intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thà chết nhát còn hơn chết thiệt

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày gần đây, câu nói của một số vị chức sắc cấp cao trên các phương tiện thông tin đại chúng thường có cụm từ “yếu bóng vía”, “chết nhát”, “cảm tính”, “tâm lý bầy đàn”, “thiếu khoa học”…, hàm ý chỉ doanh nhân ngành bất động sản đóng hầu bao nghe ngóng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã buông chứng khoán,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thà chết nhát còn hơn chết thiệt

  1. Thà chết nhát còn hơn chết thiệt Những ngày gần đây, câu nói của một số vị chức sắc cấp cao trên các phương tiện thông tin đại chúng thường có cụm từ “yếu bóng vía”, “chết nhát”, “cảm tính”, “tâm lý bầy đàn”, “thiếu khoa học”…, hàm ý chỉ doanh nhân ngành bất động sản đóng hầu bao nghe ngóng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã buông chứng khoán, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gói lại chuyện làm ăn, người dân giảm gởi tiền ngân hàng nhưng lại trút tiền mua vàng, mua đô la, mua lương thực, thực phẩm, nhiên liệu (xăng, dầu, đèn cầy) tích trữ, v.v... Nghe ít lần người dân làm thinh. Nghe nhiều lần người dân không thể không nói lại. Câu hỏi đặt ra là, tại sao hơn hai mươi năm đổi mới người lao động và khu vực kinh tế tư nhân không “chết nhát”, bỗng nhiên khoảng năm tháng gần đây rủ nhau “yếu bóng vía”? Ẩn sau “tâm lý bầy đàn” đó là cái gì?
  2. Chỉ mới năm trước, các nhà đầu tư nước ngoài đã ưu ái đặt cho Việt Nam cái tên mỹ miều: “Ngôi sao đang lên”. Số liệu thống kê cho thấy, hơn một thập niên qua tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đóng góp cho sự tăng trưởng đó không thể không nói đến người lao động và khu vực kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế này từ khởi điểm “bằng không” năm 1986, đến 2007 đã đóng góp trên 50% tổng sản lượng quốc gia! Về số lượng, doanh nghiệp tư nhân phát triển như nấm sau mưa. Trước đổi mới, khoảng 14 ngàn doanh nghiệp quốc doanh độc diễn, bây giờ, khu vực tư nhân vượt hơn con số 350 ngàn và khoảng gần 4 triệu hộ kinh doanh công thương nghiệp... Về hiệu quả kinh doanh của khu vực tư đóng góp cho sự phát triển kinh tế, dù muốn, cũng không ai có thể phủ nhận. Từ mốc “nghèo bằng nhau” của những năm trước đổi mới, họ đã tự loay hoay tìm nguồn vốn, tự bươn chải để tìm kiếm đồng lời, trong một môi trường kinh doanh còn chưa thiệt bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Nhiều năm liền, thành phần này đã tạo ra hơn 90%
  3. việc làm hàng năm và cũng là khu vực sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất, đóng góp vào ngân sách nhiều nhất. Người lao động và khu vực tư vui như được cởi trói, suốt quá trình đổi mới, tinh thần kinh doanh đã thành tâm lý bầy đàn. Họ hồ hởi bay ra đường để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh, nhất là giới trẻ. Nhiều người trong số họ có chung nỗi khát khao, làm giàu cho mình gắn liền với làm giàu cho đất nước. Vậy, “tại sao bây giờ người lao động lại làm những chuyện tích cốc phòng cơ, còn giới kinh doanh lại đóng băng đồng vốn, nghe ngóng, chờ thời?”. Một số vị chức sắc cấp cao phải tự trả lời câu hỏi này! Đã có không ít các nhà kinh tế trong nước và nước ngoài giải thích hiện thực của nền kinh tế hiện nay qua số liệu thống kê, nghiên cứu. Riêng người lao động và giới doanh nhân thì, ngoài xem xét các số liệu, họ còn “đo” nền kinh tế từ nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm thông qua va chạm thực tế hằng ngày. Họ - người lao động và khu vực tư nhân, chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, phải chăng, chính thành phần này là “hàn thử biểu” của nền kinh tế.
  4. Họ “yếu bóng vía” ư? Kinh tế suy thoái! Họ hồ hởi rủ nhau làm ăn ư? Kinh tế phát triển! Trong điều hành vĩ mô, có 2 yếu tố “ẩn” rất khó dự đoán, đó là lòng tin và tâm lý đám đông. Dân mà tin thì giấy biến thành tiền, dân không tin thì tiền trở thành giấy lộn. Nếu Nhà cầm quyền nào khơi dậy được tinh thần kinh doanh thì kinh tế mạnh, ngược lại, nếu tâm lý của dân bất an thì kinh tế rạn vỡ. Và, đó cũng là lúc họ tìm cách tự bảo vệ mình và đồng vốn của mình. Vì vậy, ai đó đã gọi cách ứng xử của “hàn thử biểu” là yếu bóng vía, là chết nhát, là cảm tính, là tâm lý bày đàn, là thiếu khoa học…, thì coi chừng, chính ai đó sẽ “chết thiệt” mà không hay biết! Không tự nhiên mà người lao động và giới doanh nhân hành xử với nền kinh tế như hiện nay. Nếu từ 2003 đến 2007, chỉ số lạm phát bình quân Việt Nam ở mức 7,5% thì bất ngờ tháng 5 năm 2008 đã vọt lên 25,2 % so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất kể từ năm 1992. Giải thích về thực trạng này, một số vị chức sắc cấp cao đã nhấn mạnh yếu tố “suy thoái kinh tế toàn cầu”! Nghe
  5. vậy, người lao động và giới doanh nhân đặt nghi vấn, nếu là yếu tố toàn cầu thì tại sao cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm, chỉ số lạm phát của các nước láng giềng: Singapore 8,2%, Malaysia 3,1%, Indonesia 10,2%, Philippines 9,95%, Thái Lan 7,5%, riêng Việt Nam lại ở mức 25,2%? Ngó qua thị trường chứng khoán, người dân thấy cũng có vấn đề. VN-Index từ 1.300 rớt xuống dưới 400 (mất hơn 60% giá trị từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2008). Đáng ngại nhất là tâm lý hoang mang của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ chưa tin con số 383,78 (ngày 25-6-2008) điểm là đáy! Đô la thì như làm xiếc, tháng 3-2008 giá 15.800VNĐ/USD không có người mua, tháng 6-2008 vượt ngưỡng 19.000VNĐ/USD không có người bán. Để trấn an dư luận, Chính phủ công bố nguồn đô la dự trữ là 20,7 tỉ USD! Giá đô la giảm xuống đúng hai
  6. ngày, nghe ngóng, rồi lại vọt lên, trong khi đồng đô la đang mất giá trên thế giới. Thì ra, so với các nước trong khu vực nguồn đô la dự trữ của Việt Nam không đáng kể: Singapore 267,5tỉ; Malaysia 145,7tỉ; Thái Lan 129tỉ; Indonesia 57,5tỉ; Philippines 45,7t tỉ (nguồn: IMF, EIU, Haver). Người dân còn biết thêm, khi Thái Lan lâm vào khủng hoảng tài chính năm 1997, dự trữ ngoại tệ trên 200 tỉ đô la, song chỉ trong vài ngày bung ra để cứu đồng Bath mà mất đứt! Đành rằng, nợ nước ngoài của Việt Nam 30% GDP là còn ở mức an toàn và với nguồn đô la dự trữ hiện có đủ để bù vào mức thâm thủng mậu dịch. Nhưng người dân không thể không đặt ra câu hỏi, nếu tình trạng lạm phát xấu hơn thì sao? Riêng thị trường vàng đã thật sự làm người lao động và giới doanh nhân bất an. Hệ thống nhập khẩu vàng Nhà nước nắm độc
  7. quyền. Sáu tháng đầu năm đã nhập 60 tấn, hết chỉ tiêu của năm 2008, và số lượng này cao nhất trong những năm qua. Thế nhưng ngày 20-6 vừa qua, người mua trong nước phải trả cao hơn giá thế giới khoảng 1 triệu VNĐ/lượng! Con số chênh lệch này chỉ thể hiện cung - cầu hay còn ẩn chứa những nguyên nhân tiềm ẩn nào khác? Giá lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu cũng tăng. Có những mặt hàng thiết yếu đến đời sống hằng ngày, người dân không thể không mua, ngủ một đêm tới sáng tăng đến hai con số. Xi măng, sắt, thép, phân bón, lúa giống, (sắp tới có thể là xăng, dầu, điện, nước) đang trong tình trạng không phải có tiền là mua được. Qua tháng 7, nếu Nhà nước ngưng kềm giá một số mặt hàng chủ lực của nền kinh tế, nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng thì chỉ số giá tiêu dùng khó đứng yên. Điều đó đồng nghĩa là tiền của người lao động và giới doanh nhân sẽ tiếp tục “bốc hơi”. Trước diễn biến ngày càng phức tạp của nền kinh tế, người lao
  8. động và giới doanh nhân theo dõi động thái của Chính phủ, họ thấy Nội các họp liên tục, nhưng lạm phát thì chưa thấy giảm (lạm phát tháng 6 là 26,8% - nguồn Tổng cục thống kê). Đã thế, trong một thời gian ngắn Chính phủ ban hành quá nhiều văn bản can thiệp vào thị trường, lúc thì siết chặt tín dụng, lúc thì khống chế giá trần lãi suất ngân hàng, lúc thì nới lỏng tỷ giá hối đoái, lúc lại thu hẹp biên độ giao dịch thị trường chứng khoán, v.v...Giới doanh nhân đã nhận ra sự lúng túng trong điều hành kinh tế vĩ mô! Vì vậy, khi một số vị chức sắc cấp cao tuyên bố: “8 giải pháp kiềm chế lạm phát đã bắt đầu có hiệu lực” thì, thành phần được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, im lặng, nhưng lại có cách hành xử của riêng mình. Để “cứu mình trước khi trời cứu”, người lao động và giới doanh nhân hướng đồng tiền vào nơi mà theo họ, là ít rủi ro nhất. Để đồng vốn của mình bớt “teo”, họ chọn giải pháp mua vàng và đô la để tích trữ. Họ nghĩ, nếu tiếp tục bung vốn làm ăn, hoặc gởi tiền vào ngân hàng, hoặc mua chứng khoán, biết đâu, mất tăm
  9. luôn những gì đã tích lũy được trước đó? Để cái bụng không bị “rỗng”, họ chọn giải pháp tích trữ lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật, liệu. Tại sao? Cũng là bởi những năm 80 của thế kỷ trước, họ đã từng rơi vào hoàn cảnh “có tiền nhưng không mua được hàng” hoặc “muốn có hàng hóa này thì phải có hàng hóa khác để đổi”. Cách hành xử này có phải do “yếu bóng vía”, “chết nhát”, “cảm tính”, “tâm lý bày đàn”, “thiếu khoa học”…, hay là giống như “con chim đã nhiều lần bị tên, giờ sợ luôn nhánh cây cong”? Với thực trạng hiện nay của nền kinh tế, người dân lao động và giới doanh nhân đang chờ những câu nói khiêm tốn hơn của một số vị chức sắc cấp cao, như “Bầu ơi thương lấy Bí cùng”, chẳng hạn. Và kèm theo câu nói là những hành động thành khẩn, minh bạch, chơn thật, hợp tác vì mục tiêu “dân giàu – nước mạnh”, tránh dùng các biện pháp để người dân hiểu là các vị đang nhằm bảo vệ những nhóm lợi ích. Được như vậy, những đồng tiền ém dưới gối, những chỉ vàng chôn dưới đất, những tờ đô la trong két
  10. sắt của người dân lao động và giới doanh nhân sẽ quay trở lại thương trường. Quan trọng hơn nữa là những chất xám, kiến thức và kỹ năng của các nhà kỷ trị cùng với tinh thần quật khởi của toàn dân sẽ đồng tâm hiệp lực với Nhà nước vực dậy nền kinh tế. Còn nếu như cụm từ “yếu bóng vía”, “chết nhát”, “cảm tính”, “tâm lý bày đàn”, “thiếu khoa học”… tiếp tục được một số vị chức sắc cấp cao dùng một cách trịch thượng, kẻ cả, hơn người với người dân lao động và giới doanh nhân thì, dẫu cùng một giàn, nhưng “Bí” nói thì cứ nói, “Bầu” làm thì cứ làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2