Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 70/2015
lượt xem 4
download
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 70/2015 trình bày các nội dung chính sau: Mười điểm cần chú ý trong các khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán và điều trị phình và/hoặc tách thành động mạch chủ, nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp, kết quả điều trị phẫu thuật hẹp động mạch cảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 70/2015
- Vietnam National Heart Association Journal of Vietnamese Cardiology (Xuất bản định kỳ 3 tháng 1 lần) Số 70, năm 2015
- Cơ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM TÒA SOẠN Văn phòng Trung ương Hội Tim mạch học Việt Nam Bệnh viện Bạch Mai - 78 Đường Giải Phóng - Hà Nội ĐT: (04) 38688488* Fax: (04) 38688488 Email: info@vnha.org.vn Website: http://www.vnha.org.vn TỔNG BIÊN TẬP GS. TS. NGUYỄN LÂN VIỆT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG BAN BIÊN TẬP GS.TS. PHẠM GIA KHẢI GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC GS.TS. HUỲNH VĂN MINH PGS. TS. PHẠM NGUYỄN VINH GS. TS. ĐỖ DOÃN LỢI PGS.TS. VÕ THÀNH NHÂN PGS.TS. TRẦN VĂN HUY TS. PHẠM QUỐC KHÁNH THƯ KÝ TÒA SOẠN TS. PHAN ĐÌNH PHONG TS. NGUYỄN NGỌC QUANG TS. TRẦN VĂN ĐỒNG PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUẤN TS. PHẠM NHƯ HÙNG TS. PHẠM THÁI SƠN THS. PHẠM TRẦN LINH THIẾT KẾ NGUYỄN THANH HẢI Giấy phép xuất bản số: 528/GP-BVHTT cấp ngày: 03-12-2002 In tại Nhà máy In Bộ Tổng tham mưu
- MỤC LỤC SỐ 70 - 2015 TIN HOẠT ĐỘNG Vĩnh biệt GS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Đỗ Trinh - Người Chủ tịch đầu tiên của Hội Tim mạch học Việt Nam 5 Thư mời viết bài 8 Hội nghị Tim mạch toàn quốc 2015: Tiếp cận mới trong cấp cứu tim mạch 9 TIÊU ĐIỂM Mười điểm cần chú ý trong các khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán và điều trị phình và/hoặc tách thành động mạch chủ Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam 13 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp Trương Quang Bình*, Đỗ Nguyên Tín*, Vũ Hoàng Vũ* Bùi Thị Xuân Nga*, Trần Hoà* Đặng Vạn Phước**, Bùi Gio An*** Khoa Tim mạch - Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh* Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh** Bệnh viện Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh*** 15 Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp động mạch cảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Nguyễn Đức Hoàng, Đoàn Quốc Hưng Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Hữu Ước Khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 23 Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của NT-proBNP ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp Nguyễn Thị Thu Phượng*, Hồ Huỳnh Quang Trí** Phòng Y khoa VPĐD Astrazeneca tại Việt Nam* Viện Tim TP. Hồ Chí Minh** 30 Kết quả áp dụng kỹ thuật ecmo trong hồi sức phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp tại Bệnh viện Trung ương Huế Bùi Đức Phú, Đoàn Đức Hoằng, Trần Thị Tịnh Mỹ Nguyễn Thị Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Đoan Trang Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế 37 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 3
- Những thay đổi ngắn hạn tình trạng mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân có hội chứng w-p-w được triệt phá bằng sóng có tần số radio Nguyễn Văn Dần*, Nguyễn Thị Duyên** Trương Thanh Hương** , Phạm Tuyết Nga**, Phạm Như Hùng** Viện Tim Hà Nội*,Viện Tim mạch Việt Nam** 47 So sánh một số đặc điểm điện sinh lý học về tính chất dẫn truyền của đường dẫn truyền phụ với đường dẫn truyền chính thống Viên Hoàng Long, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Quang Phạm Trần Linh, Phan Đình Phong, Lê Võ Kiên Viện Tim mạch Việt Nam 54 Tìm hiểu đặc điểm một số biến chứng cơ học trong can thiệp động mạch vành qua da Vũ Văn Tình*, Phạm Mạnh Hùng** , Phạm Như Hùng** Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nghệ An*, Viện Tim mạch Việt Nam** 61 Biến chứng sớm của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp Trương Quang Bình*, Đỗ Nguyên Tín*, Võ Mỹ Phượng* Vũ Hoàng Vũ*, Bùi Thị Xuân Nga*, Trần Hoà* Đặng Vạn Phước**, Bùi Gio An*** Khoa Tim mạch - Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh* Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh** Bệnh viện Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh*** 69 CA LÂM SÀNG Dự phòng Huyết khối tĩnh mạch sâu/Tắc động mạch phổi ở bệnh nhân hồi sức tích cực - Nhân một trường hợp tắc động mạch phổi cấp Hoàng Bùi Hải*, Mai Đức Thảo*, Lương Quốc Chính** Đỗ Ngọc Sơn**, Đặng Quốc Tuấn*, Nguyễn Gia Bình** Đại học Y Hà Nội*, Bệnh viện Bạch Mai ** 75 CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC Huyết khối gây tắc lại Stent và vai trò của thuốc kháng kết tập tiểu cầu Phạm Mạnh Hùng, Đinh Huỳnh Linh Viện Tim mạch Việt Nam 81 Cập nhật điều trị tắc động mạch phổi cấp Hoàng Bùi Hải Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 89 dành cho người bệnh Can thiệp động mạch vành qua da Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam 100 hướng dẫn bài viết 105 4 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- TIN HOẠT ĐỘNG x Vĩnh biệt GS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Đỗ Trinh - Người Chủ tịch đầu tiên của Hội Tim mạch học Việt Nam Trái tim của Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS. Trần Đỗ Trinh, người Viện trưởng đầu tiên của Viện Tim mạch Việt Nam và cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Tim mạch Việt Nam đã ngừng đập vào chiều ngày 8/6/2015 tại Bệnh viện Bạch Mai trong niềm tiếc thương vô hạn của biết bao đồng nghiệp, học trò, bệnh nhân và người thân trong gia đình. GS. Trần Đỗ Trinh sinh năm 1930, xuất thân trong một gia đình trí thức lâu đời ở Hà Nội. Trong thời kỳ Pháp thuộc, là một học sinh của Trường Bưởi, ông đã sớm giác ngộ Cách mạng, tham gia vào Việt minh với nhiều hoạt động tuyên truyền yêu nước, tham gia mít-tinh, rải truyền đơn, truyền bá các sách báo cách mạng, tham gia đội thanh niên cứu quốc khu Đồng Xuân. Năm 1947, người học sinh Trường Bưởi giàu lòng yêu nước ấy đã gia nhập bộ đội, công tác tại đơn vị Quân y liên khu 10, Việt Bắc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, vừa phục vụ chiến trường, ông vừa hăng say học tập nên được đơn vị chú ý cho đi đào tạo tại Trường Trung học kháng chiến Chu Văn An. Một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời là năm 1950, ông được vào học tại Trường Đại học Y Hà Nội, vào thời điểm đó đang sơ tán lên Việt Bắc. Trong thời gian học tập, cứ mỗi kỳ chiến dịch ông lại được điều về làm cán bộ quân y tại Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Trung đoàn 63, Sư đoàn 351... tham gia cứu chữa nhiều thương bệnh binh trong các chiến dịch Hồng Quảng, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên... Khi hòa bình lập lại vào năm 1954, ông được tiếp tục học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội và trong kỳ thi tốt nghiệp ra trường, ông được Hội đồng giám khảo do GS. Hồ Đắc Di làm chủ khảo xếp hạng “xuất sắc”. TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 5
- y TIN HOẠT ĐỘNG Với niềm đam mê và khả năng về lĩnh vực tim mạch, ông đã được Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch quyết định đưa về Bệnh viện Bạch Mai làm trợ lý cho GS. Đặng Văn Chung, cây đại thụ của ngành nội khoa Việt Nam. Cũng từ thời điểm quan trọng này, dưới sự chỉ đạo của GS. Đặng Văn Chung, ông đã cùng với các đồng nghiệp mà sau này đều trở thành những Giáo sư nổi tiếng của Ngành Tim mạch nước nhà như GS. Đỗ Đình Địch, GS. Phạm Khuê, GS. Phạm Gia Khải, GS. Bùi Thế Kỳ, GS. Đinh Văn Tài... đã xây dựng và hình thành dần dần từ Phòng khám chuyên khoa Tim mạch đầu tiên, Tổ nghiên cứu bệnh Tim mạch, Bệnh phòng chuyên về Tim mạch, Khoa Tim mạch đầu ngành và cuối cùng là Viện Tim mạch Việt Nam mà ông được bổ nhiệm là Viện trưởng đầu tiên của viện. Không những là người có công đầu trong việc xây dựng và thành lập Viện Tim mạch Việt Nam, ông cũng là người nhiệt huyết và tích cực vận động để cho thành lập Hội Tim mạch Hà Nội năm 1989, sau đó là thành lập Hội Tim mạch Việt Nam vào năm 1992 và liên tục làm Chủ tịch Hội từ thời điểm đó cho tới tận năm 2004. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là thành viên của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (FACC). Nhắc tới GS. Trần Đỗ Trinh, người ta luôn phải nhắc tới một người thầy thuốc luôn đam mê về khoa học, luôn năng động và rất có tài trong công tác tổ chức. Là một người đặc biệt say mê với chuyên ngành tim mạch, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Rumani, ngay từ năm 1959, lúc những hiểu biết về điện tâm đồ còn rất sơ khai, ông đã miệt mài mày mò, nghiên cứu, ứng dụng và biên soạn nhiều bộ sách đầu tiên về “Điện tâm đồ” với chất lượng cao. Cho đến nay, sau khoảng 50 năm kể từ lần biên tập đầu tiên, những tài liệu về điện tâm đồ được ông biên soạn vẫn còn nguyên giá trị và là những hướng dẫn cơ bản, cần thiết với bất cứ sinh viên hay cán bộ y tế nào muốn bước đầu làm quen với những kiến thức cơ bản nhất về tim mạch. Ngoài những tài liệu về điện tâm đồ, ông còn biên soạn được 12 cuốn sách, biên dịch 15 cuốn chuyên đề, công bố 93 bài báo khoa học, trong đó có cả nội dung của nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ Y tế. Nhiều tài liệu biên soạn của ông như: Điện tâm đồ trong lâm sàng, Huyết động học trong lâm sàng, Sốc điện, Tạo nhịp tim, Những rối loạn nhịp tim... đã thực sự là những tài liệu cơ bản cho các sinh viên và bác sĩ y khoa trong thực hành lâm sàng. Ông cũng là người chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị như: Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp, Điều tra bệnh thấp tim, Kết hợp y học cổ truyền dân tộc trong điều trị bệnh tim, Tê phù tim, Viêm cơ tim bạch hầu, Ảnh hưởng tim của ngộ độc Phốt - pho, Nghiệm pháp gắng sức phát hiện tăng huyết áp tiềm tàng... Đặc biệt, công trình Nghiên cứu điều trị rung nhĩ và các rối loạn nhịp bằng sốc điện được áp dụng lần đầu ở nước ta, đã được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. GS. Trần Đỗ Trinh cũng đã tích cực tham gia giảng dạy cho hàng nghìn sinh viên y khoa, cho các bác sĩ chuyên khoa định hướng, bác sĩ nội trú bệnh viện, cao học, nghiên cứu sinh,... Ông đã trực tiếp hướng dẫn cho 11 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y học. Năm 1984, 6 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- TIN HOẠT ĐỘNG x ông còn được cử đi công tác 1 năm tại Campuchia để góp phần giúp nước bạn trong việc đào tạo cán bộ về chuyên ngành tim mạch. Để góp phần hòa nhập vào nền tim mạch thế giới, GS. Trần Đỗ Trinh là người có công lớn trong việc đưa Hội Tim mạch Việt Nam gia nhập Liên đoàn Tim mạch thế giới (World Heart Federation) năm 1992 và Liên đoàn Tim mạch ASEAN (AFC) năm 1998. Đối với Bệnh viện Bạch Mai, GS. Trần Đỗ Trinh đã gắn bó trong suốt hơn 40 năm qua, luôn cố gắng bền bỉ đóng góp công sức xây dựng trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của bệnh viện, kể cả những ngày bị địch đánh bom B52 ác liệt. Vừa là lãnh đạo chuyên ngành tim mạch, nhưng GS. Trần Đỗ Trinh còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai trong suốt nhiều năm. Với một phương pháp tổ chức khoa học, một tác phong làm việc nghiêm túc, ông đã góp phần đẩy mạnh và tổ chức thành công nhiều hội nghị khoa học của Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì đào tạo 19 khóa học bác sĩ chuyên khoa định hướng cho chuyên ngành tim mạch. Với những đóng góp không mệt mỏi về khoa học trong hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt cho chuyên ngành tim mạch của nước nhà, GS. Trần Đỗ Trinh đã vinh dự được nhận rất nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huy chương Vì sự nghiệp khoa học, Huy chương Vì sức khỏe nhân dân, Bằng Lao động sáng tạo và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. GS. Trần Đỗ Trinh đã ra đi, nhưng tấm gương lao động nghiêm túc và những đóng góp của ông cho ngành y tế nói chung, cho chuyên ngành tim mạch nói riêng sẽ còn đọng mãi trong ký ức của biết bao đồng nghiệp, học trò và các bệnh nhân tim mạch ở khắp mọi miền đất nước. Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam GS.TS. Nguyễn Lân Việt TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 7
- y TIN HOẠT ĐỘNG Thư mời viết bài Kính gửi: - Các thành viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam - Toàn thể Hội viên và Quý bạn đọc Thời gian vừa qua, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình và sự đánh giá cao về chất lượng chuyên môn từ đông đảo Quý bạn đọc trong và ngoài ngành Tim mạch. Thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và lời kính chúc sức khỏe tới toàn thể các Quý đồng nghiệp và Quý bạn đọc xa gần. Từ ngày 6 đến 8 tháng 11 năm 2015, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (VNHA Scientific Meeting 2015) với chủ đề “Tiếp cận mới trong Cấp cứu Tim mạch” tại The Reed Hotel - The Aria Palace, Thành phố Ninh Bình. Dự kiến Hội nghị sẽ có hơn 1000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Tạp chí Tim mạch sẽ xuất bản số Đặc biệt (số 71) với nội dung hết sức phong phú để chào mừng sự kiện khoa học lớn nhất trong năm của Hội. Do vậy, Ban Biên tập rất mong nhận được các bài viết và sự ủng hộ mọi mặt từ toàn thể Hội viên và Quý bạn đọc. Mọi chi tiết xin liên hệ với Thư ký tòa soạn: TS. BS. Phan Đình Phong, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai Điện thoại: 0988609888 Email: phong.vtm@gmail.com Quý bạn đọc có thể truy cập bản điện tử của Tạp chí Tim mạch học tại website: http://tapchi.vnha.org.vn/. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe toàn thể Quý đồng nghiệp và Quý bạn đọc. TM. BAN BIÊN TẬP Tổng biên tập GS. TS. Nguyễn Lân Việt 8 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- TIN HOẠT ĐỘNG x HỘI NGHỊ TIM MẠCH TOÀN QUỐC 2015: TIẾP CẬN MỚI TRONG CẤP CỨU TIM MẠCH Xen kẽ giữa các kỳ đại hội tim mạch cứ 2 báo cáo toàn thể, phân tích chung trong phiên năm một lần, Hội nghị Tim mạch toàn quốc chuyên đề, tham luận về các góc nhìn và ứng của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015 sẽ dụng trong các phiên thảo luận lâm sàng, giảng được tổ chức tại thành phố Ninh Bình từ ngày dạy trong các phiên đào tạo liên tục... Mỗi 6-8 tháng 11 với chủ đề: Tiếp cận mới trong cấp phiên duy trì thời gia 90 phút, kể cả hỏi đáp với cứu tim mạch. các mục tiêu cụ thể từ đầu để người tham dự Hội nghị tim mạch toàn quốc 2015 tập có thể lựa chọn được những nội dung ưa thích trung vào các chuyên đề lớn trong cấp cứu tim phù hợp. Tính tương tác vẫn được duy trì ở mỗi mạch như hội chứng vành cấp, suy tim cấp, đột phiên, khi các đại biểu tham dự có thể truy cập quỵ cấp, hội chứng động mạch chủ cấp, thuyên vào địa chỉ web của từng phiên để đặt câu hỏi tắc phổi cấp... đồng thời cũng đi sâu vào các cho từng báo cáo viên hoặc chủ toạ đoàn, các nhóm người bệnh có đặc thù riêng như cấp cứu câu hỏi có thể được đặt trước khi phiên báo cáo tim mạch ở người cao tuổi, ở phụ nữ có thai, diễn ra, khi đó các báo cáo viên có thể cân nhắc ở trẻ em, cấp cứu tim mạch chu phẫu, cấp cứu hiệu chỉnh bài nói hoặc trả lời ngay vào những ngoại tim mạch... Kết hợp với hội chuyên ngành câu hỏi của người tham dự... của hồi sức và cấp cứu, lần đầu tiên các chuyên Hội nghị lần này có hình thức chuyên đề đề và kỹ thuật sâu cho bệnh nhân tim mạch từ A đến Z (hay All you need to know) trong trong cấp cứu, hồi sức được giới thiệu cho đông đó giới thiệu những kiến thức chung nhất cho đảo các bác sỹ tim mạch như cấp cứu tim mạch một chuyên đề: từ cơ sở sinh lý bệnh, chỉ định, trước viện, kỹ thuật điều trị hạ thân nhiệt, tuần các thách thức về kỹ thuật và các xu thế mới hoàn tim phổi ngoài cơ thể (ECMO), thông hoặc minh hoạ bằng ca lâm sàng. Đồng thời, khí nhân tạo, theo dõi huyết động, xử trí ngừng các phiên thực hành cho các kỹ thuật, thủ thuật tuần hoàn, xử trí sốc... hay dùng trong cấp cứu tim mạch cũng được tổ Hội nghị khoa học tim mạch toàn quốc chức để mọi người được thảo luận sâu và chia năm nay vẫn tiếp tục duy trì các hình thức sẻ các kinh nghiệm thực tiễn. Các phiên thực truyền thống như: tổng quan trong các phiên hành cũng được tổ chức lặp lại (lớp thứ 2) để TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 9
- y TIN HOẠT ĐỘNG người tham dự có nhiều cơ hội lựa chọn thời 7. Kỹ thuật đặt catheter động mạch điểm phù hợp. Đặc biệt trong hội nghị lần này 8. Tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch cũng đợt đào tạo liên tục kể cả thực hành cho 9. Chọc dịch màng tim tại giường cấp cứu các điều dưỡng tim mạch để cập nhật những 10. Sốc điện phá rung/chuyển nhịp kiến thức mới nhất trong thực hành chăm sóc 11. Chăm sóc người tăng áp lực ĐMP bệnh nhân tim mạch. Các phiên đào tạo liên tục và thực hành dành Các phiên đào tạo liên tục dành cho bác sỹ cho điều dưỡng 1. Cấp cứu tim mạch (2 lớp) 1. Tim mạch đại cương 2. Cập nhật các bệnh tim mạch thường gặp 2. Cấp cứu tim mạch (2 lớp) 3. Tăng huyết áp cho tuyến cơ sở 3. Tim mạch can thiệp 4. Điều trị chống đông cho bệnh nhân 4. Điện tâm đồ cơ bản (2 lớp) tim mạch 5. Thực hành điện tâm đồ cấp cứu (2 lớp Các phiên thực hành dành cho bác sỹ Trong khuôn khổ hội nghị tim mạch, có 1. Siêu âm mạch cấp cứu diễn ra các hội thảo khoa học do hãng đăng cai 2. Siêu âm tim cấp cứu (industrial expert theater) như một diễn đàn 3. Điện tâm đồ cấp cứu (2 lớp) để nhấn mạnh những ưu thế của các dòng sản 4. Hồi sinh tim phổi (2 lớp) phẩm, cung cấp đầy đủ các góc nhìn đa chiều và 5. Phân tích khí máu động mạch (2 lớp) thông tin để cá thể hoá quá trình chẩn đoán và 6. Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung điều trị các bệnh tim mạch, đáp ứng với những tâm/ngoại vi. nhu cầu phát sinh từ thực tiễn... Các bạn có thể tham khảo chương trình dự kiến của hội nghị trong sơ đồ. Các thông tin này cũng được đăng tải rộng rãi trên trang web chính thức của Đại hội Tim mạch: http://congress.vnha.org.vn Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Ms. Lương Phương Thảo Hoặc: Ban thư ký của Hội Tim mạch Việt Nam TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang Điện thoại: 0904.976.694 Ban thư ký của Hội Tim mạch Việt Nam Email: congress@vnha.org.vn Điện thoại: 0913530888/0987555666 Email: quangtm@gmail.com 10 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- TIN HOẠT ĐỘNG x Hội nghị Tim mạch Toàn quốc -Ninh Bình 6 ‐ 8/11/2015 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 11
- y TIN HOẠT ĐỘNG Vietnam National Heart Associaton Scientific Meeting -NinhBinh 6 -8 Nov, 2015 12 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- TIÊU ĐIỂM x Mười điểm cần chú ý trong các khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán và điều trị phình và/hoặc tách thành động mạch chủ PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam Trong năm 2014, Hội Tim Mạch Châu 3. Lợi ích lâm sàng của thuốc chẹn beta giao Âu (ESC) đã trình bày một khuyến cáo mới về cảm ở bệnh nhân có phình ĐMC ngực vẫn chưa chẩn đoán và xử trí các bệnh lý động mạch chủ. được rõ ràng. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy Trước đó, năm 2010, Trường môn Tim Mạch việc làm giảm tốc độ giãn ĐMC ở bệnh nhân hội Hoa Kỳ và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (ACC/ chứng Marfan với beta-blockers, nhưng, nghiên AHA) cũng đã đưa ra một khuyến cáo về vấn cứu tổng hợp lại không chứng minh được lợi đề này. Trong thời gian đó, đã có một số nghiên ích mà thậm chí có xu hướng gây hại. Tuy vậy, cứu mới về tiếp cận chẩn đoán bệnh và đặc biệt vẫn cần lưu ý là đối với bệnh nhân bị tách thành các biện pháp điều trị với sự phát triển của can ĐMC type A cấp, thì beta-blockers vẫn đóng vai thiệp nội mạch. Chúng tôi xin lược ra một số trò quan trọng, có lợi ích làm giảm tỷ lệ tử vong điểm quan trọng trong các khuyến cáo này. và có lợi ích lâm sang đã rõ. 1. Có 2 nguyên nhân chính gây tách thành 4. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc ức động mạch chủ cần phải lưu ý. Nguyên nhân chế thụ thể angiotensin-II có thể làm giảm tốc thứ nhất là liên quan đến sự thoái hóa của thành độ giãn ĐMC ở bệnh nhân có hội chứng Mar- động mạch chủ bao gồm bất thường về di truyền fan nhưng vẫn cần những nghiên cứu thêm để (gen) và cả những bệnh lý viêm động mạch chủ. chứng minh. Nguyên nhân thứ hai thường gặp là do gia tăng 5. Cần theo dõi tiếp và theo dõi sát sao áp lực lên thành Động mạch chủ (ĐMC) bao phình ĐMC là rất quan trọng để chứng minh gồm tăng huyết áp và chấn thương thực thể. liệu những bệnh nhân bị phình ĐMC không 2. Nguyên lý quan trọng hàng đầu điều trị có triệu chứng có lợi ích với phẫu thuật phòng bệnh lý phình ĐMC là khống chế huyết áp tối ngừa sớm. ưu, việc này giúp làm giảm tiến triển giãn phình 6. Sự gia tăng kích thước của ĐMC là nguy ĐMC và nguy cơ tách thành ĐMC. Mức hạ cơ quan trọng gây tách thành ĐMC hoặc vỡ huyết áp thấp nhất có thể mà bệnh nhân dung ĐMC. Những đồng thuận trong các khuyến cáo nạp được. Vấn đề bỏ thuốc lá, điều trị rối loạn hiện nay là nên gửi bệnh nhân đi phẫu thuật khi lipid máu, tránh những gắng sức quá mức... có có đường kính gốc ĐMC ≥5.5 cm (hoặc ≥5.0 cm thể mang lại lợi ích. ở bệnh nhân với bệnh lý van ĐMC có hai lá van TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 13
- y TIÊU ĐIỂM và có tiền sử gia đình có những thành viên bị tách thiệp qua đường ống thông nên được chỉ định thành ĐMC hoặc sự gia tăng nhiều giãn ĐMC). cho bệnh lý phình ĐMC xuống (type B). Việc Phẫu thuật cũng được chỉ định cho những bệnh chỉ định can thiệp qua đường ống thông ĐMC nhân có đường kính ĐMC nhỏ hơn ở hội chứng phụ thuộc vào sự phù hợp của giải phẫu, đường Marfan hoặc hội chứng Loeys-Dietz. vào động mạch, và nguy cơ tắc mạch liên quan 7. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là có rất đến xơ vữa động mạch. nhiều bệnh nhân bị tách thành ĐMC có đường 10. Tách thành ĐMC type B không có kính ĐMC nhỏ hơn các mốc trên. Những yếu biến chứng chủ yếu được điều trị nội khoa. Việc tố nguy cơ gây tách thành ĐMC bao gồm tăng chỉ định can thiệp qua đường ống thông (đặt huyết áp, tuổi cao, và đau tiến triển. Stent graft)được thống nhất chỉ định cho bệnh 8. Tách thành ĐMCtype A cấp liên quan nhân tách thành ĐMC type B có biến chứng. đến tỷ lệ tử vong cao, và do vậy tất cả các bệnh Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần cho thấy, ở nhân đều cần cân nhắc gửi phẫu thuật sớm. Vai trung tâm có kinh nghiệm, việc can thiệp đặt trò của điều trị nội khoa ổn định trước phẫu Stent graft qua đường ống thông cho bệnh thuật không được chứng minh là có lợi ích và nhân tách thành ĐMC type B có thể được cân việc chỉ định chụp ĐMV thường quy cũng nhắc chỉ định. không được khuyến cáo. 9. Phình và tách ĐMC đoạn lên (type A) cần được điều trị ngoại khoa, trong khi can Tài liệu tham khảo 1. Erbel R, Aboyans V, Boileau C, Bossone E, Bartolomeo RD, Eggebrecht H, Evangelista A, Falk V, Frank H, Gaemperli O, Grabenwöger M, Haverich A, Iung B,Manolis AJ, Meijboom F, Nienaber CA, Roffi M, Rousseau H, Sechtem U, Sirnes PA, Allmen RS, Vrints CJ; ESC Committee for Practice Guidelines. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: Document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2014 Nov 1;35(41):2873-926. doi: 10.1093/eurheartj/ehu281. Epub 2014 Aug 29. 2. Hiratzka LF, Bakris GL, Beckman JA, Bersin RM, Carr VF, Casey DE Jr.., Eagle KA, Hermann LK, IsselbacherEM, Kazerooni EA, Kouchoukos NT, Lytle BW, Milewicz DM, Reich DL, Sen S, Shinn JA, Svensson LG, Williams DM.2010 ACCF/AHA/AATS/ACR/ASA/SCA/ SCAI/SIR/STS/SVM guidelines for the diagnosis and management of patients with Thoracic Aortic Disease: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, American Association for Thoracic Surgery, American College of Radiology, American Stroke Association, Society of Cardiovascular Anesthesiologists, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, Society of Interventional Radiology, Society of Thoracic Surgeons, and Society for Vascular Medicine. Circulation 2010;121:e266-e369. 14 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp PGS.TS. Trương Quang Bình*, BS.TS. Đỗ Nguyên Tín*, BS.CKI. Võ Mỹ Phượng* ThS.BS. Vũ Hoàng Vũ*, ThS.BS. Bùi Thị Xuân Nga*, ThS.BS. Trần Hoà* GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước**, ThS.BS. Bùi Gio An*** Khoa Tim mạch - Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh* Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh** Bệnh viện Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh*** TÓM TẮT nhân là nam giới (27%), tuổi trung bình 28 Cơ sở nghiên cứu: Số lượng thủ thuật ± 19 (nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất 71 tuổi). Thủ bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da không thuật thành công ở 140 bệnh nhân (96,5%). Có ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Tại 5 trường hợp thất bại (3,5%). Có 1 trường hợp Việt Nam chưa có nhiều báo cáo về phương tràn máu màng ngoài tim, 1 trường hợp nhồi pháp điều trị đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát máu não. Có 4 trường hợp bị trôi dù. Không bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp. bệnh nhân nào tử vong trong quá trình theo dõi. Mục tiêu: Xác định hiệu quả ngắn hạn và Kết luận: Đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát trung hạn của phương pháp điều trị bệnh thông bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp là phương liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim pháp điều trị khả thi, an toàn và hiệu quả. can thiệp ở người Việt Nam. Từ khóa: Thông liên nhĩ, can thiệp qua da, Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo bệnh tim bẩm sinh. dõi dọc. Những bệnh nhân được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát được bít lỗ thông ĐẶT VẤN ĐỀ bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp tại Thông liên nhĩ, nếu được điều trị sớm, sửa bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh chữa được hoàn toàn khuyết tật sẽ được xem và Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp. Hồ Chí Minh từ như chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Phương pháp cơ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013. Thời bản và cổ điển để điều trị bệnh thông liên nhĩ là gian theo dõi 12 tháng. phẫu thuật. Phẫu thuật có thể sữa chữa tòan bộ Kết quả: Có 145 bệnh nhân được bít lỗ khuyết tật này. Phẫu thuật điều trị bệnh thông thông bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp liên nhĩ đã hình thành vào những năm 1950, trong thời gian nghiên cứu. Trong đó 39 bệnh bắt đầu bằng phẫu thuật tim kín và ngày nay thì TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 15
- y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG phẫu thuật tim mở cho phép thực hiện những thành công của thủ thuật là 95,5%, có 2 trường cuộc giải phẫu điều trị triệt để bệnh thông liên hợp thuyên tắc khí, có 1 trường hợp bị block nhĩ, ngay cả những thể bệnh phức tạp ở những nhĩ-thất độ III. bé chỉ một vài tháng tuổi [1]. Vào năm 2006, tác giả Trương Tú Trạch Thời gian gần đây, với tiến bộ của khoa học đã thực hiện nghiên cứu “Thủ thuật bít lỗ kỹ thuật nên có nhiều phương tiện giúp chẩn thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer” tại đóan chính xác bệnh tim bẩm sinh và từ đó cũng Bệnh viện Chợ Rẫy [10]. Trong nghiên cứu có nhiều dụng cụ hơn để điều trị bệnh tim bẩm này, tỷ lệ thành công của thủ thuật là 100%, sinh mà không cần phải phẫu thuật mở ngực. trong đó lỗ thông được bít hòan tòan ngay Những biện pháp điều trị ngày càng ít xâm lấn sau thủ thuật là 77% và sau 3 tháng là 98,65%. hơn như phẫu thuật nội soi và đặc biệt là phương Chỉ có 1 trường hợp (1,35%) là còn luồng pháp điều trị can thiệp nội mạch - qua da. Trên thông tồn lưu 3-4 mm. Biến chứng nặng là 1 thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng trường hợp (1,35%) bị đột quị được nghĩ là minh hiệu quả của can thiệp bệnh tim bẩm sinh do huyết khối mới thành lập sau khi rung nhĩ bằng ống thông qua da [2-5]. xuất hiện sau thủ thuật. Đây là nghiên cứu Vào tháng 1 năm 2001, cơ quan Thuốc và chỉ thực hiện ở bệnh nhân tim bẩm sinh đã Thực phẩm của Hoa Kỳ đã chấp thuận cho việc trưởng thành. dùng dụng cụ Amplatzer Septal Occluder để bít Hội Tim mạch học Việt Nam cũng đã có lỗ thông liên nhĩ lỗ thứ phát [6]. khuyến cáo về điều trị can thiệp bệnh thông Tại Việt Nam, phẫu thuật là điều trị cơ bản liên nhĩ: Đóng thông liên nhĩ bằng can thiệp và chủ yếu của bệnh tim bẩm sinh nói chung hay phẫu thuật khi thông liên nhĩ dẫn đến lớn và bệnh thông liên nhĩ nói riêng [7]. Bệnh viện nhĩ phải hay thất phải dù có hay không có triệu Chợ Rẫy khởi đầu mỗ đóng lỗ thông liên nhĩ chứng cơ năng: chỉ định nhóm I [11]. bằng phẫu thuật tim với phương pháp hạ thể Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về nhiệt và ngay sau đó thì phẫu thuật tim mở đã phương pháp điều trị bít thông liên nhĩ lỗ được triển khai vào những năm đầu của thập kỷ thứ phát bằng can thiệp nội mạch không 1990. Hiện nay, cũng đã có thêm những trung nhiều chủ yếu là nghiên cứu thực hiện tại tâm khác có thể phẫu thuật tim mở để có thể một trung tâm, chưa có nghiên cứu thực sửa chữa hoàn toàn loại dị tật tim bẩm sinh này. hiện tại nhiều trung tâm. Do đó, chúng tôi Tỷ lệ tử vong của phẫu thuật bệnh thông liên thực hiện “nghiên cứu hiệu quả của phương nhĩ ở Việt Nam khá thấp. Tại Viện Tim thành pháp bít thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng can phố Hồ Chí Minh là 0,7% và chủ yếu tập trung thiệp nội mạch” nhằm góp phần vào việc vào các trường hợp có kèm các tình trạng khác đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị như suy dinh dưỡng nặng, nhược cơ [8]. này ở người Việt Nam. Năm 2001, Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam đã bắt đầu thủ thuật đóng lỗ thông liên Mục tiêu nghiên cứu nhĩ bằng dù Amplatzer và đã có báo cáo kết quả • Xác định hiệu quả ngắn hạn và trung vào năm 2005 [9]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hạn của phương pháp điều trị bệnh 16 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x thông liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng - Đưa catether MP từ nhĩ phải qua nhĩ trái cụ qua thông tim can thiệp ở người và lên tĩnh mạch phổi. Việt Nam. - Đưa guidewire Amplatzer lên tĩnh • Xác định tính an toàn của phương pháp mạch phổi. điều trị bệnh thông liên nhĩ lỗ thứ phát - Lướt bóng theo guidewire và bơm bóng bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp ở để đo kích thước lỗ thông. người Việt Nam. - Đưa bộ thả dù vào trong lòng nhĩ trái. - Đưa dù vào trong lòng nhĩ trái và thực ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hiện động tác thả dù. Đối tượng nghiên cứu - Kiểm tra siêu âm tim về vị trí dù, luồng Đây là nghiên cứu mô tả được tiến hành thông còn tồn lưu. trên bệnh nhân được đóng lỗ thông liên nhĩ - Tháo dù khi đã chắc chắn dù bám tốt. lỗ thứ phát bằng dụng cụ qua thông tim can Thành công thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Dù bít được lỗ thông liên nhĩ + dù ở Chí Minh và Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ đúng vị trí, bám đều vào các rìa + không còn Chí Minh thời gian từ tháng 6 năm 2011 đến luồng thông tồn lưu hoặc còn luồng thông tháng 6 năm 2013. tồn lưu với kích thước < 3 mm (khảo sát bằng Tiêu chuẩn chọn bệnh siêu âm tim). - Thông liên nhĩ lổ thứ phát. Thất bại - Có triệu chứng cơ năng. Không bung dù được hoặc rơi dù hoặc - Không có triệu chứng cơ năng nhưng dù đóng không đúng vị trí hoặc bám không lại có dày/giãn thất phải hoặc nhĩ phải, tăng đều vào các rìa hoặc còn luồng thông tồn lưu > áp lực động mạch phổi (đo trên siêu âm tim). 3mm (trên siêu âm tim). - Không có triệu chứng nhưng lại có Aspirin 81-100 mg uống mỗi ngày trong Qp/Qs ≥ 1,5. 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ Trong tháng đầu tiên sau thủ thuật bệnh - Đường kính lỗ thông > 38 mm. nhân không được gắng sức nặng. - Các rìa lổ thông < 5mm, ngọai trừ rìa Theo dõi động mạch chủ. Bệnh nhân được siêu âm qua thành ngực - Tăng áp động mạch phổi nặng, nghi ngờ 24 giờ sau thủ thuật, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng có đảo shunt (khảo sát trên siêu âm tim). và 12 tháng sau thủ thuật. - Nhiều lỗ thông liên nhĩ. Phân tích thống kê - Lỗ thông liên nhĩ trong các trường hợp Các số liệu được trình bày dưới dạng trung cuộc sống bệnh nhân phụ thuộc vào lổ thông bình ± độ lệch chuẩn. Các biến số sẽ được thu liên nhĩ. thập và sử lý theo phần mềm SPSS 17. Trung Thủ thuật can thiệp bình và độ lệch chuẩn được tính cho các biến Bít thông liên nhĩ bằng dù Amplatzer: số định lượng. Tỷ lệ được tính cho các biến số - Chọc tĩnh mạch đùi. định tính. TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015 17
- y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG KẾT QUẢ Có 145 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát được bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da. 145 bệnh nhân Trong đó 39 bệnh nhân là nam giới (27%), tuổi trung bình 28 ± 19 tuổi. Đường kính lỗ thông liên nhĩ trung bình là 20,8±5.5 mm. Thủ thuật thành công ở 140 bệnh nhân (96,5%). Có 5 trường hợp thất bại (3,5%). 140 thành công, 5 trường hợp thất bại 1 nhồi máu não, (1 co thắt mạch vành, Có 1 trường hợp tràn máu màng ngoài tim, 1 tràn máu màng tim, 4 trôi dù) 1 trường hợp nhồi máu não, 3 trường hợp rối 3 rối loạn nhịp loạn nhịp, 4 trường hợp bị trôi dù, 24 trường hợp còn shunt tồn lưu 1-3 mm ngay sau thủ thuật. Không bệnh nhân nào tử vong trong Theo dõi 12 tháng quá trình nằm viện. Thời gian thủ thuật trung bình 49±20 phút. Sau 12 tháng theo dõi, có 110 bệnh nhân được theo dõi bằng siêu âm tim qua thành ngực, Bảng 2. Đặc điểm dân số nghiên cứu dù nằm đúng vị trí, không trường hợp nào còn Đặc điểm n=145 luồng thông tồn lưu. Không trường hợp nào tử Tuổi, trung bình ± độ lệch chuẩn 28±19 tuổi vong trong quá trình theo dõi. Giới nam, % 27% (39) Cân nặng, kg 37±18 Kết quả của thủ thuật Chiều cao, cm 139±25 Tỷ lệ Phân suất tống máu thất trái,% 68±7 Tử vong 0 Dãn thất phải 50(35%) Thành công 96,5% Áp lực động mạch phổi trung 41±14 Thất bại 3,5% bình, mmHgHg Biến chứng nặng 6,2% Kích thước lỗ thông qua siêu âm 16,5±5,0mm tim, mm Thông tồn lưu 0% Kích thước lỗ thông qua thông 20,8±5.5 mm tim, mm Các biến chứng nặng Số trường hợp Đường vào tĩnh mạch đùi (P) 98% Tràn máu màng tim 1 Thời gian thủ thuật (phút) 49±20 Nhồi máu não 1 Thành công 140 (96%) Trôi dù 4 Biến chứng 9 (6,2%) Block nhĩ thất độ III 3 Tử vong 0 Tổng 9 (6,2%) 18 TẠP CHÍ tim mạch học việt nam - số 70.2015
- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x BÀN LUẬN Về khả năng đóng luồng thông Kết quả ngay sau thủ thuật của chúng tôi cho thấy: ngay sau thủ thuật tất cả bệnh nhân được kiểm tra bằng siêu âm tim, kết quả trường hợp bít hoàn toàn ở 116 bệnh nhân (82,9%), 24 trường hợp luồng thông 1-3 mm (17,1%). Kết quả tức thì trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Tú Trạch [10] với tỷ lệ bít hoàn toàn luồng thông là 77%. Trong nghiên cứu của tác giả Uros Mazíc và cộng sự [12], bít hoàn toàn chiếm 68%, đối với nghiên cứu của Chan KC và cộng sự: tỷ lệ bít hoàn toàn ngay sau thủ thuật là 20,4% đa số còn luồng thông ở phần trung tâm [13]. Sau 24 giờ tất cả bệnh nhân được kiểm tra lại qua siêu âm thành ngực để ghi nhận bít hoàn toàn lỗ thông ở 130/140 bệnh nhân (chiếm 92,9%), còn 10 bệnh nhân (chiếm 7,1%) vẫn còn luồng thông nhỏ < 3 mm. Kết quả tỷ lệ bít hoàn toàn sau 24 giờ của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Trương Tú Trạch 90,54% [10], của KC Chan và cộng sự 84,9% [13]. Sau 3 tháng kiểm tra lại, kết quả bít hoàn toàn lỗ TLN là 138/140 trường hợp chiếm 98,6%, chỉ còn 2 trường hợp luồng thông nhỏ còn tồn lưu
- y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG mmHg, sự giảm áp lực sau thủ thuật có ý nghĩa này đều hồi phục hoàn toàn ngay sau đó, chiếm thống kê với P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 44
117 p | 101 | 14
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 40
113 p | 84 | 12
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 41
127 p | 94 | 10
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 56
124 p | 109 | 10
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 52
89 p | 108 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 51
79 p | 79 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 45
105 p | 89 | 9
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 55
83 p | 87 | 8
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 54
164 p | 89 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 53
104 p | 87 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 50
93 p | 65 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 49
105 p | 64 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 48
93 p | 72 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 47
647 p | 81 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 46
105 p | 82 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 43
133 p | 86 | 7
-
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 36
72 p | 78 | 6
-
Hướng dẫn cho các tác giả Đăng bài trên Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (Ban Biên tập - Tạp chí Tím mạch học)
4 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn