intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tesaratoma papillosa

Chia sẻ: Linh Diệu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

138
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cây nhãn bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh thường gặp như sâu đục gân lá, sâu đục trái, rệp sáp, sâu hại bông,... thì bọ xít hại nhãn (Tessaratoma papillosa) cũng là một đối tượng thường xuyên có mặt và gây hại cho cây nhãn, nhất là khi cây nhãn ra đọt, lá non, ra bông, ra trái. Vậy đặc điểm và cách phòng trừ loại bọ xít này như thế nào mời các bạn tham khảo tài liệu Tesaratoma papillosa sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tesaratoma papillosa

  1. Tesaratoma papillosa Tên khoa học khác: Cimex papillosa
  2.  Trên cây nhãn bên cạnh một số đối tượng  sâu bệnh thường gặp như sâu đục gân lá,  sâu đục trái, rệp sáp, sâu hại bông, bệnh  thối trái, bệnh khô cháy hoa... thì bọ xít hại  nhãn (Tessaratoma papillosa) cũng là một  đối tượng thường xuyên có mặt và gây hại  cho cây nhãn, nhất là khi cây nhãn ra đọt, lá  non, ra bông, ra trái. Ngoài nhãn còn thấy 
  3. loài bọ xít này gây hại trên cả cây vải, cây  chôm chôm, và một số cây có múi khác. Đặc điểm gây hại  Con trưởng thành cái có chiều dài cơ  thể  khoảng   20­25mm   (có   khi   đến   30mm),  chiều ngang khoảng 13­16 mm, thân mình  có hình lục giác, màu nâu nhạt hơi vàng,  dưới   bụng   có   phủ   một   lớp   phấn   màu  trắng,   con   cái   lớn   hơn   con   đực,   chúng  thường tiết ra mùi hôi khó chịu, nước tiểu  của chúng có thể làm "cháy” da người như  a xít.
  4.    Con trưởng thành có thể sống đến trên 10  tháng,   một   con   cái   có   thể   đẻ   hàng   trăm  trứng.   Trứng   được   đẻ   thành   từng   ổ   xếp  song   song   thành   hai   đên   ba   hàng   ở   mặt  dưới của lá hoặc một hàng trên cuống lá,  đọt non. Trứng có hình hơi tròn, kích thước  khoảng 2,5mm, có màu hơi xanh nhạt hoặc  vàng, khi sắp nở có màu nâu đen.    Bọ   xít   non   (ấu  trùng)   có   5   tuổi,   khi  còn   nhỏ   sống   tập  trung thành từng dám  trên   các   đọt   non, 
  5. chùm   hoa   hay   trái   non,   thân   mình   chúng  màu nâu nhạt, có  lăn tăn những vệt màu  đỏ,   xanh,   giai   đoạn   ấu   trùng   kéo   dài  khoảng 2­3 tháng. Giai đoạn  ấu trùng gồm 5 tuổi, tuổi một   (T1) có dạng bầu dục, chiều dài của các  tuổi  ấu trùng lần lượt như  sau: T1: 5 mm,  mầu   đỏ   nâu,   T2:  8   mm,  mầu   đỏ   cam,  T3: 10­12   mm,   T4:  14­16   mm.   Vào   giai  đoạn tuổi bốn (T4) mầm cánh đã hiện diện  rõ trên cơ thể. Âu trùng T5 dài  18­20 mm.
  6.   Con   Cái   có   chiều   dài   cơ   thể   24­28mm  và  chiều   ngang   13­15mm,  lớn   hơn   con  Đực một cách rõ nét. Bụng con Cái thường  phủ  một lớp phấn trắng, lớp phấn này sẽ  mất đi một thời gian sau khi bắt cập. Có 2  mắt đơn mầu đỏ,  râu đầu có 4 đốt, cơ thể  màu vàng hình lục giác.  Bọ xít thường xuất hiện và gây hại nhiều  vào lúc nhãn ra đọt non, ra hoa, ra trái.
  7.    Cả   trưởng   thành   và  ấu trùng đều chích hút  nhựa của các đọt non,  cuống   hoa,   trái,   làm  cho mép lá non bị héo,  cháy   khô,   rụng   lá,  bông và trái non bị khô  héo và rụng.  Ở  những  trái   đã   lớn   chỗ   vết  chích   trên   vỏ   trái   có  màu nâu, sau này nấm  bệnh theo vết chích xâm nhập vào thịt trái  làm cho thịt trái bị thối cục bộ, gây tổn thất   nhiều cho năng suất. Quy luật phát sinh Con Cái có thể bắt cặp nhiều lần trong đời.  Một  đến   2   ngày   sau   khi   bắt   cập,   thành  trùng   đẻ   trứng.   Trứng   thường   được   đẻ  thành từng khối 14 trứng, mỗi con Cái có 
  8. thể   đẻ   hàng   trăm   trứng,   phần   lớn   trứng  được đẻ   ở  mặt dưới lá. Thời gian  ủ  trứng  biến đổi tùy theo điều kiện  nhiệt độ  môi  trường chung quanh.  Ở điều kiện nhiệt độ  220C, thời gian ủ trứng là 7­12  ngày.  Ấu   trùng   vừa   mới   nở   thường   sống   tập   trung, vài giờ  sau khi nở,  ấu trùng bắt đầu  phân tán đi tìm thức ăn. Khi bị xáo động, ấu  trùng   thường   giả   đò   chết   rơi   xuống   đất  đồng thời tiết ra một dịch rất hôi. Ấu trùng  có khả  năng chịu đói trong một thời   gian  rất lâu vì vậy chúng có thể sống mà không  cần   ăn   trong   nhiều   ngày.   Giai   đoạn   ấu  trùng   kéo   dài   khoảng   60­80   ngày.   Thành  trùng có thể sống đến trên 300 ngày.   T. papillosa  là một đối tượng gây hại quan  trọng trên Nhãn. Khi mật số cao có thể gây  hại đến 80­90% năng suất. Cả  thành trùng  lẫn  ấu trùng đều chích hút đọt non, cuống  hoa và trái, làm rụng bông và trái. Cành bị  khô và vỏ trái Nhãn thường bị đen.
  9. Thiên địch Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên  địch   của   T.   papillosa rất   phong   phú   bao  gồm   nhiều   loài   ong   ký   sinh  như  Anastatus sp. và Ooencyrtus sp., nhóm  ăn mồi gồm có các loài Nhện, Kiến và Vi  sinh   vật   gây   bệnh  như  Beauveria bassiana và  Mermis spp..  tại   Trung   Quốc,   nông   dân   sử   dụng   Ong  mắt đỏ Trichogramma và ong Anastatus sp.  để phòng trị loài Bọ xít này.
  10. Một số biện pháp phòng trị ­         Nên "làm gốc" xử  lý cho cây ra trái  đồng loạt để cho nhãn ra đọt non, ra hoa, ra  trái tập trung trên diện càng rộng càng tốt,  để phân tán bớt mật số của bọ xít. ­  Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ổ  trứng bọ xít ngắt bỏ. ­  Vệ sinh vườn cây thông thoáng, dọn dẹp  những cây hoang dại là nơi trú  ẩn của bọ  xít. ­  Bọ  xít lớn và di chuyển chậm chạp nên  dễ  dàng phát hiện và có thể  bắt bằng tay  nhưng chú ý thận trọng vì khi động chúng  bắn ra một chất có thể  làm cháy da nếu  chạm phải hoặc rất nguy hiểm nếu chất  đó bắn vào mắt. ­         Vào các thời điểm bọ  xít có mật số  cao (khi cây ra đọt non, ra hoa, ra trái) nên  thường   xuyên   bắt bọ   xít   bằng   cách 
  11. vào các buổi   sáng   sớm   dùng   vợt   để bắt  hoặc rải tấm nilon xung quanh gốc, rung  cành để  bọ  xít rơi xuống rồi thu gom đem  giết. ­         Nếu mật số bọ xít cao có thể sử  dụng một trong các loại thuốc sau đây để  phun xịt: Basudin, Bassa, Bi 58, Hostathion,  Cyperan, Decis... (trước khi xịt cần đọc kỹ  hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên  bao bì). Nên xịt thuốc vào những thời điểm  có mật số ấu trùng cao, vì ở giai đoạn  này chúng rất dễ bị thuốc tiêu diệt. Nhớ  ngưng xịt thuốc trước khi thu hoạch trái ít  nhất là hai tuần lễ. Kết luận Tessaratoma papillosa là loài bọ xít gây hại  lớn đối với nhãn ,vải. Từ những hiểu biết  về đặc điểm gây hại,quy luật phát  sinh,phát triển của chúng, chúng ta có thể  đưa ra những biện pháp hữu hiệu để phòng  trừ giúp cây trồng đạt năng suất cao,đem 
  12. lại lợi ích cho những người dân trồng nhãn  vải, cũng như làm phát triển nền kinh tế  đất nước. Tài liệu tham khảo 1.Nguyễn Văn Thú. Nghiên cứu một số  biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải  Tessaratoma papillosa Drury tại Lục Nam  Bắc Giang năm 2010 – 2011. 3.Sai Kung Country Park.Hatchlings  onNicotinia tabacum (Tobacco). May 2004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2