THÁI LAN
lượt xem 113
download
Vị trí địa lý: Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan) nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Vị trí địa lý chiến lược của quốc gia đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh xã hội và văn hóa Thái Lan thông qua di cư...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THÁI LAN
- VƯƠNG QUỐC THÁI LAN I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÁI LAN Tên đầy đủ Vương quốc Thái Lan Thể chế chính trị Quân chủ lập hiến Thủ đô Băng Cốc (Bangkok) Đứng đầu Nhà nước Quốc vương Phumiphon Adunyadet (từ năm 1946) Đứng đầu Chính Thủ tướng Bà Yingluck Shinawatra (từ ngày 8.8.2011) phủ Thành viên của các ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIMSTEC, BIS, CICA, CP, EAS, tổ chức quốc tế FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IOM, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, NAM, OAS (quan sát viên), OIC (quan sát viên), OIF (quan sát viên), OPCW, OSCE (thành viên), PCA, PIF (thành viên), UN, UNAMID, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMIS, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO Diện tích 514 000 km2 (lớn thứ 49 thế giới), gồm 76 tỉnh
- Khí hậu Nhiệt đới gió mùa Tài nguyên Thiếc, cao su, khí đốt, vonfram, gỗ, than, đánh bắt th ủy h ải sản, khoáng chất Dân số 67 091 089 người Tuổi trung bình 34,2 tuổi Dân tộc Thái (75%), Hoa (14%), Mã Lai (3%) và các dân tộc khác Tôn giáo Phật giáo (94,6%), Đạo Hồi (4,6%), Thiên chúa (0,7% và các đạo khác Ngôn ngữ Tiếng Thái, tiếng Anh (Ngôn ngữ thứ 2), tiếng dân tộc và đ ịa phương, … Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan (VCCI) – Cập nhật tháng 2/2012 1/ Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan) nằm ở trung tâm c ủa Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và bi ển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở v ịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Vị trí địa lý chi ến l ược của quốc gia đã ảnh hưởng đến nhiều khía c ạnh xã hội và văn hóa Thái Lan thông qua di cư của các dân tộc qua nhiều thế kỷ. Do đó, Thái Lan được xem như là một c ửa ngõ để tiếp cận các nền kinh tế mới nổi của khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, v ị trí c ủa nó trong ASEAN giúp dễ tiếp cận để ngày nay được coi là thị trường kinh tế đang phát triển lớn nhất của khu vực.
- - Thủ đô: Bangkok là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Thái Lan, với c ơ sở hạ tầng phát triển tốt, chính trị và kinh tế ổn định, và sự cởi mở phù hợp cho đầu tư n ước ngoài, đã trở thành nam châm thu hút các công ty qu ốc t ế tìm ki ếm m ột v ị trí chi ến lược để thiết lập cơ sở hoặc mở rộng kinh doanh. - Diện tích: Với diện tích 514 000 km2; trong đó, diện tích đất: 511 770 km2, đường biên giới dài toàn bộ 4 863 km và đường bờ biển dài 3 219 km, Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á (sau Indonesia và Myanmar). - Địa hình: Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, t ương ứng v ới các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với đi ểm cao nhất (2 575 m) là đ ỉnh Chiang Mai thuộc núi Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có hình lòng chảo, có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mê Kông – vùng tr ồng nhi ều s ắn nh ất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm c ủa đất n ước ch ủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. Các con sông chính: sông Mê Kông, sông Mênam, sông Chao Phraya,…
- - Khí hậu: Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa - thời tiết nóng, m ưa nhi ều. Từ gi ữa tháng 5 cho tới tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nhi ều mây, ấm, có m ưa. Từ tháng 10 đến tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm.
- - Hệ động thực vật: Thái Lan nằm ở vùng chịu ảnh hưởng gió mùa trên thế giới, một điều kiện khí hậu từng đem lại cho nó những khu rừng mưa nhiệt đ ới r ậm r ạp và m ột thế giới động vật hoang dã phong phú. Thái Lan vẫn tự hào v ề nh ững r ừng cây l ấy g ỗ rộng lớn, với những loài cây có giá trị cao như teak, hồng đào, mun ở mi ền bắc, cây c ọ dầu và cây cao su ở miền Nam. Thiên tuế, vàng tâm, phi lao m ọc ở kh ắp n ơi trong nước, còn đước thì tràn ngập vùng đầm lầy châu thổ và bờ biển phía nam. Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động thực vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, n ổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hi ểm h ọa di ệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng. - Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí đốt, vonfram, gỗ, than, đánh bắt thủy hải sản, khoáng chất. 2/ Điều kiện dân cư, xã hội - Dân số: • Ước lượng 2010: 66 404 688 người (đứng thứ 21 thế giới) • Mật độ trung bình: 132,1 người/km2 (đứng thứ 88 thế giới) • Tốc độ tăng dân số: - Thành phần dân tộc: Thái Lan là một quốc gia đa dân tộc trong đó: người Thái chiếm khoảng 75% dân số, người gốc Hoa chiếm 14% và 3% là người Mã Lai, phần còn l ại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.
- - Ngôn ngữ: Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức, các c ộng đ ồng ít ng ười nói ti ếng Mã Lai và tiếng Hoa. Tiếng Anh ngày càng được sử dụng r ộng rãi trong các ho ạt đ ộng kinh doanh, khoa học kĩ thuật. - Tôn giáo: Phật giáo Nam Tông là tôn giáo chính, được coi là qu ốc giáo ở Thái Lan v ới khoảng 95% dân số theo đạo Phật. Tính theo tỉ lệ dân số thì Thái Lan là m ột trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới. Cả n ước có kho ảng 18 000 ngôi chùa và 140 000 tín đồ Phật giáo. Tôn giáo thứ hai là Hồi giáo, đa s ố là ng ười Mã Lai sông trên miền bán đảo của Thái Lan (chiếm 4,6% dân số cả nước). Ngoài ra còn m ột số ít theo Thiên chúa giáo và Ấn Độ giáo.
- 3/ Thể chế chính trị - Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến, đứng đầu Nhà nước là Quốc v ương, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. - Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (năm 1932), Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên ti ếp chuyển đ ổi qua l ại t ừ ch ế đ ộ đ ộc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận tri ều đ ại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc. - Về mặt hành chính, Thái Lan được chia thành 76 tỉnh, trong đó có 2 thành ph ố tr ực thuộc Trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân c ấp hành chính t ương đ ương c ấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
- Thành phố Bangkok – Thủ đô của Thái Lan Pattaya – một địa điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan 4/ Văn hóa
- - Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Ph ật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ n ền sản xu ất ph ụ thu ộc vào nguồn nước. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. - Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Ở Thái Lan có rất nhiều lễ hội mà ta có thể kể đến như: Tết Songkran với lễ hội té nước cầu may Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày T ết đ ược t ổ chức từ ngày 13-15.4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính tr ọng với Đức Phật, dọn dẹp, nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu s ắc. Đ ặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Lễ hội Hoàng gia
- - Văn hóa Thái Lan còn thể hiện ở trang phục cũng như ẩm thực của đất nước này. • Trang phục Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống (trang ph ục cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hi ện đ ại. Đ ặc đi ểm c ơ b ản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp đ ược n ối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.
- • Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và th ực ph ẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn th ể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm th ực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành m ột trong nh ững y ếu tố thu hút khách du lịch. • Chợ nổi cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa của người Thái Lan. Ở Thái Lan có rất nhiều chợ nổi, mà nổi tiếng hơn cả là Chợ nổi Damoen Saduk (tỉnh Ratchaburi). Khách du lịch nghe nhiều tới chợ Damnoen Saduak đến m ức hầu như ai đến Thái Lan cũng đều muốn ghé một lần qua.
- 5/ Đường lối ngoại giao - Chính sách ngoại giao “cây sậy”: mềm mỏng • Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là m ột n ước l ớn theo ch ủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường qu ốc Tây Âu và Nh ật B ản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí đ ể làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đ ối lâu dài trong th ời kỳ đ ế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. • Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và v ới M ỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hi ện t ại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các n ước đế quốc lúc bấy gi ờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hi ệp đ ịnh phân đ ịnh biên giới sông Mê Kông với Pháp và tránh né xung đột v ới th ực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. • Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo c ủa Nh ật B ản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu c ủa nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu c ủa quân đ ội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo c ủa
- Nhật trong một đêm trở thành đồng minh c ủa Mỹ và ti ếp tục gi ữ đ ược đ ộc lập và hòa bình. • Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải tr ả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, nh ư để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các qu ốc gia lân bang. • Lực lượng du kích cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong kho ảng th ập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. • Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế đ ộ dân ch ủ đ ược tái l ập sau năm 1992. Chính sách ngoại giao của Thái là "ngo ại giao cây sậy", t ức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, th ần ph ục" tr ước k ẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình. - Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng c ường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Th ủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu Âu và Bắc M ỹ); tích c ực tham gia các h ợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27.2 đến ngày 10.3.2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16- 23.7.2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các n ước đối tác (tháng 10.2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đ ề nan gi ải, gây quan ng ại cho nhiều nước. - Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN. - Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 6.8.1976 Chính sách đối ngoại linh hoạt khôn khéo của Thái Lan là m ột bài h ọc v ề đ ường l ối đối ngoại cho Việt Nam. 6/ Đặc điểm kinh tế Thái Lan
- a. Tình hình kinh tế - Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghi ệp truyền thống). Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến nay là Kế hoạch 9 (2002-2006). Những năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách “hướng xuất khẩu”, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu là th ị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và d ịch v ụ đã dần d ần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghi ệp gi ảm dần. Ngành du lịch cũng đóng vai trò tích cực. - Từ 1985-1996, kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình gần 9%/năm. Nhưng đến năm 1996, tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cu ộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan r ơi vào tình tr ạng khó khăn trầm trọng. Chính phủ buộc phải thả nổi đồng Baht: tỷ giá đ ồng Baht tháng 1/1998 là 56 Baht = 1 USD (trước là 25,3); mức tăng trưởng GDP năm 1998 là -10,5%; nợ nước ngoài khoảng 87 tỷ USD; các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng, tính đến tháng 3/ 1998 đã có tới 2,8 triệu người thất nghiệp, chiếm 8,8% lực lượng lao động. - Kể từ năm 1998, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng đạt 4,2- 4,4% vào năm 2000, phần lớn dựa vào xuất khẩu (tăng 20% năm 2000). Năm 2001, mức tăng trưởng bị giảm xuống còn 2,2% do ảnh hưởng của sự sụt gi ảm c ủa kinh tế toàn cầu. Nhưng sau đó, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh dưới th ời Th ủ t ướng Thaksin Shinawatra với một số dự án lớn. Từ 2002-2004, tăng trưởng đạt 5-7%/năm. - Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy, dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thi ết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 tri ệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được tr ồng t ại Thái Lan, v ới 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác đ ược c ủa Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Me Kông. - Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh ki ện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du l ịch (kho ảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng k ể vào t ổng thu nhập quốc dân. - Từ năm 2007, những bất ổn chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự phát tri ển kinh t ế c ủa Thái Lan. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn vững. Tốc độ tăng tr ưởng kinh tế Thái Lan năm 2007 đạt 4,8%. Do bất ổn chính trị trong nước và ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế c ủa Thái Lan năm 2008 ch ỉ đ ạt 3,6%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế Thái
- Lan giảm 2,4%. Thời gian gần đây, kinh tế Thái Lan đã dần phục hồi. GDP năm 2010 và 2011 lần lượt tăng 7,8% và 1,5%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế vẫn còn ph ụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự ổn định chính trị trong nước. - Nổi bật trong tình hình kinh tế của Thái Lan phải kể đến ngành du l ịch c ủa n ước này. Ngành Du lịch chiếm khoảng 6,5% GDP toàn quốc. Năm 2011, đã có h ơn 19 tri ệu khách du lịch tới Thái Lan, tăng 19,84% so với năm 2010 (theo thống kê C ục Du l ịch Thái Lan). Thái Lan đã thu được 734,6 tỷ Baht năm 2011, tăng 23,92% so v ới năm 2010. Bài học về phát triển du lịch cho Việt Nam b. Các chỉ số kinh tế (Đơn vị: USD) 2009 2010 2011 GDP (PPP) 557,4 tỷ 600,8 tỷ 609,8 tỷ (xếp hạng 25 toàn cầu) GDP (OER) 312,6 tỷ 339,4 tỷ Tăng trưởng GDP -2,4% 7,8% 1,5% (xếp hạng 172 toàn cầu) GDP theo đầu 8 800 9 400 9 700 (xếp hạng 111 người toàn cầu) GDP theo ngành Nông nghiệp: 12,2%; Công nghiệp: 45,3%; Dịch vụ: 42,5%
- Lực lượng lao 39,28 triệu động Phân bố lao động theo ngành: Nông nghiệp 42,4%; Công nghiệp: 19,7%; Dịch vụ: 37,9% Tỷ lệ thất nghiệp 1,5% 1,2% 1% Tỷ lệ lạm phát -0,9% 3,3% 3,8% Mặt hàng nông gạo, cao su, sắn, ngô, mía, dừa, đậu nghiệp Các ngành công du lịch, dệt may, chế biến nông sản, đồ uống, thuốc lá, xi măng, sản nghiệp xuất công nghiệp nhẹ, linh kiện điện tử, điện máy, nội thất, nhựa,
- vonfram (thứ 2 thế giới), thiếc (thứ 3 thế giới), ô tô và phụ tùng. Tổng kim ngạch 269,9 tỷ 354,8 tỷ 459 tỷ (tăng 29,37%) XNK Kim ngạch xuất 151,9 tỷ 193,5 tỷ 244,4 tỷ (tăng 26,3%) khẩu Mặt hàng chính dệt may, da giầy, gạo, cao su, kim cương, máy tính và linh kiện điện tử, đánh bắt cá Bạn hàng XK chính 1. Trung Quốc 11% 5. Malaysia 5,4% 2. Nhật Bản 10,5% 6. Australia 4,8% 3. Mỹ 10,4% 7. Singapore 4,6% 4. Hồng Kông 6,7% Kim ngạch nhập 118 tỷ 161,3 tỷ 214,6 tỷ khẩu (tăng 33,04%) Mặt hàng chính Mặt hàng sản xuất; Nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, khí đốt Bạn hàng NK chính 1. Nhật Bản 20,8% 5. UAE 4,98% 2. Trung Quốc 13,3% 6. Singapore 4,3% 3. Malaysia 6,41% 7. Hàn Quốc 4,1% 4. Mỹ 6,3% Biểu đồ XK và NK của Thái Lan qua các năm (tỷ USD)
- Nguồn: Hồ sơ thị trường Thái Lan (VCCI) – Cập nhật tháng 2/2012 c. Tổng kết các đặc điểm kinh tế nổi bật của Thái Lan Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều cánh rừng nguyên sinh và các loài đ ộng vật quý như voi, hổ, bò tót khổng lồ. Bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương, thuận lợi cho phát tri ển nuôi tr ồng thủy sản (Thái lan là nước có ngư trường đứng thứ 3 trên thế giới, đứng thứ 9 thế giới về trữ lượng thủy sản và đứng số 1 về sản lượng xuất khẩu). Nền kinh tế phụ thuộc vào USD. Trình độ nguồn lao động chưa cao, sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Các ngành có thế mạnh: lắp ráp điện tử, nông nghiệp và du lịch. Chính sách kinh tế mở cửa thị trường và hướng vào xuất khẩu. II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ 1/ Chính sách thương mại quốc tế
- a. Giai đoạn từ 1967-1997: Bảo vệ nền sản xuất trong nước - Đối với nhập khẩu: • Kiểm sóat hàng nhập khẩu: Phân loại, hàng hoá, yêu cầu gi ấy phép ch ặt chẽ; • Khuyến khích vận tải đường biển. - Đối với xuất khẩu: • Chỉ có một số loại thuế nhất định; • Khuyến khích các thành phần kinh tế xuất khẩu; • Ưu đãi về thuế quan và miễn thuế được áp dụng; • Hàng lương thực thiết yếu phải được dự trữ cho tiêu dùng n ội địa m ới được xuất khẩu. b. Giai đoạn từ 1997 đến nay: Hướng về xuất khẩu - Điều chỉnh cơ cấu thương mại quốc tế; - Điều chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt động ngoại thương; - Tăng cường tự do hóa thương mại và nâng cao khả năng c ạnh tranh nhằm hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thị trường; - Giảm thuế xóa bỏ hàng rào phi thuế quan giảm lãi suất tín dụng; - Bảo hộ hợp lý kinh tế trong nước và gắn chặt chẽ với đ ịnh h ướng xu ất khẩu; - Tìm kiếm các sản phẩm xuất khẩu mới. c. Các mặt hàng và thị trường Thái Lan hướng tới - Theo xu hướng và tình hình hiện tại, mặt hàng sản xuất cũng như xuất khẩu chính của Thái Lan là hàng may mặc và hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, đồ ăn đóng gói,… - Bên cạnh đó, Thái Lan là một nước rất mạnh về xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác
- - Chính vì vậy Thái Lan có một thế mạnh về thị trường xuất khẩu cho các n ước trong khối Asean nói riêng và thế giới nói chung. - Trong năm 2003 thị phần xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Pháp là lớn nh ất, tr ị giá trên 32 triệu EURO. - Tuy nhiên trong nhưng gần đây, xu hướng xuất khẩu gạo và m ột số mặt hàng tiêu dùng của Thái Lan đang giảm dần. 2/ Chính sách đầu tư quốc tế Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính ph ủ, khuyến khích đầu tư tư nhân . Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư. a. Giai đoạn từ 1967-1997 - Bộ Đầu tư Thái Lan ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với nhiều ưu đãi để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. - Kiểm soát tỷ giá hối đoái có tác động tiêu c ực gây thâm h ụt cán cân thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai, vay vốn nước ngoài với mục đích đầu cơ. - 1993 là chính sách tự do hóa thương mại → hội nhập thị trường tài chính. - Một số dịch vụ nhất định như phát điện, giao thông vận tải thu ộc sở h ữu Nhà nước và do Nhà nước vận hành. b. Giai đoạn từ 1997 đến nay - Chính sách tỷ giá hối đoái chuyển từ neo chặt đồng USD sang thả n ổi có điều tiết và do thị trường quyết định. - Duy trì mức lạm pháp trong nước không cao hơn mức lạm pháp quốc tế. - Phát triển cân bằng hạn chế thâm hụt và tiến tới cân bằng các cán cân lớn. - Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc. - Ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các lo ại hình d ịch v ụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHÙA THÁI LAN VÀ VĂN HÓA ĐẠO PHẬT
4 p | 170 | 20
-
Tài liệu du lịch - Lịch Sử Thái Lan
11 p | 158 | 19
-
Ẩm thực Thái Lan
7 p | 149 | 14
-
Du lịch thái lan - thưởng thức ẩm thực trên ngọn cây
5 p | 109 | 10
-
7 lý do để bạn tới với đất nước Thái Lan
15 p | 113 | 8
-
Bộ Tộc Cổ Dài Vùng Tây Bắc Thái Lan
6 p | 101 | 7
-
Những thú vui không thể bỏ qua khi đi du lịch Thái Lan
5 p | 101 | 7
-
15 hoạt động không thể bỏ qua ở Thái Lan
16 p | 81 | 6
-
Thời điểm đẹp nhất để tới Thái Lan
5 p | 87 | 5
-
Vẻ đẹp thiên đường du lịch Thái Lan
4 p | 102 | 5
-
Du lịch bụi đến Thái Lan
7 p | 109 | 4
-
Điểm du lịch Thái Lan – Biển hoàng gia Thái Lan Hua Hin êm đềm
7 p | 91 | 4
-
Địa Điểm thú vị không thể bỏ qua Du lịch Pattaya - Thái Lan
7 p | 85 | 3
-
Cuối tuần ở đảo san hô Thái Lan
3 p | 74 | 3
-
Có một Thái Lan êm đềm
11 p | 77 | 3
-
Du lịch đến Thái Lan
7 p | 95 | 2
-
Du lịch MICE Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch MICE tại Thanh Hóa
15 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn