn trụ còn lại. Bước 6: Kiểm tra kết thúc. Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.6. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 2.7. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Lượng dư gia công thiếu - Kiểm tra phôi Bề mặt chi tiết - Khoan lỗ tâm bị lệch - Khoan lỗ tâm chính xác 1 có phần không - Gá phôi bị đảo - Rà gá đảm bảo độ cắt gọt đảo nhỏ nhất - Trục chính bị đảo - Kiểm tra trục chính - Điều chỉnh lực tỳ của mũi - Điều chỉnh lực tỳ của mũi Mặt trụ ngoài bị tâm sau và lỗ tâm còn khe hở tâm ụ sau với lỗ tâm. 2 ô van - Các chấu tỳ của giá đỡ cố - Điều chỉnh cho 3 chấu tỳ định không cách đều tâm cách đều tâm máy. máy. 15
  16. - Lực tỳ của chấu tỳ vào mặt - Lực tỳ của 3 chấu tỳ lên phôi có khe hở hoặc lực tỳ phôi bằng nhau. của 3 chấu không đều nhau - Dao mòn - Mài sửa dao Độ nhám bề mặt - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý 3 không đạt - Hệ thống công nghệ rung - Điều chỉnh chấu tỳ, ụ sau động. hợp lý 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập: a. Bản vẽ (trục trơn 02) b.Yêu cầu Mỗi SV thực hiện 01 bài tập trục trơn 02 từ phôi của bài tập trước tiện chống tâm hai đầu và kẹp tốc để đạt các yêu cầu của bản vẽ. 16
  17. 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật Bước 1: Chọn vị trí gá Gá phôi đặt giá đỡ cho lên hai phù hợp để có mũi tâm, thể gia công lắp giá đỡ. được hơn nửa chiều dài chi 1 tiết Kiểm tra độ khít của các chấu tỳ, bôi mỡ vào các đầu trấu. Bước 2: Tiện đạt kích Tiện thô thước Ø21, lưu mặt trụ ý kiểm tra độ ngoài đầu côn của chi tiết 2 thứ nhất. S1 n = 400÷600 v/ph; S = 0.15÷0.3 mm/vg; t = 0.5mm Kiểm tra Kiểm tra đạt độ trung gian côn cho phép mới kết thúc tiện thô 3 Bước 4: Tiện đạt kích Trở đầu thước Ø21 và tiện thô hết phần còn lại 4 đầu thứ 2. của chi tiết S1 n = 400÷600 v/ph; S = 0.15÷0.3 mm/vg; t = 17
  18. 0.5mm Bước 4: Tiện đạt kích Tiện tinh thước và đảm đầu thứ bảo độ côn theo nhất. yêu cầu bản vẽ 4 S1 n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 5: Tiện đạt kích Tiện tinh thước và đảm đầu thứ bảo độ côn theo 5 hai yêu cầu bản vẽ S1 n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 6: Đảm bảo yêu Tổng cầu kỹ thuật kiểm tra. 6 4. Hướng dẫn tự học a. Ưu, nhược điểm của tiện trục dài kém cứng vững khi sử dụng giá đỡ di động và giá đỡ cố định. b. Khả năng công nghệ khi gia công chi tiết trục trên máy vạn năng với giá đỡ cố định. 18
  19. BÀI 02 Thời gian thực hiện: 06 tiết TIỆN REN TRÊN TRỤC KÉM Tên bài học trước: Tiện trên trục kém cứng CỨNG VỮNG vững Thực hiện từ ngày........ đến ngày .......... A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18); dao tiện ren; mũi khoan tâm - Giá đỡ cố định, giá đỡ theo. Bộ 01 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 20x500 –phôi bài tập trước) Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Xác định thông số hình học của dao hợp lý để tiện ren trên trục dài kém cứng vững, có sử dụng giá đỡ. Về kỹ năng - Gia công được chi tiết ren trên trục dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật: 19
  20. Về thái độ - Thực hiện đúng thao động tác, nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Chọn dao - Do độ cứng vững của phôi kém, nên chọn dao tiện trụ trơn ngoài có góc nghiêng chính  bằng 90 độ, khi cắt lực cắt sẽ giảm do chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt ngắn nhất. Các thông số khác chọn tương tự như khi tiện ngoài. - Dao tiện ren mài đúng góc độ theo yêu cầu của từng loại ren (ren tam giác, ren vuông hoặc ren thang). 2.2. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài và tiện ren. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.3. Định vị và kẹp chặt phôi - Phôi được định vị và kẹp chặt một đầu trên mâm cặp và một đầu chống tâm hoặc định vị trên hai lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp, giá đỡ. - Khi tiện ren tam giác có chiều dài nhỏ thường dùng giá đỡ cố định để tăng cứng vững cho chi tiết, khi tiện ren truyền động có chiều dài ren lớn thường dùng giá đỡ di động để đảm bảo độ cứng vững cho chi tiết. Hình 2.1 Định vị và kẹp chặt phôi khi tiện ren trên trục dài 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2