intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức của doanh nghiệp khi kinh doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế số - Góc nhìn từ nền kinh tế mới nổi

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thách thức của doanh nghiệp khi kinh doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế số - Góc nhìn từ nền kinh tế mới nổi" thảo luận chủ yếu về tình hình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các nước phát triển, lấy làm cơ sở để thu hẹp góc nhìn về phía doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất những kiến nghị thực thi phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức của doanh nghiệp khi kinh doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế số - Góc nhìn từ nền kinh tế mới nổi

  1. THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP KHI KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - GÓC NHÌN TỪ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI Nguyễn Lê Đông Xuân*, Đỗ Thị Thu Hà Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ: xuannld@uef.edu.vn TÓM TẮT Chúng ta đang sống trong một thập kỷ mà khoa học và công nghệ đã mang lại những thay đổi rõ rệt cho mọi khía cạnh của cuộc sống và đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc định hình và chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh bền vững, toàn diện và linh hoạt hơn. Bài viết này thảo luận chủ yếu về tình hình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các nước phát triển, lấy làm cơ sở để thu hẹp góc nhìn về phía doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất những kiến nghị thực thi phù hợp. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, Kinh tế số. 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi kỹ thuật số cùng với tính bền vững đang trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi việc bắt kịp các xu hướng này sẽ mang lại kết quả vượt trội so với các đối thủ về lâu dài. Nối tiếp từ xu hướng phát triển bền vững, xu hướng được nâng cấp lên hiện nay liên quan đến chuyển đổi số và các ứng dụng của xu hướng này, trong đó có việc phát triển kinh tế số. Sự kết hợp sâu sắc giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ mang lại động lực mới để mọi thành phần tham gia đều đạt được sự phát triển bền vững (Ma et al., 2024). Quá trình phát triển kinh tế từ nông nghiệp sang sản xuất rồi đến dịch vụ đã phát triển theo một chiều hướng khác, đó là từ nền kinh tế dựa trên vật chất sang nền kinh tế dựa trên thông tin (Karmarkar & Apte, 2007). Trong quá khứ, sự phân đôi giữa sản phẩm và dịch vụ đã hiện hữu như một nguyên tắc chủ chốt của các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu quản lý và vận hành. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là xu hướng phát triển kinh tế số, các doanh nghiệp đang dần nhận diện được sự quan trọng và hữu ích của việc phân loại giữa thông tin và vật chất. Khái niệm nền kinh tế kỹ thuật số đã được định nghĩa và định hướng thực hiện vào những năm 1990, là một nền kinh tế phản ánh tính chất thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông và việc áp dụng nó lên sự vận hành của các doanh nghiệp cũng như sự tham gia của người dân (Barefoot et al., 2018). Đã có nhiều quốc gia bắt đầu khởi động hành trình xây dựng một nền kinh tế hướng đến việc áp dụng chuyển đổi số lên tất cả các hoạt động thương mại. Song song đó, những quốc gia này cũng hướng đến việc định hình một thị trường vận hành sự tương tác giữa cung và cầu trên các nền tảng số. Riêng đối với khu vực châu Á, nền kinh tế kỹ thuật số xoay quanh sự phát triển công nghệ cao, những chuyển đổi về kinh doanh và xã hội, bao gồm việc xóa bỏ các rào cản lịch sử trong kinh doanh truyền thống, và việc các chuỗi giá trị mới đang thay đổi sự tham gia của cấp quốc gia vào hoạt động sản xuất (Li et al., 2020). Tuy nhiên, khu vực Đông Á, Nam Á, và Đông Nam Á được xem là có sự hạn chế hơn trong các bước phát triển. Khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng cao trong chi phí lao động, sự giảm tốc độ của thương mại, và sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế. Điều này dẫn đến nhu cầu của họ trong việc thực hiện các chiến lược cải tiến mức độ hiệu quả, dựa vào tập trung cải cách bên cung ứng và đổi mới sản xuất là một trong số những động lực chính giúp tăng trưởng kinh tế tại khu vực này (Li et al., 2020). Việt Nam, một nền kinh tế Đông Nam Á mới nổi xem công nghệ thông tin và truyền thông là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, cũng đang đặt việc phát triển nền kinh tế số là cơ sở để thay đổi mô hình tăng trưởng, từ đó có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển (Duc et al., 2023). Chính phủ Việt Nam đã đặt kinh tế số là một trong bảy mục tiêu kinh tế trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 bằng việc ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Để phối hợp với các chủ trương thúc đẩy kinh tế số của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có những chiến 19
  2. lược thích nghi và chủ động xây dựng cho mình một quy trình chuyển đổi số tương ứng. Bài viết này thảo luận chủ yếu về tình hình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các nước phát triển, lấy làm cơ sở để thu hẹp góc nhìn về phía doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất những kiến nghị thực thi phù hợp. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Chuyển đổi số đang có tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới, đặc biệt bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu vừa rồi càng làm tăng mức độ cấp thiết và tính cấp bách trong tốc độ thúc đẩy xu hướng phát triển của chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực. Điều này khiến cho việc phân tích, kiểm soát, và xử lý các khối dữ liệu không còn là phương án hiệu quả như trước nữa, mà việc phát triển một lượng lớn dữ liệu, tuy không đơn giản, mới trở thành một nhiệm vụ quan trọng hơn (Hai et al., 2021). Công nghệ kỹ thuật số được coi là chất xúc tác quan trọng hiện đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới mô hình kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Li, 2020). Nghiên cứu của Greer (2017) thuộc báo cáo về Mô hình kinh doanh của tương lai, được công bố bởi Hiệp hội kế toán viên công chứng (ACCA), đã đưa ra các lập luận để khẳng định về tầm quan trọng của năm yếu tố lên mô hình kinh doanh đổi mới của các doanh nhân hiện đại. Cụ thể, báo cáo này cho rằng việc giảm chi phí công nghệ, sự trỗi dậy của “văn hóa khởi nghiệp”, sự xuất hiện của các công cụ mới, vốn liên kết thông qua mạng lưới, và một thế giới đang thay đổi đã đang góp phần tạo ra nhiều giá trị đổi mới đối với kỷ nguyên số. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã tiếp cận các mô hình kinh doanh trên nền tảng số theo hướng phối hợp giữa kinh tế số và kinh tế tuần hoàn. Với đặc điểm trung tâm là sự hiện diện của hiệu ứng mạng, các hoạt động kinh doanh và vận hành trên sự phối hợp giữa các nền tảng kinh tế này hướng đến việc tạo ra giá trị theo hai hướng chính. Một là tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch diễn ra giữa các cá nhân và tổ chức, và hai là tạo ra một khối công nghệ được tiếp cận bởi những nhà đổi mới nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ bổ sung giá trị tăng thêm (Evans & Gawer, 2016; Ghezzi, 2012; Lewandowski, 2016; Linder & Williander, 2017). 2.2. Sự chuyển mình của các quốc gia tiên tiến trong xu hướng phát triển kinh tế số 2.2.1. Tại Anh Quốc Một cuộc khảo sát được thực hiện tại Anh vào năm 2022 bởi Statista (nền tảng dữ liệu và kinh doanh thông minh toàn cầu hoạt động tại 13 quốc gia với hơn 1,100 chuyên gia) đã cho thấy rằng bất kể cường độ ứng dụng kỹ thuật số của các doanh nghiệp ở quốc gia này như thế nào thì quảng cáo trực tuyến là lĩnh vực mà họ cho rằng công nghệ kỹ thuật số có thể có tác động lớn nhất (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Các lĩnh vực có thể được cải thiện nhờ công nghệ kỹ thuật số ở Vương quốc Anh 2022 (Statista, 2023a) 20
  3. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số với cường độ cao tại quốc gia này, họ cũng tập trung phát triển và đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến chuyển đổi hoạt động bán hàng cho các khách hàng hiện tại sang hình thức trực tuyến, đồng thời phát triển các dịch vụ mới đa dạng hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp có cường độ ứng dụng công nghệ ở mức trung bình thì chú trọng thêm công tác chuyển đổi tất cả quy trình vận hành doanh nghiệp từ thủ công sang sử dụng các ứng dụng và phần mềm tự động. Biểu đồ 2. Những trở ngại đối với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số của các doanh nghiệp có cường độ kỹ thuật số thấp ở Vương quốc Anh 2022 (Statista, 2023a) Riêng đối với các doanh nghiệp đang còn hạn chế trong công tác ứng dụng chuyển đổi số và có cường độ kỹ thuật số thấp tại Anh Quốc, phần lớn cho rằng công nghệ kỹ thuật số quá tốn kém để triển khai cùng với nhận xét rằng nó khó có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể (Biểu đồ 2). 2.2.2. Tại khu vực châu Âu Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận sự tham gia sôi nổi vào quá trình chuyển đổi số của phần đông các quốc gia thuộc khu vực này. Trong giai đoạn từ 2017 đến 2022, các quốc gia liên tục được xếp hạng là quốc gia số hóa nhiều nhất trong EU bao gồm Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển. Các quốc gia này đạt điểm cao trên tất cả các hạng mục được đo bằng chỉ số xã hội số và kinh tế số (Digital Economy and Society Index - DESI) của EU - tức là vốn nhân lực, khả năng kết nối, tích hợp công nghệ kỹ thuật số và dịch vụ công kỹ thuật số (Statista, 2023c). Đặc biệt là nền kinh tế của khu vực Bắc Âu cho thấy sự chuyển mình rõ nét với các chỉ số DESI cao. Biểu đồ 3. Mức độ số hóa của Liên minh châu Âu vào năm 2022, theo quốc gia (Statista, 2023c) Năm 2022, Phần Lan là quốc gia châu Âu có điểm số cao nhất về chỉ số DESI và cũng là quốc gia đứng đầu về thành phần nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số nhờ kỹ năng số tiên tiến của người dân (Biểu đồ 3). Bên cạnh đó, Đan Mạch đứng đầu về khả năng kết nối, còn Estonia là quốc gia đầu tiên cung cấp dịch vụ công kỹ thuật số. Hy Lạp, Bulgaria và Romania là những quốc gia thành viên có điểm thấp nhất trong quá trình số hóa nền kinh tế và xã hội. Các quốc gia thành viên đứng cuối bảng xếp hạng DESI hầu hết là các quốc gia thành viên mới gia nhập EU từ năm 2004. Một số quốc gia đã đạt được những bước tiến lớn trong việc số hóa nền kinh tế và xã hội của họ trong khoảng thời gian 5 năm này bao gồm Ý, Séc và Síp (Cyprus) (Statista, 2023c). 21
  4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là một trong những lĩnh vực chính sách quan trọng mà EU đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng dài hạn. Tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, chẳng hạn như khả năng truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao, có thể được nhìn thấy trong quyết định đầu tư dài hạn của các công ty châu Âu (Statista, 2023c). Tuy nhiên, phần lớn các công ty này cũng báo cáo rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong liên minh là trở ngại khiến họ khó thực hiện đầu tư dài hạn. Mặc dù vậy, các chính phủ trên khắp EU đã cố gắng cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công và hành chính trực tuyến trong thập kỷ qua, với các quốc gia thành viên như Estonia, Phần Lan và Thụy Điển, là những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các quy trình này. Biểu đồ 4. Các vấn đề gặp phải khi sử dụng trang web Chính phủ điện tử ở Liên minh Châu Âu vào năm 2022 (Statista, 2023c) Các nhà hoạch định chính sách và quản trị viên của các dịch vụ công tại các quốc gia trong EU đặt trọng tâm chủ yếu vào sự thuận tiện và đơn giản cho công dân khi sử dụng các trang web và dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ. Các vấn đề xoay quanh sự cố kỹ thuật, các khó khăn trong thao tác sử dụng trang web hoặc ứng dụng, cũng như các vấn đề liên quan đến thanh toán và ký duyệt văn bản, tài liệu là các mảng đáng chú trọng và thường được các quốc gia này đề cập để cải tiến và nâng cấp. Nhờ đó, phần lớn công dân EU đã trả lời rằng họ không gặp vấn đề gì khi sử dụng các trang web của chính phủ trong những năm qua, cho thấy rằng các quốc gia này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực trang web chính phủ điện tử ở EU (Biểu đồ 4). 2.2.3. Tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất Đối với khu vực các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), quá trình chuyển đổi số được thể hiện len lỏi trong từng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, từ việc chuyển đổi phương thức thanh toán, khuyến khích sử dụng thương mại điện tử, đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và các dịch vụ số khác. Ngành thương mại điện tử ở UAE đã bùng nổ trong những năm qua và khu vực này được xem là có tốc độ phát triển các hoạt động thương mại điện tử nhanh nhất nhờ đã trang bị nhiều yếu tố sẵn sàng. UAE đã đang nỗ lực cải thiện khả năng ứng dụng internet vào việc vận hành các nền tảng thanh toán điện tử, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng logistics nhằm nâng cao niềm tin của công chúng vào các nền tảng thương mại điện tử (Statista, 2023b). Bên cạnh đó, các quốc gia này còn hướng đến việc kết hợp các dịch vụ công của chính phủ và các nhu cầu thanh toán giáo dục lên nền tảng thương mại điện tử và dần thay thế cho thói quen tiêu dùng truyền thống trước đây. 22
  5. Biểu đồ 5. Tần suất sử dụng các sản phẩm y tế kỹ thuật số ở UAE vào năm 2022 (Statista, 2023b) Theo một cuộc khảo sát trên thị trường sức khỏe kỹ thuật số ở Ả Rập Saudi và UAE vào năm 2022, các lớp thể dục trực tuyến và ứng dụng thể dục được 45% số đáp viên phản hồi rằng họ sử dụng rất thường xuyên. Mặt khác, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần là một trong những sản phẩm ít được sử dụng nhất, khoảng 36% số đáp viên cho biết rằng họ hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng chúng (Biểu đồ 5). Biểu đồ 6. Số lượng người dùng dịch vụ điện tử ở UAE từ năm 2017 đến dự kiến năm 2027 (Statista, 2023b) Số lượng người giao dịch trên thị trường dịch vụ điện tử ở UAE được dự báo sẽ liên tục tăng từ năm 2023 đến năm 2027 với mức tăng khoảng 0.23 triệu người dùng (+8.65%). Sau năm tăng thứ bảy liên tiếp, chỉ số này ước tính sẽ đạt 2.66 triệu người dùng và do đó sẽ đạt đỉnh mới vào năm 2027 (Statista, 2023b). Chính phủ UAE đang liên tục khuyến khích phát triển nền kinh tế điện tử để củng cố đất nước, hướng đến việc định hình khu vực trở thành một trung tâm của sự phát triển các doanh nghiệp trực tuyến, bằng chứng là sự thành lập Quỹ tương lai Dubai (Dubai Future Foundation) nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho các sáng kiến kinh doanh số. 2.2.4. Tại Úc Úc là một trong số những quốc gia đã đang có những bước gia nhập mạnh dần vào nền kinh tế số và kinh doanh số, thông qua mức đóng góp kinh tế đạt 167 tỷ đô la Úc từ lĩnh vực công nghệ vào năm 2020. Phần lớn là nhờ sự áp dụng công nghệ dàn trải trên đa dạng lĩnh vực kinh doanh. Con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên khoảng 250 tỷ đô la Úc vào năm 2030 (Statista, 2023d). Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Úc được thực hiện nổi bật chủ yếu ở ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh, với 50.6% đáp viên nhận diện rằng đây là ngành được các doanh nghiệp áp dụng AI trong nước phục vụ nhiều nhất. Tiếp đến là ngành khai thác mỏ, năng lượng, và tải nguyên với tỷ lệ 43.4% đáp viên nhận diện sự ứng dụng (Biểu đồ 7). 23
  6. Biểu đồ 7. Các ngành hàng được các doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo phục vụ ở Úc vào năm 2021, phân theo loại hình (Statista, 2023d) Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp cũng đã được chính phủ Úc quan tâm và chuyển đổi hình thức vận hành, phát triển lên thành lĩnh vực công nghệ thực phẩm nông nghiệp (AgriFoodTech). AgriFoodTech tập trung tích hợp và phát triển các công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa hiệu quả, cải thiện năng suất, đảm bảo tính bền vững và đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng trên toàn cầu. Tuy chưa phải là một ngành có mức độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật rõ nét nhưng lượng vốn được dành ra để đầu tư vào lĩnh vực này cũng đã có sự dàn trải. Biểu đồ 8. Tổng vốn đầu tư vào AgriFoodTech tại Úc năm 2021, theo danh mục (triệu đô la Mỹ) (Statista,2023d) Năm 2021, danh mục công nghệ bán lẻ tại cửa hàng tiếp nhận khoản đầu tư vào AgriFoodTech ở Úc là cao nhất, với hơn 100 triệu đô la Mỹ tài trợ được đổ vào lĩnh vực này, nối tiếp sau đó là danh mục thực phẩm đổi mới, với mức đầu tư khoảng 95 triệu đô la Mỹ. Về mảng đầu tư công nghệ nông nghiệp, có thể thấy công nghệ trung nguồn, phần mềm quản lý nông nghiệp và cảm biến là những lĩnh vực được tài trợ tương đối nhiều (Biểu đồ 8). 3. Thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số vừa là cơ hội, vừa là thách thức để Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế, từ đó phát triển bứt phá trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ 38% một năm. Theo đó, khu vực số được kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 30% GDP vào năm 2030 (Binh & Phuong, 2020). Theo Báo cáo thường niên “e-Conomy SEA” của Google, Temasek và Bain & Company công bố năm 2022, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi đạt 23 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong năm 2022 và dự kiến sẽ đạt gần 50 tỷ USD vào năm 2025. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP của cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP. Theo số liệu của trung tâm Internet Việt Nam, năm 2021 Việt Nam có 68,72 triệu người dùng Internet, chiếm trên 70% dân số. Trung bình mỗi ngày người Việt dành hơn 3 giờ sử dụng Internet trên điện thoại thông minh (Chi & Luong, 2023). 24
  7. 3.1. Các chính sách hỗ trợ kinh tế số tại Việt Nam Cam kết số hóa của Việt Nam được thể hiện rõ trong hàng loạt các chính sách, quy hoạch tổng thể và các văn bản chỉ thị suốt hơn 30 năm qua (Cameron A, 2019). Xác định rõ tầm quan trọng của kinh tế số, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/02/2019 về chủ trương chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0. Tại Nghị quyết này đã đề ra 8 chủ trương chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0 và đặt ra các mục tiêu quan trọng cho giai đoạn 2025- 2045. Trong đó, mục tiêu cụ thể đến 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và đến năm 2030 chiếm khoảng 30%. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo đó, chương trình này nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có khả năng vươn ra thế giới. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cách thức sống, làm việc của người dân, phát triển rộng rãi môi trường an toàn, nhân văn... Có thể thấy, trong thời gian qua Việt Nam đã thực hiện các bước đi cần thiết, phù hợp để phát triển kinh tế số. Hàng loạt những văn bản pháp lý liên quan đến kinh tế số được ban hành cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế số phát triển như xây dựng khung pháp lý về an toàn, an ninh mạng thông qua ban hành Luật An toàn thông tin mạng 2015, Luật An ninh mạng 2018; xây dựng hành lang pháp lý cho các ngành, kể cả các ngành đang thực hiện các mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử,…; thực hiện cải cách thể chế để thu hút đầu tư vào công nghệ số; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, cải cách nền hành chính theo hướng số hóa; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái số thông qua hàng loạt những chương trình, sáng kiến thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. 3.2. Chuyển đổi số trong các ngành kinh tế Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và chuyển đổi ở nhiều lĩnh vực, có thể kể đến như ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), thương mại điện tử (TMĐT), ngân hàng, ngành logistics, du lịch, y tế,… Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông - nền tảng cho sự bùng nổ kinh tế số tại Việt Nam. Các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ tài chính (fintech), viễn thông, sản xuất linh kiện điện tử và máy tính, và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là cơ sở cho sự bùng nổ của nền kinh tế số của Việt Nam. Trong năm 2022, doanh thu lĩnh vực ngành công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Ngoài ra, doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm 2021; trong đó, có 44.000 doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số. Thương mại điện tử là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế số của Việt Nam. Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA), thị trường TMĐT của Việt Nam tăng 35% mỗi năm, nhanh hơn gấp 2,5 lần so với Nhật Bản (Cameron A, 2019). Với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, TMĐT chính là một trong những lĩnh vực tiên phong và trụ cột của nền kinh tế số (VCCI et al., 2023). Theo báo cáo của Bộ Công thương, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7.5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Theo ước tính, có tới gần 60 triệu người Việt tham gia mua hàng online với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 – 285 USD trong năm 2022. Lĩnh vực TMĐT chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số của Việt Nam. Đặc biệt, trong số 23 tỷ USD mà kinh tế số Việt Nam đạt được trong năm 2022 thì có tới 14 tỷ USD là từ lĩnh vực TMĐT. Còn tới năm 2025, nếu nền kinh tế số Việt Nam đạt tới ngưỡng 49 tỷ USD thì con số này ở lĩnh vực TMĐT là 32 tỷ USD, chiếm tới hơn 65%. Theo Bộ Công Thương, TMĐT là một trong những lĩnh vực tiên phong của kinh tế số, tạo động lực phát triển nền kinh tế và chuyển đổi số trong doanh nghiệp (VCCI et al., 2023). Lĩnh vực ngân hàng - tạo động lực chuyển đổi số cả nền kinh tế Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, xu hướng ngân hàng số hay công nghệ tài chính (fintech) cũng đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng ứng dụng ngân hàng số lớn thứ hai trên toàn cầu. Với khoảng 30 triệu người dùng ngân hàng số trong nước và 90% giao dịch ngân hàng được quản lý qua các kênh kỹ thuật số (Thy Lê, 2023). Đối với ngân hàng số, mọi giao dịch đều thực hiện trực tuyến qua Internet, số hóa quy 25
  8. trình, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền 24/7, vay ngân hàng, gửi tiết kiệm, nộp tiền vào tài khoản, quản lí tài khoản, quản lí thẻ, đầu tư, bảo hiểm, quản lí tài chính cá nhân và doanh nghiệp, giao dịch thông qua Internet Banking và Mobile Banking, xác minh ID bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) và trí tuệ nhân tạo,… Có thể thấy, lĩnh vực ngân hàng được xem là huyết mạch của cả nền kinh tế, việc ngành ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số có thể thúc đẩy các ngành kinh tế khác thực hiện, chuyển đổi số ngành ngân hàng góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số. Ngành logistics - chuyển đổi số giúp cắt giảm chi phí logistics cho toàn bộ nền kinh tế Logistics được coi là xương sống của chuỗi cung ứng, do đó yêu cầu về chuyển đổi số trong ngành logistics cũng không nằm ngoài xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế (Bộ Công Thương, 2023). Theo hoạch định tại “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logictics là một trong tám ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Chuyển đổi số góp phần tối ưu các hoạt động logistics, từ đó góp phần cắt giảm chi phí logistics cho toàn bộ nền kinh tế khi mà chi phí logistics tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các nước phát triển như Singapore, Thái Lan. Một số công nghệ và ứng dụng chuyển đổi số quan trọng trong logistics có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI); máy học (Machine Learning – ML); chuỗi khối (blockchain); Internet vạn vật (Internet of Things); điện toán đám mây và robotics. Các ứng dụng nổi bật của các công nghệ này trong hoạt động logistics bao gồm theo dõi hàng hóa, tối ưu hóa lộ trình giao hàng, tự động hóa quy trình giao hàng và thanh toán, quản lý dữ liệu vận chuyển, chia sẻ thông tin vận chuyển, tự động hóa các quy trình kho bãi,… Ngành du lịch - chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng giúp ngành du lịch kết nối các hệ sinh thái liên quan Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng giúp ngành du lịch kết nối các hệ sinh thái liên quan như vận tải, lưu trú, thương mại,… Khách du lịch sẽ được trải nghiệm những nét độc đáo của di sản, của văn hóa trên các nền tảng trực tuyến, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Các tiện ích số như đặt vé đi lại, cơ sở lưu trú, ẩm thực, visa điện tử,… mang lại cho du khách nhiều tiện ích và hữu dụng. Theo khảo sát được thực hiện bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam, 71% du khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2017 sử dụng các nguồn trực tuyến để xác định điểm đến. Thêm vào đó, 64% du khách quốc tế đặt tour du lịch tới Việt Nam trực tuyến. Gần 100% doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch sử dụng trang web để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, nhưng chỉ hơn 50% doanh nghiệp nội địa thành công với việc bán tour và sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến (Binh & Phuong, 2020). Trên thế giới, nhiều quốc gia đang tiến hành chuyển đổi số ngành du lịch và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Kết hợp với thương mại điện tử, với kinh tế chia sẻ, du lịch đã dần thay đổi và trở thành một ngành kinh tế thông minh. Ngành y tế - là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu Ngành y tế Việt Nam đang xây dựng hệ thống y tế thông minh. Năm 2018, ngành y tế đặt ra kế hoạch triển khai các công nghệ số trong ba trụ cột chính: phòng bệnh thông minh, khám và điều trị thông minh và quản lý y tế thông minh. Các bệnh viện lớn ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và triển khai mô hình Phòng khám thông minh (Cameron A, 2019). Ngoài ra, hệ thống quản lý thông tin cũng đang được số hóa. Cụ thể, Bộ Y tế đang mở rộng đề án về Bệnh án điện tử (EMR) cho các đơn vị trực thuộc trên cả nước sau khi thí điểm thành công theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT. Hệ thống Bệnh án điện tử này cho phép các cơ sở y tế sử dụng kỹ thuật số để ghi lại, hiển thị và lưu trữ dữ liệu y tế của mỗi người dân. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đang tích cực nghiên cứu và soạn thảo mẫu thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Ngành y tế/chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu, các kế hoạch chuyển đổi số của ngành y tế sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện để bệnh nhân đến khám chữa bệnh được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn. 4. Kiến nghị phương hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế số tại Việt Nam Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngày càng phát triển mạnh mẽ, sẽ đóng góp nhiều hơn vào chuyển đổi mô hình tăng trưởng; kết hợp xu thế số hóa đã tạo cơ hội cho các quốc gia trên thế giới chuyển đổi toàn diện nền kinh tế, đồng thời đặt ra yêu cầu khẩn trương và quyết liệt trong việc tìm kiếm, khuyến khích các ngành kinh tế dựa trên nền tảng số. Để giúp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh phát triển kinh tế số tại Việt Nam, một số kiến nghị được đề xuất như sau: Một là, các doanh nghiệp cần tăng cường chuyển đổi quy trình vận hành từ thủ công sang số hóa bằng việc gia tăng sử dụng các kênh thông tin trực tuyến, sử dụng các ứng dụng/chương trình kỹ thuật số, nghiên cứu và vận dụng các xu 26
  9. hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI); máy học (Machine Learning – ML); chuỗi khối (blockchain); Internet vạn vật (Internet of Things); điện toán đám mây và robotics vào quá trình vận hành và kinh doanh. Hai là, các doanh nghiệp thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế số, cập nhật các văn bản pháp lý về kinh tế số; từ đó, nghiên cứu các phương án thực hiện số hóa, phát triển kế hoạch đầu tư công nghệ cụ thể và phân bổ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ số. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên nghiên cứu việc đầu tư xây dựng kết nối hạ tầng cho chuyển đổi số, đáp ứng với sự phát triển đổi mới công nghệ ngày càng nhanh của nền kinh tế. Ba là, việc thực hiện số hóa thường được các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ ưu tiên và chú trọng; điều này đặt ra những thách thức và áp lực đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất - chế tạo; trong khi đó, đây là những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi thực hiện số hóa, giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng sản lượng đầu ra. Vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất - chế tạo cần chủ động cập nhật thông tin, đẩy mạnh tự động hóa máy móc, ứng dụng các công nghệ hỗ trợ việc đưa ra quyết định tức thời và giải quyết các vấn đề quản lý hàng ngày, phát triển công nghệ hỗ trợ sản xuất như giám sát và kiểm soát quá trình, rô-bốt và tự động hóa,... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barefoot, K., Curtis, D., Jolliff, W., Nicholson, J. R., & Omohundro, R. (2018). Defining and Measuring the Digital Economy. https://www.bea.gov/system/files/papers/WP2018-4.pdf 2. Binh, L. D., & Phuong, T. T. (2020). Kinh tế số và chuyển đổi số tại Việt Nam. https://economica.vn/Content/files/PUBL%20%26%20REP/EVFTA%20and%20Digital%20Economy%20in%20Vietna m%20VIE.pdf 3. Bộ Công Thương. (2023). Báo cáo Logistics Việt Nam 2023 - Chuyển đổi số trong Logistics. https://valoma.vn/wp-content/uploads/2023/12/Bao-cao-Logistics-Viet-Nam-2023.pdf 4. Cameron A, P. T. H. A. J. N. D. H. N. T. P. T. S. T. N. T. N. T. H. Y. & H. S. (2019). Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045. https://hufi.edu.vn/Images/Documents/N00CT/18- 00566_data61_report_vietnamsfuturedigitaleconomy2040_vietnamese_summary_web_190716.pdf 5. Chi, N. T., & Luong, N. Van. (2023). Phát triển Kinh tế số ở Việt Nam - Thuận lợi, Khó khăn và giải pháp. Tạp Chí Nghiên Cứu Tài Chính Kế Toán, Kỳ 2 tháng 6 (số 242)-2023, 1–8. https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/357819/CVv266K2S62023005.pdf 6. Duc, D. T. V., Dat, T. T., Linh, D. H., & Phong, B. X. (2023). Measuring the digital economy in Vietnam. Telecommunications Policy, 102683. https://doi.org/10.1016/j.telpol.2023.102683 7. Evans, P. C., & Gawer, A. (2016). The Emerging Platform Economy Series No. 1. The Rise of the Platform Enterprise: A Global Survey. https://www.thecge.net/app/uploads/2016/01/PDF-WEB-Platform-Survey_01_12.pdf 8. Ghezzi, A. (2012). Emerging business models and strategies for mobile platform providers: a reference framework. Info, 14(5), 36–56. https://doi.org/10.1108/14636691211256296 9. Greer, J. (2017). Business models of the future: emerging value creation. https://www.accaglobal.com/gb/en/technical-activities/technical-resources-search/2017/january/business-models-of-the- future-emerging-value-creation.html 10. Hai, T. N., Van, Q. N., & Thi Tuyet, M. N. (2021). Digital Transformation: Opportunities and Challenges for Leaders in the Emerging Countries in Response to Covid-19 Pandemic. Emerging Science Journal, 5, 21–36. https://doi.org/10.28991/esj-2021-SPER-03 11. Karmarkar, U. S., & Apte, U. M. (2007). Operations management in the information economy: Information products, processes, and chains. Journal of Operations Management, 25(2), 438–453. https://doi.org/10.1016/j.jom.2006.11.001 12. Lewandowski, M. (2016). Designing the Business Models for Circular Economy—Towards the Conceptual Framework. Sustainability, 8(1), 43. https://doi.org/10.3390/su8010043 13. Li, F. (2020). The digital transformation of business models in the creative industries: A holistic framework and emerging trends. Technovation, 92–93, 102012. https://doi.org/10.1016/j.technovation.2017.12.004 27
  10. 14. Li, K., Kim, D. J., Lang, K. R., Kauffman, R. J., & Naldi, M. (2020). How should we understand the digital economy in Asia? Critical assessment and research agenda. Electronic Commerce Research and Applications, 44, 101004. https://doi.org/10.1016/j.elerap.2020.101004 15. Linder, M., & Williander, M. (2017). Circular Business Model Innovation: Inherent Uncertainties. Business Strategy and the Environment, 26(2), 182–196. https://doi.org/10.1002/bse.1906 16. Ma, X., Feng, X., Fu, D., Tong, J., & Ji, M. (2024). How does the digital economy impact sustainable development? —An empirical study from China. Journal of Cleaner Production, 434, 140079. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2023.140079 17. Statista. (2023a). Digital economy in the United Kingdom (UK). https://www.statista.com/study/39348/digital- economy-in-the-united-kingdom-uk-statista-dossier/ 18. Statista. (2023b). Digital market in the United Arab Emirates. https://www.statista.com/study/82849/digital- market-in-the-united-arab-emirates/ 19. Statista. (2023c). Digitalization in the European Union. https://www.statista.com/study/133546/digitalization- in-the-european-union/ 20. Statista. (2023d). Industrial digital transformation in Australia. https://www.statista.com/study/123793/industrial-digital-transformation-in-australia/ 21. Thy Lê. (2023). Việt Nam có tỷ lệ người dân dùng ứng dụng ngân hàng số lớn thứ hai toàn cầu. https://vnbusiness.vn/kinh-doanh-so/viet-nam-co-ty-le-nguoi-dan-dung-ung-dung-ngan-hang-so-lon-thu-hai-toan-cau- 1095073.html#:~:text=Việt%20Nam%20hiện%20có%20tỷ,các%20kênh%20kỹ%20thuật%20số. 22. VCCI, Lazada, & Nhóm chuyên gia ngành. (2023). Báo cáo thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số. https://valoma.vn/wp-content/uploads/2023/03/BC-TMDT-Phat-trien-ben-vung-2023.pdf 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2