Tập thông tin thư mục chuyên đề: Đà Nẵng – phát triển và hội nhập
lượt xem 4
download
Tập thông tin thư mục gồm hai phần chính: Thư mục toàn văn và Thư mục chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài viết, về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư của thành phố trong thời gian qua. Thư mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tìm những tài liệu, bài viết về thành phố Đà Nẵng hiện có tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập thông tin thư mục chuyên đề: Đà Nẵng – phát triển và hội nhập
- LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nổ khắp toàn cầu, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề trên các mặt kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này cũng tác động rất lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà thành phố Đà Nẵng đặt ra. Do vậy, Đà Nẵng đang cố gắng vƣơn mình khắc phục hậu quả đã và đang để lại từ đại dịch Covid-19, bƣớc đến thực hiện mục tiêu đề ra: trở thành thành phố môi trƣờng, phát triển bền vững trong tƣơng lai. Dƣới sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ƣơng; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tập trung phát triển KT-XH thành phố theo 3 hƣớng đột phá chiến lƣợc, cùng với các giải pháp bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai,... Đặc biệt năm 2020, thành phố đã thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển KT-XH. Thành phố Đà Nẵng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, tƣơng đối toàn diện, trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh; kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trƣởng khá tốt Thƣ viện Khoa học Tổng hợp xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tập thông tin thƣ mục chuyên đề “ Đà Nẵng – phát triển và hội nhập ”,với mong muốn cung cấp cho độc giả nguồn tƣ liệu về những bƣớc phát triển mạnh mẽ, tƣơng đối toàn diện về công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tƣ để trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh; kinh tế - xã hội Tập thông tin thƣ mục gồm hai phần chính: Thƣ mục toàn văn và Thƣ mục chỉ chỗ. - Toàn văn giới thiệu những bài biết, về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tƣ của thành phố trong thời gian qua - Thƣ mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tìm những tài liệu, bài viết về thành phố Đà Nẵng hiện có tại Thƣ viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng. Mặc dù đã rất cố gắng song quá trình tổ chức thực hiện thƣ mục khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong bạn đọc góp ý để công tác sƣu tầm, biên soạn thƣ mục của Thƣ viện Khoa học Tổng hợp ngày càng tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! 1
- PHẦN I: DẤU ẤN LỊCH SỬ I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1.Lịch sử hình thành Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thƣơng cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: 'Tàu Tây chỉ đƣợc đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không đƣợc tới buôn bán' thì Đà Nẵng trở thành một thƣơng cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thƣơng mại cũng phát đạt. Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nƣớc ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dƣơng. Đầu thế kỷ XX, Tourane đƣợc Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phƣơng. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất đƣợc đầu tƣ. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh đƣợc hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt, nƣớc đá, rƣợu, nƣớc mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thƣơng mại quan trọng của cả nƣớc. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng đƣợc Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ƣơng và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đƣờng sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp đƣợc phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trƣờng thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhƣng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà 2
- Nẵng trực thuộc Trung ƣơng. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trƣớc đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. 2. Thƣơng hiệu Đà Nẵng: Để chuẩn bị cho một cuộc bứt phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình. Từ năm 2001, thành phố đề ra kế hoạch thực hiện chƣơng trình "Thành phố 5 không": không hộ đói, không có ngƣời mù chữ, không có ngƣời lang thang xin ăn, không có ngƣời nghiện ma túy trong cộng đồng và không có cƣớp của, giết ngƣời Sau kết quả ban đầu của chƣơng trình "Thành phố 5 không", Đà Nẵng lại tiếp tục với chƣơng trình "Thành phố 3 có": có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.. Năm 2016, thành phố đề ra Chƣơng trình "Thành phố 4 an": An ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội. Các chƣơng trình này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần thực hiện thành công công tác an sinh xã hội, xây dựng đƣợc nếp sống văn hóa văn minh đô thị, quản lý trật tự, an ninh, đã tạo thành mục tiêu để chính quyền thành phố phấn đấu và tạo đƣợc niềm tin đối với ngƣời dân. Các chƣơng trình này đã tạo nên một thƣơng hiệu riêng có của Đà Nẵng đƣợc cả nƣớc, trung ƣơng và bạn bè quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. 