Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
THÁI ĐỘ SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ VỀ BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC CÁC<br />
HỌC PHẦN TIẾNG ANH<br />
Đinh Thanh Liêm1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Anh ngữ chuyên ngành , Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 06/01/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
17/01/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
30/07/14<br />
Title:<br />
The attitutes of non-English<br />
major students towards the<br />
end-of-term English test<br />
Từ khóa:<br />
Sinh viên không chuyên ngữ,<br />
thái độ của sinh viên không<br />
chuyên ngữ, kỳ thi kết thúc học<br />
phần<br />
Keywords:<br />
Non-English major students,<br />
attitudes of non-English major<br />
students , the end-of-term tests<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study evaluated the attitudes of non-English major students at Da Nang<br />
University of Technology towards the end-of-module tests of English and<br />
analyzed the impact of teaching and learning process of English. The research<br />
was conducted on 119 first-year students by the questionnaires and in-depth<br />
interviews with 25 students. The data analyzed by SPSS 16.0. The findings<br />
indicated that the students showed their positive attitudes towards the end-ofterm tests of English. The results also found that the end-of-module tests have<br />
impacted on English teaching and learning process. The end-of-module tests<br />
also influenced strongly both learning contents and teaching contents.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ của sinh viên không chuyên ngữ trường<br />
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng về kỳ kiểm tra (KT) kết thúc học phần Anh văn và<br />
phân tích những ảnh hưởng của bài KT lên quá trình dạy học tiếng Anh. Nghiên<br />
cứu này được thực hiện trên 119 sinh viên năm nhất bằng phiếu điều tra và<br />
phỏng vấn sâu 25 sinh viên. Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS phiên bản 16.0. Kết quả cho thấy sinh viên thể hiện thái độ tích cực về bài<br />
KT. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bài thi kết thúc học phần Anh văn đã có<br />
những ảnh hưởng đối với việc dạy và học ngôn ngữ. Bài thi đã ảnh hưởng đến<br />
nội dung học tập của người học và nội dung giảng dạy của người dạy.<br />
<br />
Thực hiện thông tư số 2191/BGDĐT-GDĐH ngày<br />
22/04/2010 của Bộ GDĐT về hướng dẫn xây<br />
dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Đại<br />
học Đà Nẵng đã đề ra mục tiêu sinh viên phải đạt<br />
chuẩn trình độ tiếng Anh B1 theo Khung tham<br />
chiếu trình độ ngoại ngữ Châu Âu (CEFR) khi tốt<br />
nghiệp đại học. Với mục tiêu đó, nội dung giảng<br />
dạy mới được biên soạn và xây dựng theo khung<br />
CEFR, tập trung vào phát triển khả năng sử dụng<br />
tiếng Anh. Mặc dù việc thay đổi nội dung giảng<br />
dạy, hình thức kiểm tra, đánh giá (KTĐG) đã diễn<br />
ra hơn 1 năm nhưng liệu bài KT mới có ảnh<br />
hưởng như thế nào lên việc dạy học và thái độ của<br />
sinh viên về bài KT vẫn còn là ẩn số. Vì vậy, bài<br />
nghiên cứu này được thực hiện để tìm câu trả lời<br />
cho câu hỏi này.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Có lẽ không ai phủ nhận tầm quan trọng của ngoại<br />
ngữ, đặc biệt tiếng Anh trong sự nghiệp công<br />
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Biết tiếng<br />
Anh là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật<br />
cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ<br />
thường xuyên được đổi mới, và là năng lực cần<br />
thiết với người Việt Nam hiện đại. Do đó, Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã quyết định thành<br />
lập đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, nhằm nâng<br />
cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trên phạm<br />
vi cả nước, xây dựng các chuẩn năng lực ngôn<br />
ngữ cho giáo viên tiếng Anh và sinh viên các<br />
trường đại học, cao đẳng.<br />
<br />
100<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
nhau học tập, tăng cường việc tiếp thu kiến thức,<br />
phát triển tư duy phê phán. Tuy nhiên, e-porforlio<br />
cũng có những ảnh hưởng tiêu cực chẳng hạn hình<br />
thức đánh giá này tạo sự căng thẳng cho người<br />
học và một số học viên cũng phản đối việc dùng<br />
công nghệ trong việc KT.<br />
<br />
Theo Bachman và Palmer (1996), một trong sáu<br />
thuộc tính quan trọng để xác định tính hữu dụng<br />
của bài KTĐG là ảnh hưởng của nó lên cá nhân<br />
người dạy, người học và toàn xã hội cũng như<br />
toàn cảnh giáo dục. Pearson (1988) đã chỉ ra<br />
những kì thi quốc gia có ảnh hưởng đến hành vi,<br />
thái độ, động lực của giáo viên, học sinh và các<br />
bậc phụ huynh học sinh. Ngoài ra, Frederiksen<br />
(1984) cho rằng bất kì bài thi nào cũng có khả<br />
năng ảnh hưởng đến hành vi của người dạy và<br />
người học nếu họ biết trước về kì thi ấy. Kì thi đó<br />
sẽ định hướng các hoạt động giảng dạy diễn ra<br />
trong lớp học. Cụ thể, giáo viên sẽ dành nhiều<br />
thời gian hơn để giảng dạy những kĩ năng được<br />
đánh giá trong kì thi.<br />
<br />
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
2.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Bài nghiên cứu điều tra thái độ sinh viên năm thứ<br />
nhất không chuyên ngữ thuộc Đại học Bách Khoa<br />
Đà Nẵng về các bài KT kết thúc học phần tiếng<br />
Anh và ảnh hưởng của bài thi đến việc dạy, học.<br />
Người tham gia gồm 119 sinh viên có trình độ<br />
Anh văn tương đương với bậc A1 theo khung<br />
CEFR.<br />
<br />
Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu điều tra ảnh<br />
hưởng vĩ mô (macro-level washback) của các kì<br />
thi quốc tế như: IELTS, TOFEL. Phần lớn các bài<br />
nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những ảnh<br />
hưởng tích cực và tiêu cực của những kì thi quốc<br />
gia, hoặc quốc tế đến nội dung giảng dạy, phương<br />
pháp giảng dạy, thái độ của giáo viên và học sinh.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy những kì thi như vậy<br />
có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung giảng dạy<br />
nhưng có rất ít ảnh hưởng đến phương pháp giảng<br />
dạy của giáo viên.<br />
<br />
2.2 Công cụ thu thập số liệu<br />
Công cụ nghiên cứu bao gồm bảng câu hỏi điều<br />
tra nghiên cứu được xây dựng dựa trên các lý<br />
thuyết về sự ảnh hưởng của bài KT và thái độ của<br />
sinh viên về bài KT. Người nghiên cứu cũng sử<br />
dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu 25 sinh viên.<br />
2.3 Công cụ phân tích số liệu<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel<br />
và phần mềm phân tích số liệu SPSS.<br />
<br />
Saif (2006) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
bài KT. Mục đích bài nghiên cứu nhằm xác định<br />
mức độ ảnh hưởng của bài KT đến hoạt động dạy<br />
học và kết quả học tập của chương trình đào tạo<br />
International Teaching Asisstant (ITA). Quan sát<br />
cho thấy giáo viên dạy theo yêu cầu của bài KT<br />
nhiều hơn dạy theo sách giáo khoa và hầu như bỏ<br />
qua những phần không có trong bài KT. Rõ ràng,<br />
phương pháp dạy học và việc lựa chọn các hoạt<br />
động giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào nội dung,<br />
mục tiêu bài KT ITA.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN<br />
3.1 Những ảnh hưởng đến người học<br />
3.1.1 Thời gian luyện tập<br />
Theo kết quả điều tra cho thấy đa số người tham<br />
gia (56%) dành khoảng ½ giờ đến 1 giờ đồng hồ<br />
mỗi ngày để ôn luyện bài trước kì thi. Tuy nhiên<br />
cũng đáng lưu ý là có đến 23% sinh viên không<br />
luyện tập gì cả. Điều này ngụ ý rằng kì thi kết<br />
thúc học phần không có ảnh hưởng nhiều đến một<br />
bộ phận sinh viên.<br />
<br />
Bên cạnh các nghiên cứu về những kì thi quốc tế<br />
và quốc gia, một số nghiên cứu cũng khảo sát ảnh<br />
hưởng vi mô (micro-level washback) của bài KT<br />
giữa kì, kết thúc học phần lên người học, người<br />
dạy, các hoạt động giảng dạy và tài liệu học tập.<br />
Cụ thể, Hung (2012) thực hiện dự án danh mục<br />
đầu tư điện tử (e-porforlio) như là cách đánh giá<br />
quá trình học tập mới thay thế cho các hình thức<br />
đánh giá truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy dự án e-porforlio có những ảnh hưởng tích<br />
cực đến việc học như: dự án đã tạo được cộng<br />
đồng những giáo viên TESOL thường xuyên trao<br />
đổi chia sẻ kinh nghiệm, các học viên giúp đỡ<br />
<br />
3.1.2 Sinh viên biết trước hình thức của bài thi<br />
Có 65% sinh viên được giáo viên thông báo về<br />
hình thức của bài thi kết thúc học phần. Trong khi<br />
đó, có đến 35% sinh viên không được phổ biến về<br />
hình thức bài thi. Như vậy có thể nói rằng 35%<br />
sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ôn<br />
luyện cho kì thi bởi vì họ không nắm được những<br />
loại câu hỏi nào sẽ xuất hiện trong kì thi để có sự<br />
chuẩn bị thật tốt. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong<br />
<br />
101<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
kì thi hơn so với những sinh viên đã nắm được<br />
loại câu hỏi được KT.<br />
<br />
3.2 Những ảnh hưởng đến lớp học<br />
3.2.1 Những ảnh hưởng đến người dạy và hoạt<br />
động giảng dạy<br />
<br />
3.1.3 Sinh viên đi học thêm ở Trung tâm<br />
<br />
Phần này báo cáo kết quả mức độ thường xuyên<br />
giảng viên tiến hành các hoạt động giảng dạy trên<br />
lớp. Thang đo likert gồm 5 mức độ: (1) không bao<br />
giờ, (2) hiếm khi, (3) thỉnh thoảng, (4) thường<br />
xuyên, và (5) luôn luôn, được sử dụng để nhận<br />
diện các hoạt động dạy học phổ biến.<br />
<br />
Bảng 1. Mức độ thường xuyên các hoạt động giảng<br />
viên thực hiện trên lớp học<br />
Trên lớp, giảng viên thường cho sinh TB<br />
viên<br />
hoàn thành câu với động từ cho sẵn<br />
3.61<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
hoàn thành câu với giới từ<br />
3.55<br />
làm các hoạt động nhóm, cặp trên lớp<br />
3.32<br />
mẹo vặt thi cử<br />
1.92<br />
học tất cả nội dung trong sách bài học<br />
3.71<br />
thi thử<br />
1.96<br />
luyện dịch<br />
2.29<br />
đọc thông báo ngắn<br />
3.50<br />
chọn từ cho sẵn thích hợp điền vào bài đọc 3.32<br />
điền vào bài đọc từ thích hợp<br />
3.32<br />
đọc và chọn tóm tắt nội dung chính của<br />
3.12<br />
thông báo<br />
đọc và chọn câu trả lời đúng, sai, không đề<br />
3.41<br />
cập<br />
viết email<br />
1.70<br />
nghe và chọn câu hỏi đúng sai<br />
3.65<br />
nghe và chọn câu hỏi trắc nghiệm<br />
3.39<br />
luyện nói<br />
2.62<br />
<br />
.89<br />
.94<br />
.83<br />
.99<br />
.85<br />
.81<br />
1.02<br />
.93<br />
.90<br />
<br />
.94<br />
<br />
Về mặt các kĩ năng, kĩ năng giảng viên thường<br />
xuyên cho sinh viên thực hành trên lớp học là kĩ<br />
năng đọc (TB = 3.33, ĐLC = .97) với các dạng<br />
bài tập như đọc các thông báo ngắn, đọc và chọn<br />
câu trả lời đúng sai. Ngoài ra, giảng viên cũng<br />
thường xuyên dạy họ kĩ năng nghe (TB = 3.52,<br />
ĐLC = .86) và làm các loại bài tập như chọn câu<br />
hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, điểm rất đáng quan<br />
tâm là giảng viên hiếm khi dành thời gian giúp họ<br />
nâng cao kĩ năng viết (TB = 1.7, ĐLC = .67) và<br />
theo người tham gia nghiên cứu nhận định giảng<br />
viên cũng thỉnh thoảng cho họ luyện nói trong giờ<br />
học (TB = 2.62, ĐLC = .62).<br />
<br />
.97<br />
1.05<br />
.67<br />
.92<br />
.81<br />
.62<br />
<br />
Thống kê cũng cho thấy giảng viên thường xuyên<br />
cung cấp kiến thức ngữ pháp cho sinh viên thông<br />
qua làm bài tập ngữ pháp: hoàn thành câu với<br />
động từ cho sẵn, hoàn thành câu với giới từ (TB =<br />
2.58, ĐLC = .91). Giảng viên cũng giao cho sinh<br />
viên các loại bài tập dịch câu từ Việt sang Anh và<br />
ngược lại. Hoạt động làm nhóm cũng được giáo<br />
viên sử dụng rất thường xuyên nhằm giúp sinh<br />
viên phát triển kĩ năng làm việc nhóm và học tập<br />
từ bạn bè cùng lớp. Bên cạnh đó, giảng viên cũng<br />
thường xuyên cho họ làm các dạng bài tập tương<br />
tự như những bài xuất hiện trong kì thi.<br />
<br />
Qua kết quả điều tra, có thể thấy rằng đa số sinh<br />
viên không tham gia học thêm ở bất kì trung tâm<br />
Anh ngữ nào (88%). Chỉ có 12% người tham gia<br />
cho rằng họ đi học ở các trung tâm. Lý do sinh<br />
viên không đi học thêm bên ngoài để nâng cao kĩ<br />
năng và kiến thức là vì họ có thể tự học ở nhà<br />
thông qua nhiều kênh khác nhau: mạng Internet,<br />
sách, đĩa. Họ cũng khẳng định học chương trình<br />
trên lớp đủ để giúp họ vượt qua kì thi và không<br />
cần giáo viên phụ đạo ngoài giờ lên lớp.<br />
3.1.4 Hoạt động học ngoài giờ lên lớp của sinh<br />
viên<br />
<br />
Mặt khác, người tham gia nghiên cứu thừa nhận<br />
giảng viên hiếm khi chia sẻ cho họ các mẹo vẹt<br />
trong thi cử, các thủ thuật giúp họ có thể đạt điểm<br />
cao hơn trong kì thi. Giảng viên cũng hiếm khi<br />
cho họ làm bài thi thử để giúp làm quen với cách<br />
thức KTĐG.<br />
<br />
Kết quả điều tra cho thấy kĩ năng và thành tố ngôn<br />
ngữ sinh viên dành nhiều thời gian luyện tập ở<br />
nhà là ngữ pháp (83%) và đọc (71%). Khi được<br />
phỏng vấn vì sao họ luyện nhiều ngữ pháp và đọc<br />
hơn, sinh viên cho rằng tài liệu về bài tập ngữ<br />
pháp và đọc hiểu là nguồn học liệu dễ dàng tìm<br />
kiếm hơn. Ngoài ra, họ cũng dành khá nhiều thời<br />
gian để học từ vựng. Tuy nhiên, nghe (29%) và<br />
viết (23%) là hai kĩ năng gần như sinh viên không<br />
luyện tập ở nhà. Họ nghĩ kĩ năng viết và nghe rất<br />
khó nên họ cảm thấy nản khi luyện tập những kĩ<br />
năng này.<br />
<br />
3.2.2 Ngôn ngữ giảng viên sử dụng trên lớp học<br />
Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy được xem là<br />
một trong những yếu tố quan trọng xác định mức<br />
độ giao tiếp của các hoạt động giảng dạy. Qua kết<br />
quả thống kê, hầu hết giảng viên dùng cả tiếng<br />
Việt (74%) và tiếng Anh (69%) trong giảng dạy.<br />
Người tham gia nghiên cứu khẳng định giảng viên<br />
