intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tật cận thị ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con bạn có thường mỏi mắt, nhức đầu, hay dụi mắt? Có rất nhiều niềm vui khi cha mẹ được chứng kiến những điều “đầu tiên” trong cuộc đời con trẻ: nụ cười đầu tiên, tiếng cười đầu tiên, bước chân đầu tiên… Vậy còn cặp kính đầu tiên của con thì sao? Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, đó là cái “đầu tiên” không hề được trông đợi. Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ, nhưng… 1. Vì sao mắt trẻ em...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tật cận thị ở trẻ nhỏ

  1. Tật cận thị ở trẻ nhỏ Con bạn có thường mỏi mắt, nhức đầu, hay dụi mắt?
  2. Có rất nhiều niềm vui khi cha mẹ được chứng kiến những điều “đầu tiên” trong cuộc đời con trẻ: nụ cười đầu tiên, tiếng cười đầu tiên, bước chân đầu tiên… Vậy còn cặp kính đầu tiên của con thì sao? Đối với hầu hết các bậc cha mẹ, đó là cái “đầu tiên” không hề được trông đợi. Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ, nhưng… 1. Vì sao mắt trẻ em dễ bị cận? Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ ngay trước võng mạc thay vì ở sau, và kết quả là những vật thể ở gần thì sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì mờ. Tệ hơn nữa là độ cận thường tăng liên tục cho đến tuổi trưởng thành. Bác sĩ tư vấn kiêm giải phẫu mắt Inez Wong thuộc khoa Mắt bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Việc mắt trẻ phát triển nhanh nhất trong hai năm đầu đời đã giải thích một khuynh hướng tự nhiên là trẻ sẽ nhìn gần hơn khi lớn lên. Và không may thay, di truyền đóng một vai trò
  3. nhất định! Nếu cả bạn và vợ / chồng bạn đều cận thị thì con bạn gần như chắc chắn cũng sẽ bị cận thị.” Vậy nên nếu bạn không muốn phải thường xuyên chi tiền cho những cặp kính đa tròng đắt tiền cho con, hãy chú ý xem bé có những dấu hiệu sau đây: - con đang dần dần xem TV gần hơn, đọc sách gần hơn hoặc phải nheo mắt để thấy rõ hơn, - con thường kêu mỏi mắt, chói mắt, nhức đầu, nhìn mờ, hay dụi mắt… - con khó thấy bảng, thường phải chép lại bài của bạn, thường phải dùng ngón tay để dò theo chữ… Nếu có, hãy nghi ngờ con bạn đã bị cận và nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra thị lực, không để tình trạng diễn biến nặng hơn. Và ngay cả không có những dấu hiệu trên, bạn vẫn nên đưa con đến bác sĩ nhãn khoa, đặc biệt khi bé chuẩn bị vào lớp 1 – giai đoạn quyết định sự phát triển của mắt. 2. Những trường hợp bé dễ bị cận thị
  4. - Bé thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là các bé từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Nếu bé ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì phải học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị. - Bé sinh thiếu tháng hoặc sinh ra với trọng lượng cơ thể quá nhẹ. Hầu hết các bé sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị. - Bé có bố mẹ bị cận thị: thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ, nhưng nếu bố mẹ cận từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con là 100%. - Bé xem TV quá gần: nếu như ngày nào bé cũng xem TV nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m thì thị lực sẽ bị suy giảm rất nhiều. 3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Tin mừng là vẫn có khả năng phòng tránh được sự phát triển tật cận thị ở trẻ, đặc biệt nếu tiền sử sức khỏe gia đình tốt. Bạn có thể trì hoãn cận thị ngay từ đầu bằng cách quan tâm đến: - Kích thước bàn ghế, điều kiện ánh sáng cho góc học tập của bé – đây là khoản đầu tư cần có và không hề lãng phí
  5. chút nào. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập, không quá tối cũng không quá sáng để bé không phải dò dẫm và nheo mắt nhìn. - Khoảng cách từ mắt đến trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Liên quan rất nhiều đến khoảng cách này là kích thước bàn ghế của bé, do đó nếu độ cao của bàn ghế không thích hợp, bố mẹ hãy điều chỉnh ngay cho bé. - Tư thế ngồi học của con phải ngay ngắn, thẳng lưng, không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. Không vừa nằm / vừa đi / vừa ăn… vừa đọc sách báo. - Không xem TV hay ngồi máy tính quá lâu và dí sát mặt vào màn hình. Hãy bảo đảm bé ngồi cách màn hình máy vi tính 50cm và cách TV 2m, cũng như không ngồi quá 2 tiếng.
  6. Bố mẹ nhớ nhắc con không xem TV quá lâu hay quá gần nhé Ảnh: Inmagine – Nhắc con cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút đọc/ viết. Dạy con thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ và đưa bé đi kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển tkhỏe mạnh của đôi mắt. Bố mẹ cũng không được tự ý cho con dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn mà phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn. - Chế độ dinh dưỡng của con, cho bé ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều protein và vitamin. Khi con học tập căng
  7. thẳng thì càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục. Cuối cùng, thay vì tiêu tốn hàng giờ liền ngồi lì trước máy vi tính hoặc vô tuyến truyền hình, tại sao lại không để cho con được thay đổi không khí bằng một vài hoạt động ngoài trời bổ ích nhỉ? Hãy nhớ rằng, một chế độ ăn cân đối tốt và lối sống lành mạnh sẽ không bao giờ gây hại cho bất kỳ ai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2