3.Chính quyền: 3.1 Đảng bộ Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (hay thƣờng gọi là Thành ủy Đà Nẵng) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thành phố giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ. Thành ủy Thành phố Đà Nẵng khóa XXII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 51 ủy viên, bầu ra Thƣờng vụ Thành ủy gồm 14 thành viên. Đứng đầu Đảng ủy Thành phố là Bí thƣ Thành ủy do chính Thành ủy thành phố bầu ra hoặc do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam phân công và chỉ định, là một Ủy viên Trung ƣơng Đảng. Bí thƣ Thành ủy thành phố Đà Nẵng hiện tại là ông Nguyễn Văn Quảng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố nhiệm kỳ X (2014 - 2019) gồm 90 ủy [116] viên, bầu ra Ban Thƣờng trực UBMTTQ Thành phố gồm 13 ngƣời. [117] Chủ tịch UBMTTQ đƣơng nhiệm là ông Ngô Xuân Thắng, Ủy viên Thƣờng vụ Thành ủy thành phố, Bí thƣ Đảng đoàn. Ngày 24 tháng 01 năm 2019, Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ký ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị đồng ý nhiều chủ trƣơng mang tính định hƣớng cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới và cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng tạo động lực cho phát triển khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc. 3.2 Chính quyền đô thị Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ƣơng của Việt Nam, đƣợc xếp vào đô thị loại I, thỏa mãn các tiêu chí nhƣ tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành (năm 2013) tối thiểu đạt 87,3% so với 3
- tổng số lao động, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng.[118] Ngày 19 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng theo hƣớng tinh gọn bộ máy điều hành, cụ thể hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam với số phiếu tán thành cao với 92.13% tổng số đại biểu quốc hội tán thành, việc thí điểm chính quyền đô thị cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện. Mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng khác hoàn toàn mô hình chính quyền nông thôn ở các tỉnh trên cả nƣớc. Cũng nhƣ các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở thành phố do ngƣời dân thành phố trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016–2021 gồm 49 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Nhân dân thành phố ngày 16 tháng 6 năm 2016 đã bầu ra Thƣờng trực Hội đồng Nhân dân gồm 7 ngƣời và bầu ra Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (thƣờng đồng thời là Bí thƣ Thành ủy thành phố). Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố hiện tại là ông Lƣơng Nguyễn Minh Triết. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, do Hội đồng Nhân dân bầu ra và là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố. Ủy ban Nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) đƣợc Hội đồng Nhân dân thành phố bầu ra Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đƣơng nhiệm là ông Lê Trung Chinh. Chính quyền địa phƣơng ở các quận thuộc thành phố là Ủy ban nhân dân quận và chính quyền địa phƣơng ở các phƣờng thuộc quận tại thành phố là Ủy ban nhân dân phƣờng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phƣờng sẽ làm việc theo chế độ thủ trƣởng. 4. Hành Chính Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện. Tổng diện tích thành phố là 1285,4 km², gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã, 4
- trong đó có 45 phƣờng và 11 xã. Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm quận còn lại của thành phố đều giáp biển của thành phố đều giáp biển Ðơn vị hành Quận Quận Huyện Quận Quận Quận Quận Huyện chính cấp Liên Ngũ Hành Hoàng Cẩm Lệ Hải Châu Sơn Trà Thanh Khê Hòa Vang Huyện Chiểu Sơn Sa Diện tích (km²) 36 23 75 37 60 9,5 707,07 305 Dân số (ngƣời) 159.295 201.522 194.913 90.352 157.415 185.064 145.749 0 Mật độ dân số 4.720 9.439 2.616 2.310 2.654 20.563 206 0 (ngƣời/km²) Số đơn vị hành 6 phƣờng 13 phƣờng 5 phƣờng 4 phƣờng 7 phƣờng 10 phƣờng 11 xã 0 xã chính Năm thành lập 2005 1997 1997 1997 1997 1997 1997 1997 Số liệu năm 2019, chƣa tính cƣ dân không đăng kí cƣ trú Lịch sử thành phố Đà Nẵng / /Cổng thông tin điện tử tp. Đà Nẵng(UBND TP Đà Nẵng) http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu /Lich_su_Da_Nang(2016 – 10 – 12) II. DẤU ẤN LỊCH SỬ 1. Chính thức trực thuộc Trung ƣơng từ ngày 01 - 01 - 1997 Ngày 06.11.1996, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng là: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, bắt đầu hoạt động từ ngày 01.01.1997. Đây đƣợc xem là một bƣớc ngoặt lịch sử đối với Đảng bộ, chính quyền và ngƣời dân Đà Nẵng, tiếp thêm sức mạnh mới để Đà Nẵng bứt phá đi lên cùng cả nƣớc. Trƣớc năm 1997, nếu so với Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Đà Nẵng vẫn còn là một thành phố nhỏ bé về nhiều mặt, từ quy mô về địa lý, dân số đến hạ tầng kinh tế. Đã có một thời gian dài, ấn tƣợng duy nhất khi ngƣời ta nghĩ đến Đà Nẵng chỉ là một thành phố nghèo nơi dải đất miền Trung khó khăn, thƣờng xuyên lũ lụt, hạn hán… Thế nhƣng, mọi chuyện đã thay đổi kể từ mốc son 1997 - thời điểm thành phố chính thức đƣợc thành lập. Có thể ví Đà Nẵng nhƣ một đứa trẻ đang ngày càng trƣởng thành và khẳng định vị thế của mình bằng hàng loạt những thành tựu ấn tƣợng trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế thành phố giữ vững đà tăng trƣởng, thu hút đƣợc sự quan tâm đầu tƣ từ trong cũng nhƣ ngoài nƣớc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhiều chính sách an sinh xã hội ra đời và thực hiện có hiệu quả... Vai trò thành phố động lực, trung tâm kinh tế - xã hội của Đà Nẵng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng ngày càng rõ nét và vững chắc hơn. Đây là niềm tự hào cũng là động 5
- lực rất lớn thúc đẩy chính quyền và ngƣời dân Đà Nẵng nỗ lực hơn nữa để xây dựng thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của miền Trung và cả nƣớc. 2. Đƣợc công nhận là đô thị loại I Ghi nhận những nỗ lực và thành quả mà chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đạt đƣợc, ngày 15.7.2003, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 145/2003/ QĐ- TTg công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I. Trên cơ sở đó, nhằm tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển năng động và mạnh mẽ hơn, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết 33 ngày 16.10.2003 về xây dựng Đà Nẵng trở thành hạt nhân, đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Nghị quyết nêu rõ: “Đà Nẵng là một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nƣớc và quốc tế; trung tâm bƣu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nƣớc”. Việc trở thành đô thị loại I cấp quốc gia đã một lần nữa khẳng định những nỗ lực phát triển của Đà Nẵng từ một thành phố đô thị loại II vừa mới chia tách, còn nhiều khó khăn, yếu kém trở thành một trong số rất ít tỉnh/ thành phố trong cả nƣớc có tổng thu ngân sách hàng năm hơn 10 ngàn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời vào khoảng 2.600 USD/ngƣời/năm. Theo quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh thì tầm nhìn đến năm 2050, Đà Nẵng sẽ đƣợc xây dựng và phát triển trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hƣớng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững. Đà Nẵng - dấu ấn 20 năm đổi mới (1-1-1997 – 1-1-2017) // Đà Nẵng điện tử. - Năm 2016 .- Ngày 28, tháng 11 http://www.baodanang.vn/channel/5399/201611/da-nang-dau-an-20-nam- doi-moi-1-1-1997-1-1-2017-2525711/(2016- 10 – 12) 6
- PHẦN II: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Những năm gần đây, Đà Nẵng luôn đƣợc coi là một hiện tƣợng, một hình mẫu về phát triển đô thị ở Việt Nam. Năm 2019, tờ báo danh tiếng của Mỹ – The New York Times công bố danh sách 52 điểm đến hấp dẫn nhất trong năm 2019, trong đó, TP Đà Nẵng đƣợc xếp ở vị trí thứ 15 – Đó là niềm vui, niềm tự hào, là sự khích lệ to lớn đối với những gì mà ngƣời Đà Nẵng đã bền bỉ phấn đấu qua quá trình hơn 20 năm phát triển đô thị. Tuy nhiên, đó là những nhận định của “ngƣời ngoài” với những thiện cảm dành cho thành phố bên sông Hàn. Với ngƣời trong cuộc, chặng đƣờng phát triển ấy cần đƣợc nhìn nhận bằng sự khách quan và khoa học Ngày nay, phát triển bền vững nói chung và phát triển đô thị bền vững nói riêng, vẫn đƣợc dựa trên 3 nguyên tắc kinh điển chủ yếu: Một là, kinh tế phát triển ổn định; Hai là, văn hoá xã hội có bản sắc và Ba là, bảo vệ môi trƣờng.Tuy nhiên, thƣ mục này chỉ đề cập đến các yếu tố đặc thù riêng của đô thị là các tiện ích về cơ sở hạ tầng và các kỹ năng và hiệu quả về công tác quản lý đô thị nói chung và vận hành, điều tiết khai thác đô thị nói riêng. Một trong những thành tựu nổi bật của Đà Nẵng trong thời gian qua là quy hoạch không gian đô thị, xây dựng hạ tầng, tạo nên một diện mạo mới cho thành phố theo hƣớng hiện đại và thân thiện môi trƣờng. Nhờ địa thế tự nhiên và nền tảng từ quy hoạch không gian, xây dựng cơ sở hạ tầng mà công cuộc tái thiết, mở rộng đô thị của Đà Nẵng đã diễn ra với một quy mô và tốc độ chƣa từng có.Đây chính là cơ sở để Đà Nẵng phát triển bền vững hơn trong thời gian tới I. QUY HOẠCH ĐÀ NẴNG HƢỚNG ĐẾN PHÁT BỀN VŨNG TRONG TƢƠNG LAI Mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, một trung tâm về khoa học công nghệ, một trung tâm công nghiệp công nghệ cao, một trung tâm về logistics và phát triển Đà Nẵng theo hƣớng trở thành một thành phố thông minh, một thành phố sinh thái, một thành phố đáng sống để đến năm 2030 tầm cỡ của Đà Nẵng không chỉ là một thành phố hàng đầu của cả nƣớc mà còn là một thành phố hàng đầu của khu vực Đông Nam Á; và đến năm 2045, trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung. Mục tiêu đó đòi hỏi Đà Nẵng tập trung rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế đến năm 2030 có tính đột phá, dự báo phát triển bền vững của thành phố trong tƣơng lai 1. Quá trình quy hoạch ở Đà Nẵng 1.1 Quá trình quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng Đà Nẵng đƣợc nhìn nhận là một vị trí kinh tế, quân sự yết hầu của miền Thuận Quảng kể từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào giai đoạn 1570-1606, và kết nối với thƣơng cảng Hội An đƣợc xem nhƣ là cửa ngõ chính giao lƣu với thế giới bên ngoài. Mặc dầu vậy, sau các tên gọi khác nhau nhƣ cửa Hàn, thị xã Tourance cho mãi tới đầu thế kỷ 20, Đà Nẵng mới thực sự có vai trò thay thế Hội An trở thành 7
- thƣơng cảng và trung tâm thƣơng mại, du lịch – một đô thị lớn, quan trọng của miền Trung Việt Nam. Do có vị trí trọng yếu về mặt quốc phòng đối với cả nƣớc, nên Đà Nẵng cũng là một vùng đất nhạy cảm và dễ bị tổn thƣơng, là một địa danh mà ngoại bang thƣờng dòm ngó và chọn để tấn công đầu tiên khi xảy ra giao chiến. Trong suốt giai đoạn từ 1858-1975, mảnh đất có ƣu thế về quốc phòng này, liên tiếp phải chứng kiến các cuộc giao tranh, đặc biệt trong giai đoạn từ 1954-1975 có thể nói Đà Nẵng thực sự trở thành một “đô thị quân sự”. Hàng loạt căn cứ quân sự quan trọng đƣợc xây dựng kiên cố đáp ứng mục tiêu quân sự đã mọc lên nhƣ sân bay Đà Nẵng, sân bay Nƣớc Mặn, cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Hải quân, cảng xăng dầu Mỹ Khê, ga đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng không, đƣờng thủy, hệ thống kho tàng bến bãi… Và chính các cơ sở vật chất đó đã trở thành hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật cơ bản, là nền tảng để tạo dựng đô thị trong những năm sau chiến tranh. Kể từ sau năm 1975, Đà Nẵng cùng với cả nƣớc đƣợc hoàn toàn giải phóng và bƣớc sang một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn khắc phục hậu quả do chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định xã hội. Giai đoạn 1980-1985: Đà Nẵng đƣợc xác định là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh với vị trí là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Chức năng chủ yếu là thành phố cảng, du lịch – nghỉ mát, đầu mối giao thông và an ninh quốc phòng. Giai đoạn 1991-1993: Quy hoạch chung cho Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 20/12/1993 với những nội dung cơ bản sau: Ngoài vị trí là thủ phủ của Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, còn giữ vai trò là thành phố công nghiệp tổng hợp, trung tâm kinh tế của vùng khu vực các tỉnh Trung Trung Bộ, là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng về cảng biển, sân bay quốc tế, giao thông quốc lộ xuyên Việt, xuyên Á và đƣờng sắt quốc gia trung tâm thƣơng mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và của vùng các tỉnh miền Trung, Trung Bộ và giữ vị trí trung tâm, chủ chốt về quốc phòng của khu vực miền Trung, Trung Bộ - Tây Nguyên và cả nƣớc; Giai đoạn 1993-2002, sau khi đƣợc tái lập (1/1/1997), Quy hoạch chung cho Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 465/2002/QĐ-TTG ngày 17/6/2002 với những nội dung cơ bản sau: Là một đô thị trung tâm cấp quốc gia và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với chức năng là trung tâm kinh tế (cảng, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng); là đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế; là một trong những trung tâm văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ; có vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nƣớc. Giai đoạn 2002-2013, Quy hoạch chung cho Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/2013/QĐ-TTG ngày 04/12/2013 với những nội dung cơ bản sau: Là đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đô thị quốc gia. Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây 8
- Nguyên. Là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế. Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nƣớc. Cổng thông tin điện tử tp. Đà Nẵng(UBND TP Đà Nẵng) https://www.danang.gov.vn/gop-y-do-an/chi-tiet?id=2875&_c=94677463 1.2 Quy hoạch Đà Nẵng hƣớng đến phát triển thông minh và bền vững 20 năm trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Đà Nẵng đã nổi lên nhƣ là một “hiện tƣợng” về phát triển đô thị. Từ một đô thị nhỏ bé, không gian đô thị chỉ gói gọn trong phạm vi các quận Hải Châu, Thanh Khê và một phần các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, tƣơng ứng với diện tích khoảng 5.600 ha. Đến nay, ranh giới đô thị đã lên tới khoảng gần 20.000 ha, gấp hơn 3 lần ranh giới cũ trong vòng 15 năm. Hơn 100.000 hộ dân di dời giải toả để tạo nên những khu dân cƣ mới với hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội- văn hoá, từ đó chất lƣợng sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng lên đáng kể Đây có thể coi là giai đoạn 1 trong mô hình phát triển của thành phố, tức là giai đoạn ngắn hạn để có thể giải quyết các vấn đề bức thiết xã hội và hạ tầng, kích thích đô thị phát triển. Còn giai đoạn 2 với tầm nhìn dài hơn sẽ phải định rõ chiển lƣợc phát triển sâu và bền vững hơn. Từ những bất cập quy hoạch đô thị Kiến trúc sƣ Hoàng Sừ cho rằng hiện tại các đồ án quy hoạch của thành phố đều chọn phát triển theo hƣớng thấp tầng và đô thị sinh thái. Các quy hoạch chi tiết thiên về phân lô nhỏ, khai thác tối đa đất đai tràn lan, lãng phí đất nhƣng lại dẫn đến gần nhƣ cạn kiệt quỹ đất dự trữ. Đồng thời, Đà Nẵng dần đánh mất cơ hội tổ chức không gian kiến trúc Sông-Biển … Đồng cái nhìn với KTS Hoàng Sừ, TS.KTS Tô Văn Hùng (Trƣởng ban đô thị HĐND thành phố) thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng. Nguy cơ suy giảm về môi trƣờng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, đánh mất chất lƣợng và giá trị cảnh quan đô thị, hệ thống quy hoạch không bắt kịp với sự chuyển đổi đô thị nhanh chóng và đặc biệt là thiếu sự tích hợp không gian xanh vào quy hoạch đô thị … là những vấn đề bất cập trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng. Trong một bài viết, KS. Dƣơng Bình An- một ngƣời gắn bó với quy hoạch thành phố đã không ngại ngần đề cập đến những “lỗi” quy hoạch mà thành phố đã mắc phải trong quá trình đô thị hoá quá nhanh. Đó là những con đƣờng sát mép biển nhƣ tuyến Nguyễn Tất Thành, tuyến Sơn Trà-Điện Ngọc (nay là đƣờng Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp-Trƣờng Sa) đã làm mất đi những mảnh đất vàng và hệ sinh thái là dải phi lao phòng hộ ven biển. Đó là các dự án đô thị mang tên là sinh thái nhƣng cách ứng xử với nó thì không hề là sinh thái. Quy hoạch đô thị là các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trƣờng sống đô thị là thể hiện tầm nhìn phát triển không gian sống cho tƣơng lai. Xây dựng một công trình, dù lớn đến mấy, nếu có sai sót và không phù hợp thì có thể sửa chữa, thậm chí đập đi xây lại, nhƣng nếu quy hoạch có lỗi thì việc sửa chữa là hết sức khó khăn. Mỗi đô thị có một vị trí địa lợi và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 9
- khác nhau. Việc quy hoạch phải biết phát huy đầy đủ mọi lợi thế, tạo nên một cấu trúc phát triển hài hoà là hết sức quan trọng. Nhƣng quan trọng hơn là quá trình kiểm soát phát triển đòi hỏi phải có những chiến lƣợc thích hợp với từng giai đoạn , vừa cần những khung đột phátạo sức bật cho thành phố phát triển nhƣng cần thận trọng trong khai thác những tài nguyên quý hiếm của chính mình, và dự trữ tài nguyên cho tƣơng lai Đến tầm nhìn nào cho quy hoạch Đà Nẵng Tầm nhìn và mô hình phát triển tƣơng lai của Đà Nẵng? Công cụ nào giúp cho lãnh đạo thành phố lập quy hoạch phát triển và quản lý thành phố theo hƣớng văn minh, hiện đại và bền vững? Đó là những trăn trở đối với rất nhiều ngƣời gắn bó máu thịt với mảnh đất này. Với dự báo phát triển đến năm 2030, dân số Đà Nẵng là 2 triệu ngƣời và đến năm 2050 là 3 triệu ngƣời trong khi quỹ đất đô thị rất hạn hẹp, theo KTS Hoàng Sừ, thành phố nên lựa chọn mô hình đô thị nén, tức là đô thị phát triển theo chiều cao, dành nhiều đất cho cây xanh và hạ tầng đô thị , đặc biệt cần xác định những vùng đất dự trữ phát triển cho tƣơng lai. Ông đề xuất giải pháp không gian để “lồng” một “siêu đô thị” mới (quy mô khoảng 1 triệu dân) vào long đô thị cũ, nối biển bắc vào biển Đông, nối sông, nối biển , nối cũ, nối mới tạo nên một Đà Nẵng xứng tầm khu vực và châu Á. Và “siêu đô thị” mới này đƣợc xác định là khu vực từ quảng trƣờng phía Bắc biển Thanh Bình kéo vào khu sân bay Đà Nẵng với diện tích khoảng 500ha, sẽ là trung tâm thƣơng mại, tài chính, ngân hàng cao tầng, cao cấp … vệt đô thị này sẽ kéo tiếp qua trung tâm cao tầng tại khu Hoà Xuân, Hoà Tiến, vƣợt qua ngã ba xong nhập vào khu sân bay Nƣớc Mặn, để làm thành khu tập trung của trung tân hành chính, trung tâm dịch vụ mới … Quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái để phát triển bền vững là ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. KTS Tô Văn Hùng đề xuất 7 nguyên tắc tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý thuyết về kiến trúc cảnh quan tiên tiến trong và ngoài nƣớc, bao gồm: gìn giữ sự đa dạng sinh học, thiết kế hài hoà với các nguyên tắc của tự nhiên, bảo đảm tính gắn kết giữa các nhân tố cảnh quan, phát triển đô thị ở mức phù hợp với “ngƣỡng” của môi trƣờng, tăng cƣờng kết nối không gian cảnh quan bằng các giải pháp giao thong “xanh” , duy trì hành lang xanh, mảng xanh và hồ điều hoà trong đô thị và lựa chọn cơ cấu phát triển, ƣu tiên các mô hình kinh tế xanh. Còn PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan (nguyên Phó cục trƣởng cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng) đặt vấn đề về sự công bằng xã hội và hệ sinh thái nhân văn xã hội trong quy hoạch để hƣớng tới một môi trƣờng sinh thái xã hội nhân văn bền vững của thành phố. Theo bà, quy hoạch thành phố cần phải đƣợc nghiên cứu để tạo đƣợc nhiều không gian giao tiếp cộng đồng có quy mô và điều kiện thích hợp, sẽ là những điểm thu hút cho ngƣời dân và du khách đƣợc kết nối, hội tụ, trao đổi văn hoá, văn minh thế giới. Cũng nhƣ ý kiến của nhiều chuyên gia khác, KTS Đỗ Tú Lan cho rằng thành phố không nên cho phát triển quá nhiều những resort biệt lập ven biển, lấp hết những bãi biển dành cho ngƣời dân thành phố, những ngƣời đầu tiên phải đƣợc thu hƣởng những tài nguyên sinh thái của xứ sở mình. Đồng thời, bà cũng lƣu ý nên xây dựng quy hoạch thành phố trong bối cảnh sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu. 10
- Những năm gần đây, chính quyền thành phố đã rất tích cực tiếp cận với nhiều mô hình phát triển đô thị với sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc từ nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đến các bài học kinh nghiệm, các mô hình nhƣ thành phố thông minh (Smart City), thành phố xanh (Green City), thành phố đáng sống (Livable City), thành phố sinh thái (ECO City), thành phố các bon thấp (Low Carbon City) … Mỗi mô hình đều có những mặt tiên tiến và cần thiết cho thành phố với những mục tiêu tiếp cận cụ thể nhƣng đều hƣớng đến một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Lựa chọn những giải pháp thông minh, tích hợp một cách hiệu quả, thận trọng trong phát triển khai thác, đồng thời với giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, tạo một môi trƣờng sống tốt cho hiện tại và tƣơng lai, phải là tôn chỉ mục tiêu hƣớng tới của quy hoạch và cũng không chỉ là quy hoạch thành phố. Lê Hoa Cổng thông tin điện tử tp. Đà Nẵng(UBND TP Đà Nẵng) https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=25900&_c=100000015 1.3 Nhìn lại chiến lƣợc phát triển đô thị của Đà Nẵng Cách làm khác biệt của Đà Nẵng trong chiến lƣợc quy hoạch và xây dựng thành phố qua hành trình 20 năm đã mang đến một cá tính riêng biệt cho diện mạo đô thị. Các thành phố lớn vẫn đang lay hoay với bài toán phát triển đô thị vệ tinh Năm 2008, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu công cuộc phát triển đô thị theo đề án quy hoạch vùng đến năm 2020. Năm 2020 nhìn lại, hai thành phố lớn nhất cả nƣớc này quả thật đã trở thành những đô thị sôi động, nhƣng đồng thời phải đối mặt với nhiều khó khăn từ đồng bộ quy hoạch xây dựng, thiết lập mạng 11
- lƣới giao thông đến giải tỏa áp lực dân số… mà gỡ rối cho các đô thị vệ tinh phát triển là một bài toán không hề dễ dàng. Là đô thị đi sau, Đà Nẵng có lặp lại những bất cập trong quy hoạch nhƣ Hà Nội hay TP.HCM cũng là một kịch bản khả dĩ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, ngƣời Đà Nẵng đã xây dựng thành phố của mình theo một cách làm rất khác. Chiến lƣợc “hạ tầng đi trƣớc, dự án theo sau” hay “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” của Đà Nẵng mang lại nền tảng cho các đô thị vệ tinh phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh, có vai trò đắc lực với quy mô không hề kém cạnh đô thị trung tâm. Tuy nhiên, đứng trƣớc yêu cầu phát triển ở một giai đoạn mới, thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố đến năm 2030, quỹ đạo của các đô thị vệ tinh này liệu có đƣợc thiết lập lại? Từ đô thị vệ tinh vùng Tây Bắc Với diện tích chỉ 1.285 km2, tiếp nhận lƣợng dân số lên đến hơn 1,231 triệu ngƣời trong tổng thể địa hình thành phố đa dạng, quá trình phát triển đô thị của Đà Nẵng cũng đƣa đến sự chênh lệch khá lớn về mật độ dân số giữa các vùng. Cụ thể, có đến 34,7% dân số tập trung trên một diện tích chỉ chiếm 2,36% diện tích toàn thành phố, thuộc hai quận Hải Châu và Thanh Khê (theo số liệu năm 2019). Trƣớc thực trạng đó, một làn sóng đầu tƣ qua các năm đã âm ỉ đổ về khu vực Tây Bắc rộng lớn – vốn đƣợc xem nhƣ vùng đất công nghiệp tách biệt với đô thị trung tâm. Theo đó, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã và đang đƣợc UBND thành phố chú trọng đầu tƣ nhƣ xúc tiến xây dựng cảng Liên Chiểu, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan, đƣờng Hoàng Văn Thái nối dài đi khu du lịch Bà Nà Hills, mở rộng hầm Hải Vân lƣu thông ra Huế… Từ đòn bẩy cơ sở hạ tầng, nguồn vốn cũng liên tục đƣợc rót vào Tây Bắc để nhiều khu đô thị quy mô đƣợc hình thành: Lakeside Palace, Dragon Smart City, Eco Charm, Golden Hill… Cộng hƣởng với các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh hay khu công nghệ cao (Danang IT Park), những dự án này đã từng bƣớc làm nên một bức tranh triển vọng cho khu đô thị vệ tinh vùng Tây Bắc Đà Nẵng. Vùng đất đầy tiềm năng Tây Bắc đang trên đà phát triển 12
- Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực nêu trên cũng không thể khỏa lấp một thực tế rằng sự hạn chế về địa hình, các khu công nghiệp đƣợc hình thành từ giai đoạn trƣớc, cùng với các khu dân cƣ hiện hữu chính là rào chắn đối với tốc độ đô thị hóa của vùng Tây Bắc. Đà Nẵng hiện rất cẩn thận trong việc sàng lọc các dự án đầu tƣ tại khu vực này để đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng. Theo đó, làn sóng di dân sẽ không diễn ra quá nhanh và thành phố cũng không thể mạo hiểm đặt tất cả “trứng” vào một “giỏ”. Đến đô thị vệ tinh ven biển phía Đông Sự chuyển mình ngoạn mục của bờ Đông từ một vùng đất nghèo khó với những mái nhà lụp xụp năm nào vƣơn vai trở thành đô thị phồn vinh vẫn luôn là câu chuyện tuyệt đẹp trong ký ức của con ngƣời Đà Nẵng. Quận Sơn Trà sơn thanh thủy tú, một bên tiếp giáp sông Hàn, một bên chạy dài theo đƣờng bờ biển, sở hữu “lá phổi xanh” bán đảo Sơn Trà và biển Mỹ Khê - từng đƣợc tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Lợi thế về thiên nhiên cùng với các chính sách khuyến khích phát triển cho “ngành công nghiệp không khói” của thành phố đã xác lập một cá tính du lịch đặc sắc cho đô thị vệ tinh phía Đông Đà Nẵng. Trên các tuyến đƣờng du lịch khang trang, hàng loạt khu đô thị, resort, khách sạn, nhà hàng lần lƣợt mọc lên từ InterContinental, Fusion Suites Danang Beach, Furama Villas đến bến du thuyền dọc sông Hàn... đón đầu làn sóng du lịch mạnh mẽ và góp phần làm nên diện mạo sống động cho đô thị vệ tinh vùng ven biển. Đƣợc biết, nhiều năm qua, Sơn Trà liên tục là quận dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa của toàn thành phố. Phố thị khang trang ở bờ Đông thành phố ngày hôm nay. Những bƣớc đi táo bạo của Sơn Trà nhƣ một lẽ dĩ nhiên, cũng dễ khiến cho ngƣời dân tin tƣởng vào một tiến trình phát triển thịnh vƣợng sẽ đƣợc tiếp diễn trong tƣơng lai. Tuy nhiên, sự chững lại của thị trƣờng bất động sản năm 2019 đã 13
- phát đi một tín hiệu rằng, các dự án du lịch ven biển đã đến lúc cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ do sự khai thác quá mức. Đặc biệt, việc xây dựng tràn lan các cơ sở lƣu trú dƣới 3 sao khiến cho khu vực này gặp khó khăn trong việc tiếp cận chất lƣợng dịch vụ cao cũng nhƣ định hình rõ nét về một đô thị du lịch tầm cỡ khu vực. Tìm đƣờng đi mới Trong chiến lƣợc mở rộng và phát triển đô thị, khu vực phía Nam vốn dĩ là mắt xích quan trọng trong mối liên kết vùng giữa Đà Nẵng và Quảng Nam thông qua đô thị cổ Hội An và thị xã Điện Bàn. Ngày nay, hệ thống các trục giao thông huyết mạch bao gồm cầu Nguyễn Tri Phƣơng, cầu Khuê Đông, đƣờng Trần Đại Nghĩa, Võ Chí Công, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cùng tuyến đƣờng biển và tuyến sông Cổ Cò… đã kích thích một làn sóng đô thị hóa, vực dậy bộ mặt đô thị, kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thƣơng mại, dịch vụ và du lịch. Theo đó, nhiều chủ đầu tƣ có tầm nhìn đã sớm xây dựng nơi miền đất tƣơi đẹp và trù phú này nhiều dự án đẳng cấp nhƣ khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị FPT City, Danang Pearl. Đặc biệt, trong năm 2020, dự án khu đô thị One World Regency sẽ đƣợc hoàn thiện, cùng với khu nghỉ dƣỡng Cocobay, các resort Mangala Zen Garden, The Ocean Villas, Naman Retreat hay các sân golf 5 sao BRG, Montgomerie Links, hứa hẹn mang đến cho diện mạo vùng phía Nam Đà Nẵng - Bắc Quảng Nam một cá tính rất khác biệt mà không khu vực nào có đƣợc. Nam Đà Nẵng đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị du lịch sinh thái đẳng cấp. Phát triển đô thị vệ tinh đã không còn là hƣớng đi mới trong chiến lƣợc quy hoạch đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ sự thành công của Singapore trong xây dựng đô thị vệ tinh Tampines, Ấn Độ với Ghaziabad hay bài học thất bại của Hàn Quốc khi từ bỏ giấc mơ Seongnam… Đà Nẵng ngày nay hẳn đã có đủ chất liệu để dệt nên một quỹ đạo mới cho các đô thị vệ tinh. Đây vừa là thách thức, vừa 14
- là cơ hội lớn cho Đà Nẵng để tiếp tục công cuộc xây dựng diện mạo đô thị, nâng tầm thƣơng hiệu và công phá mọi bảng xếp hạng thành phố đáng sống. Sơn Trà Báo Đà Nẵng, ngày 04/01/2020 https://baodanang.vn/can-biet/202001/nhin-lai-chien-luoc-phat-trien-do-thi- cua-da-nang-3268442/index.htm 1.4 Quy hoạch Đà Nẵng theo hƣớng đô thị sáng tạo, phát triển bền vững Trên cơ sở phân tích, nhận định, đánh giá đầy đủ các lợi thế so sánh của Đà Nẵng, là thành phố trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên, của duyên hải miền Trung và của Bắc miền Trung, Nghị quyết số 43-NQ/TW xác định quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển Đà Nẵng trong giai đoạn mới. Bán đảo Sơn Trà phải đƣợc tiếp cận một cách bài bản, trong đó phát triển phải gắn với bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: X.SƠN Đà Nẵng là một thành phố cảng, một thành phố biển có điều kiện tự nhiên hết sức ƣu đãi. Với vị trí nhƣ vậy, có thể xác định Đà Nẵng có một vị trí địa chính trị, địa kinh tế hết sức quan trọng, là một lợi thế hết sức lớn lao. Đà Nẵng nằm trên trục Bắc Nam, cũng nhƣ là hành lang Đông - Tây. Vì thế, xây dựng và phát triển Đà Nẵng không chỉ riêng cho Đà Nẵng mà còn tạo ra động lực và sự lan tỏa cho cả vùng. Nghị quyết số 43-NQ/TW đã đặt mục tiêu tổng quát là “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của cả nƣớc và 15
- Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thƣơng mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa-thể thao, giáo dục-đào tạo, y tế chất lƣợng cao, khoa học-công nghệ phát triển của đất nƣớc; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phổ cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trƣởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung-Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, ngƣời dân có mức sống thuộc nhóm địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc với chất lƣợng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo đƣợc bảo đảm vững chắc. Đà Nẵng đầu tƣ phát triển kinh tế dịch vụ cảng theo hƣớng tăng cƣờng hoạt động về logistics. Ảnh: HUY ĐẰNG Mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, một trung tâm về khoa học công nghệ, một trung tâm công nghiệp công nghệ cao, một trung tâm về logistics và phát triển Đà Nẵng theo hƣớng trở thành một thành phố thông minh, một thành phố sinh thái, một thành phố đáng sống để đến năm 2030 tầm cỡ của Đà Nẵng không chỉ là một thành phố hàng đầu của cả nƣớc mà còn là một thành phố hàng đầu của khu vực Đông Nam Á; và đến năm 2045, trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung. Mục tiêu đó đòi hỏi Đà Nẵng tập trung rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với chiến lƣợc 16
- phát triển kinh tế đến năm 2030 có tính đột phá, dự báo phát triển bền vững của thành phố trong tƣơng lai. Về quy hoạch phát triển đô thị Quá trình phát triển đô thị quá nhanh trong những năm qua đã bộc lộ những hạn chế về quy hoạch trƣớc đây. Chẳng hạn, từ chỗ mong có nhà cao tầng đến chỗ phát triển nhà cao tầng mất kiểm soát, giờ sợ nhà cao tầng, nhất là khu vực ven biển. Đà Nẵng có lợi thế thiên nhiên sông-núi-biển tạo thành đô thị bản sắc, nhƣng không thấy dựa vào núi mà cứ tập trung ra hết mặt biển. Quy hoạch xanh và kiến trúc xanh cần đƣợc tính toán hợp lý trong phát triển thành phố. Ảnh: NGUYỄN NGỌC QUANG Do không tôn trọng quy hoạch nên khu vực ven vệt đƣờng Phạm Văn Đồng, từ chỗ quy hoạch biệt thự, thế rồi thi nhau ghép thửa xây nhà cao tầng, quy hoạch dân từ 1.500 tới 2.000 ngƣời, giờ lên 6.000 ngƣời, nên hiện nay chịu áp lực lớn về đô thị nhƣ giao thông quá tải, cung cấp nƣớc sạch, thoát nƣớc… Khu vực quận Hải Châu, Thanh Khê hiện nay, hạ tầng lạc hậu nhất, vì quá cũ, đòi hỏi phải thiết kế quy hoạch lại để giải quyết bất cập. Hoặc bán đảo Sơn Trà nhƣ tờ giấy trắng, phải tiếp cận một cách bài bản, trong đó phát triển phải gắn với bảo tồn thiên nhiên, phải bảo tồn bán đảo Sơn Trà. Để bứt phá, phát triển trong giai đoạn mới cần một quy hoạch đủ tầm. Việc điều chỉnh quy hoạch cũng sẽ hƣớng tới phục vụ cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng, vì sự phát triển bền vững. Đây là giai đoạn bƣớc ngoặt về quy hoạch của thành phố. Quán triệt Nghị quyết số 43-NQ/TW, Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến ăm 2030 phải định hƣớng thống nhất xây dựng Đà Nẵng là đô thị sinh thái, vùng đô thị kết nối với Lăng Cô, Điện Bàn, Hội An. Về không gian, quy hoạch Đà 17
- Nẵng, hƣớng tới mở rộng không gian đô thị Đà Nẵng, kết nối Đà Nẵng với chuỗi đô thị rộng lớn từ Lăng Cô, Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ. Khi tập trung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố tới 2030, tầm nhìn 2045, cần lƣu ý đô thị Đà Nẵng đang chịu nhiều áp lực, quá tải do những bất cập trong kiểm soát quy hoạch, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan và sử dụng đất đô thị. Do vậy, cần quan tâm kiểm soát việc lập, thẩm định các quy hoạch; rà soát các đô thị cũ không bảo đảm hạ tầng thiết yếu để tái thiết văn minh, thông thoáng, hiện đại. Ngoài ra, phải xác định bản sắc đô thị của Đà Nẵng là sông - núi - biển, nên phải tận dụng ƣu thế này, phát triển hƣớng tới đô thị xanh, hình thành cấu trúc thiên nhiên trong lòng đô thị. Theo kiến trúc sƣ Ngô Viết Nam Sơn, để phát huy lợi thế so sánh của đô thị Đà Nẵng, quy hoạch phát triển đô thị theo 8 định hƣớng sau: Phát triển vai trò chủ đạo, vị thế của một đô thị hạt nhân ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; bảo tồn và phát triển bản sắc đặc trƣng của đô thị biển - sông - núi; phát triển theo hƣớng bền vững, với quy hoạch xanh và kiến trúc xanh; phát triển thành đô thị văn minh, hiện đại, đại diện cho phát triển đô thị Việt Nam; phát triển thành đô thị đáng sống (livable city) hàng đầu tầm quốc gia và quốc tế; phát triển theo hƣớng đô thị thông minh; trở thành đô thị toàn cầu (global city); trở thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo(2). Thực hiện những định hƣớng đó, đòi hỏi phải tập trung giải quyết 3 vấn đề chính về quy hoạch gồm: giao thông, cấp thoát nƣớc và phân khu trung tâm. Về giao thông, quy hoạch lại hệ thống cảng biển bảo đảm hài hòa giữa phát triển cảng với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng vịnh Đà Nẵng. Kết nối sân bay Đà Nẵng với các sân bay Phú Bài, Chu Lai để hình thành một tổ hợp chia sẻ hành khách. Vấn đề cốt lõi là phải sử dụng hợp lý quỹ đất đang ngày càng bị thu hẹp để phát triển giao thông công cộng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Về cấp thoát nƣớc, Đà Nẵng đang bị thách thức bởi biến đổi khí hậu, thiếu nguồn nƣớc ngọt, do đó cần có giải pháp xây dựng hồ chứa nƣớc ngọt lớn để giải quyết nguồn nƣớc mùa khô, điều tiết luc mùa mƣa. Ngoài ra, cần xác định các phân khu chức năng dể tập trung đầu tƣ xây dựng thành phố Về phát triển kinh tế Thành phố cần tập trung thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra về 3 trụ cột lớn cho phát triển Đà Nẵng trong thời gian tới, đó là phát triển về du lịch, công nghiệp công nghệ cao và phát triển Đà Nẵng là một thành phố cảng biển. Về du lịch, ngoài du lịch thông thƣờng thì một trong những trọng tâm là phát triển Đà Nẵng thành một trong những trung tâm du lịch của quốc tế. 18
- Về công nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế về du lịch cần bảo đảm môi trƣờng sinh thái, vì vậy, phải tập trung phát triển Đà Nẵng theo hƣớng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh. Về cảng biển, Đà Nẵng có lợi thế rất lớn về địa kinh tế và một cảng biển hết sức quan trọng, do vậy phải phát triển kinh tế dịch vụ cảng theo hƣớng tăng cƣờng hoạt động về logistics. Về phát triển văn hóa Quá trình xây dựng thành phố đáng sống cần quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa, con ngƣời và coi đây là mục tiêu của mọi sự phát triển. Điều đó đòi hỏi phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đƣợc hình thành theo thời gian trong dòng chảy của văn hóa xứ Quảng. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đƣợc hình thành theo thời gian trong dòng chảy của văn hóa xứ Quảng. Trong ảnh: Lễ hội Mục đồng.Ảnh: H.ĐẰNG Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài vào để làm phong phú thêm và tạo nên bản sắc riêng của văn hóa đô thị, trong đó quan tâm xây dựng lối sống đô thị mang đặc trƣng của một đô thị có cấu trúc núi - sông - biển, Qua một năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, năm 2019, theo đánh giá của lãnh đạo thành phố, Đà Nẵng đạt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục duy trì tăng trƣởng so với năm 2018; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; tổng thu ngân sách thực hiện 28.170 tỷ đồng, đạt 102,9% dự toán, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt ngành du lịch doanh thu tăng 16,7%(3). Đây là tiền đề để xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh, một thành phố sinh thái, một thành phố đáng sống để đến năm 2030 tầm cỡ không 19
- chỉ là một thành phố hàng đầu của cả nƣớc mà còn là một thành phố hàng đầu của khu vực Đông Nam Á và đến năm 2045 trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung, nhƣ mong muốn của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Để tiếp tục tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển, ngày 24-1-2019, Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết vạch ra chủ trƣơng, đƣờng lối để phát triển thành phố Đà Nẵng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo. Vì vậy, nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nƣớc hết sức đồng tình, ủng hộ, tạo ra khí thế mới cho phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới đây. PGS, TS TRƢƠNG MINH DỤC Báo Đà Nẵng, ngày 29/3/2020 https://baodanang.vn/channel/5404/202003/quy-hoach-da-nang-theo- huong-do-thi-sang-tao-phat-trien-ben-vung-3289848/ 2.Điều chỉnh quy hoạch thành phố Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong công cuộc tái thiết, chỉnh tranh đô thị, vẫn còn những hạn chế, thiết sót, bất cập cần điều chỉnh để khai thác các lợi thế để thành phố phát triển tốt hơn, huy động các nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng. Đây sẽ là công cụ để tổ chức, quản lý và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch thành phố giai đoạn tới, để đảm bảo sự phát triển bền vững tiến tới thành phố môi trƣờng trong tƣơng lai 2.1 Các căn cứ điều chỉnh quy hoạch Chủ trƣơng Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại công văn số 680/TTg-CN ngày 17-5-2018 và phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 01-02-2019 đƣợc căn cứ trên 3 cơ sở: Cơ sở pháp lý; Cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn và Cơ sở tài liệu, số liệu. a. Cơ sở pháp lý: Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thư viện học đại cương- Chuyên môn 1
12 p | 1002 | 231
-
Thư mục học đại cương- Chuyên môn 1
11 p | 631 | 129
-
Tìm tin và phổ biến thông tin- Chuyên môn 2
7 p | 329 | 64
-
Cải tiến thư viện trường học với biên mục tại ngoại Thư viện trường học
8 p | 116 | 8
-
Thông lệ quốc tế về sử dụng hợp lý hay quyền được dùng tài liệu có bản quyền tại các thư viện đại học và thư viện chuyên ngành
9 p | 102 | 5
-
Lập kế hoạch bảo quản: thư mục chọn lọc
19 p | 142 | 5
-
Thông tin thư mục: Thông báo tài liệu mới của thư viện KHCN xây dựng
11 p | 78 | 4
-
Lập kế hoạch bảo quản số nguồn tài nguyên thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số ở thư viện đại học
8 p | 44 | 3
-
Tập thông tin thư mục chuyên đề: Văn hóa dân gian Đà Nẵng
74 p | 26 | 3
-
Tập thông tin thư mục chuyên đề: Đà Nẵng xây dựng thương hiệu du lịch bền vững
159 p | 40 | 3
-
Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở Koha và Dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện
4 p | 47 | 3
-
Tổ chức không gian trong thư viện đại học
8 p | 41 | 3
-
Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở khoa và Dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện
5 p | 61 | 3
-
Thư viện ảo CGIAR: Khai thác công nghệ mới cho việc truy cập thông tin nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp
12 p | 73 | 2
-
Trắc lượng thư mục: Các chỉ số phổ biến - việc ứng dụng và vấn đề đào tạo ngành Thông tin - thư viện
10 p | 102 | 2
-
Định hướng áp dụng giải pháp tìm kiếm và chuyển giao tài nguyên thông tin tập trung trong thư viện số
12 p | 9 | 2
-
Lập chỉ mục cho nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER)
7 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn