intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tết-trong tôi

Chia sẻ: Hoi Dac Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày gần đây, khi Tết Nguyên Đán đang đến gần thì cũng xuất hiện rất nhiều tranh luận về vấn đề “Tết hội nhập”. Đương nhiên mỗi người sẽ có một quan điểm riêng nhưng qua con mắt cá nhân tôi, đứng trên quan điểm của thế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tết-trong tôi

  1. Tết-trong tôi Tên tác giả: Ziny Thể loại:Truyện ngắn Rating: không Những ngày gần đây, khi Tết Nguyên Đán đang đến gần thì cũng xuất hiện rất nhiều tranh luận về vấn đề “Tết hội nhập”. Đương nhiên mỗi người sẽ có một quan điểm riêng nhưng qua con mắt cá nhân tôi, đứng trên quan điểm của thế hệ 9x tôi viết ra bài viết này không có ý phản bác quan điểm của giáo sư hay tỏ vẻ thiếu tôn trọng mà đơn giản tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ. Tôi đưa các bạn về những ngày Tết ấu thơ của tôi chứ không phải đứng ra tranh luận về vấn đề này nên phải chăng có đọc thì các bạn cũng cứ nghĩ đơn giản nó đi nhé! Tôi không phải một nhà văn nên câu văn và cách kể chuyện chắc chắn chẳng thể nào hoàn hảo được. Tôi mong rằng những kỉ niệm ấu thơ lâu rồi đã phai màu theo năm tháng lại một lần nữa trở lại. Với những quan điểm mà giáo sư đã đưa ra tôi không có quyền đứng lên phản bác vì những đóng góp của giáo sư cho đất nước hơn tôi rất nhiều, cả về tuổi tác, kinh nghiệm và thành tích. Tôi còn quá trẻ, có thể tầm nhìn không rộng lớn và bao quát và cũng chưa đưa ra được một công trình nghiên cứu nào lớn lao cho đất nước. Sự đóng góp của tôi phải chăng chỉ là một hạt cát nhỏ trong một sa mạc rộng lớn, nhưng tôi có cái nhìn của bản thân tôi có chính kiến riêng. . Tết – ngày lễ của toàn dân tộc, là nét văn hóa đẹp của hàng ngàn người Việt Nam nói riêng và các nước anh em phương Đông nói chung. Nó xuất hiện đã quá lâu đời và trở nên rất đỗi quen thuộc với từng con dân,từ các cụ già cho đến ngay cả những đứa con nít chỉ mới chập chững biết đi. Ai cũng có ấu thơ đúng không và chắc hẳn trong mắt trẻ thơ Tết là cái gì đó thiêng thiêng và cao quý lắm chứ? Tết để lại trong mảnh kí ức của bạn như thế nào??? Tôi không còn nhớ rõ mình có ý thức về ngày Tết từ khi mình bao nhiêu tuổi nữa. Tết năm 1997, cả nhà có một trận cười sảng khoái đầu năm dành cho một đứa trẻ ngốc xít 3 tuổi. Hình ảnh về đôi “chân giò” ngày Tết cũng không quá xa lạ đâu nhỉ? Người ta thường dùng nó để dự đoán về sự nghiệp, tiền tài và cuộc sống gia đình trong năm mới. Tương lai của cả gia đình trong một năm ấy thế mà trong đôi mắt
  2. ngây dại của một đứa bé 3 tuổi như tôi nó nào khác gì hơn một đôi chân gà thường ngày. Và với những miếng cắn ngon lành, tôi đã nuốt cả tương lai vào bụng. Thế mà có bị trách mắng đâu, sáng mồng Một Tết ấy, to tiếng là giông cả năm. Trong khi mọi người cười đến mức chảy nước mắt, thì tôi ngây dại chẳng hiểu gì trong đầu chỉ nghĩ rằng “mọi ngày mình cũng ăn chân gà nhiều rồi, hay lần này chân gà phù phép gì nên cả nhà mới cười mình”. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là câu đối Tết hay được ông nhắc đến vì vậy tôi thuộc lòng nó chắc cũng lâu lắm rồi. Tết chưa đến nhưng không khí ngày Tết thì chắc phải đi trước một tháng. Tết tràn về trên khắp phố phường, khắp các nẻo đường quê. Tết về. Bận rộn nhưng vui chứ. Những ngày cuối năm mọi người ai ai cũng bận rộn tấp nập ra vào dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, còn những đứa trẻ con như tôi cũng bận rộn không ngừng. Tuy đâu có giúp được gì nhiều chỉ chạy ra rồi lại chạy vào nhưng trẻ con mà thấy nhộn nhịp là vui lắm. Tôi cũng lăng xăng khắp nhà đòi giúp bà giúp mẹ một tay, và cuối cùng công việc duy nhất mà tôi có thể giúp là đứng và hát thật to cho mọi người nghe để khỏi mệt. Các bạn đừng cười, đấy là công việc cũng gian lao và mệt nhọc ấy chứ. Tối đến, ngày ấy bếp lửa mùa Tết là ấm rực lên, ngồi xem mẹ làm mứt dừa mà đôi mắt tôi sáng rực. Ngày thường đâu có được mẹ làm mứt, trẻ con thì thích ăn đồ ngọt nhưng sợ mẹ mắng tôi chẳng dám ăn nhiều còn để Tết nữa không hết mất thì sao? Và thế là đôi mắt tôi nào có rời khỏi những miếng mứt dừa trắng nõn ấy “Mày cứ chờ đấy! Tết ơi đến mau đi, mau đi”. Rồi ngày 29 hoặc 30 Tết ngồi xem ông và bố gói bánh chưng, chưa ăn đâu nhưng cũng thấy nó ngon ngọt lắm. Tất nhiên trẻ con trong nhà luôn được ưu tiên, tôi không rõ là các bạn có vậy không nhưng từ khi tôi biết ngày Tết là gì thì năm nào hai chị em cũng được gói riêng cho một cái bánh chưng nhỏ nhỏ xinh xinh. Có lẽ tôi may mắn vì sinh ra ở vùng quê, biết đến cái không khí ngày Tết đầy đủ và ấm cúng, và cũng biết cái cảm giác ngồi trông nồi bánh những ngày cuối năm. Cái cảm giác ấm nóng những ngày ấy đã ngấm vào da thịt tôi từ ngày ấy cho đến bây giờ. Tôi cũng quyết tâm cao không hề ngủ gật trong ngày giao thừa nhé, tuy chẳng làm gì mẹ nhưng không thể nhắm mắt đi ngủ được, chỉ cần ra sân nhìn bầu trời sáng rực hay hít hà cái mùi hương trong cái se se lạnh tâm trạng cũng lâng lâng khó tả. Khi ti vi đếm ngược những phút cuối cùng của năm cho đến khi năm mới gõ cửa, cả nhà ngồi xem pháo hoa, cùng ăn bánh chưng và có thể đón những người họ hàng ở gần sang “Xông nhà” năm mới. Phải cho tới khi nào pháo hoa hết, nhận được lì xì của ông bà bố mẹ tôi mới yên tâm ngoan ngoãn đi ngủ. Và các bạn biết không, chẳng bao giờ chị tôi chịu thức đón giao thừa với tôi cả nên lúc ấy tôi bực lắm.Hậm hực thôi vì mình bé hơn chị nên cứ chịu khó chơi một mình và chờ cho đến giao thừa thôi. Sáng hôm sau, mở mắt ra đã nghe thấy tiếng đài phát thanh hát mừng năm mới, và không biết có phải trùng hợp không khi mà năm nào khi vừa bước ra sân tôi cũng nghe thấy cùng một bài: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về, mùa bình thường mùa
  3. vui nay đã về…”. Rồi nghe mùi cỗ Tết thơm lừng, mùi nước lá mùi quện vào không khí, Tết lanh nhưng mà ấm. Ăn xong thật sớm, được mặc quần áo mới đi giầy mới và đi thăm họ hàng và quan trọng hơn cả là nhận lì xì… . Năm tôi học lớp 1, nhớ lời cô trước khi nghỉ Tết rằng đến nhà ai cũng phải chúc Tết, chúc họ an khang thịnh vượng... Lời cô nói như rót vào tai, tôi răm rắp nghe theo nhưng không nghe cô nói rõ câu chúc ấy cho lắm. Thôi thì đại khái là chúc, đến nhà ai tôi cũng cúi đầu “Chúc bác ăn tham thịnh vượng” và thế là mặt tôi lại một lần nữa hồng rực ngượng ngùng. Cái cảm giác của học trò lớp một lớp hai khi được nghỉ Tết chẳng sao có thể tả thành lời. Vui hơn hết là không phải ngày ngày cắp sách tới trường lại còn được vui chơi thoải mái. Hết Tết, đi học nhưng dư âm của nó còn đọng lại, đi ngang qua những con đường, vô tình thấy cái mùi hương của một gia đình có giỗ cũng tưởng như không khí ngày Tết đang về. Tôi quay sang hỏi mẹ: “Mẹ ơi, khi nào mới lại đến Tết nữa?” Bây giờ khi tôi lớn vạn vật xung quanh cũng đã thay đổi nhiều, trong nhà mỗi người một việc, ai ai cũng bận rộn nên dường như không khí ngày Tết dần phai nhạt đi tuy nhiên Tết vẫn là giây phút thiêng liêng nhất của một năm. Bố tôi không được nghỉ Tết, có chăng chỉ là tranh thủ những lúc nghỉ ca về nhà sum họp với gia đình. Cả một năm trời làm việc vất vả và ngày Tết là những lúc duy nhất gia đình quây quần bên mâm cơm, gặp lại cô chú ở xa hay bố mẹ gặp lại con gái lấy chồng xa nhà. Với những sinh viên xa nhà, nếu không có ngày nghỉ Tết phải chăng chỉ một năm mới trở về nhà trong những ngày hè oi bức. . Dân tộc ta có một truyền thống lịch sử hào hùng, tổ tiên ta đã để lại một kho tàng văn hóa vô giá, và trong đó có ngày Tết Nguyên Đán. Tết ăn sâu vào tiềm thức, ngấm vào từng thớ thịt của người dân và là nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc phải chăng nói mất đi là quá khó.Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng mà khi những người nước ngoài họ sang đây là vì họ quan tâm đến cái riêng ấy của ta chứ họ đâu có quan tâm ta giống họ như thế nào. Kinh tế có phát triển mấy, xã hội có thay đổi mấy đi chăng nữa mà đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc riêng của mình thì phải chăng mình chỉ là cái cây không rễ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1