dùng tiếng Việt để dạy từ vựng – giải thích nghĩa<br />
102<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
của từ, trình bày các điểm ngữ pháp trong bài học,<br />
dịch văn bản để giúp hiểu rõ nội dung bài học.<br />
Điều này có thể ám chỉ rằng một số hoạt động lớp<br />
học còn gắn liền với nhiều bài tập luyện cấu trúc<br />
ngữ pháp, những hoạt động dạy học chưa mang<br />
tính giao tiếp, chưa thực sự giúp cho sinh viên<br />
phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.<br />
<br />
họ có cơ hội học cải thiện vì thế việc đạt điểm cao<br />
hay không cũng không quan trọng. Ngoài ra, phần<br />
lớn người tham gia cũng đánh giá cao vai trò của<br />
của bộ môn Anh văn, vì họ nhận thấy tiếng Anh<br />
hỗ trợ họ rất nhiều trong học tập các môn chuyên<br />
ngành, đặc biệt là việc tìm kiếm thông tin liên<br />
quan đến các môn học chuyên ngành dễ dàng hơn.<br />
<br />
3.3 Thái độ của sinh viên đối với bài KT kết<br />
thúc học phần<br />
<br />
Bảng 2. Thái độ của sinh viên về bài kiểm tra<br />
Sinh viên nghĩ bài kiểm tra<br />
TB<br />
đánh giá đúng khả năng ngôn ngữ<br />
1.91<br />
kiểm tra chính xác nội dung giảng dạy<br />
2.05<br />
có đủ thời gian để họ hoàn thành bài thi 3.81<br />
giúp học môn chuyên ngành tốt hơn nếu 1.96<br />
vượt qua kì thi<br />
khiến người thi căng thẳng<br />
2.39<br />
quá khó<br />
2.56<br />
được chấm công bằng<br />
2.00<br />
trách nhiệm giảng viên là giúp học trò đạt 3.61<br />
điểm<br />
<br />
Trong phần này, thái độ và cảm nhận của sinh<br />
viên về bài KT kết thúc học phần được điều tra<br />
thông qua thang đo likert gồm 5 mức độ: (1) hoàn<br />
toàn đồng ý, (2) đồng ý, (3) không ý kiến gì, (4)<br />
không đồng ý và (5) hoàn toàn không đồng ý.<br />
Dựa trên kết quả định lượng thu được, chúng ta có<br />
thể thấy rằng đa số người tham gia cho rằng bài<br />
KT kết thúc học phần là bài KT hay vì bài thi đã<br />
giúp đánh giá đúng khả năng ngôn ngữ của người<br />
học, và bài thi cũng đảm bảo KT đúng chính xác<br />
các điểm ngữ pháp, các kĩ năng người dạy truyền<br />
đạt cho người học trên lớp. Ngoài ra, người tham<br />
gia cũng đánh giá cao tính công bằng của bài KT<br />
vì họ tin tưởng bài thi của họ đã được chấm công<br />
bằng. Họ cũng tự nhận thấy rằng bản thân họ cần<br />
phải chịu trách nhiệm cho điểm số của mình. Họ<br />
không đổ trách nhiệm cho giảng viên, và không<br />
nghĩ rằng giảng viên phải có trách nhiệm giúp họ<br />
đạt điểm cao trong kì thi.<br />
<br />
ĐLC<br />
0.81<br />
0.77<br />
0.96<br />
0.92<br />
1.05<br />
1.09<br />
0.82<br />
0.98<br />
<br />
4. Bình luận<br />
4.1 Những ảnh hưởng của KTĐG<br />
Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết của<br />
Wall và Alderson (1993) về sự ảnh hưởng của<br />
KTĐG lên việc dạy và học ngôn ngữ. Bài thi đã<br />
ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp học của<br />
người học. Người học tập trung vào luyện tập các<br />
kĩ năng và thành tố ngôn ngữ được KTĐG trong<br />
kì thi cuối kì. Những kĩ năng và thành tố ngôn<br />
ngữ (language areas) được người học quan tâm<br />
học nhiều nhất bao gồm: nghe, ngữ pháp, từ vựng.<br />
Trong bài thi cấp độ A2, kĩ năng nói của sinh viên<br />
không được đánh giá nên họ không dành thời gian<br />
luyện kĩ năng này. Điều này muốn nói lên rằng<br />
bài KT đã có những tác động đáng kể đến nội<br />
dung và phương pháp học của sinh viên.<br />
<br />
Mặc dù, người tham gia cho rằng bài thi đánh giá<br />
chính xác, công bằng khả năng của họ và đề thi<br />
bám sát chương trình giảng dạy nhưng đa số nghĩ<br />
rằng bài thi quá khó đối với họ. Khi được phỏng<br />
vấn chuyên sâu về phần nào trong bài thi họ gặp<br />
nhiều khó khăn nhất, người tham gia đã liệt kê<br />
một số phần cụ thể như: phần nghe và chọn câu<br />
trả lời trắc nghiệm, viết. Họ cho rằng bài nghe có<br />
nhiều từ mới vì thế họ không thể nắm bắt được<br />
thông tin để trả lời câu hỏi. Đối với bài viết được<br />
đánh giá là khó vì họ không có ý tưởng và không<br />
biết cách sắp xếp các ý tưởng, cũng như ngữ pháp<br />
câu.<br />
<br />
Tuy nhiên một số người tham gia cho rằng họ đã<br />
học một số nội dung không liên quan đến việc<br />
KT; và đáng lưu ý là ngoài giờ lên lớp có đến<br />
23% trong số họ không luyện tập gì trước kì thi và<br />
88% cũng không tham gia vào bất cứ khóa học<br />
nào bên ngoài. Điều đó cho thấy rằng mức độ ảnh<br />
hưởng có thể không giống nhau đối với một số<br />
người học.<br />
<br />
Một điểm đáng lưu ý là người tham gia nhận định<br />
rằng thời gian của bài KT vẫn hơi ít, chưa đủ để<br />
họ hoàn thành tốt nhất bài thi. Họ nghĩ cần có<br />
thêm thời gian để hoàn thành bài viết. Mặc dù<br />
đánh giá bài thi khó và thiếu thời gian, tuy nhiên<br />
khoảng ½ số người tham gia khẳng định họ không<br />
cảm thấy căng thẳng trước kì thi. Khi được hỏi vì<br />
sao họ không cảm thấy căng thẳng, đa số cho rằng<br />
<br />
Bên cạnh việc kì thi kết thúc học phần có những<br />
ảnh hưởng đến người học, người dạy cũng là đối<br />
tượng chịu sự ảnh hưởng của quy trình KTĐG.<br />
Theo kết quả thu được, giảng viên thường xuyên<br />
dạy cho sinh viên những kĩ năng được đánh giá<br />
trong bài thi kết thúc học phần. Cụ thể, giảng viên<br />
chú trọng vào việc phát triển kĩ năng nghe, đọc,<br />
103<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
viết cho sinh viên. Họ cũng dành nhiều thời gian<br />
giúp sinh viên hiểu được các điểm ngữ pháp, và từ<br />
vựng được KT. Tuy nhiên, giảng viên không chú<br />
trọng nhiều đến việc phát triển kĩ năng nói cho<br />
sinh viên. Qua đó, có thể thấy rằng kì thi kết thúc<br />
học phần có những ảnh hưởng đến nội dung giảng<br />
dạy. Kết quả nghiên cứu trùng khớp với kết quả<br />
nghiên cứu của Frederiksen (1984). Ông tuyên bố<br />
rằng giáo viên sẽ dành nhiều thời gian hơn để<br />
giảng dạy những kĩ năng được đánh giá trong kì<br />
thi và cũng dành ít thời gian hơn cho những kĩ<br />
năng không được đánh giá.<br />
<br />
môn tiếng Anh trong trường. Mặc dù họ công<br />
nhận tầm quan trọng của tiếng Anh trong tương<br />
lai và biết rõ mình chưa tốt bộ môn này, nhưng ½<br />
trong số họ vẫn không cảm thấy lo lắng trước kì<br />
thi, và gần ¼ không luyện tập, chuẩn bị cho bài<br />
thi, điều này chứng tỏ nhiều sinh viên vẫn còn<br />
xem nhẹ việc KTĐG trong nhà trường.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài thi cuối kì ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực<br />
lên quá trình dạy và học, lên người dạy và người<br />
học. Để nâng cao hiệu quả của bài KT, trong quá<br />
trình thiết kế bài thi, các bên có liên quan bao<br />
gồm sinh viên, giảng viên cũng cần tham gia vào<br />
quá trình thiết kế. Điều này không có nghĩa họ<br />
trực tiếp soạn câu hỏi cho bài thi, nhưng cần phải<br />
phân tích nhu cầu của họ, từ đó lồng ghép những<br />
nhu cầu ấy vào quá trình thiết kế bài thi.<br />
<br />
Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy hiệu quả của<br />
bài KTĐG bị giảm sút một phần là do các nguyên<br />
nhân như: sinh viên cho rằng giảng viên hiếm khi<br />
chia sẻ cho họ các mẹo vặt trong thi cử, các thủ<br />
thuật giúp họ có thể đạt điểm cao hơn trong kì thi;<br />
giảng viên cũng hiếm khi cho họ làm bài thi thử<br />
để giúp quen với cách thức KTĐG; giảng viên<br />
không thông báo cho sinh viên nắm và hiểu về<br />
hình thức của bài thi. Theo Bailey (1996), nếu<br />
sinh viên không được tham gia vào các hoạt động<br />
kể trên, việc KT được xem là có những ảnh hưởng<br />
thiếu tích cực đến việc dạy và học.<br />
<br />
Bên cạnh đó, mặc dù thái độ sinh viên về bài KT<br />
khá tính cực nhưng họ đánh giá kĩ năng nghe và<br />
viết khó. Hướng khắc phục có thể là giảng viên<br />
cần cung cấp tài liệu bổ sung để sinh viên luyện<br />
tập thêm ngoài giờ lên lớp. Một số chương trình<br />
chẳng hạn Dyned có thể giúp cải thiện đáng kể kĩ<br />
năng nghe. Mặt khác, kĩ năng nói không được<br />
đánh giá trong bài thi nhưng việc phát triển kĩ<br />
năng này cho sinh viên cũng hết sức cần thiết. Do<br />
đó, cần có giải pháp ứng dụng công nghệ thông<br />
tin nhằm hỗ trợ sinh viên luyện tập nói ngoài giờ.<br />
Dyned cũng hỗ trợ rất hiệu quả việc tự phát triển<br />
kĩ năng này cho sinh viên.<br />
<br />
Mặt khác, cường độ ảnh hưởng của bài thi cũng<br />
tương đối khác nhau giữa một bộ phận nhỏ giảng<br />
viên. Giảng viên đã phát triển cho sinh viên<br />
những kĩ năng không được đánh giá trong bài thi<br />
nhưng bản thân họ xem những kĩ năng đó cần<br />
thiết cho tương lai của người học. Cụ thể, một số<br />
giảng viên cũng giao cho sinh viên các loại bài tập<br />
dịch câu từ Việt sang Anh và ngược lại. Một số<br />
khác cũng chú trọng đến rèn luyện cho sinh viên<br />
kĩ năng giao tiếp.<br />
<br />
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn<br />
nghiệp vụ của giảng viên. Nhà trường nên tạo cơ<br />
hội cho giảng viên tham gia vào các khóa tập<br />
huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
giảng dạy, cụ thể ứng dụng các chương trình,<br />
phần mềm vào dạy kĩ năng viết. Mặc dù số lượng<br />
sinh viên trong lớp học đông và số lượng thời gian<br />
hạn chế trên giảng đường, việc ứng dụng công<br />
nghệ thông tin liên lạc giúp tăng cường hiệu quả<br />
giảng dạy. Ví dụ, giảng viên đơn giản chỉ sử dụng<br />
emails cũng có thể nhanh chóng giảm thiểu thời<br />
gian gửi và trả bài cho sinh viên. Những phương<br />
tiện thông tin liên lạc khác như chatrooms, blogs<br />
hoặc Facebook cũng là những kênh sinh viên có<br />
thể luyện kĩ năng viết và là kênh liên lạc giữa thầy<br />
và trò.<br />
<br />
4.2 Thái độ sinh viên về bài KT<br />
Nhìn chung, sinh viên có thái độ tích cực về bài<br />
KT kết thúc học phần vì họ nhận định rằng bài thi<br />
đã đánh giá đúng, công bằng khả năng ngôn ngữ<br />
của họ, bài thi cũng đảm bảo KT đúng chính xác<br />
nội dung học trên lớp.<br />
Tuy nhiên, sinh viên cũng nhận định có một số<br />
chỗ trong đề thi như thời gian, độ khó cần được<br />
điều chỉnh. Sinh viên nghĩ thời gian không đủ để<br />
họ hoàn thành bài thi. Mặt khác, họ cũng cho rằng<br />
bài thi khó đối với họ đặc biệt kĩ năng nghe và<br />
viết. Một số họ khẳng định là kết quả bài thi môn<br />
nghe chủ yếu là do lựa chọn ngẫu nhiên chứ<br />
không phải xuất phát từ việc nghe được nội dung<br />
KT. Hơn thế nữa, sinh viên vẫn còn xem nhẹ bộ<br />
<br />
Ngoài ra để giúp sinh viên nâng cao kĩ năng viết,<br />
giảng viên có thể sử dụng hình thức đánh giá tập<br />
bài viết điện tử (writing e-portfolio). Hình thức<br />
104<br />
<br />