Tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của hai loài chim Hồng hoàng (Buceros bicornis) và cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) tại vườn thú Hà Nội
lượt xem 3
download
Bài viết nghiên cứu các cá thể của hai loài chim Hồng hoàng (Buceros bicornis) và Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) tại Vườn thú Hà Nội trong năm 2016-2017, bước đầu đã xác định được một số đặc điểm về đặc trưng âm sinh học cũng như biểu hiện tập tính của loài khi phát tiếng kêu. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học hướng tới việc nhân nuôi sinh sản thành công hai loài chim Hồng hoàng và Cao cát bụng trắng tại Vườn thú Hà Nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của hai loài chim Hồng hoàng (Buceros bicornis) và cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) tại vườn thú Hà Nội
- 584 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TẬP TÍNH PHÁT TIẾNG KÊU TRONG MÙA SINH SẢN CỦA HAI LOÀI CHIM HỒNG HOÀNG (Buceros bicornis) VÀ CAO CÁT BỤNG TRẮNG (Anthracoceros albirostris) TẠI VƯỜN THÚ HÀ NỘI Nguyễn Thị Nga1*, Nguyễn Lân Hùng Sơn1, Nguyễn Thanh Vân1 Tóm tắt: Tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của các loài chim có ý nghĩa quan trọng vào sự thành công của việc ghép đôi giữa các cá thể trong loài ở ngoài tự nhiên. Khi nuôi nhốt tại các vườn thú, đến mùa sinh sản, các loài chim vẫn biểu hiện tập tính phát tiếng kêu. Nghiên cứu các cá thể của hai loài chim Hồng hoàng (Buceros bicornis) và Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) tại Vườn thú Hà Nội trong năm 2016-2017, bước đầu đã xác định được một số đặc điểm về đặc trưng âm sinh học cũng như biểu hiện tập tính của loài khi phát tiếng kêu. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học hướng tới việc nhân nuôi sinh sản thành công hai loài chim Hồng hoàng và Cao cát bụng trắng tại Vườn thú Hà Nội trong thời gian tới. Từ khóa: Cao cát bụng trắng, Hồng hoàng, mùa sinh sản, tiếng kêu, Vườn thú Hà Nội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các loài chim mỏ sừng (hornbill) là những loài chim to đẹp, có chiếc mỏ sừng lớn đặc trưng. Tuy nhiên, các loài chim mỏ sừng của Việt Nam cũng như trên thế giới đang bị đe dọa bởi việc mất nơi ở, nơi ở bị phân mảnh, thiếu nguồn thức ăn và nạn săn bắn trái phép [4]. Cho đến nay, ở Việt Nam chỉ ghi nhận được sự phân bố của 5 loài chim trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae) [5], trong đó có tới 4 loài được liệt tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007[2]. Một số cá thể của các loài trong nhóm chim này được nuôi trong vườn thú, thảo cầm viên, safari hay vườn sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là nhóm chim hoang dã kích thước cơ thể lớn, sống chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh, làm tổ trong các thân cây lớn nên việc nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt để đáp ứng yêu cầu cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tập tính của các loài chim trong họ Hồng hoàng ở Việt Nam chưa nhiều ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt cũng như ngoài tự nhiên. Tập tính phát tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim trong mùa sinh sản là dạng tập tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc ghép đôi duy trì nòi giống ở hầu hết các loài chim. Để tạo cơ sở khoa học cho việc nhân nuôi hai loài chim Hồng hoàng (Buceros bicornis) và Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) ở Vườn thú Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của hai loài chim này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2016 - 2017. Tập tính phát tiếng kêu của chim được tiến hành qua theo dõi 4 cá thể Hồng hoàng (3 trống, 1 mái) và 5 cá thể Cao cát bụng trắng (3 trống, 2 mái) đang được nuôi tại Vườn thú Hà Nội. Các loài được nuôi trong chuồng 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, *Email: nguyennga01081988@gmail.com
- PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 585 nuôi kết cấu bằng khung lưới sắt, có cây, có sào đậu, có nhà trú bên trong và được chăm sóc cho ăn uống hàng ngày. Hình 1. Loài Hồng hoàng nuôi tại Hình 2. Loài Cao cát bụng trắng nuôi tại Vườn thú Hà Nội Vườn thú Hà Nội 2.2. Phương pháp nghiên cứu chính Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp qua điểm quan sát được ngụy trang bên ngoài chuồng nuôi tập tính phát tiếng kêu của các loài chim được nuôi nhốt tại Vườn thú Hà Nội kết hợp với việc ghi hình để xem lại phân tích [1]. Sử dụng máy thu âm kỹ thuật số Sony kết nối với míc thu âm định hướng Parabola microphone Telinga PRO-4PIP để thu âm. Các tệp âm thanh tiếng kêu của chim được phân tích trên phần mềm Raven Pro 1.3 được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Điểu học Cornell, Trường Đại học Cornell, Mỹ. Phương pháp phân tích âm tham khảo tài liệu của Hoop và nnk. (1998) [3]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm âm học và tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của loài chim Hồng hoàng - Đặc điểm âm học Âm đồ tiếng kêu đặc trưng của loài Hồng hoàng trong mùa sinh sản nuôi tại Vườn thú Hà Nội được thể hiện trong hình 1.
- 586 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM A B Hình 1. Âm đồ tiếng kêu của con trống loài Hồng hoàng trong mùa sinh sản A. Dao động sóng âm; B. Âm đồ Tiếng kêu của loài Hồng hoàng có cấu trúc đơn nốt, kéo dài trong khoảng thời gian 0,08-0,146s (0,103 ± 0,02s, n=7). Tỉ lệ lặp đi lặp lại của tiếng kêu là 0,558 tiếng kêu/s (n=1). Khoảng thời gian giữa các tiếng kêu 1,875-2,125s (1,972 ± 0,086 s, n=6) (Hình 3). Mỗi nốt bao gồm nhiều xung (25-39 xung). Tần số trội các tiếng kêu trong khoảng 0,517-0,689 kHz (0,664± 0,065 kHz, n=7). Độ gia thời gian của các tiếng kêu CV=21,28%. Khoảng thời gian giữa các tiếng kêu CV=4,37% và tần số trội CV=9,8%. - Tập tính phát tiếng kêu của Hồng hoàng Khi phát tiếng kêu chim trống thường đậu trên các cành cây hoặc sào đậu trong chuồng, cổ ngửng cao và cất tiếng kêu. Tiếng kêu to và rõ ràng. Chúng thường kêu nhiều vào khoảng từ 7h30-10h00 sáng. Buổi chiều chúng ít kêu hơn. Số lần kêu trong ngày các tháng trong năm của chim được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Số lần kêu trong ngày của Hồng hoàng qua các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 Số lần kêu trong 8,67 10,58 11,33 11,16 10,67 9,75 ngày ±0,49 ±0,51 ±0,49 ±0,37 ±0,49 ±0,62 Tháng 7 8 9 10 11 12 Số lần kêu trong 5,5 5,5 2,33 2,75 2,58 3,25 ngày ±0,52 ±0,52 ±0,49 ±0,64 ±0,51 ±0,45 Qua bảng 1 có thể thấy, chim Hồng hoàng kêu ở hầu hết các tháng trong năm, tuy nhiên chim kêu nhiều hơn vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 6. Trong thời gian này, khoảng thời gian mỗi lần kêu thường kéo dài hơn và hoạt động kêu diễn ra rải rác trong ngày. Đây cũng là khoảng thời gian trùng với mùa sinh sản ngoài tự nhiên của chim từ tháng 1 đến tháng 8 [11]. Khi con trống phát tiếng kêu trong mùa sinh sản thì thường kích thích con cáiở chuồng bên tăng hoạt động di chuyển và tiến sát lại vách lưới ngăn giữa hai chuồng. Mức độ kích thích con mái phụ thuộc vào số lần lặp lại tiếng kêu của con trống.
- PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 587 3.2. Đặc điểm âm học và tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của loài chim Cao cát bụng trắng - Đặc điểm âm học Tiếng kêu của loài Cao cát bụng trắng trong mùa sinh sảngồm 2 loại: Có cấu trúc một nốt và cấu trúc đa nốt (hình 4). Trong tiếng kêu đa nốt, bao gồm tiếng kêu đa nốt ngắn (3 nốt/ tiếng kêu) (hình 6) và tiếng kêu đa nốt dài (11-19 nốt/ tiếng kêu) (hình 5). Tiếng kêu đơn nốt, kéo dài trong khoảng thời gian 0,035-0,048s (0,04 ± 0,004s, n=7). Tỉ lệ lặp đi lặp lại của tiếng kêu 5,733 tiếng kêu/s (n=1). Khoảng thời gian giữa các tiếng kêu 0,138-0,193s (0,157 ± 0,02s, n=6). Tần số trội các tiếng kêu trong khoảng 2,067-3,618kHz (2,584± 0,629kHz, n=7). Độ gia thời gian của các tiếng kêu (CV=10,98%), khoảng thời gian giữa các tiếng kêu (CV=12,62%) và tần số trội (CV=24,34%). Tiếng kêu đa nốt ngắn, kéo dài trong khoảng thời gian 0,283-0,525s (0,437 ± 0,134s, n=3). Tỉ lệ lặp đi lặp lại của tiếng kêu 0,938 tiếng kêu/s (n=1), khoảng thời gian giữa các tiếng kêu 0,849-1,036s (0,943 ± 0,132s, n=2). Mỗi nốt bao gồm nhiều xung. Tần số trội các tiếng kêu trong khoảng 2,076-2,584kHz (2,297± 0,263 kHz, n=5). Độ gia thời gian của các tiếng kêu (CV=30,66%), khoảng thời gian giữa các tiếng kêu (CV=14,03%) và tần số trội (CV=11,46%). Tiếng kêu đa nốt dài, kéo dài trong khoảng thời gian 1,664-3,21s (2,483 ± 0,777s, n=3), tỷ lệ lặp đi lặp lại của tiếng kêu 0,1904 tiếng kêu/s (n=1), khoảng thời gian giữa các tiếng kêu 0,428-7,877s (4,153 ± 5,267s, n=2). Mỗi nốt bao gồm nhiều xung. Tần số trội các tiếng kêu trong khoảng 2,067-3,618kHz (3,101± 0,895kHz, n=3). Độ gia thời gian của các tiếng kêu (CV=31,3%), khoảng thời gian giữa các tiếng kêu (CV=126,85%) và tần số trội (CV=28,87%). A B Hình 4. Âm đồ tiếng kêu của con trống loài Cao cát bụng trắng A. Dao động sóng âm; B. Âm đồ
- 588 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM A B Hình 5. Cấu trúc tiếng kêu đa nốt dài của con trống loài Cao cát bụng trắng A. Dao động sóng âm; B. Âm đồ A B Hình 6. Cấu trúc tiếng kêu đa nốt ngắn của con trống loài Cao cát bụng trắng A. Dao động sóng âm; B. Âm đồ - Tập tính phát tiếng kêu Cao cát bụng trắng thường kêu vào buổi sáng sớm. Khi phát tiếng kêu, loài chim này di chuyển lên các cành cây cao hoặc sào đậu. Trước khi kêu, cổ của chúng vươn dài lên phía trước và ngửa cao. Tiếng kêu thường bắt đầu là những tiếng kẹc, kẹc bé trong họng, sau đó là một chuỗi các tiếng kêu lớn. Trong mùa sinh sản chúng kêu nhiều hơn, không chỉ từng cá thể kêu riêng lẻ mà các cá thể trống và mái cất tiếng kêu đối đáp cùng nhau. Số lần kêu trong ngày các tháng trong năm của chim Cao cát bụng trắng được biểu hiện cụ thể trong bảng 2. Qua bảng 2, cho thấy loài Cao cát bụng trắng kêu ở hầu hết các tháng trong năm. Tuy nhiên, chim kêu nhiều hơn vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6. Đây cũng là khoảng thời gian trùng với thời gian mùa sinh sản của loài ở ngoài tự nhiên [11]. Trong mùa sinh sản, chim kêu nhiều hơn và thời gian mỗi lần kêu dài hơn.
- PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 589 Bảng 2. Số lần kêu trong ngày của Cao cát bụng trắng qua các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 Số lần kêu 8,25 11,5 45,67 51,67 52,25 45,33 trong ngày ±0,621 ±0,67 ±0,49 ±0,492 ±0,45 ±0,49 Tháng 7 8 9 10 11 12 Số lần kêu 14,25 7,42 4,5 6,75 5,58 6,25 trong ngày ±0,45 ±0,51 ±0,52 ±0,45 ±0,51 ±0,45 So sánh giữa tập tính phát tiếng kêu của hai loài chim nghiên cứu tại Vườn thú Hà Nội, cho thấy loài Cao cát bụng trắng thường phát tiếng kêu nhiều hơn so với loài Hồng hoàng. Điều này cũng lí giải một phần bởi điều kiện nuôi khác nhau của hai loài này. Loài Cao cát bụng trắng được nuôi theo từng cặp. Loài Hồng hoàng được nuôi tách riêng trống mái do có hiện tượng đánh nhau khi nuôi chung chuồng. Tiếng kêu và tần suất tiếng kêu gia tăng là biểu hiện khoe mẽ kích thích gọi bạn tình của các loài chim trong mùa sinh sản. Bên cạnh tiếng kêu, nhiều yếu tố vô sinh và hữu sinh cũng kích thích đưa các loài chim bước vào mùa sinh sản. Bên cạnh tiếng kêu đặc trưng của loài trong mùa sinh sản, không gian sống, điều kiện làm tổ, thứcăn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự đáp ứng của các cá thể ... là những điều kiện cần thiết để giúp các loài chim sinh sản thành công. Sử dụng các tệp âm thanh tiếng kêu đặc trưng của loài trong mùa sinh sản để kích thích nhân tạo các cá thể chim Hồng hoàng và Cao cát bụng trắng nuôi tại Vườn thú Hà Nội cần được tiếp tục thử nghiệm. KẾT LUẬN Nghiên cứu tập tính phát tiếng kêu trong mùa sinh sản của hai loài chim Hồng hoàng và Cao cát bụng trắng nuôi tại Vườn thú Hà Nội, bước đầu đã xác định được đặc điểm âm học tiếng kêu đặc trưng của hai loài. Con trống loài Hồng hoàng trong mùa sinh sản có một kiểu tiếng kêu đơn nốt. Tần số trội dao động trong khoảng 0,517-0,689 kHz. Con trống loài Cao cát bụng trắng trong mùa sinh sản có hai kiểu tiếng kêu đơn nốt và đa nốt, trong đó cấu trúc đa nốt bao gồm đa nốt ngắn (0,283-0,525s) và đa nốt dài (1,664-3,21s). Tần số trội dao động trong khoảng 2,067-3,618kHz đối với tiếng kêu đơn nốt, 2,076-2,584kHz đối với tiếng kêu đa nốt ngắn và 2,067-3,618kHz đối với tiếng kêu đa nốt dài. Số lần kêu trong ngày tại chuồng nuôi gia tăng trong các tháng tương ứng với mùa sinh sản của hai loài ở ngoài tự nhiên. Cả hai loài đều có tập tính di chuyển lên cành cao hoặc sào đậu trong chuồng nuôi và ngửa mỏ lên cao để phát tiếng kêu. Lời cảm ơn: Đề tài được thực hiện với sự cho phép và hỗ trợ của Ban Giám đốc Vườn thú Hà Nội. Xin cảm ơn ông Đặng Gia Tùng, ông Nguyễn Xuân Đức đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.
- 590 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Altmann J, 1974. Observational study of behavior methods. Behaviour. 48:1-41 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, phần I: Động vật, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 3. Hoop S.L, Owren M.J, Evans C.S. (eds.), 1998. Animal acoustic communication: Sound analysis and research methods. Springer. 4.Hoyo D. J., Elliott A., SargatalJ., 2001. Handbook of the Birds of the World, Volume 6. Mousebirds to Hornbills. Lynx Edicions, 436-487. 5. Robson C., 2015. Birds of South-East Asia. Bloomsbury Publishers. THE CALLING BEHAVIORAL OF GREAT HORNBILL (Buceros bicornis) AND ORIENTAL PIED HORNBILL (Anthracoceros albirostris) IN BREEDING SEASON AT HA NOI ZOO Nguyen Thi Nga1, Nguyen Lan Hung Son1, Nguyen Thanh Van1 Abstract: The base on call analysis of the Great hornbill and the Oriental pied hornbill at the Hanoi zoo, we find that the behavior of call during breeding season is important for the reproduction of birds. Frequency, duration and intensity of calls of hornbill pairs increase prior to breeding. At the same time provide data on the asvertisement call of two species in breeding season. Thereby, it is suggested that farmers prepare for pre-breeding season in order to overcome current difficulties and bring about the hope of successful reproduction of these two species in the conditions of rearing at the Hanoi zoo. Keywords: Anthracoceros albirostris, advertisement calls, behaviour, breeding season, Buceros bicornis, Ha Noi zoo. 1 Hanoi National University of Education
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn