intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí nghề Luật số 6/2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí nghề Luật số 6/2018 gồm có một số bài viết sau: Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 và phương hướng bảo đảm thực hiện; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại tại Việt Nam; Bàn về thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; Nhu cầu và giải pháp đối với việc đào tạo ngắn hạn về án lệ cho cán bộ pháp luật, tư pháp tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí nghề Luật số 6/2018

  1. SỐ 6/2018 - Năm thứ Mười ba CẢ I C Á C H - Tư PHÁP « 9ỉ(ự)c *ỉuật QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THEO HIÊN PHÁP NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM THƯC HIÊN Lê Đinh Mùi' Tóm tắt: Trong điểu kiện tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyển xã hội chù nghĩa Việt Nam giai đoạn hiện nay, có thể nói việc triển khai thực hiện quy định cùa Hiến pháp năm 2013 về phân công, phổi hợp và kiếm soát quyền lục nhà nước trong đó việc thực hiện quyển tư pháp theo quy định cùa Hiến pháp cần tiếp tục được nghiên cứu cà vé lý luận và thực tiễn. Bài viết về quyển tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 và phircmg hướng bào đảm thực hiện quyển tư pháp có ý nghĩa góp phần bào đàm thực hiện quy định hiến định về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Từ khỏa: Hiến pháp, quyền lực, nhà nước, quyền tư pháp. Nhận bài: 10/10/2018; Hoàn thành biên tập: 15/11/2018; Duyệt đăng: 03/12/2018 Abstract: In the context o f developing andfinalizing the Law-governed state o f Socialist Republic o f Vietnam in the current period, the implementation o f regulations o f the Constitution 2013 on assigning, coordinating and controlling the state power including the exercising o f the judicial rights under the Constitution need to be researched in terms o f theorical and practical aspects. This article focuses on the judicial power in the law-governed state o f the Socialist Republic o f Vietnam and direction o f ensuring the judicial power contributing to the implementation o f constitutional regulations on state power in Vientam recently. Keywords: Constitution, power, state, judicial rights Date o f receipt: 10/10/2018; Date o f revision:15/ll/2018; date o f approval: 03/12/2018 1. Q uyền tư pháp tro n g n h à nước pháp hành pháp, tư pháp, coi trọng tính độc lập của hoạt quyền xã hội chủ nghĩa Việt N am theo Hiến động tư pháp, xác định Tòa án là khâu trung tâm pháp năm 2013 của hệ thống tư pháp cùng với cách phân công ngày Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài càng khoa học giữa các quyền này và xu hướng bảo nước nghiên cứu về quyền tư pháp và những nội đảm kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và dung liên quan với góc độ rộng và hẹp khác nhau. kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư Tuy nhiên điểm tựu trung đều coi quyền tư pháp là pháp nói riêng. Là một ừong ba bộ phận của quyền một dạng quyền lực nhà nước, được xác định khi lực nhà nước, phân biệt theo chức năng, quyền tư quyền lực nhà nước phân chia thành ba bộ phận pháp không đồng dạng với hai loại quyền còn lại và quyền lực nhà nước trong mối quan hệ phân công, luôn giữ một vị thế độc lập, một bộ phận quyền lực phối hợp và kiểm soát lẫn nhau đó là các quyền lập quan trọng trong các thể chế nhà nước hiện đại, đặc pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Là sản biệt là trong nhà nước pháp quyền. phẩm của các cuộc biến đổi thể chế mang tính cách Theo tiếng Anh “Judicial power” - quyền tư mạng, học thuyết và thực tiễn tổ chức thực thi quyền pháp được hiểu là một trong ba bộ phận quyền lực lực nhà nước cùng với việc xây dựng nhà nước pháp nhà nước. Từ thực tiễn tổ chức và thực hiện quyền quyền, ba quyền này đã chứng tỏ sức sống của mình tư pháp cùa các nhà nước pháp quyền ờ các nước trong thế giới đương đại. Ở Việt Nam đến nay đã phát triển trên thế giới trong những thập niên gần tiếp thu nhiều yếu tố hợp lý của thuyết tam quyền đây, khái niệm quyền tư pháp trong nhà nước pháp trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó quyền được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và là cách gọi tên các quyền (và các cơ quan) lập pháp, nghĩa hẹp. Tiến sỹ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh o
  2. HỌC VIỆN Tư PHÁP Theo nghĩa rộng, quyền tư pháp trong nhà nước thực hiện (Khoản 1, Điều 102 quy định: Tòa án pháp quyền là quyền xét xử cùa tòa án và các hoạt nhân dân là cơ quan xét xừ của nước Cộng hòa xã động áp dụng pháp luật của các cơ quan Điều tra, hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp). Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp, Thanh tra, V.V.. (các cơ Tuy nhiên, thòi gian gần đây, trong nhận thức quan bảo vệ pháp luật) và của hệ thống Bổ trợ tư và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp (Tổ chức Luật sư, Công chứng, Giám định, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khuynh Hộ tịch, V.V..) để bảo đảm cho việc thực hiện quvền hướng mờ rộng phạm vi quyền tư pháp, coi xét xử xét xử các vụ án, giải quyết các xung đột của các chì là mắt xích, là khâu trọng tâm của hoạt động tư mối quan hệ xã hội pháp, là một bộ phận chứ không phải là toàn bộ Theo nghĩa hẹp, Hiến pháp cũng như pháp luật quyền tư pháp. Theo đỏ, một số quyền tố tụng trước của các nước Châu Âu đều coi quyền tư pháp là và sau xét xử và cả quyền bổ trợ tư pháp cũng được một bộ phận quyền lực nhà nước có chức năng giải coi là quyền tư pháp. Các cơ quan được giao thực quyết các vụ án hình sự và các tranh chấp khác với hiện các quyền này cũng được xác định là cơ quan quyền được áp dụng cưỡng chế khi cần thiết để bảo tư pháp. Theo cách quan niệm như vậy, vai trò của đảm thi hành bản án và quyết định của tòa án. Theo quyền tư pháp với tư cách là một bộ phận quyền quan niệm như vậy “quyền tư pháp” bao hàm tổng lực độc lập và chi do Tòa án thực hiện chưa được thể các tòa án có chức năng và thẩm quyền xét xử. xác định rõ. Quyền tư pháp được thừa nhận là một bộ phận Bài viết này tiếp cận tư pháp với ý nghĩa là một quyền lực nhà nước với đặc trưng của quyền là độc bộ phận của quyền lực nhà nước, đó là quyền tư lập. Không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào từ pháp được giao cho Tòa án nhân dân thực hiện theo bên trong và bên ngoài trong quá trình thực thi quy định của Hiến pháp năm 2013. Với cách tiếp quyền lực, chủ thể quyền tư pháp hay là chù thể cận này, tư pháp trong Nhà nước pháp quyền.xã hội quyền xét xử phải được đặt ờ vị trí độc lập. Tuy chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện căn cứ vào thể nhiên phải trong chính thể phân quyền hay tập chế tư pháp là các quy định của Hiến pháp và các quyền có sự phân công phối hợp giữa ba nhánh đạo luật. Thể chế tư pháp quy định về thẩm quyền quyền lực nhà nước thì độc lập của quyền tư pháp xét xử cùa Tòa án nhân dân. mới được biểu hiện rõ nét hơn. Quan niệm tư pháp Cơ quan thực hiện quyền tư pháp là Tòa án. Ở là xét xử và việc xét xử chì do Tòa án thực hiện đã Việt Nam, Hiến pháp quy định Tòa án nhân dân định hình khá sớm trong nhận thức và trong thực thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ: “bảo vệ tiễn lập pháp, thực hiện pháp luật của Nước Cộng công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam ngay từ khi mới bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của thành lập. Điển hình là Hiến pháp năm 1946, ở Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, chương VI Cơ quan Tư pháp ghi nhận việc xét xử cá nhân” (Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp năm và cơ quan xét xử. Theo Hiến pháp năm 1946, 2013). Như vậy, thiết chế thực hiện quyền tư pháp quyền lực tư pháp mặc nhiên được thừa nhận là ờ Việt Nam là Tòa án nhân dân. quyền lực độc lập và do Tòa án thực hiện. Hiến Sự vận hành của thiết chế tư pháp căn cứ vào pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp các quy định của Hiến pháp, các đạo luật để nhằm năm 1992, mặc dù không quy định cụ thể quyền tư bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, pháp đo cơ quan nào thực hiện, nhưng đều quy định bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cùa Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, chúng ta cá nhân. có thể hiểu quyền tư pháp do Tòa án nhân dân thực Có thể đưa ra khái niệm quyền tư pháp ừong hiện. Để tổ chức, thực hiện các quyền lập pháp, Nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa Việt Nam hành pháp, tư pháp hiệu quả và gắn trách nhiệm như sau: Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền của các chủ thể trong việc tể chức, thực hiện các là quyền xét xử của Tòa án được thực hiện thông quyền đó, Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền qua các hoạt động tố tụng để xét xử và giải quyết lập pháp do Quốc hội thực hiện; quyền hành pháp xung đột các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ công lý, do Chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do Tòa án các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế o
  3. s ố 6/2018 - Năm thứ Mười ba độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đinh chi quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân. chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp Theo Hiến pháp năm 2013, chức năng, nhiệm dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy vụ cùa Tòa án nhân dân được xác định cụ thể. Tòa định của Luật xử lý vi phạm hành chính. án nhân dân thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ: Thứ tư , trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án “bào vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm công dân, bào vệ chế độ xã hội chù nghĩa, bảo vệ quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bò văn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp bản pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cùa tổ chức, cá nhân” (Khoàn 3, Điều 102 Hiến của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của ủ y ban pháp năm 2013). thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích Theo quy định Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có năm 2013, như trên đã dẫn, việc cụ thể hóa nội hàm thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả về quyền tư pháp, xác định chính danh Tòa án là cơ xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định quan thực hiện quyền tư pháp trong văn bản pháp của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. luật là điều rất cần thiết, từ đó mới quy định đúng, Thứ năm , bảo đàm áp dụng thống nhất pháp đủ, chính xác chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của luật trong xét xử. Tòa án, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án thực hiện có Thứ sáU) kiểm soát hoạt động việc thực hiện hiệu quà quyền tư pháp, góp phần xây dựng và hoàn quyền lực nhà nước theo cơ chế phân công, phối thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bảo đảm để Trên cơ sờ Hiến định và các quy định về tổ tòa án thực thi quyền lực tư pháp theo quy định của chức và hoạt động của tòa án nhân dân, nội dung Hiến pháp và pháp luật. quyền tư pháp bao gồm: Hiến pháp năm 2013 đánh dấu một giai đoạn mới Thứ nhất, quyền tư pháp là xét xử và giài trong quá trình phát triển và đồi mới nhận thức về quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. quyền tư pháp ở Việt Nam. Lần đầu tiên ừong Hiến Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, được khẳng định là Tòa án nhân dân. hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh bảo vệ công động, hành chính và giải quyết các việc khác theo lý, quyền con người, quyền công dân là những quy định cùa pháp luật; xem xét đầy đủ, khách nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, tiếp theo quan, toàn diện các tài liệu, chímg cứ đã được thu đó là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp ừanh tụng ra bàn án, quyết định việc cỏ tội hoặc của tổ chức, cá nhân. không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình Hiến pháp năm 2013 quy định chi Tòa án nhân phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và dân tối cao, các tòa án khác do luật định là những cơ nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức Thứ hai, xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh nghị cùa cơ quan quản lý nhà nước và quyết định chấp theo thẩm quyền quy định. Ngoài Tòa án nhân áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan dân không có cơ quan nào khác được giao phán xử về đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. theo quy định của pháp luật. Quy định này phù họp với việc phân công thực hiện Thứ ba, ra quyết định thi hành bản án hình sự, quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chi chấp nghĩa ờ nước ta. hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định bản phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án chất nhân dân của Tòa án nước ta thông qua tên gọi đối với Khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật khác với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án năm 2001), Hiển pháp năm 2013 có quy định mới dân sự. về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân o
  4. HỌC VIỆN Tư PHÁP dân. Khoản 2 Điều 102 quy định khái quát, theo Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ nguyên tắc mở về hệ thống Tòa án nhân dân. Ngoài chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp theo Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp năm 2013 hướng mờ rộng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho dân. Quyền tư pháp là quyền xét xử, tức quyền áp luật định. Điều này bảo đảm tính khái quát, ồn định dụng pháp luật để ra phán quyết về các vi phạm lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù pháp luật và các tranh chấp xày ra trong xã hội. Tòa hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là khác nhau. Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật tổ chức Toà cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước thực hiện án nhân dân năm 2014 quy định Toà án nhân dân ờ quyền tư pháp. Vì vậy, xử lý các vi phạm pháp luật nước ta gồm Toà án nhân dân tối cao, các Toà án bằng các chế tài Nhà nước, giải quyết các tranh nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà chấp bằng quyền lực Nhà nước đều phải thuộc án nhân dân cấp huyện. Hiến pháp năm 2013 không thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Các cơ quan nhà quy định về Tòa án đặc biệt để phù hợp với bản nước khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa, không phải là cơ quan tư pháp, không có chức năng với yêu cầu bảo vệ quyền con người, hội nhập quốc thực hiện quyền tư pháp, mà các cơ quan này chi tế hiện nay, đồng thời bò quy định về tổ chức hòa thực hiện các hoạt động tư pháp. Xác định rõ thẩm giải ờ cơ sở. Bởi vì, dù việc thành lập các tổ chức quyền của Tòa án trong việc thực hiện quyền tài ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật phán đối với các văn bản quy phạm pháp luật trái và tranh chấp nhỏ trong nhân dân là cần thiết, với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, nhưng lại không thuộc chức năng tư pháp của Tòa Pháp lệnh, Nghị quyết của ủ y ban Thường vụ án nhân dân, không thuộc hệ thống Tòa án nhân Quốc hội. Trên thực tế, vào thời điểm và điều kiện dân và không cần thiết ở mức hiến định. hiện tại ờ Việt Nam thì việc thiết lập cơ chế, thẩm Tổ chức của tòa án được xác định hệ thống tòa quyền của Tòa án trong việc bảo vệ Hiến pháp án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc thành lập hành chính. Theo quy định của Luật tổ chức Tòa Tòa án Hiến pháp độc lập. Vì vậy, Tòa án nhân dân án nhân dân năm 2014: tối cao cần được trao thẩm quyền giám sát, xử lý - Tòa án nhân dân Tối cao là cấp xét xử giám đốc các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, thẩm, tái thẩm cao nhất và làm nhiệm vụ tổng kết kinh pháp luật và xác lập cơ cấu tổ chức, trình tự, thủ nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật; tục riêng biệt về phán quyết vi phạm Hiến pháp. - Tõa án nhân dân cấp cao là cấp xét xử phúc Cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hỏa một số quy thẩm và cỏ thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bảo đảm đốc thẩm và tái thẩm; Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư - Tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc pháp. Đặc biệt là những quy định phân định rõ Trung ương là cấp xét xử phúc thẩm và xét xử sơ ràng, rành mạch giữa ba chức năng trong tố tụng: thẩm một số loại án mà cấp sơ thẩm không có thẩm xét xử (Tòa án); buộc tội (Viện kiểm sát); bào chữa quyền xét xử sơ thẩm; (Luật sư). - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố Hoàn thiện pháp luật bào đảm tính độc lập của tư thuộc tinh và tương đương là cấp xét xử sơ thẩm; pháp, trong đó cần quy định các cơ chế bổ nhiệm, Như vậy, hiện nay chỉ còn tòa án nhân dân cấp nhiệm kỳ Thẩm phán phù hợp; mối quan hệ giừa tỉnh, huyện là gắn với địa giới hành chính. Thẩm phán với Chánh án, Phó Chánh án; mối quan 2. Phương hướng bảo đảm thực hiện quyềnhệ giữa Tòa án với Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra... tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ Thứ hai, bào đảm nguyên tấc công khai trong nghĩa Việt Nam gỉai đoạn hiện nay hoạt động tố tụng, cần mờ rộng quyền khiếu nại của Với yêu cầu triển khai thực hiện Hiến pháp cá nhân, cơ quan, tổ chức về việc bảo về quyền, lợi năm 2013, yêu cầu của đẩy mạnh cải cách tư pháp, ích họp pháp của họ trong quá trình điều tra, truy tố, bảo đám thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước xét xử, thi hành án. Quyền khiếu nại cùa những pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần bảo người này có thể được gửi đến Tòa án... đảm theo hướng: (Xem tiếp trang 14) o
  5. Sỏ 6/2018 N ăm thứ M ư ờ i ba NGHIÊN CỨ U - TRAO ĐỐI [« 9ỉf)í|ề y u ộ t MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẦM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁ O LÀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM • • • Nguyễn Đức Mai1 Cao Thị Ngọc Hà2 Tóm tắt: Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) cùa pháp nhân và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về thù tục truy cícu TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Đây là mội sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cùa nước ta. Tuy mới được áp dụng trong một thời gian rất ngan (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) nhưng cà hai bộ luật này đã bộc lộ một số van đề bắt cập, hạn chế. Trong bài viết này xin trao đoi về quan điêm, định hướng hoàn thiện pháp luật về bào đàm quyên bào chữa cùa pháp nhân và một sổ giài pháp nâng cao hiệu quà bào đàm quyển bào chữa cùa pháp nhân thương mại phạm tội. Từ khóa: Pháp nhân thương mại phạm tội, thù tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội Nhận bài: 10/10/2018ỉ Hoàn thành biên tập: 15/11/2018; Duyệt đăng: 03/12/2018. Abstract: For the first time in the history o f the Vietnamese legislature, Criminal Law o f 2015 on criminal liability o f the legal entityand the Criminal Procedure Code 2015 regulates the procedure for prosecuting criminal offenses against criminal offenders who are commercial entities. This is a landmark event in the process ofperfecting the legal system o f our country:Although, it is applied in a very short time (effectivefrom 01/01/2018)but both laws have revealed some inadequacies and limitations. In this article, we would like to bringforward viewpoints and orientations for perfecting the law on the right to defense o f legal personsand some effective solutions to ensure the right to counsel o f commercial criminal entities. Keywords: commercial criminal entities, the procedure for prosecuting criminal offenses against commercial criminal entities. Date o f receipt: 10/10/2018; Date o f revision : 15/11/2018; Date o f approval: 03/12/2018. Quyền bào chữa của pháp nhân thương mại chủ, nhân đạo và công bằng của nền pháp chế phạm tội là một nội dung hoàn toàn mới cùa chê XHCN. Vì vậy, đê nâng cao hiệu quả bảo đảm định quỵền bào chữa được BLTTHS năm 2015 bổ quyền bào chữa của pháp nhân thương mại, trước sung nhằm mở rộng phạm vi tham gia tố tụng cùa hết cần tiếp tục hoàn thiện các quy định cùa người bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích họp BLTTHS hiện hành về chế định này. Tuy nhiên, các pháp cùa pháp nhân thương mại phạm tội, bảo đảm quy định pháp luật về quyền bào chữa chi có thể đi sự phù hợp với quy định BLHS năm 2015 về vào cuộc sống và phát huy hiệu quả khi cỏ đầy đù TNHS của nhóm chù thề đặc biệt này. Vi vậy, việc và đồng bộ các điều kiện (yếu tố) bảo đảm cần thiết nâng cao hiệu quả bảo đàm quyền bào chữa cùa bị khác: về tồ chức, về nhân lực (con người), ý thức can, bị cáo là pháp nhân thương mại phạm tội cần pháp luật cùa nhân dân,... được tiến hành đồng bộ với việc hoàn thiện hệ Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả bào đảm thống pháp luật và chế định bảo đảm quyền bào quyền bào chữa trong TTHS nói chung và quyền chữa cùa bị can, bị cáo nói riêng. Các quy định bào chữa cùa pháp nhân thương mại nói riêng, là pháp luật TTHS không chi là cơ sở pháp lý để bảo một nhu cầu khách quan xuất phát từ thực tiễn xây đảm quyền bào chữa nói chung và của pháp nhân dựng Nhà nước pháp quyền, về họàn thiện hệ thống thương mại nói riêng, mà còn là căn cứ để tạo dựng pháp luật và cải cách tư pháp ờ Việt Nam giai đoạn niềm tin cùa nhân dân vào tính nghiêm minh, dân hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quà bào đảm 1Tiến sỹ, Nguyên Chánh Tòa phúc thẳm Tòa án Quân sự Trung ương 2Thạc sỹ, Giàng viến Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp. o
  6. HỌC VIỆN Tư PHÁP quyền bào chữa cùa pháp nhân thương mại cần 2013 đã không bao quát (không quy định) về quyền được tiến hành theo số định hướng cơ bản sau: bào chữa của pháp nhân thương mại. - Hoàn thiện pháp luật TTHS liên quan đến Thử hai, theo quy định của BLTTHS hiện hành quyền bào chữa của pháp nhân thương mại; thì “người bị buộc tội là tĩgicời bị bắt, bị tạm giữ, bị - Tăng cường công tác hướng dẫn, giài thích can, bị cáo” (điểm đ Khoản 1 Điều 4) và “người bị pháp luật về quyền bào chữa và cùa pháp nhân buộc có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người thuơng mại phạm tội nói riêng; khác bào chữa...” (Điều 16). Như vậy, một lần nữa - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bổ trợ các quy định mang tính nguyên tắc trong BLTTHS tư pháp; hiện hành (Điều 4 và Điều 16) về bảo đàm quyền Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ bào chữa cũng không bao quát (không quy định) về chĩrc, cài cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan quyền bào chữa của pháp nhân. Đẻ áp dụng nguyên tư pháp, bổ trợ tư pháp; nâng cao chất lượng đội tắc này đối với pháp nhân, nhà làm luật buộc người ngu cán bộ tư pháp; tăng cường cơ sờ vật chất, áp dụng phải vào các các quy định khác của Bộ luật trang thiết bị bảo đảm hoạt động của các cơ quan tư này như: “bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố pháp, bổ trợ tư pháp. về hình sự ’ (Điều 60); “bị cáo là người hoặc pháp 1. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyềnnhân bị Tòa án quyết định đưa ra xét xừ ' (Điều 61). bào chữa của pháp nhân thưong mạỉ Hai điều này là các quy định cụ thể của BLTTHS, 1.1. về một số nguyên tắc cùa tố tụng hình sựtrong đó “người” và “pháp nhân” là các khái niệm liên quan đến quyền bào chữa khác nhau. Trong khi đó khái niệm “người bị buộc * về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa tội” trong quy định mang tính nguyên tắc tại điểm đ Việc cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015 Khoản 1 Điều 4 Bộ luật này lại không quy định rõ nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 2013 (không bao quát) về pháp nhân. Đây chính là lý do (Khoản 7 Điều 103) về bảo đảm quyền bào chữa dẫn đến sự nhận thức và áp dụng không thống nhất của pháp nhân thương mại quá mờ nhạt, không đầy quy định tại Điều 16 BLTTHS giữa các nhà khoa đù và chặt chẽ dẫn đến sự nhận thức và áp dụng học cũng như cán bộ thực tiễn về quyền bào chữa khônp thống nhất các quy định này trong thực tiễn. của người bị buộc tội nói chung và của pháp nhân Sự bất cập này được thể hiện ờ một số điểm sau: thương mại phạm tội nói riêng. Thứ nhẩu trong quá trình soạn thảo và thông Đẻ khắc phục bất cập này, chúng tôi cho rằng qua Hiến pháp năm 2013, nhà làm luật chưa dự liệu cần chuyền các khái niệm “bị can ” và “bị cáo” ở được những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Khoản 1 Điều 60 và Điều 61 BLTTHS về cuối BLHS và BLTTHS mới. Theo quy định của Hiến điểm đ Khoản 1 Điều 4 Bộ luật này đề khái niệm pháp thì “người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tổ, “người bị buộc tội” ừong quy định này bao quát cả điều tra, truy tố\ xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ “pháp nhân”. Nội dung quy định tại điểm đ Điều luật sư hoặc người khác bào chữa” (Khoản 4 Điều này sẽ như sau: 31). Quy định này đã dẫn đến sự nhận thức khác uđ) Người bị buộc tội là người bị bắt, bị tạm nhau về quyền bào chữa của pháp nhân. Một số giữ, bị can, bị cáoỉ Bị can là người hoặc pháp nhân người cho rằng khái niệm “người” trong quy định bị khởi tố về hình sự; Bị cáo là người hoặc pháp này đã bao hàm cả pháp nhân thương mại phạm tội. nhân bị Tòa án quyết định đưa ra xét x ừ \ Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng khái Với sừa đổi, bồ sung như trên, khái niệm “người niệm “ người” ờ đây chi có thể là cá nhân (thể nhân) bị buộc tội” trong nguyên tắc bảo đảm quyền bào mà không bao gồm tổ chức (pháp nhân), bời lẽ Điều chữa tại Điều 16 BLTTHS sẽ bao quát đầy đủ cả 31 nằm trong Chương 2 “Quyền con người, quyền quyền bào chữa của pháp nhân thương mại. và nghĩa vụ cơ bản của công dàn” của Hiến pháp. * về nguyên tắc tranh tụng trong xét x ử Trong khi đó, quy định tại Khoản 7 Điều 103 cùa BLTTHS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp: “Quyền bào chữa cùa bị can, bị cáo, kế thừa mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống kết quyền bào vệ lợi ích hợp pháp cùa đương sự được hợp với sự tiếp thu cỏ chọn lọc một số nhân tố họp bào đàm” cũng không đề cập gì đến pháp nhân với lý của tố tụng tranh tụng. Tuy nhiên, quy định tại tư cách là chủ thể bị buộc tội và có quyền bào chữa. Điều 26 và một số quy định chung cùa BLTTHS Như vậy, có thể nỏi quy định của Hiến pháp năm hiện hành vẫn còn những điềm bất cập, hạn chế, o
  7. s ố 6/2018 - Năm thứ Mười ba OtỊỊÍỊC ìiu ậ t thậm chí mâu thuẫn với nhau làm ảnh hưởng đến Kiêm sát viên, ... và người tham gia tố tụng khác quyền bào chữa nói chung và quyền bào chữa của đểu có quyền bình đăng trong việc đưa ra chỉmg pháp nhân nói riêng, cụ thể như sau: cứ, đánh giá chứng cứ; đưa ra yêu cầu đê làm rõ sự Thứ nhất', việc ghi nhận “nguyên tắc tranh tụng thật khách quan cùa vụ árì\ Đây là sự bất cập, hạn trong xét xử được bào đảm” trong Hiến pháp và chế của quy định tại Điều 26 BLTTHS cần phải BLTTHS hiện hành cũng có nghĩa là pháp luật thừa được khắc phục theo hướng sau: nhận sự tồn tại ba chức năng cơ bản (buộc tội, bào - Sửa tên cùa Điều này “tranh tụng trong xét xử chữa và xét xử) trong TTHS và ba nhóm chủ thể được bảo đảm” hành “tranh tụng trong TTỈỈS” tương ứng thực hiện các chức năng này gồm: các nhằm xác đinh phạm vi áp dụng nguyên tắc này đối chủ thể của bên buộc tội; các chủ thể của bên bào với toàn bộ quá trình TTHS; chữa và Tòa án (HĐXX). Trong ba chức năng này - Nội dung của nguyên tắc tranh tụng cần sửa thì chức năng buộc tội luôn xuất hiện đầu tiên và là đổi, bổ sung như sau: yếu tố giữ vai trò phát động (khởi động) quá trình “ Điều ... Tranh tụng trong tố tụng hình sự TTHS, cỏ nghĩa là quá trình TTHS (giải quyết vụ 1. Việc xét xử vụ án hình sự được tiến hành trên án hình sự) chi có thể được khởi động (bắt đầu) khi cơ sờ tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. xuất hiện chức năng buộc tội (sự buộc tội đối với 2. Chức năng buộc tội do các chù thể cùtì bên một chủ thể - cá nhân, pháp nhân nhất định) và khi buộc tội thực hiện; Chức năng bào chữa do các chù đó chức năng đối trọng - chức năng bào chữa cũng thê cùa bên bào chữa thực hiện và Tòa án thực hiện đồng thời xuất hiện. Từ thời điểm này, quá trình chức năng xét xử. tranh tụng giữa hai bên đối trọng (buộc tội và bào 3. Trong quá trình TTHS bên buộc tội vù bẽn chữa) đã bắt đầu và tiếp diễn trong suốt quá giải bào chữa bình đằng với nhau trong việc đưa ra quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, ở các giai đoạn chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu câu và tranh luận khởi tố, điều tra và truy tố, sự tranh tụng giữa bên trước Tòa án. Tòa án tạo những điều kiện cần thiết buộc tội và bên bào chữa chi mang tính phiến diện để các chù thê cùa bên buộc tội và bên bào chữa vì còn thiếu một chức năng tố tụng quan trọng là thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng cùa mình xét xử và chủ thể thực hiện chức năng này là Tòa theo quy định cùa Bộ luật này. án (HĐXX). Quá trình tranh tụng chi thể hiện đầy 4. Bàn án, quyết định cùa Tòa án phái cùn cứ đủ bàn chất cùa nó tại phiên tòa xét xử khi mà cả ba vào kết quà tranh tụng và những chứng cứ đã đirợc chức năng (buộc tội, bào chữa và xét xử) đồng thời kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa”. xuất hiện cùng với các nhóm chủ thể tương ứng Với nội dung sửa đổi như trên, nguyên tắc tranh (bên buộc tội, bên bào chừa và Tòa án - HĐXX). tụng sẽ là căn cứ để phân định rõ ràng, minh bạch Sự ừanh tụng giữa các bên về vụ án chi kết thúc giữa các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử; sau khi có phán quyết của Tòa án (HĐXX) về vụ án bảo đàm cho TTHS diễn ra dân chủ, công bằng hơn đã có hiệu lực pháp luật. nhằm bảo vệ có hiệu quà các quyền và lợi ích hợp Như vậy, cỏ thể thấy tranh tụng là nguyên tắc pháp của người bị buộc tội. Đây cũng là cơ sở để xuyên suốt toàn bộ quá trình TTHS, không chi là cơ sửa đổi, bồ sung một sốnguyên tắc khác và các quy sở để vận hành quá trình TTHS mà còn là căn cứ để định cụ thể trong BLTTHS cho phù hợp. phân định ba chức năng cơ bàn trong TTHS (buộc * về nguyên tắc xác định sự thật của vu án tội, bào chữa và xét xử) giữa các chù thể tham gia (Điều 15) vào việc thực hiện các chức năng này. Tuy nhiên, Đe phù hợp với nội dung của nguyên tắc “tranh theo quy định tại Điều 26 BLTTHS thì nguyên tắc tụng trong TTHS” (nêu trên), quy định tại đoạn 1 này chi áp dụng trong giai đoạn xét xử vụ án tại Điều 15 BLTTHS hiện hành cần sửa đổi, bổ sung phiên tòa. Chúng tôi cho rằng quy định này đã thu theo hướng xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội hẹp phạm vi áp dụng nguyên tắc tranh tụng và chưa phạm thuộc về các chủ thế cùa bên buộc tội: “Trách thể hiện đầy đù bản chất và các yêu cầu của tranh nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chù thê tụng. Mặt khác, tên của Điều luật này “tranh tụng cùa bẽn buộc tội. Bị can, bị cáo có quyển nhĩmg trong xét xử được bảo đảm” mâu thuẫn với nội không buộc phải chứng minh là mình vô tộ ĩ\ dung quy định tại đoạn 1 Điều này: “ Trong quá 1.2. về một số quy định chung cùa Bộ luật tố trình khới tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, tụng hình sự liên quan đến quyền bào chừa o
  8. HỌC VIỆN Tư PHÁP - về các chù thể tiến hành và tham gia tổ tụng vụ án hình sự và trách nhiệm chứng minh tội tố trong BLTTHS: Theo quy định của BLTTHS (các phạm cùa HĐXX; quyền kháng nghị giám đốc chương III, IV và V) thì việc phân các chủ thể tham thẩm cùa Chánh án;...). gia TTHS (không căn cứ vào các chức năng tố tụng - về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi cơ bàn mà các chù thể tham gia thực hiện) thành tố: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tổ có hai nhóm chù thể tiến hành tố tụng và tham gia tố thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Tuy nhiên, quy định tụng không chi dẫn đến xóa nhòa ranh giới giữa các tại Điều 57 BLTTHS năm 2015 lại không đề cập gì chức năng này mà còn xác định không chính xác đến pháp nhân bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố. (không đúng, không đầy đủ) các quyền và nghĩa vụ Quy định này vô hình chung đã tước bỏ các quyền của các chù thể. Chủng tôi cho rằng đây là sự bất và nghĩa vụ cùa pháp nhân bị tố giác, bị kiến nghị cập, hạn chế của BLTTHS hiện hành ảnh hưởng khởi tố, ảnh hường trực tiếp đến việc bảo vệ các trực tiếp đến quyền bào chữa cùa người bị buộc tội quyền và lợi ích hợp pháp cùa pháp nhân. Vì vậy, nói chung và của pháp nhân thương mại phạm tội để khắc phục sự bất cập này, cần bổ sung nội dung nói riêng cần phải được khắc phục theo hướng sau: “người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi to có thế Thứ nhất, nhập các chương III, IV và V thành là cá nhân hoặc pháp nhân” ở đầu Khoản 1 Điều một Chương mới (Chương III) với tên gọi “Các chù 57 BLTTHS. Nội dung sửa đổi của khoản này sẽ thể tham gia TTHS” gồm 4 mục quy định về 04 như sau: “ 7. Người bị tố giác, ngiiừi bị kiến nghị nhóm chủ thể tương ứng (bên buộc tội; bên bào khởi tố có thế là cá nhân hoặc pháp nhân. Người bị chữa; Tòa án và các chù thể khác) với các quyền tố giác, người bị kiến nghị khởi to có qityển:... và nghĩa vụ phù hợp với chức năng mà mỗi chủ thể - Quy định về kiếm tra, đánh giá chímg cứ này tham gia thực hiện: (Điều 108 BLTTHS) cần sửa đổi theo hướng bổ + Mục 1 “Các chù thế thuộc bên buộc tội" bao sung quy định về cơ sở đánh giá chứng cứ và sự gồm: CQĐT/Thủ trường (Phó Thù trường) CQĐT, độc lập trong đánh giá chứng cứ cùa các chù thể Điều tra viên, Cán bộ điều tra; VKS/Viện trường vào cuối khoản 2 Điều này. Nội dung sửa đổi của (Phó Viện trường) VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra khoản này sẽ như sau: viên; bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện và “ 1. người bảo vệ quyền lợi của họ,... 2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, + Mục 2 “Các chù thế thuộc bên bào chữa" trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình phải bao gồm: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; đánh giá đầy đù, khách quan, toàn diện mọi chứng Người đại diện hợp pháp cùa người bị bắt, bị tạm cứ đã thu thập được về vụ án trên cơ sở các quy giữ, bị can, bị cáo; Người bào chữa; Bị đơn dân sự, định cùa pháp luật và niềm tin nội tâm cùa mình. người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của họ... Không có chứng cứ nào có giá trị được xác định + Mục 3 "Tòa án ” gồm: Tòa án/Chánh án (Phó trước đố". chánh án) Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký 1.3. về một sổ quy định khác liên quan đến Tòa án, Thẩm tra viên. quyền bào chữa của pháp nhăn thương mại + Mục 4 “Các chù thế tham gia tố tụng khác " phạm tội bao gồm: người chứng kiến, người làm chứng, * về một số quy định về xét xử người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người giám Các quy định nàỵ cùa BLTTHS năm 2015 về định, định giá tài sản, người phiên dịch, dịch cơ bản là tương đổi đầy đủ, cụ thể và phù hợp. Tuy thuật,— nhiên, vẫn còn một số quy định sau đây cần được Thứ hai, để bảo đảm sự bình đẳng giữa bên sửa đồi, bổ sung, cụ thể như sau: buộc tội và bên bào chữa, đồng thời để Tòa án - Quy định về giới hạn xét xử (Điều 298): Tòa (HĐXX) thực hiện đúng chức nãng xét xử và vai án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử và giữ vai trò trọng tài trong tranh tụng, cần sửa đổi bổ sung trò là trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa. các quy định cùa BLTTHS hiện hành về nhiệm vụ, Tuy nhiên, quy định tại Điều 298 BLTTHS hiện quyền hạn cụ thể cùa từng chủ thể trong mỗi nhóm hành không khắc phục được sự bất cập của trên cho phù hợp với chức năng mà họ tham gia BLTTHS năm 2003 về vấn đề này khi vẫn cho phép thực hiện, đồng loại bò các nhiệm vụ, quyền hạn Tòa án có thể xét xừ bị cáo theo khoàn khác với không thuộc về chức năng cùa họ (như: quyền khởi khoàn mà Viện kiếm sát đã truy to trong cùng một
  9. Sô 6/2018 - Năm thứ Mười ba điểu luật (Khoản 2) hoặc xét xử bị cáo về tội danh 2. Khi xét hòi từng người, Kiếm sát viên hòi nặng hơn tội danh bị truy to trong trường hợp Tòa trước sau đến người bào chừa, ngicờỉ bào vệ quyền án trà hô sơ nhung Viện kiêm sát vân giữ tội danh vù lợi ích hợp pháp cùa đương sự. đã truy tố (Khoản 3). Việc giao cho Tòa án thực Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyên hiện cả nhiệm vụ thuộc về chức năng buộc tội là để nghị để nghị chù tọa phiên tòa hòi thêm về không phù họp với nguyên tắc tranh tụng và chức những tình tiết cân làm súng tò. Người giám định, năng xét xử. Vì vậy, chúng tôi cho rằng quy định tại người định giá tài sàn được hòi vế những van đẽ có Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cần được sửa đổi, bổ liên quan đến việc giám định, định giá tài sàn. sung như sau: 3. Chù tọa phiên tòa và các thành viên HĐXX “2. Tòa án có thê xét xử bị cáo theo khoàn khác hòi thêm về những tình tiết mà các bên buộc tội và với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng bào chữa chưa làm rõ hoặc có mâu thuâìí. một điểu luật hoặc về một tội khác với tội mà Viện 4. Các vật chứng có liên quan trong vụ án dược kiêm sát đã truy tố riếu điểu đó không làm xấu hom xem xét trong quá trình xét hỏr. tình trạng cùa bị cáo. * về sự tham gia tố tụng của người đại diện 3. Trường hợp xét thấy cần xét xừ bị cáo vể tội theo pháp luật của pháp nhăn thương mại danh nặng hơn... thì Tòa án trà hồ sơ đế Viện kiêm Chúng tôi cho rằng quy định tại Điều 434 sát truy tô lại... ; nêu Viện kiêm sát vân giữ tội danh BLTTHS: “Tại thời điếm khởi tố, điều tra, truy tố, đã truy tố thì Tòa án vân phài xét xứ bị cáo về tội xét xừ mà pháp nhân không có ngieời đại diện theo danh đó”. pháp luật (người đại diện theo pháp luật của pháp - Quy định về xét hòi: tại phiên tòa Kiểm sát nhân bị chết, đã bò trốn, bị hạn chế năng lực hành viên là chủ thể chính của bên buộc tội có trách vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề...) nhiệm chứng minh tội phạm, người bào chữa có hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp trách nhiệm chứng minh về các tình tiết vụ án cỏ luật thì cơ quan có thám quyền tiến hành tố tụng liên quan đen việc bào chữa, còn người bảo vệ chì định một người đại diện cho pháp nhân tham quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có trách gia tố tụng” (đoạn 3 Khoản 1) là không rõ ràng và nhiệm chứng minh về các tình tiết vụ án cỏ liên có thể dẫn đến sự hiểu nhầm cho rằng cơ quan có quan đến việc bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thẩm quyền tiến hành tố tụng có thề chi định một thân chủ. Chúng tôi cho rằng quy định tại Điều 307 người bất kỳ làm người đại diện cho pháp nhân BLTTHS: “HĐXXphài xác định đầy đù nhưng tình tham gia tố tụng. Việc tham gia tố tụng của người tiết về từng sự việc, íùĩìg tội trong vụ án và từng đại diện cùa pháp nhân ảnh hưởng trực tiếp đến người... ", “khi xét hòi từng người, chù tọa phiên hoạt động tổ tụng, đồng thời cũng là điều kiện bảo tòa hòi trước sau đó quyết định đế Thẩm phán; Hội đảm đề pháp nhân bảo vệ các quyền và lợi hợp thám, Kiếm sát viên, ... thực hiện việc h ỏ r vẫn đặt pháp của mình. Trường hợp cơ quan cỏ thẩm quyền gánh nặng chứng minh lên vai HĐXX là không phù tiến hành tố tụng chi định một người bất kỳ (không hợp với nguyên tắc tranh tụng, với chức năng cùa phải đại diện theo pháp luật) làm người đại diện các bên buộc tội, bào chữa và Tòa án. Vì vậy, quy cùa pháp nhân tham gia tố tụng thì hoạt động tố định này cần được sửa đổi, bồ sung theo hướng tụng chắc chắn sẽ không hiệu quả vì người này chuyển trách nhiệm chứng minh tại phiên tòa cho không có thẩm quyền và cũng không nắm được các các chù thể của hai bẽn buộc tội và bào chữa, còn tình tiết về vụ án. Mặt khác, việc tham gia tố tụng việc xét hỏi của HĐXX chi mang tính chất bổ sung, sẽ ảnh hường trực tiếp đến cuộc sống, đến quyền và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết làm sáng tò các nghĩa vụ của người được chỉ định nên họ thường tình tiết của vụ án mà các bên chưa làm rõ hoặc cỏ viện các lý do khác nhau để từ chối tham gia tố mâu thuẫn. Theo hướng này nội dung sửa đồi của tụng. Vì vậy, để bào đảm hiệu quả của hoạt động tố Điều 307 BLTTHS sẽ như sau: tụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cùa 7. Những tình tiết về từng sự việc, tỉmg tội pháp nhân, chúng tôi cho rằng cần sửa đồi, bồ sung trong VỊ/ án và từng người phài được xác định đầy đoạn 3 Khoản 1 Điều 434 BLTTHS theo hướng đù tại phiên tòa thông qua việc xét hòi. Chù tọa quy định các trường hợp này pháp nhân phải cử phiên tòa điều hành việc hòi, quyết định người hòi người đại diện tham gia tố tụng, cụ thể như sau: trước, hòi sau theo thứ tự hợp lý. “Tại thời điêm khới to, điều tra, truy tố, xét xứ mà o
  10. HỌC VIỆN T ư PHÁP pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích của pháp hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp nhân thương mại; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc luật thì pháp nhân phài cừ người đại diện tham gia chấp thuận của pháp nhân thương mại (Khoản 1 to tụng ” Điều 75 BLHS). 2. M ột số giải pháp khác về nâng cao hiệu - về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS áp quả bảo đảm quyền bào chữa của pháp nhân dụng đối với pháp nhân thương mại: Phạm tội 2.1. Tăng cường công tác phổ biếtty giáo dụcnhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không , hướng dẫn và giải thích pháp luật về trách nhiệm lớn; Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm hình sự và quyền bào chữa của pháp nhân trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình thương mại giải quyết vụ án; Có nhiều đóng góp trong việc BLTTHS và BLHS năm 2015 cỏ mối liên quan thực hiện chính sách xã hội (các điểm c, d và đ chặt chẽ với nhau. Mặt khác, đây là hai bộ luật có Khoản 1 Điều 84 BLHS); Câu kết với pháp nhân rất nhiều nội đung được sửa đổi bổ sung rất cơ bản thương mại khác để phạm tội; Dùng thủ đoạn tinh so với BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2003, vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội trong đó TNHS của pháp nhân và thù tụng tố tụng phạm (điểm a và điểm e Khoản 1 Điều 85 BLHS). áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội là - về thời gian hợp lý trong quy định “ 1. Cơ những chế định hoàn toàn mới. Các chế định này quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo nói chung và quyền bào chữa của pháp nhân trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thương mại chi có thể được khả thi có hiệu quả khi thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà chúng được tất cả các chủ thể (cán bộ, viên chức họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật trong bộ máy nhà nước, các tổ chức và mọi công nay” (Khoản 1 Điều 79 BLTTHS). dân, đặc biệt là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế bảo đảm để người trình TTHS) nhận thức đúng, đầy đủ để tuân thủ và bào chữa thực hiện có hiệu quả một số quyền theo áp dụng thống nhất các quy định của BLHS và quy định cùa BLTTHS: đề nghị cơ quan có thẩm BLTTHS hiện hành về các chế định này. Vì vậy, để quyền tiến hành tố tụng thu thập ừong trường hợp họ nâng cao hiệu quả bào đảm quyền bào chữa của không thể thu thập được... (Khoản 3 Điều 81); yêu pháp nhân, cần tăng cường công tác phổ biến, giáo cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, dục cho cán bộ, viên chức và các tầng lớp nhân dân tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình về hai bộ luật mới này và các chế định liên quan tiết làm sáng lò vụ án (Khoản 3 Điều 81 BLTTHS), đến quyền bào chữa nói riêng. đồng thời xử lý nghiêm minh đổi với các trường hợp Những năm gần đây, để tạo cơ sở nhận thức và vi phạm các quyền này cùa người bào chữa. áp dụng đúng một số quy định của hai bộ luật này, 2.2. Nâng cao chất lượng người bào chữa nói các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành chung và luật sư nói riêng Thông tư liên tịch sổ 01/2017/TTLT- VKSNDTC- Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã tạo ra một TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 (quy định bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao uy những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám tín và vị thế của luật sư trong đời sống xã hội. Tuy định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về nhiên, nhìn chung chất lượng hoạt động bào chữa, tham nhũng, kinh tế) và Nghị định sổ 30/2018/ tư vấn, đại diện, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ NĐ-CP ngày 07/3/2018 (quy định chi tiết việc luật sư Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thành lập và hoạt động cùa Hội đồng định giá tài phát triển của xã hội và nhìn chung chưa khắc phục sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong TTHS)... được những hạn chế, yếu kém của luật sự trong Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các cơ quan có thẩm hoạt động nghề nghiệp. Thực trạng này có nhiều quyền cần ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn nguyên nhân, trong đó những bất cập của hệ thống để có nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các pháp luật và chất lượng của đội ngũ luật sư là quy định của BLHS và BLTTHS về TNHS và những nguyên nhân cơ bản. Vì vậy, ngoài việc hoàn quyền bào chữa pháp nhân, đặc biệt là các quy định thiện pháp luật, để nâng cao hiệu quả bảo đảm sau đây: quyền bào chữa nói chung và quyền bào chữa của ~ về các điều kiện chịu TNHS cùa pháp nhân pháp nhân nói riêng, thì việc nâng cao đạo đức thưcmg mại: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và trình độ, o
  11. Sô 6/2018 - Năm thứ Mườii hi iỉu ật năng lực chuyẻn môn của đội ngũ luật sự vẫn là TNHS đối với pháp nhân, nếu không đượrcngăn một trong những yêu cầu rất cấp thiết hiện nay. chặn, kịp thời. Vì vậy, đề nâng cao hiệu qui bảo Trước hết cần tiếp tục hoàn thiện các quy định đảm quyền bào chữa nói chung và quyền bàochữa về tiêu chuẩn, điều kiện và công nhận luật sư; cài cùa pháp nhân phạm tội nói riêng, cần tăng cường cách chương trình đào tạo luật sư mang tính chuyên công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh nghiệp cao, có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng đối với mọi vi phạm quyền bào chữa của C1C cơ ứng xử tốt, đặc biệt cần có chương ừình bồi dưỡng quan, người cỏ thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyên sâu, đặc thù về kỹ năng bào chữa cho các Một là, trước hết các cơ quan có thẩm cuyền pháp nhân bị buộc tội. Ngoài việc tiếp thu các kỹ tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, Tòa án) cấp trên năng cơ bản tại cơ sở đào tạo, các luật sư phải tích phải thực hiện đúng, đầy đủ và có hiệu quả chức cực tự học tập, trao dồi kỹ năng nghiệp vụ và văn năng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động khời hóa ứng xử; tự giác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tố, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hảnh tố tinh thần trách nhiệm để không ngừng nâng cao tụng cấp dưới. Mặt khác, cần tăng cường côrg tác chất lượng dịch vụ pháp lý và uy tín của mình, góp kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này trong việc phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân, thái độ tuân thủ pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với hoạt động nhằm phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, nghề nghiệp của luật sư. kịp thời mọi vi phạm pháp luật về quyền bào chữa Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường định cùa người bị buộc tội. hướng XHCN, hệ thống pháp luật ờ nước ta thường Hai là, các cơ quan nhà nước, Mặt ừận Tổ quốc xuyên được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn Việt Nam và các tổ chức thành viên, Đại biểu dân thiện nhằm điều chinh kịp thời, có hiệu quả các cử cần phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và minh, tăng cường công tác giám sát hoạt động của không ngừng biến động. Vì vậy, việc thường xuyên các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cập nhật kịp thời, đầy đủ những quy định pháp luật nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luặt nói mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung là một chung (và vi phạm pháp luật về quyền bào chữa nói yêu cầu tất yếu đối với luật sư. riêng) của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành 2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tụng để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem tố và x ử lý các vi phạm quyền bào chữa của pháp xét, giải quyết kịp thời theo quy định cùa pháp luật. nhân thương mại phạm tội Ba là, cần sớm thiết lập một cơ chế pháp lý hữu So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS hiện hiệu để bảo đảm các quyền của người bị buộc tội hành đã quy định đầy đủ, cụ thể hơn về trách nhiệm (được thồng báo, giải thích về quyền tự bào chữa của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố hoặc nhờ người khác bào chữa; quyền lựa chọn, tụng thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị thay đổi hoặc từ chối người bào chữa cùa người bị buộc tội và người bào chữa hiện đầy đủ các quyền buộc tội hoặc đại diện của họ; quyền đưa ra các của mình theo quy định cùa pháp luật; về giải quyết chứng cứ, tài liệu;...) và các quyền của người bào các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật chữa (quyền thu thập chứng cứ, đề nghị cơ quan, trong hoạt động TTHS nói chung và các vi phạm về người cỏ thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập quyền bào chữa nói riêng... Tuy nhiên, thực tiễn chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc bào chữa, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự thời gian tham gia vào các hoạt động tố tụng, quyền bình qua cho thấy vẫn còn không ít trường hợp cơ quan, đẳng trong tranh tụng,...) được thực hiện có hiệu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã vi phạm quả trên thực tế. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện các quy định về bảo đảm quyền bào chữa gây cản pháp bảo đảm để các cơ quan, người có thẩm quyền trờ, khỏ khăn cho người bào chữa khi họ tham gia tiến hành tố tụng thực hiện đúng, đầy đủ trách vào quá trình giải quyết vụ á n ... Thực trạng này là nhiệm của mình về bảo đảm quyền bào chữa cùa cản trờ lớn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bào chữa người bị buộc tội (như trách nhiệm thông báo, giải và xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích thích cho người bị buộc tội về quyền bào chữa và hợp pháp của người bị buộc tội, thậm chí không ít bảo đảm để người bị buộc tội và người bào chữa trường hợp làm oan người vô tội. Những vi phạm thực hiện có hiệu quả các quyền của mình theo quy này sẽ tiếp tục xảy ra trong quá trình truy cứu định của pháp luật,... o
  12. HỌC VIỆN Tư PHÁP Bốn là, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố kiện toàn hệ thống tổ chức, hoạt động cùa các cơ tụng (CQĐT, VKS, Tòa án) trong phạm vi chức quan tư pháp (CQĐT, VKS, Tòa án); nâng cao trình năng, nhiệm vụ của mình phải ngăn chặn có hiệu độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề quả mọi biểu hiện ép buộc, đe dọa để người bị buộc nghiệp và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Điều tội tù chối người bào chữa, đồng thời xem xét và tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,... theo tinh kịp thời xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm thần Nghị quyết 49/NQ-TW, đặc biệt là cần cỏ cơ pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa theo quy chế hữu hiệu bảo đảm để nguyên tắc “Thẩm phán, định của pháp luật. Hội thẩm xét xử độc lập và chi tuân theo pháp luật” Ngoài các biện pháp nêu trên, cũng cần tiếp tục được thực thi trên thực tế./. QUYỀN TƯ PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN x à h ộ i CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THEO HIÊN PHÁP NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM THựC HIỆN ■ ■ (Tiếp theo trang 6) l òa án thông qua hoạt động kiểm soát đánh giá Thứ năm, bảo đảm thực hiện quyền tư pháp tính hợp pháp của các quyết định và hành vi tố tụng, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt có quyền giải quyết khiếu nại, có quyền yêu cầu thay Nam theo hướng phát huy vai trò của Tòa án trong đổi, hủy bỏ hoặc ra các quyết định thay đổi hoặc hủy việc nâng cao hiệu quả thi hành án. Trong đó, cần bỏ nếu quyết định, lệnh (bao gồm cả các quyết định xác định hoạt động thi hành án là giai đoạn cuối cùng áp dụng các biện pháp ngăn chặn), hoặc quyết định cùa quá trình tố tụng trong cả ba lĩnh vực dân sự, ngừng thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp hình sự và hành chính để Tòa án phải có trách nhiệm luật. Mặt khác, nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến đến cùng với bản án, quyết định mà mình ban hành. pháp năm 2013 (Tòa án là cơ quan thực hiện quyền Không nên cắt khúc, tách rời các giai đoạn tố tụng tư pháp và chi có Tòa án mới có thẩm quyền để làm hạn chế mối quan hệ giữa hoạt động xét xử với tuyên một người có tội hoặc không có tội), bảo đảm hoạt động thi hành án dân sự, giữa Tòa án với cơ quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân. quan thi hành án dân sự. Quy định rõ hơn trách Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng khi xét xử. nhiệm của Tòa án trong việc chuyển giao bản án, Khoản 5, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy quyết định; chuyển giao các tài liệu, giấy tờ liên định: “Nguyên tấc tranh tụng ữong xét xử được bảo quan đến việc thi hành án; ừả lời kiến nghị, giải thích đảm”. Trong thời gian tới, đổi mới thủ tục tranh tụng bản án khi có yêu cầu; trả lời các khiếu nại của công tại phiên toà được Tòa án nhân dân coi là khâu đột dân liên quan đến bản án trong quá trình thi hành án phá để nâng cao công tác xét xử, đảm bảo những và phải chịu trách nhiệm của mình đối với hoạt động phán quyết của Tòa án đủng luật, mang lại công lý, thi hành án./. niềm tin cho nhân dân và xã hội. Bảo đảm nguyên T ài liệu tham khảo: tắc tranh tụng cần được thực hiện không chi ở các 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội phiên toà xét xử hình sự mà được áp dụng đối với cả XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2016 các phiên toà xét xử dân sự, hành chính. 2. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Thử tư, bảo đảm thực hiện quyền tư pháp trong Bộ Chính trị (khoá IX) về Chiến lược cải cách tư Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam pháp đến năm 2020. theo hướng bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc 3. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa áp dụng thống nhất pháp luật và chức năng công đổi năm 2013). bố án lệ, cần tiếp tục hoàn thiện chế định án lệ trên 4. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cơ sờ sơ kết, đánh giá thực tiễn việc công bố, áp 5. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt dụng án lệ thời gian qua; đồng thời tiếp tục nghiên Nam và Viện Chính sách công (2014), Cài cách tư cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb Đại học giới về án lệ để có những bổ sung phù hợp. Quốc gia Hà Nội o
  13. s ố 6 /2 0 IS - Năm thứ Mườ I ha 9ỉ(ỊÍ|ề *ỉltật BÀN VỂ THỜI ĐIỀM CÓ HIỆU Lực CỦA HƠP đ o n g ■ a a t h e o q u y đ ịn h • CỦA BỘ LUẬT DÁN sự NĂM 2015 Phạm Văn Lợi1 Tóm tắt: Khi giải quyết các tranh chấp về Hợp đồng, nhiều Hội đồng xét xử thường đi sâu phân tích các điểu kiện để hợp đồng cỏ hiệu lực pháp luật, hoặc đảnh giá về hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không, mà đôi khi không nhận định chính xác về thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Thực tiẽrí giài quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đong, có nhiều vụ việc đòi hỏi phài xác định chính xúc thời điểm có hiệu lực cùa hợp đồng. Ke từ thời điểm hợp đồng cỏ hiệu lực, các nội dung thòa thuận ghi trong hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia hợp đồng và trong một số trường hợp các quy định này còn có hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba. Đặc biệt, từ thời điểm có hiệu lực thì giá trị pháp lý cùa hợp đồng được pháp luật tôn trọng và bảo đàm thực hiện. Do vậy, việc xác định chinh xác thời điếm có hiệu lực cùa hợp đồng không chỉ là vấn để lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sáu sắc. Trong bài viết này, tác giả phán tích, trao đổi về một số van đề cơ bàn liên quan đến thời điếm có hiệu lực của hợp đòng theo quy định cùa Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015. Tù’ khóa: Thời điếm có hiệu lực cùa hợp đồng, Bộ luật dân sự, giao kết hợp đồng. Nhận bài: 10/10/2018; Hoàn thành biên tập: 15/11/2018; Duyệt đăng: 03/12/2018. Abstract: During the process o f solving contract disputes, many Boards ofjurors focus on analyzing conditions to validate the contracts or judge whether the contracts are effective but not always giving the accurate judgments on the time when the contracts take effect. Since the time o f taking effect, parties are bound by provisions in the contract and in some cases, the third party is bound by such contract. Especially; since the effective time, legal value o f the contract is preserved. Therefore, the act o f determining accurately the effective time o f the contract is not only the theoretical but the practical issue. In this article, the author analyzes, discusses on some basic issues related to the effective time o f the contract as regulated under the Civil Code 2015. Keywords: the effective time o f the contract, Civil Code, contract engagement. Date o f receipt: 10/10/2018; Date o f revision: 15/11/2018; Date o f approval: 03/12/2018. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 401 BLDS thì: Điều 400 BLDS năm 2015 ghi nhận cụ thể về ‘Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ điểm giao kết hợp đồng: thời điêm giao kêt, trừ trường hợp có thỏa thuận 1. Hợp đồng đirợc giao két vào thời điểm bên khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Quy đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. định này về cơ bản giống với quy định tại Điều 405 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là BLDS năm 2005 và Điều 404 BLDS năm 1995. sự trà lời chấp nhận giao kết hợp đằng trong một Tuy nhiên, chỉ cỏ điềm khác biệt là BLDS năm thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời 2015 quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng điểm cuối cùng cùa thời hạn đó. có thể do “Luật liên quan có quy định khác”, trong 3. Thời điêm giao kết hợp đồng bằng lời nói là khi BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995 đều quy thời điẽm các bên đã thỏa thuận về nội dung cùa định theo hướng “Pháp luật có quy định khác hợp đồng. Có hai thời điểm cần lưu là thời điểm giao kết 4. Thời điêm giao kết hợp đồng bang văn bàn là họp đồng và thời điềm có hiệu lực của hợp đồng, thời điêm bên sau cùng ký vào văn bàn hay bằng hình v ề nguyên tắc chung, khi các bên không có thỏa íhírc châp nhận khác được thê hiện trên vãn bưn. thuận và pháp luật không có quy định khác về thời Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời ntói và điểm có hiệu lực của hợp đồng, thì hợp đồng có sau đó được xác lập bằng văn bàn thì thời điểm' giao hiệu lực từ thời điểm giao kết. kết hợp đồng đirợc xác định theo Khoàn 3 Điều này. 1 Thạc sỹ, Tòa án nhân dân tối cao
  14. HỌC VIỆN Tư PHÁP Mỗi hình thức hợp đồng có những phương thức hợp đồng. Thực tiễn xét xử tại Tòa án đã từng gặp giao kết khác nhau, có thể có nhiều phương thức phải trường hợp các bên sử dụng nhiều hình thức, giao kết đối với một hình thức hợp đồng hoặc có phương thức khác nhau để giao kết một hợp đồng, nhièu hình thức hợp đồng được giao kết đối với khi xảy ra tranh chấp Tòa án rất khó xác định thời cùng một nội dung thì phải xác định thời điểm giao điểm giao kết hợp đồng, dẫn đến không có cơ sở kết theo hợp đồng nào? Trường hợp các bên không xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng mà bên đề Ví dụ, Công ty trách nhiệm hữu hạn A là doanh nghị giao kết gửi văn bản đề nghị giao kết (hoặc nghiệp kinh doanh sữa (doang nghiêp A) muốn mua dự thào hợp đồng) cho bên được đề nghị giao kết, bảo hiểm cho một lô hàng là sữa hộp giấy (loại 01 thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là lít), trong quá trình vận chuyển từ tình B đến tinh c . thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao 8h sáng ngày 10/8/2006, đại điện Doanh nghiệp A kết (Khoản 1 Điều 400 BLDS); trường hợp các bên gọi điện thoại đến Công ty bảo hiểm D để thỏa thuận có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao về hợp đồng bảo hiểm đối với lô hàng là 100 thùng kết hợp đồng trong một thời hạn, thì thời điểm giao sữa (mỗi thùng là 10 hộp), các bên đã thỏa thuận kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng cùa thời hạn xong về nội đung của hợp đồng; ngay sau đó Công ty đó (Khoản 2 Điểu 400 BLDS). A gửi mẫu đơn yêu cầu cung cấp bảo hiểm cho Công Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 452 BLDS quy định ty bảo hiểm D, 1lh30 đại diện Công ty bảo hiểm D về mua sau khi dùng thử: “Các bên có thể thỏa thuận ký tên, đóng dấu vào đơn yêu cầu cung cấp bảo hiểm về việc bên mua đirợc dùng thừ vật mua trong một và gửi lại cho Công ty A. Tuy nhiên, 1Oh cùng ngày, thòi hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn xe ô tô chờ sữa bị tai nạn, toàn bộ số sữa bị hư hỏng. dùng thứ, bên mua có thế trả lời mua hoặc không Sau đó Công ty A khởi kiện yêu cầu Công ty mua; nếu hết thời hạn dừng thừ mà bẽn mua không bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm theo hợp trà lời thì coi như đã chap nhận mua theo các điểu đồng bảo hiểm, vì cho rằng hợp đồng bảo hiểm đã kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.. được giao kết từ 8h sáng; ngược lại Công ty bảo Trường hợp hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp hiểm lại cho rằng hợp đồng bảo hiểm được giao kết bằng lời nói, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời lúc 1lh30, nên thời điểm ô tô bị tai nạn hợp đồng điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp bảo hiểm chưa được giao kết, nên không phát sinh đồng (Khoản 3, Điều 400 BLDS). Mặc dù, Điều nghĩa vụ bảo hiểm. luật này quy định thời điểm “cóc bên đã thỏa thuận Với nội dung tranh chấp này, nếu theo quy định về nội dung của hợp đồng”. Tuy nhiên, chúng ta cùa BLDS năm 2005 sẽ rất khó để xác định hợp cần phải hiểu là thời điểm giao kết hợp đồng là thời đồng bảo hiểm được giao kết vào thời điểm nào, còn điểm các bên đã thỏa thuận xong về nội dung cơ theo quy định của BLDS năm 2015 thì vấn đề xác bản của hợp đồng, còn nếu các bên mới bắt đầu định thời điểm giao kết của hợp đồng này phải theo thỏa thuận, hoặc đang trong quá trình thỏa thuận quy định về thời điểm giao kết cùa hợp đồng bằng thì chưa thể coi là đã giao kết họp đồng. lời nói, tức là vào lúc 8h sáng và như vậy, đồng nghĩa Đối với hợp đồng bằng văn bản và các bên trực với việc Công ty bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ tiếp thỏa thuận, giao kết, thì thời điểm giao kết hợp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. đồng này là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản Ngoài các phương thức giao kết họp đồng hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện truyền thống đã nêu trên, hiện nay chúng ta còn biết trên văn bản (Khoản 4 Điểu 400 BLDS). đến một phương thức giao kết mới đó là giao kết Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và thông qua phương tiện điện tử. Theo quy định tại sau đó được xác lập bằng văn bản, tức là một hợp Khoản 2 Điều 36 Luật giao dịch điện tử năm 2015 đồng được xác lập bàng nhiều hình thức khác nhau, thì “Trong giao kết hợp đỏng, trừ trường hợp các thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là bẽn có thòa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hợp đồng (theo hợp đồng bằng lời nói). Đây là quy hiện thông qua thông điệp dữ liệu". định mới so với BLDS năm 2005, quy định bổ sung Theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 Luật giao này nhằm đáp ứng nhu cầu cùa thực tiễn giao kết dịch điện tử và Khoản 2 Điều 11 Nghị định
  15. s ố 6/2018 - N ãm Ihứ Mười ha 'JtflllC g u ậ t 57/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006, thì thời điểm nhận được người có thẩm quyền của Công ty phê chuẩn. thông điệp dữ liệu là “Thời điểm người nhận có thê Thứ haiy thời điếm có hiệu lực của hợp đồng truy cập được chứng từ điện từ đó tại một địa chỉ do pháp luật quy định điện từ do ngicời nhận chi ra. Thời điêm nhận một Trong một số trường hợp cần có sự kiểm soát chứng từ điện từ ờ địa chỉ điện từ khác cùa người chặt chẽ về thù tục xác lập hợp đồng, pháp luật có nhận là thời điêm người nhận có thế truy cập được quy định hợp đồng phải được lập bằng các hình chứng từ điện từ tại địa chỉ này rà người nhận biết thức văn bản có công chứng, chứng thực hoặc có rõ chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này đăng ký. Trường hợp này, hợp đồng có hiệu lực từ Theo quy định này thì người nhận được coi là có thể thời điểm các bên làm xong các thù tục theo (juy truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ định. Thực tế giải quyết tranh chấp các hợp đỏng điện tử đó tới được địa chi điện tử của người nhận. chuyển nhượng quyền sừ dụng đất thời gian vừa Như vậy, tùy theo hình thức của hợp đồng qua, tồn tại một vấn đề còn nhiều quan điểm khác (bằng lời nói, bằng văn bản trực tiếp, văn bán thư nhau liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp tín...) mà pháp luật quy định thời điểm giao kết đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. tương ứng. Theo đó, khi đã xác định được chính Theo quy định tại Điều 146 Khoản 4 Nghị định xác thời điểm giao kết thì đồng thời chúng ta cũng số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất xác định được thời điềm có hiệu lực của đa số các đai năm 2003, hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhuợng, hợp đồng. Để xác định thời điểm cỏ hiệu lực của thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặe văn hợp đồng, có hai căn cứ cơ bản bao gồm: bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, Thứ nhất, thời điếm có hiệu lực cùa hợp đồng bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sừ dụng đất có hiệu do các bên thỏa thuận lực kể từ thời điểm đảng ký tại Văn phòng đăng ký Xuất phát từ một trong các nguyên tấc cơ bản, quyền sử dụng đất. xuyên suốt cùa chế định hợp đồng là “tự do thỏa Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời
  16. HỌC VIỆN Tư PHÁP [ f l NHU-CẦU VÀ G IẢ I PHÁP ĐỐI VỚI V IỆC Đ À O TẠO NGAN h ạ n VỀ ÁN LỆ C H O CÁ N BỘ PHÁP LUẬT, Tư PHÁP TẠI c ơ SỞ Đ À O TẠÒ LUẬT Ở VIỆT NAM ■ ■ ■ Nguyễn Bá Bình1 Tóm tắt: Đào tạo ngắn hạn về án lệ cho cán bộ pháp luật, tư pháp ở Việt Nam là yêu cầu tất yếu đặt ra ừong bổi cành Việt Nam đã thừa nhận án lệ như một nguồn luật và đã công bố các án lệ để áp dụng trong xét xử. Bài viết này để cập ba vấn để: Nhu cầu đào tạo ngắn hạn về án lệ cho cán bộ pháp luật, tư pháp; một sổ đề xuất về định hướng và nội dung các chương trình đào tạo ngắn hạn về án lệ cho cản bộ pháp luật, tư pháp và yêu cầu đối với giàng viên, phương pháp giảng dạy và học liệu. Từ khóa: An lệ; đào tạo ngắn hạn; cán bộ pháp luật, tư pháp. Nhận bài: 10/10/2018; Hoàn thành biên tập: 15/11/2018; Duyệt đăng: 03/12/2018 Abstract: Organizing short-term training courses for legal and judicial staffs in Vietnam is an objective demand because Vietnam has already recognised case law as a source o f laws and announced severals cases. This paperfocuses on three issues: i) The need o f organizing short-term training courses for legal and judicial staffs; ii) Some suggestions aboutorientations and content o f short-term training courses on case law for legal andjudicial staffs; and Hi) Requirements for lecturers, teaching methods and learning resources. Key words: Case law; short-term training courses; legal and judicial staffs. Date o f receipt: 10/10/2018; Date o f revision: 15/11/2018; Date o f approval: 03/12/2018. 1. Nhu cầu đào tạo ngắn hạn về án lệ cho các vai trò của án lệ và thường thường phải tuân cao cản bộ pháp luật, tư pháp theo các bản án, quyết định được tuyên cho các vụ Án lệ (case law) có vai trò quan trọng, dù ở việc tương tự trước đó. Thực tiễn thực hành pháp chừng mực khác nhau, trong hệ thống pháp luật của luật nói chung, xét xử nói riêng ờ các nước thuộc hệ nhiều quốc gia trên thế giới. Án lệ là nguồn luật thống thông luật cho thấy việc hiểu và vận dụng ở chính thức, chủ yếu trong hệ thống thông luật chừng mực nhất định, tùy từng nghề nghiệp và tình (common law system). Học thuyết án lệ (Doctrine huổng, các vấn đề/kỹ năng liên quan đến án lệ là rất o f Precedent) đã tồn tại từ lâu đời và được coi là cần thiết. Ở các nước thuộc hệ thống dân luật (civil “nền tàng cùa hệ thong thông luật ” Như lời cùa law system), án lệ vốn chi được coi là nguồn luật 2. nguyên thẩm phán nổi tiếng của Tòa tối cao ú c - thứ cấp, nhưng cùng với xu hướng xích lại gần Michael Kirby, về giá trị của học thuyết án lệ ở ú c nhau hơn giữa hai hệ thống thông luật và dân luật, và cũng đúng cho các quốc gia thuộc hệ thống các nước thuộc hệ thống dân luật “thời hiện đại đã thông luật khác thì ‘‘vẫn là trung tâm cùa hệ thống coi trọng vai trò cùa án lệ ”4. Các bản án đã tuyên pháp luật ức và cùa cách thức các luật sư ức tiếp có giá trị áp dụng nhất định cho việc xét xử vụ việc cận giài pháp cho nhiều vấn đề pháp lý ”3. Các tương tự hiện tại và tương lai. Ở Đức và Pháp - các thẩm phán ờ các nước thuộc hệ thống thông luật đề quốc gia điển hình của hệ thống dân luật - đều đã 1Tiến sỹ, Phó trưởng ldioa phụ trách Khoa Pháp lụật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài viết này là sàn phẩm của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tư pháp) năm 2018: “ dụng án lệ trong hoạt động Sừ đào tạo cán bộ, pháp luật tư pháp ở Việt Nam hiện nay ” 2 B.v. Harris, ‘Final Appellate Courts Overruling Their Own “Wrong” Precedents: The Ongoing Search for Principle’ (2002) (118) Law Quarterly Review, tr.412. 3 Michael Kirby, ‘Precedent Law, Practice, and Trends in Australia’ (2007) Australian Bar Review 4 Nguyễn Văn Nam, Lý luận và Thực tiễn về Án lệ trong Hệ thong pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức (2012), tr.23. o
  17. s ố 6/2018 - N ăm th ứ Mưòi ha thừa nhận và áp dụng án lệ. Minh chứng rõ rệt cho tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị định điều này là các quyết định cùa Tòa án Hiển pháp 49). Trong đó, Bộ Chính trị chi đạo “Tòa án tôi cao Đức được tuân thù bời tòa án cấp dưới, trong khi có nhiệm vụ tông két kỉnh nghiệm xét xử, hướng các quyết định cùa tòa phá án của Pháp trong thực dẫn áp dụng pháp luật, phát triên án lệ và xét xứ tế có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới5. Tuy giá trị giám đốc thám, tái thẩm Nghị quyết 49 đã tiến bắt buộc của án lệ ở các nước thuộc hệ thống dân thêm một bước mạnh mẽ hơn quyết tâm của Đảng luật chưa phổ biến như ờ các nước thuộc hệ thống trong việc sử dụng án lệ ở Việt Nam so với Nghị thông luật, án lệ ngày càng được áp dụng nhiều ở quyết 48 khi giao nhiệm vụ cho Tòa án tối cao các nước thuộc hệ thống dân luật khi giải thích “phát triên án lệ ” chứ không chi là xem xét “khà pháp luật để áp dụng trong xét xử. Trung Quốc, năng khai thác, sử dụng án lệ quốc gia có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng nhất Trên cơ sờ chủ trương, quan điểm về cải cách định của hệ thống dân luật, tuy không tuân theo học tư pháp của Đảng thể hiện rõ trong Nghị quyết 48 thuyết án lệ của hệ thống thông luật nhưng cũng đã và Nghị quyết 49, việc thừa nhận và sử dụng án lệ chấp nhận giá trị của các bản án trong quá trình trong xét xử ở Việt Nam đã được khẳng định rõ viện dẫn để làm cơ sờ cho việc xét xử các vụ việc trong các đạo luật quan trọng như Luật Tổ chức tương tự6. Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật dân sự năm Trong khi đó, hệ thống pháp luật Việt Nam 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố mang đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ tụng hành chính năm 2015. Đẻ đảm bảo việc hiểu nghĩa truyền thống và các yếu tố hợp lý của pháp và vận dụng đúng án lệ, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, luật nước ngoài được tiếp nhận vào Việt Nam7. Với thống nhất cho việc xác định và áp dụng án lệ, ngày nhiều điểm tương đồng với pháp luật của các nước 19/10/2015, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc hệ thống dân luật hơn hệ thống thông luật, tối cao đã ban hành Nghị quyết số 0 3/2015/NQ- pháp luật Việt Nam đề cao vai trò của pháp luật HĐTP về quy trình lựa chọn, công bổ và áp dụng thành văn. Theo đó, trong suốt một thời gian dài án lệ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03). Để đảm Việt Nam không thừa nhận án lệ như một nguồn bảo cho việc áp dụng các án lệ đã công bố trong luật. Ngày 25/5/2005 nhận định rằng "nhìn chung thực tiễn xét xử của các tòa án, ngày 11/7/2017, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu Tòa án nhân dân tối cao đã gửi Công văn số thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc 146/TANDTC-PC tới các tòa án nhân dân và tòa sống’’*, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã án quân sự các cấp, các đơn vị thuộc tòa án nhân ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW “về Chiến lược dân tối cao, trong đó nêu rỏ: “ Việc viện dẫn, áp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt dụng hoặc không áp dụng án lệ khi xét xử, giải Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” quyết những vụ việc cụ thê phải được thực hiện (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 48), trong đó một theo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số án lệ cùa trong 7 giải pháp đưa ra về mặt xây dựng pháp luậtHội đồng Thấm phán Tòa án nhân dán tối cao. là "nghiên cứu vể khả năng khai thác, sử dụng án Theo đó, khi xét xử, giài quyết những vụ việc đã có lệ... góp phần bo sung và hoàn thiện pháp luật”. án lệ thì Thầm phán, Hội tham phải nghiên cứu án Nghị quyết 48 chính là văn kiện đầu tiên của Đảng lệ đó để quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc Cộng sản Việt Nam đưa ra chù trương cần thiết không áp dụng Đến nay, án lệ không chi được thể phải xem xét khả năng thừa nhận và áp dụng án lệ. hiện trong nghị quyết cùa Đảng, các văn bàn quy Tiếp đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành phạm pháp luật của Nhà nước, trong đề án, công Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách văn của Tòa án nhân dân tối cao mà thực sự đã có 5 Nguyễn Văn Nam, Lỷ luận và Thực tiễn về Án lệ trong Hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức (2012), tr.24. 6 https://cgc.law.stanford.edu/home/guiding-cases-rules/20101126-english/, truy cập lần cuối ngày 06/6/2018. 7Nguyễn Văn Nam, ‘Án lệ trong hệ thông pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dựng án lệ ở Việt Nam’ (2011) (6) Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. 8Nghị quyết 48. o
  18. 27 án lệ được công bố9 và cũng đã được tòa án viện Việt Nam đang triển khai cũng như yêu cầu đặt ra dẫn trong quá trình xét xử, dù chưa nhiều. từ chiến lược hội nhập quốc tế của đất nước cần Với việc thừa nhận và áp dụng án lệ ở Việt phải tăng cường sự hòa nhập, tương thích với xu Nam, để án lệ được hình thành, hiểu và áp dụng thế sử dụng án lệ trong hoạt động tư pháp và hoạt một cách đúng đắn, thống nhất và hiệu quả trong động đào tạo nghề luật. Thời lượng và nội dung của hoạt động xét xử của tòa án, trong thực thi pháp chương trình đào tạo dành cho vấn đề án lệ và kỹ luật, các cán bộ pháp luật, tư pháp cần được đào năng sử dụng, áp dụng án lệ nhìn chung còn ít, tạo về các vấn đề cơ bản liên quan tới án lệ và áp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các nội dung khác10. dụng án lệ. Đây là một đòi hỏi cấp thiết và quan Trong khi đó đối với các chương trình đào tạo trọng. Tuy vậy, việc đào tạo về án lệ chưa thực sự ngắn hạn, khảo cứu các cơ sờ đào tạo luật ờ Việt được chú trọng. Trường Đại học Luật Hà Nội có Nam cho thấy chưa có cơ sờ nào xây dựng và ừiển môn học riêng về án lệ (Kỹ năng nghiên cứu và khai các chương trình đào tạo ngắn hạn chuyên phân tích án lệ), nhưng cũng chi mới áp dụng cho biệt về án lệ và kỹ năng phân tích, áp dụng án lệ các sinh viên trình độ đại học cùa Ngành Luật cho các cán bộ pháp luật, tư pháp. Các chương thương mại quốc tế. Trường Đại học Luật TPHCM trình đào tạo ngắn hạn hiện hành về các chù đề có môn “Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam “ khác cũng ít có sự lồng ghép nội dung án lệ vào trong chương trình đào tạo cử nhân luật nhung là quá trình giảng dạy". Trường Đại học Luật Hà một môn thuộc nhóm kiến thức chuyên sâu tự chọn Nội là một trong ít cơ sở đào tạo luật đã tiên của Khoa Luật hành chính và chì có 01 tín chi. Ở phong trong việc đưa nội dung án lệ vào trong một bậc đào tạo thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội chương trình đào tạo ngắn hạn vào năm 2015. có môn học “Án lệ và sử dụng án lệ trong nhà nước Theo đó, trong chương trình đào tạo về “Quản trị pháp quyền”, nhưng chì là môn tự chọn và cũng chì rủi ro trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương áp dụng cho chương trình thạc sỹ ứng dụng. Ở khía mại quốc tế” dành cho cán bộ Công ty mua bán cạnh là học liệu cho các môn học, phương pháp điện 24, án lệ đã được các giảng viên đề cập trong giảng dạy (case method) thì án lệ cũng ít khi được chuyên đề 1 (“Tổng quan về hệ thống thông luật”) đề cập và áp dụng. Các chương trình đào tạo nghiệp và chuyên đề 2 (“Các nguyên tắc cơ bản của Luật vụ các chức danh tư pháp hiện đang được thực hiện hợp đồng theo hệ thống thông luật và tra cứu án tại Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án, Đại học lệ”) trong tổng số 4 chuyên đề của khóa học12. Kiểm sát chưa có môn học độc lập về án lệ nhung Việc sử dụng án lệ như một phương pháp giảng một số chương trình đã có bài học riêng về án lệ và dạy - phương pháp sử dụng bản án (case method) ngày càng tăng cường việc sử dụng án lệ với tính và học liệu cũng hiếm khi được áp dụng. chất là học liệu để nghiên cứu, thực hành tình Với thực trạng đào tạo như vậy dẫn tới thực tế huổng ứng với các kỹ năng nghiệp vụ của thẩm là dù án lệ đã được thừa nhận ờ Việt Nam, không ít phán, luật sư, kiểm sát viên trong các lĩnh vực cùa cán bộ pháp luật, tư pháp nói chung và kể cả thẩm hoạt động tố tụng, xét xử ở tòa án Việt Nam và có phán, kiểm sát viên, luật sư ờ Việt Nam vẫn còn thể cả tòa án quốc tế/nước ngoài. Tuy vậy, hoạt nhiều hạn chế trong hiểu biết về lý luận, pháp luật động sử dụng án lệ trong các chương trình đào tạo thực định và kỹ năng phân tích, áp dụng án lệ. Vì các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp ở Việt Nam lẽ đó, ngay trong Quyết định số 74/QĐ-TANDTC hiện chưa thực sự sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày cầu đặt ra từ công tác phát triển án lệ mà Nhà nước 31/12/2012 về việc phê duyệt Đề án “ Phát triển án 9Xem 4 Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc cộng bố án lệ: Quyết định số 220/QĐ-CẠ ngày 06/4/2016; Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016; Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017; và Quyết định sổ 199/QĐ-ẹ A ngày 17/10/2018. 1 Báo cáo tổng thuật Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tư pháp) năm 2018: "Sử dụng án lệ trong hoạt động 0 đào tạo cán bộ, pháp luật tư pháp ở Việt Nam hiện nay ”, tr. 131 -13 3. 1 Báo cáo tông thuật Đê tài nghiên cứu khoa học câp Bộ (Bộ Tư pháp) năm 2018: "Sừ dụng án lệ trong hoạt động 1 đào tạo cán bộ, pháp luật tư pháp ở Việt Nam hiện nay ”, tr. ] 33. 1 Tác giả tham gia giảng dạy khóa học này. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2