YOMEDIA
ADSENSE
Thách thức đối với giám đốc tài chính trong lĩnh vực khách sạn thời kỳ Công nghiệp 4.0
10
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Thách thức đối với giám đốc tài chính trong lĩnh vực khách sạn thời kỳ Công nghiệp 4.0" trên cơ sở phân tích những thay đổi trong tài chính doanh nghiệp nói chung trước bối cảnh công nghệ 4.0, từ đó tổng hợp những thay đổi đối với ngành quản trị khách sạn trước yêu cầu của công nghệ số hóa và đưa ra các gợi ý đối với các giám đốc tài chính nhằm đáp ứng với cả hai thay đổi nói trên. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thách thức đối với giám đốc tài chính trong lĩnh vực khách sạn thời kỳ Công nghiệp 4.0
- THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Nguyễn Thúy Anh Trường Đại học Ngoại thương TÓM TẮT Bài viết trên cơ sở phân tích những thay đổi trong tài chính doanh nghiệp nói chung trước bối cảnh công nghệ 4.0, từ đó tổng hợp những thay đổi đối với ngành quản trị khách sạn trước yêu cầu của công nghệ số hóa và đưa ra các gợi ý đối với các giám đốc tài chính nhằm đáp ứng với cả hai thay đổi nói trên. Các gợi ý chính bao gồm việc tăng cường trang bị kỹ năng phân tích và xử lý thông tin, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu các thang đo hiệu quả doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Từ khóa: Quản trị khách sạn, quản trị tài chính, giám đốc tài chính, công nghiệp 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet toàn diện đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản trị khách sạn cũng không nằm ngoài xu thế này. Giám đốc tài chính, với vai trò là ngƣời hoạch định, triển khai các quyết định tài chính trong doanh nghiệp nhƣ huy động vốn, đầu tƣ vốn, quản trị doanh thu, dòng tiền… trong khách sạn cũng cần nhận thức đƣợc những thách thức đặt ra trƣớc những thay đổi của bối cảnh mới, từ đó có những giải pháp để khẳng định vai trò trụ cột của mình trong doanh nghiệp, hỗ trợ tích cực cho ban lãnh đạo khách sạn thực hiện cũng chuyển biến tích cực nhằm thích nghi và tạo ra những giá trị mới trong thời đại công nghệ 4.0. Do vậy, bài viết trên cơ sở tổng hợp những thay đổi về tài chính doanh nghiệp nói chung, đề cập đến những thách thức của ngành quản trị khách sạn trong nền công nghiệp số hóa từ đó đề xuất một số gợi ý cho các giám dốc tài chính nhằm thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong các doanh nghiệp nói chung và trong ngành quản trị khách sạn nói riêng. 2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Sự phát triển của tài sản vô hình trong doanh nghiệp Xu hƣớng số hóa và toàn cầu hóa dự kiến sẽ làm thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp, trong đó, điểm nổi bật là các tài sản vô hình nhƣ thƣơng hiệu, quan hệ khách hàng, quyền sở hữu chứ không phải các tài sản vật chất hữu hình trƣớc đây. Báo cáo về giá trị của doanh nghiệp S&P 500 đã cho thấy, các nguồn lực vô hình này chiếm tới 80% giá trị định giá của doanh nghiệp trong khi tỷ lệ này năm 1975 chỉ là 20% (Ocean Tomo, 2015) (Hình 1). GE một tập đoàn hàng đầu của Mỹ đã cho rằng, các công ty hiện nay tạo ra nhiều giá trị nhất không phải là các công ty nắm giữ các tài sản vật chất hay tài sản tài chính. Thay vào đó, là các công ty kiểm soát các tài sản vô hình nhƣ quyền sở hữu trí tuệ đối với các phần mềm, các phát minh, sáng chế, nguồn lực khách hàng dựa trên dữ liệu của ngƣời mua, các thông tin về giao dịch khách hàng, nguồn nhân lực trên cơ sở các tài năng và mạng lƣới đồng sáng tạo. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần điều chỉnh mô hình kinh doanh hiện tại của mình hoặc xây dựng các mô hình mới. Các doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển các tài sản vô hình nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc của mình. Tuy vậy, việc định giá tài sản vô hình chính xác lại là thách thức rất lớn trong tài chính doanh nghiệp. 2.2. Tài sản cố định sẽ giảm đi nhƣng có hiệu suất sử dụng cao hơn Fortune gọi môi trƣờng kinh tế trong nền công nghiệp 4.0 là nền kinh tế không biên giới khi sức lao động, thông tin và tiền di chuyển dễ dàng, với chi phí thấp và nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Một số học giả khác gọi là nền kinh tế chia sẻ hay hợp tác khi con ngƣời có thể tận dụng các nguồn lực từ ngƣời khách thông qua việc sử dụng hoặc thuê các tài sản còn thừa công suất thay vì đi mua mới. Nhiều công ty sẽ tạo ra các giá trị cao hơn từ mức đầu tƣ vào tài sản cố định ít hơn, ví dụ nhƣ Uber, Apple. Apple thuê ngoài toàn bộ server cần thiết để host các dịch vụ Icloud và chỉ 386
- trả cho nhu cầu của mình cũng nhƣ sử dụng bên thứ 3 để sản xuất và tiến hành các hoạt động cung ứng toàn cầu. Mc Kinsey gọi khu vực này là khu vực ―tài sản ít mà nhiều ý tƣởng‖ có thể tạo ra 31% lợi nhuận của các công ty ở phƣơng Tây, so với mức 17% trong năm 1999 (Mc Kinsey Global Institute, 2015). 100% 90% 17% 32% 80% 70% 68% 60% 80% 87% 50% Tài sản vô hình 40% 83% Tài sản hữu hình 68% 30% 20% 32% 10% 20% 13% 0% 1 2 3 4 5 Hình 1: Tỷ trọng giá trị tài sản doanh nghiệp thuộc S&P 500 (Mốc 1 tƣơng ứng năm 1975, 2: 1985; 3: 1995; 4:2005; 5:2015) Nguồn: Ocean Tomo, 2015 2.3. Các tiêu chí đánh giá sự thành công của doanh nghiệp thay đổi Căn cứ vào một cuộc khảo sát của Oracle (CGMA, 2015) đối với 774 ngƣời tại 34 quốc gia khác nhau, trong đó hầu hết là các cá nhân đều nắm giữ các vai trò tài chính trong các doanh nghiệp, về mức độ quan trọng của các yếu tố quyết định giá trị doanh nghiệp, kết quả là có 5 tiêu chí chiếm trên 50% sự đồng thuận của ngƣời trả lời, đó là: - Mức độ hài lòng của khách hàng: 76% - Chất lƣợng của quy trình kinh doanh: 64% - Quan hệ với khách hàng: 63% - Chất lƣợng nguồn nhân lực: 61% - Danh tiếng thƣơng hiệu: 58% Mặt khác, ngƣời đƣợc điều tra cũng cho rằng các KPI quan trọng liên quan đến 5 tiêu chí trên bao gồm: - Chất lƣợng dữ liệu - Mức sinh lời của vốn đầu tƣ (ROIC) - Năng suất ngƣời lao động - Mức độ giữ chân nhân viên - Trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng - Hoạt động của đối thủ cạnh tranh - Khả năng giữ chân khách hàng - Khả năng tìm kiếm và giữ chân các tài năng - Mức độ nhận thức về nhãn hiệu Nhƣ vậy, các KPI không chỉ dừng lại ở các chỉ số truyền thống về tài chính hoặc phi tài chính nhƣ mức sinh lời trên vốn đầu tƣ, năng suất lao động, mức độ hài lòng khách hàng, mức độ nhận thức về nhãn hiệu mà còn tập trung vào các chỉ tiêu liên quan đến chất lƣợng nguồn thông tin, trải nghiệm của khách hàng, khả năng giữ chân nhân tài, nhân viên… Hay nói cách khác, vai trò của các tiêu chí liên quan đến khách hàng, thông tin, nguồn nhân lực đang trở nên ngày càng quan trọng. 2.4. Yêu cầu đặt ra đối với giám đốc tài chính Thời kỳ số hóa đã định nghĩa lại các mô hình kinh doanh trong doanh nghiệp. Các giám đốc tài chính và bộ phận kế toán tài chính cũng cần phải hỗ trợ việc định nghĩa, thực thi các mô hình kinh doanh mới, dựa trên nền tảng số hóa và phát triển các năng lực hiện tại của tổ chức, tăng cƣờng khả năng phân tích và công nghệ cũng phát triển các kỹ năng lãnh đạo và hợp tác trong kinh doanh nhiều hơn. Các tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoạt động truyền thống của doanh nghiệp cũng 387
- không thể áp dụng đo lƣờng giá trị của các tài sản vô hình, do đó cần phát triển các tiêu chí mới trong đo lƣờng và thực hiện kiểm soát các động lực tạo ra giá trị trong doanh nghiệp, sử dụng các công cụ dựa trên nền tảng đám mây và công nghệ hiện đại khác của nền công nghiệp 4.0. Do đó, để có thể tận dụng lƣợng dữ liệu khổng lồ trong việc ra quyết định trong doanh nghiệp, các giám đốc tài chính cần phát triển các năng lực mới nhƣ: - Nắm bắt và quản lý dữ liệu cần thiết để ra quyết định hoặc đo lƣờng hiệu quả doanh nghiệp, ví dụ, thông tin về tài sản vô hình. Ngoài ra, việc tuân thủ theo các quy định và tiêu chuẩn về dữ liệu, bảo mật thông tin cũng rất quan trọng trong việc duy trì lòng tin của khách hàng. - Các giám đốc tài chính cũng cần có nền tảng về IT tốt để có thể áp dụng các thành tự của công nghệ thông tin trong việc ra các quyết định về giá, chi phí, và đầu tƣ trong doanh nghiệp. - Khả năng phân tích dữ liệu khổng lồ: Các kỹ năng cần thiết bao gồm việc viết code, nhận dạng các mối tƣơng quan phức tạp và rút ra các thuật toán. - Đảm bảo tính khách quan của kế toán viên, để đảm bảo sự chính trực của các con số cũng nhƣ bảo vệ lợi ích của các cổ đông. - Để có lợi ích về thƣơng mại, các Giám đốc tài chính cũng có thể áp dụng các nghiên cứu định lƣợng vào hoạt động quản lý và phân tích. Điều này cũng mang lại cơ hội lớn cho các giám đốc tài chính có thể sử dụng ảnh hƣởng của mình trong toàn công ty. 3. THÁCH THỨC VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý 3.1 Sự thay đổi của ngành quản trị khách sạn trong bối cảnh 4.0 Ngành quản trị khách sạn trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cũng không tránh khỏi những thay đổi. Đặc biệt, đặc thù của ngành là đòi hỏi mức đầu tƣ cố định lớn, mô hình kinh doanh luôn biến động, phụ thuộc nhiều vào con ngƣời và quy trình. Tỷ lệ nhân viên bỏ việc trong lĩnh vực khách sạn cũng khá cao, do vậy sẽ ảnh hƣởng đến nguồn lực trí tuệ và khả năng sáng tạo của tổ chức. Môi trƣờng kinh doanh của các khách sạn cũng sẽ có những sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Sự phát triển của các nền tảng công nghệ cho phép khách hàng đặt phòng online dẫn đến sự thay đổi lớn về hoạt động marketing và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ (chia sẻ nơi ở, chia sẻ phƣơng tiện đi lại, chia sẻ bạn đƣờng, chia sẻ bữa ăn…) dẫn đến tốc độ phục vụ của ngành khách sạn cũng không thể chậm chễ hơn. Khách hàng cũng ngày càng mong muốn đƣợc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, riêng biệt hơn. Trong thời đại thông tin cũng đƣợc chia sẻ nhiều hơn, các khách sạn cũng gặp phải áp lực cạnh tranh nhiều hơn về giá cả, chất lƣợng. Các khách sạn lớn cũng sẽ đối mặt với việc áp dụng các công nghệ hiện đại để tối ƣu hóa cách thức phục vụ khách hàng và vận hành hoạt động hàng ngày của khách sạn. Sự phát triển của Internet cũng dẫn đến sự phát triển của một loạt các trung gian trong lĩnh vực đặt phòng, các đại lý du lịch online (Online Travel Ageny-OTA) dẫn đến việc đặt phòng đƣợc thực hiện thông qua các đại lý đặt phòng chiếm tỷ trọng khá lớn, khiến cho các khách sạn có nguy cơ không thể kiểm soát đƣợc việc này. Mặt khác, nhiều khách sạn đã áp dụng các công nghệ mới, tận dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0. Theo điều tra của Roland Berger (2016), với khảo sát 13 tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, 100 công ty công nghệ trong lĩnh khách sạn và du lịch đã cho thấy, trong tổng số 125 ứng dụng số hóa đƣợc nhận diện trong ngành khách sạn, có 19 ứng dụng sau là phổ biến và đƣợc sử dụng nhiều nhất (bảng 2). Cũng theo Roland Berger (2016), để áp dụng thành công các ứng dụng trên mang lại thành công trong kinh doanh, các khách sạn cần chuẩn bị các nền tảng sau: - Nền tảng về số hóa: Nền tảng Internet là điều kiện cần để thực hiện tất cả các dịch vụ ở trên cho khách hàng cũng nhƣ thực hiện các vận hành cần thiết bên trong khách sạn nhƣ việc định giá, quản trị doanh thu, quản trị vật tự, quản trị nhà cung cấp, quản lý nguồn nhân lực, thực hiện các công việc kế toán. - Am hiểu về số hóa: Các khách sạn cần tuyển dụng các nhân viên am hiểu về công nghệ, thậm chí là ngƣời từ những công ty chuyên về internet để thực hiện các nhiệm vụ marketing digital, thu thập và phân tích dữ liệu, bán hàng. Các khách sạn cũng cần khởi động một sự thay đổi về văn 388
- hóa thông tin trong doanh nghiệp, xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho nhân viên hiện tại cũng nhƣ hợp tác với các trƣờng đại học để thử nghiệm các dự án mới mang tính sáng tạo. - Dữ liệu về khách hàng: Việc thu nhập thông tin cụ thể của khách hàng và sử dụng nó một cách thông minh để tăng doanh số là điều kiện sống còn. Khi tìm hiểu đƣợc thị hiếu của từng khách hàng, việc phục vụ khách hàng ở những lần lƣu trú tiếp theo sẽ đem lại hiệu quả lớn cho khách sạn. - Quản trị doanh thu và quản lý các đại lý du lịch online (OTA): Việc phối hợp với các OTA để giảm chi phí và tăng hiệu quả doanh thu là việc nên làm đối với các khác sạn, thay vì tự mình tìm kiếm khách hàng và duy trì mối liên hệ với khách hàng thông qua hệ thống của riêng mình. Bảng 2: 19 ứng dụng phổ biến trong ngành quản trị khách sạn trong bối cảnh công nghiệp 4.0 Các ứng dụng tập trung vào vận Các ứng dụng tập trung STT STT hành khách sạn khách hàng Quản trị doanh thu thông qua nguồn Việc gửi newsletter định kỳ cho các 1 11 dữ liệu bên ngoài nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau Gƣơng thông minh/ màn hình hiển thị số hóa: Cho phép hiển thị các thông tin mà khách hàng không thể tìm kiếm bằng mobile đƣợc nhƣ thông tin bên Công cụ truyền thông nội bộ qua nền trong khách sạn, một số tip để ăn nhà 2 12 tảng web hàng và đi thăm quan tại địa phƣơng, các điểm trƣng bày nghệ thuật của nghệ sỹ địa phƣơng, ảnh về khách hàng tại các khách sạn trong cùng hệ thống trên toàn thế giới Việc giới thiệu các dịch vụ thông qua 3 Dịch vụ check in/check out online 13 webcam Dịch vụ check in/check out tự phục Ứng dụng gửi thông tin cho khách lƣu 4 vụ, thông qua một terminal đặt tại 14 trú sảnh khách sạn 5 Dịch vụ lễ tân bằng robot 15 Lễ tân số hóa bằng di động 6 Dịch vụ trông giữ hành lý bằng robot 16 Dịch vụ phản hồi thông tin realtime Ứng dụng thực hiện đóng mở cửa Ứng dụng cho phép trực tiếp liên hệ với 7 17 phòng nhân viên khách sạn Dịch vụ vận chuyển hành lý bằng 8 18 Ứng dụng khám phá địa điểm du lịch robot Việc marketing dựa trên dịch vụ Local Điều chỉnh nội dung truyền thông qua based services (Cung cấp dịch vụ cho 9 19 nhiều kênh khác nhau khách hàng trong một phạm vi địa lý xác định) 10 Dịch vụ chọn phòng online Nguồn: Roland Berger (2016) - Học hỏi từ các ngành khác nhƣ ngành truyền thông, các công ty công nghệ, bán lẻ, cung cấp dịch vụ tài chính đã áp dụng các ứng dụng của công nghệ 4.0. Ví dụ, các ngân hàng đã giảm quy mô phòng giao dịch, thay bằng các trung tâm giao dịch với các quầy giao dịch số hóa, có thể tự phục vụ hoặc hỗ trợ khách hàng tƣơng tác với tƣ vấn viên qua video. Trong lĩnh bán lẻ, cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi số lƣợng khách hàng thực hiện mua hàng online ngày càng nhiều hơn. Các công ty bán lẻ cũng thu hẹp gian bán hàng, mở rộng các kênh bán hàng online. Các hãng này cũng đã thu thập dữ liệu khách hàng một cách có hệ thống và sử dụng kết quả xử lý thông tin để nhắm vào các khách hàng có nhu cầu đặc thù, với các mức giá khác nhau qua các kênh khác nhau, kể cả bán hàng trên Amazon và Ebay. Đối với các hãng công nghệ, họ cũng đang chuyển mình từ những 389
- nhà sản xuất các sản phẩm vô tri vô giác thành các nhà cung cấp các giải pháp công nghệ cho khách hàng. Điều này cần đến việc phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng chi tiết và thông minh. 3.2 Một số gợi ý đối với các giám đốc tài chính trong lĩnh vực khách sạn trong bối cảnh công nghệ 4.0 Các giám đốc tài chính trong lĩnh vực khách sạn trƣớc những thay đổi rất mạnh mẽ của ngành khách sạn du lịch, theo quan điểm của tác giả cần tập trung phát triển một số điểm chính nhƣ sau: Một là, chú trọng đầu tƣ vào các tài sản vô hình của các khách sạn: Mặc dù khách sạn là ngành đòi hỏi đầu tƣ lớn về tài sản cố định nhƣng điều quyết định sự thành công trong ngành kinh doanh khách sạn lại là các tài sản vô hình nhƣ mối quan hệ với khách hàng, sự trung thành của khách hàng, cơ sở dữ liệu tốt về khách hàng hay uy tín, thƣơng hiệu của khách sạn... Mặc dù một số nguồn lực trên, về nguyên tắc chƣa đƣợc các văn bản pháp quy thừa nhận là tài sản trong doanh nghiệp cũng nhƣ chƣa có hƣớng dẫn ghi nhận là tài sản, định giá tài sản trong doanh nghiệp, tuy vậy, đây vẫn là xu hƣớng phát triển của tài chính doanh nghiệp trong tƣơng lai. Chính vì vậy, cần xây dựng các kế hoạch đầu tƣ dài hạn để nâng cao giá trị của các tài sản vô hình này, hƣớng tới việc tăng giá trị cho doanh nghiệp về dài hạn. Hai là, chú trọng đầu tƣ vào các ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ khách hàng, mang đến những trải nghiệm cho khách hàng đồng thời tối ƣu hóa hoạt động của khách sạn. Đây cũng là một chiến lƣợc đầu tƣ của các khách sạn bắt kịp với xu thế của công nghệ 4.0. Tuy vậy, tùy theo quy mô, chiến lƣợc của từng khách sạn, việc áp dụng công nghệ có thể tiến hành theo giai đoạn phù hợp. Ba là, chú trọng hợp tác liên kết với các khách sạn cùng ngành trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ liên kết với mạng lƣới các nhà đại lý phân phối phòng khách sạn online để tận dụng lợi thế của nền kinh tế chia sẻ. Bốn là, chú trọng đầu tƣ vào việc xây dựng dữ liệu thông tin khách dạng, nghiên cứu mua nguồn thông tin khổng lồ về khách hàng và ngành để hỗ trợ quá trình ra các quyết định liên quan đến giá bán, quản trị doanh thu trong doanh nghiệp. Mặt khác, chú trọng đầu tƣ vào việc bảo mật hệ thống để đảm bảo an toàn thông tin khách hàng cũng nhƣ vận hành hệ thống khi phụ thuộc vào số hóa. Năm là, phát triển các năng lực phân tích định lƣợng, trình độ công nghệ thông tin của các Giám đốc tài chính, năng lực học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục để không bị lạc hậu với sự phát triển của công nghệ 4.0 trong bối cảnh mới. Sáu là, nghiên cứu phát triển các thang đo để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh các chỉ tiêu tài chính truyền thống, các chỉ tiêu hoạt động trong ngành khách sạn, chú trọng đến các tiêu chí, KPI phản ánh đƣợc năng lực của khách sạn trong bối cảnh công nghệ 4.0 nhƣ đã đề cập ở trên. KẾT LUẬN Sự phát triển của công nghệ 4.0 khiến cho không có ngành nào có thể đứng ngoài cuộc. Ngành quản trị khách sạn với đặc thù cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao cho khách hàng thì tác động của công nghệ 4.0 sẽ càng mạnh mẽ hơn. Giám đốc tài chính trong vai trò tham vấn cho ban điều hành của các khách sạn về lĩnh vực tài chính kế toán cũng cần có những thay đổi chiến lƣợc có thể tác động toàn diện đến chiến lƣợc kinh doanh của khách sạn, đến toàn bộ đội ngũ nhân lực trong khách sạn, tạo ra các giá trị gia tăng cho các khách sạn để có thể tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu và tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, vững chắc trong bối cảnh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CGMA (2015), The digital finance imperative: measure and manage what matters next. 2. Mc Kinsey Global Institute (2015), Playing to win: The new global competition for corporate profit, McKinsey & Company. 3. Ocean Tomo (2015), Annual Study of Intangible Asset Market Value from Ocean Tomo, LLC. http://www.oceantomo.com/2015/03/04/2015-intangible-asset-market-value-study/. 4. Roland Berger (2016), Hotel Industry 4.0: Leverageing digitization to attract guests and improve efficiency. 390
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn