Những món ăn cổ truyền của một số nước trong dịp Tết
lượt xem 4
download
Cũng như ở Việt Nam, tại một số nước trên thế giới người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết. Ăn Tết làm sao cho an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Hàn Quốc Những ngày đầu xuân ở nước này, có nhiều món ăn được làm từ gạo và khoai tây. Có một điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người dân Hàn Quốc lại không được xem là món ăn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những món ăn cổ truyền của một số nước trong dịp Tết
- Những món ăn cổ truyền của một số nước trong dịp Tết
- Cũng như ở Việt Nam, tại một số nước trên thế giới người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết. Ăn Tết làm sao cho an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Hàn Quốc Những ngày đầu xuân ở nước này, có nhiều món ăn được làm từ gạo và khoai tây. Có một điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người dân Hàn Quốc lại không được xem là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Trong khi kim chi là món ăn cổ truyền, đồng thời cũng là món ăn thường ngày của người Hàn Quốc vẫn được dùng đến. Dùng món này nhiều trong năm mới, mọi người cảm thấy sẽ có nhiều điềm lành hơn, đặc biệt là đối với giới doanh nhân. Ngoài ra, tok và garettok cũng là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Đây là các món ăn từ các loại thịt gia súc và gia cầm, chế biến bằng cách đem chiên. Sau bữa ăn, mọi người thường uống poricha, được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Riêng loại rượu gui balki sool là thức uống bắt buộc trong ngày Tết, ai cũng phải uống dù ít hay nhiều để lấy may mắn. Người Hàn Quốc còn có quan niệm cho rằng các món trên khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc hơn là đi mua. Lào Tết của người Lào diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, khi bầu trời thanh cao, các dòng sông lớn ở đây đều dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc. Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món Lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, Lạp có nghĩa Lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Trong mỗi gia đình,
- đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món Lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào thì Lạp được xem như là "linh hồn" của ẩm thực Lào trong năm mới. Người ta có thể tặng nhau món Lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc... Campuchia Những món Amok được xem là sự tinh túy của phong cách ẩm thực Campuchia. Đây là món ăn mang đầy đủ những hương vị riêng của vùng đất Chùa Tháp này: vị ngọt thanh từ đường thốt nốt, ngọt béo của nước dứa, mùi mắm prohok thoang thoảng nhẹ nhàng quyện với hương lá chuối đặc trưng. Nguyên liệu cho món gà amok gồm thịt ức gà, dừa nguyên trái và một loại gia vị đặc biệt chỉ có trong bếp của người Campuchia là "khượng". Ức gà ướp với khượng, nấu với cơm dừa non, rau ngót và nước dừa tạo thành một món ăn khá lạ miệng. Thái Lan Giống như nhiều món ăn khác, súp Tôm Yum cũng mang vẻ đặc trưng ở các vùng miền của Thái Lan. Bát súp miền Nam Thái Lan thường đục vì có nước cốt dừa. Còn người dân miền Bắc lại cầu kỳ hơn khi làm nước súp bằng việc ninh gà lấy nước cốt. Món ăn là sự kết hợp của nước cốt gà, nước rau mùi và một số gia vị khác như: xả, giềng, lá chanh, gừng… tạo hương vị thơm ngon. Ma-lai-xi-a Món ăn phổ biến vào dịp Tết của nước này là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah
- – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối. Dễ ăn, dễ chế biến, lại thơm ngon nên món Otak – Otak trở thành một trong những điểm nhấn ẩm thực không thể nào bỏ qua của nền văn hóa Ma-lai-xi-a. Nguyên liệu để chế biến món ăn này rất đơn giản: cá thu quết nhuyễn, trộn với một số gia vị như ớt, gừng, hẹ tây, nghệ, chanh và nước cốt dừa. Hỗn hợp này được gói trong lá chuối, sau đó đem hấp hoặc nướng. Thông thường người Ma-lai-xi-a hay chế biến bằng phương pháp nướng, để sự kết hợp tinh tế từ hương thơm tự nhiên của lớp lá chuối với mùi nồng nàn của miếng cá bùi bùi khiến món ăn này dậy mùi thơm hơn. In-đô-nê-xi-a Trong các đặc sản của Bali có lẽ món vịt “Bebek betutu” là món tuyệt vời nhất khiến nhiều du khách đã dùng một lần đều muốn trở lại nhiều lần để tận hưởng. Được so sánh như vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng Bebek betutu không phải là vịt quay mà là món vịt vừa hầm vừa rán. Vịt phải là vịt nuôi trên đồng ruộng, khoảng 6 tháng tuổi, làm sạch rồi đem hầm khoảng 10 tiếng đồng hồ sao cho xương vịt mềm ra mà không bị nhão. Sau đó vớt để ráo nước rồi đem rán giòn, ướp gia vị đặc biệt. Khi ăn nhai cả da, thịt xương… thơm ngon. Phi -líp-pin Theo truyền thống, người Phi- líp-pin thường ăn các loại quả hình tròn để cầu mong có được sự thịnh vượng trong năm mới. Nhiều gia đình ở Phi-líp-pin thường bày rất nhiều loại trái cây có hình tròn trong bữa ăn tối đón năm mới. Có những gia đình chỉ ăn đúng 12 quả có hình tròn vào nửa đêm với mong muốn thành công sẽ đến với họ trong 12 tháng của năm mới. Ngoài ra, vào ngày này ở Phi-líp-pin, có
- nhiều người mặc những bộ quần áo có chấm hoa để cầu may mắn. Trung Quốc Sủi cảo là món ăn phổ biến ngày Tết, được giới doanh nhân ưa chuộng nhất. Họ ăn món này trong ngày Tết không chỉ lấy ngon mà còn hy vọng nó sẽ đem lại nhiều điều may mắn cho việc kinh doanh sau này. Ở Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để cho nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn hai loại gạo trên sẽ gặp được nhiều cơ hội giao thương trong năm mới. Ngoài ra, hai loại gạo này cũng khiến cho người ăn dễ "cầu được ước thấy" trong các chuyện làm ăn. Sing-ga-po Vào những ngày Tết, món sườn trà là món ăn phổ biến, Đây là món canh xương thuốc nổi tiếng khắp vùng Nam Dương. Ngoài nước dùng từ xương ngon, trong đó không thế thiếu những vị thuốc như: đương quy, đảng tham, cỏ thơm khô. Phải ninh trong thời gian lâu, những vị thuốc này mới ngấm sâu vào từng dẻ xương. Món canh này có tác dụng bổ máu, bổ khí huyết. Khi ăn cho thêm chút xì dầu, tương ớt. Nhật Bản Những ngày đầu năm ở Nhật Bản, các món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho con người năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công việc. Ngoài các món trên, trong ngày Tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các
- loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo. Người dân Nhật Bản thường tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu. Ấn Độ Người theo Ấn Độ giáo và giới doanh nghiệp nước này thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội Ánh sáng (Diwali). Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 25/10 hằng năm. Khi màn đêm buông xuống, người dân Ấn Độ bắt đầu đốt đèn, bắn pháo hoa và vui mừng đón một năm mới. Lễ hội trên bắt nguồn từ sự trở về của thần Rama, đem sức mạnh và ánh sáng cho nhân loại. Trong những ngày này, mọi người trao quà lưu niệm, đồng thời chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Món ăn trong ngày Tết ở Ấn Độ là các loại trái cây đắng để cầu lấy điều may mắn. Ngoài ra, người dân Ấn Độ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm... Việt Nam
- Với người Việt Nam, món ăn cổ truyền không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán đó là bánh chưng, dưa hành và giò lụa. Bánh chưng có thêm đĩa giò lụa, dưa hành để ăn kèm. Dù có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các nước nhưng những món ăn truyền thống của dân tộc vào ngày Tết vẫn luôn được người dân Việt Nam lưu giữ, tạo nên nét riêng trong văn hoá ẩm thực của dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những quốc gia có nền ẩm thực hàng đầu
6 p | 126 | 21
-
Taekwondo và nghi án bóp méo lịch sử?
8 p | 99 | 18
-
Hấp dẫn Buffet 3 miền giữa trung tâm Sài Gòn
5 p | 109 | 12
-
Những khu chợ thu hút khách tham quan
11 p | 62 | 6
-
30 giây là lí do ta bên nhau trọn đời
3 p | 62 | 6
-
Chuyện Bây Giờ
6 p | 59 | 5
-
Món quà quê
4 p | 81 | 5
-
Quán Ốc
4 p | 72 | 5
-
Những món ăn sáng truyền thống của người Tây Ban Nha
3 p | 94 | 4
-
Ngần ấy ước mong
12 p | 52 | 4
-
Món quà
18 p | 64 | 4
-
Otak – Otak món ăn cổ truyền của Malaysia
3 p | 48 | 4
-
Xuýt xoa với 4 món cà ri ngon nhất trên đất Thái Lan
6 p | 70 | 4
-
Singapore cho những người sành ăn
3 p | 54 | 3
-
Những ngày nhảm nhí
4 p | 68 | 2
-
Con thú ăn giấc mơ
13 p | 84 | 2
-
Tiếng Nấc Đêm Đông
4 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn